VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Các bài viết học thuật về tử vi
Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

Hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn cuốn sách "Vương Đình Chi đàm đẩu số" do anh Phuc Loc bên diễn đàn tuvilyso dịch một số phần trong cuốn sách trên tặng mọi người:
VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ
Mục lục
(Nhất) Tổng luận


1. Tử vi Đẩu số chỉ thị thuật số
2. Thích “Tử vi Đẩu số”
3. Đẩu số ứng tùy thời đại phát triển
4. Tinh hệ đặc tính phát triển nhất lệ
5. Tất tu học tập an tinh pháp
6. Nhận thức chỉnh cá tinh hệ
7. Đẩu số tam đại tinh hệ
8. Đẩu số ngũ loại tinh quần
9. Đẩu số tinh diệu chỉ thuộc hư tinh
10. Đẩu số thập nhị cung định nghĩa
(Nhị) Tòng “Thập bát phi tinh” đáo “Tử vi Đẩu số”
11. “Thập bát phi tinh” bất thị Đẩu số
12. Hà vị thập bát phi tinh ?
13. “Thập bát phi tinh” đích phát triển
14. “Thập bát phi tinh” la tập giản đan
15. Đẩu số trùng tổ thập nhị cung
16. Thập nhị cung tổ hiệp đích la tập tính
17. Tử vi tính chất đích phát triển
18. Thiên Ấn phát triển thành vi Thiên Tướng
19. Thiên thọ phát triển thành vi Thiên Lương
20. Thiên khố phát triển thành vi Thiên Phủ
21. Thiên Quán phát triển thành vi Vũ khúc
22. Thiên Lộc nhất tinh tức Lộc Tồn
23. Thiên di tức thị Hỏa Tinh Linh Tinh
24. Mao đầu phát triển thành vi Phá Quân
25. Thiên nhận nhất tinh tức Thất Sát
26. “Thập bát phi tinh” đích luận đoán
27. Liêm Trinh nhất tinh chủ huyết tật
28. Sắc lao , sản ách , hôn nhân đích thôi đoán

(Tam) Thôi đoán tạp đàm

29. Bất khả y thư tự hành phê toán
30. Đẩu số tối trọng “định thời”
31. Khởi mệnh bàn đích nhất cá nghi vấn
32. Đẩu số tịnh phi “tú mệnh” nhất lệ
33. Văn hóa bội cảnh ảnh hưởng thôi đoán
34. “Cơ Lương hội hiệp thiện đàm binh”
35. Văn Xương vị tất lợi khảo thí
36. Tử vi Đẩu số vô “bí pháp”

(Tứ) tinh diệu tạp đàm

37. Ảnh hưởng tinh diệu đích khách quan hoàn cảnh
38. Tử vi tọa mệnh hữu hảo hữu khôi
39. “Tử phủ đồng cung”bất nhất định phúc hậu
40. Đào hoa phạm chủ - - tử tham đồng cung
41. Tử phá thủ mệnh , vi nhân mang lục
42. Tử phá tương đối đích mệnh cục
43. Tử sát mệnh cách , bạch thủ hưng gia
44. Đẩu số trúng đích ngũ khỏa động tinh
45. “Sát Phá Lang” tam diệu tính cách bất đồng
46. Thiên Cơ thủ mệnh , vi nhân linh động
47. Thiên Cơ tọa mệnh đích lục chủng tình hình
48. Cơ Cự đồng cung tối phạ Đào Hoa
49. Cơ lương thủ mệnh , tam chủng biến cục
50. Thái Dương tọa mệnh đích tam chủng tình hình
51. Thái Dương tọa mệnh tam chủng phối hiệp
52. Thái Dương dữ (và) tử vi đích thử giác
53. Thái Dương tọa mệnh lưỡng lệ
54. Lưỡng ”quý cục” đích nghi vấn
55. Luận “Nhật Nguyệt giáp mệnh”
56. Tái đàm “Nhật Nguyệt giáp mệnh”
57. Ngạnh y ca quyết , dung dịch chàng bản
58. Vũ Khúc tài tinh hữu hứa đa khuyết điểm
59. Vũ Khúc dữ (và) “Sát Phá Lang” quan hệ mật thiết



60. Vũ Khúc Thiên Phủ đồng viên canh khán tá diệu

61. Vũ Tham thủ mệnh , khả cao khả đê
62. Thiên Đồng bất thuần tinh phúc tinh
63. Thiên Đồng tinh đích tam chủng tổ hiệp
64. Liêm Trinh nhất tinh tối nan phán biệt
65. Liêm Trinh kiến lộc , thị cát thị hung ?
66. Liêm Trinh dữ (và) “Sát Phá Lang”
67. Thiên Phủ Thiên Tướng thị ”đối tinh”
68. Thiên Phủ mệnh tạo khả quý khả tiện
69. Thái Âm lạc hãm tịnh bất khả phạ
70. Thái Âm thủ mệnh , kiêm thị Phúc đức cung
71. Tham Lang dữ (và) Liêm Trinh đích bỉ giác (so sánh)
72. Tham Lang thủ mệnh lục chủng cách cục
73. “Tham Lang nhập mệnh” đích nữ nhân mệnh
74. “Tham cư vượng cung” tịnh phi tặc mệnh
75. Cự Môn tọa mệnh lục chủng tình huống
76. Cự Môn cát hung tại vu tài học hữu vô
77. Thiên Tướng đích tinh hệ tổ hiệp
78. “Phùng phủ khán Tướng”đích bí mật
79. Thiên Lương đích “tiêu tai giải nan” đặc tính
80. Thiên Lương tọa mệnh đa chủ cô lập
81. Thiên Lương cát hung tính chất đích phân biệt
82. Thất Sát thủ viên , cước đạp thật địa
83. Thất Sát thủ mệnh đích lục chủng kết cấu
84. Nữ nhân Thất Sát tọa phúc đức cung tịnh phi xướng tì
85. Phá Quân thủ mệnh bất hỉ an định
86. Phá Quân thủ mệnh lục chủng kết cấu
87. Kiến “Hóa Kị” yếu gia cường tinh thần tu dưỡng
88. “Phụ diệu” dữ (và) “Tá diệu” hữu phân biệt
89. Thiên Khôi Thiên Việt bất chủ khoa danh
90. Đàm Hỏa Tinh dữ (và) Linh Tinh
91. “Hỏa Linh giáp mệnh” dữ (và) ”Linh Xương Đà Vũ”
92. Kình Dương “chân tiểu nhân”, Đà La “ngụy quân tử”

(Ngũ) Cách cục luận

93. Trùng tân thuyên thích cổ nhân cách cục
94. Thuyết “Tham Vũ đồng hành cách”
95. Thuyết “Tả Hữu đồng cung cách”
96. “Văn Tinh củng mệnh” chủ thông minh
97. “Tứ kì cách” tối nan thuần mỹ
98. “Phủ Tướng triều viên” trọng Thiên Tướng
99. “Văn Quế Văn Hoa” yếu khán chánh diệu
100. “Thất Sát triều đẩu”chủ quyền lực
101. “Tử Phủ đồng cung” tịnh phi thậm mỹ
102. “Liêm Trinh văn vũ” khiếm khai sang lực
103. “Tả Hữu thủ viên” thuộc vu ngụy cách
104. “Thiên Ất củng mệnh” hựu nhất ngụy cách
105. “Văn tinh ám củng” thông minh tuấn tú
106. “Quý tinh giáp mệnh” đích kết cấu
107. “Lộc hiệp uyên ương” chủ thân phú
108. “Song Lộc triều viên” vi cung cục
109. “Tam hiệp Hỏa Tham” đắc ý ngoại tài
110. “Nhật Nguyệt tịnh minh” quá phân khiên cường
111. “Nhật Nguyệt hội minh” diệc thuộc thấu hiệp
112. “Đan trì quế trì” lợi cầu danh
113. “Nhật chiếu lôi môn” hữu hạn chế
114. “Nguyệt lãng thiên môn” hữu phá cách
115. “Giáp đệ đăng dong” bất hợp thời
116. “Khoa danh hội lộc” nghi cải cách
117. “Quyền lộc tuần phùng” hữu khuyết điểm
118. “Cực hướng ly minh” đắc Lộc vi quý
119. “Thiên Phủ triều viên” lợi thủ thành
120. “Thiên Lương chấn kỉ” bất hiệp triều lưu
121. “Phụ củng văn tinh” hữu tài hoa
122. “Cơ Lương gia hội” cao nghệ tùy thân
123. “Thọ tinh nhân miếu” thị cô cao
124. “Quyền sát Hóa Lộc” tiên khổ hậu điềm
125. “Cự Nhật đồng cung” lợi khẩu tài
126. “Anh tinh nhập miếu” nghi loạn bất nghi trì
127. “Cự Cơ đồng lâm” hữu khuyết điểm
128. “Hùng tú triều viên” chủ đoán luyện
129. “Hóa Tinh hoàn quý” chủ biến thái
130. “Thạch trung ẩn ngọc” kết cấu bổ tạp
131. “Tử Phủ triều viên” danh tự hảo thính
132. “Tướng Tinh đắc địa” bất hợp thời nghi
133. “Tứ chánh đồng lâm” bất hợp lý
134. “Thân vô chánh diệu” cận hiệp cổ nhân
135. “Cực cư mão vị” diệc tôn vinh
136. “Cơ Nguyệt Đồng Lương” tác lại nhân
137. “Sát củng Liêm Trinh” đa biến hóa
138. “Cự phùng tứ Sát” đa quan ti
139. “Mã đầu đới kiếm” nhân hoành dũng
140. “Mệnh khoả phùng hung” hữu tính cách
141. “Thiên Lương củng nguyệt” phong lưu lãng tử
142. “Văn tinh ngộ giáp” hiện đại vô phương
143. “Khoa tinh sát thấu” bất lợi văn thư
144. “Khôi Việt hung xung” nhân duyên khôi
145. Nghiên cứu cách cục , liễu giải tinh hệ

Hậu kí - - dụng “tinh hệ” lai nghiên cứu thập nhị cung
Được cảm ơn bởi: tutruongdado, xuâncônhạn, kimtudon
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

Tổng Luận
1. "Tử vi đẩu số" chỉ là thuật số
Hồng Kông đang lúc cao trào sử dụng "Tử vi Đẩu số" để đoán mệnh, có thể nói đúng là sự việc xảy ra khá đột nhiên, cũng là xu thế tất yếu, chẳng những dạo trên phố sách nhiều như rừng, mà còn có rất nhiều nhà mệnh lý học cũng ra lời kêu gọi dùng "Đẩu số mệnh lý". Trong ký ức, hơn 10 năm trước chỉ có không ngoài một vị "Quân sư Ngô Dụng" (1), là người công khai lấy Đẩu số phê mệnh; cũng như từng có một vị danh gia ở Thượng Hải là Lục Bân Triệu tiên sinh mở lớp dạy đẩu số ở Hồng Kông, nhưng hiện nay người biết đến không nhiều lắm; trước kia, xem lại ở các thành phố, như Hồng Kông, Ma-cao, quả thực có thể nói là không có danh gia Đẩu Số Mệnh Lý, chỉ lưu hành Tử Bình Mệnh Lý, cũng tức là dùng Bát Tự, an thành "Tứ Trụ" để luận mệnh, mà nói chung phương thức luận mệnh này từ thời Minh tới nay đã trở thành chánh tông.

Nếu mà việc luận mệnh cũng chia làm hai phái "Học" và "Thuật", hiển nhiên khoa "Tử Bình" chuyên luận ngũ hành sanh khắc chế hóa lại được các nho gia triết học khai thông, nên thuộc về lưu phái "Học", mà ở "Tử Bình" chuyên luận Thần sát cùng với "Tử vi Đẩu số" "Hà lạc lý số", thậm chí bây giờ rất ít người hiểu được từ khoa "Ngũ ốc" đến khoa "Thiết bản thần số" đều chỉ là "Thuật" mà thôi.

Lấy "Học" luận mệnh, thắng ở sự linh hoạt, hơn nữa có thể từ triết lý cuộc sống đời thường được kiểm chứng nên hứng thú vô cùng, đồng thời có thể suy đi tính lại đại cục, thấy được một ít bao quát cái cùng-thông-đắc-thất của người; nhưng khuyết điểm của nó là không dễ dàng thấy cái chi tiết, tỉ mĩ. Thí dụ như từ học thuật Tử Bình tuyệt đối nhìn không ra trên người có hay không có nốt ruồi, nhưng "Đẩu Số" lại có thể. Trái lại, lấy "Thuật" luận Mệnh, thắng ở khả năng tính ra được chi tiết, tỉ mĩ; luận hôn nhân, luận tài vận đều có chổ riêng biệt, nhưng bởi vì khuyến điểm của nguyên lý luận Mệnh có khi rất khó nhìn ra từ lá số toàn cục được hay mất, thường bất chợt một sơ xuất mà "Nhân tiểu thất đại" (nguyên nhân nhỏ gây tổn thất lớn).

Vì lẽ đó nếu mà lấy học thuật "Tử Bình" bàn thuật số, dùng để đoán mệnh ứng nghiệm là lý tưởng nhất, nhưng "nhiều hoa thì rối mắt", quan trọng ở sự thấu hiểu thì thực cũng không dễ dàng, làm thế nào khiến "Học" và "Thuật" hợp thành một sợ rằng vẫn còn là chủ đề nghiên cứu trọng điểm trong giới Mệnh Lý sau này.

Về phần lưu hành của "Đẩu Số Mệnh Lý", hiển nhiên làn gió mới này từ Đài Loan thổi qua bởi vì "Đẩu Số" nguyên lưu hành ở Phúc Kiến, và loại thuật số đoán mệnh này dễ dàng nhập môn tự nhiên nhất thời trở thành thị hiếu, mà "Đẩu Số danh gia" cũng lập tức từ đó xuất hiện, chỉ tiếc đường học Đẩu Số dễ học mà khó tinh, hơn nữa các sách viết của cổ nhân có rất nhiều chỗ không chịu nói rõ, cho nên nếu xem qua vài quyển "phường bổn" (2) rồi dụng Đẩu Số đoán mệnh tất sinh ra ấn tượng xấu cho người khác.
Chú thích:


(1) Ngô Dụng: một nhân vật có tài quân sự đc ví sánh ngang với Khổng Minh trong truyện Thủy Hử, ban đầu theo phò tá Tiều Cái, sau thành quân sư của Tống Giang, nổi tiếng với khả năng "nhìn trâu đánh trận" (chuyện là, trong triều có nuôi 1 con trâu quý, Ngô Dụng sai do thám đêm đến nhìn trâu ngủ, nếu mặt con trâu quay về hướng nào thì hôm sau cứ hướng đó mà tấn công tất thắng).
(2) "phường bổn": bản in , khắc của môn phái, ngành nghề nào đó, ở đây chỉ bản in khắc của phái Tử Vi. (Ngày xưa công nghệ làm giấy hiếm, chưa xuất hiện rộng rãi nên chữ chỉ khắc vào gổ/tre rồi ghép từng miếng lại với nhau thành sách).


2. Giải thích "Tử Vi Đẩu Số"
Bài này là muốn giải thích tên gọi "Tử Vi Đẩu Số". Tên "Tử Vi" chính là chỉ một "Tinh viên" (1) mà không phải một tinh diệu. Ở cực bắc cũng tức là vào "Hợi vị" của la bàn, tức "Tử Vi viên" lấy sao Bắc cực làm chủ, căn cứ thuyết pháp của tinh gia (2) qua các thời kỳ cùng lấy đây là "Đế tọa", cũng tức đại biểu đế vương nên "Tử Vi viên" nên sáng không nên ám, ám thì quân vương vô đạo chủ quốc gia loạn lạc.

"Tử Vi Đẩu Số" kế thừa phát triển từ "Ngũ tinh" để đoán sự tốt lành của số mệnh, khởi nguyên từ các đạo gia thời nhà Tống, vì việc đoán mệnh Ngũ tinh lưu truyền lại của "Cầm đường phái" truyện không chuẩn, nguyên nhân chủ yếu ở trình độ thuật đoán mệnh thời xưa không tinh, cách mấy trăm năm vẫn y khẩu quyết mà suy đoán tinh diệu phân bố ở mười hai cung, thường gặp sai ở một cung vị nào đó, bởi vậy có người nghĩ nếu mà dùng vị trí bắc cực chủ tinh cố định lại làm chuẩn tắc, phát triển thuật xem mệnh bằng một hệ tinh diệu hẳn là có thể giải quyết được vấn đề nan giải không chính xác này.

Căn cứ vào ý niệm này phát triển thành thuật số, có hai hệ là "Thái Ất số" và "Tử Vi Đẩu Số"; gọi là Thái Ất và Tử Vi, kỳ thực đều là trỏ về bắc cực tinh, đều là "Thí như bắc thần, chúng tinh củng chi" (Tất cả sao đều chắp tay cung kính thần phương Bắc). Nhìn nhận từ quan điểm thiên văn học hiện đại, khái niệm này có sai lầm, nhưng khái niệm của các nhà thuật số lúc ấy lại chính xác.

"Đẩu" là chỉ nam bắc đẩu, lấy nam bắc đẩu trên bầu trời là chính tinh phân bố vào mệnh bàn (lá số) dùng để suy đoán tốt xấu của mệnh, xưng là "Đẩu Số", bởi sự phân bố tinh đẩu theo sao Tử Vi là chuẩn tắc, khi định vị được sao Tử Vi tất 14 sao nam bắc đẩu cũng được định vị, cho nên mới gọi là "Tử Vi Đẩu Số".
Chú thích:
(1) "Tinh viên" : chỉ khu vực của ngôi sao.
(2) "Tinh gia" : Nghề, người xem sao, người coi về các việc xem sao để nghiệm sự tốt sự xấu gọi là tinh gia.
Được cảm ơn bởi: Thái_Dương(v), kimtudon
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

3. Đẩu Số ứng tùy thời đại phát triển
Không dám dối các vị, Vương Đình Chi ngày học Đẩu Số từ tiên sư thật sự là rất xa lìa yếu tố thời đại, như cứ thấy "Quan lộc cung" thì vẫn chú trọng công danh khoa cử như cũ, nhưng lại không biết là ngày nay xã hội thương nghiệp có người "khoa danh" như Bác sỹ Thạc sĩ trái lại chỉ có thể đi làm công, như một ông chủ dưới tay có hơn mười Bác sỹ, nhưng ông này ngay cả tiểu học cũng chưa tốt nghiệp.
Với Cung Tật Ách, cũng chỉ có thể nói ra các loại bệnh tật như "Âm phân khuy tổn" (Phần âm bị hao tổn), "Can dương thượng kháng" (Gan hoạt động thái quá), "Can phong trừu súc" (khí Gan suy yếu đi) (*), không như hiện nay có đủ loại bệnh tật như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư biểu mô (mũi họng), ung thư máu, cao huyết áp, tiểu đường...

Đối với cung Tử Tức, cũng chỉ suy đoán con cái ngần ấy người, con cái đầu lòng là nam hay nữ, v.v..., không chú trọng lắm cảm tình con cái với cũng không coi trọng xem tính cách con cái để biết cách bồi dưỡng mai sau.

Vương Đình Chi trải qua mười năm xem xét, thống kê một số lượng lớn lá số, hơn nữa coi xét thống kê theo chuyên đề sau đó mới đưa ra tính chất tinh hệ mà tiến hành phát triển, bây giờ có thể chỉ ra đủ loại tinh hệ chỉ "Bệnh thời hiện đại". Ví như có hơn năm mươi tinh bàn cung cấp cho Vương Đình Chi nghiên cứu, Vương Đình Chi thậm chí có thể cam đoan ngay cả bệnh lý "Ái tư Bệnh" (bệnh AIDS) đều có thể nghiên cứu ra.

Học tập Đẩu Số, ắt hẳn phát triển theo tinh thần này, cho nên thuật số gọi lả bí mật thiếu sót gì thì tùy theo thời đại mà chỉnh lý và bổ sung thêm. Nếu cho rằng Đẩu Số là bí thuật không nên công khai truyền thụ, Vương Đình Chi tuyệt đối không tin.

Chú thích:
(*) những từ thuộc chuyên môn Đông Y, PL chỉ hiểu sơ sơ vậy thôi, ko biết cách dịch đúng 100%.
4. Một ví dụ về phát triển đặc tính Tinh hệ
Nói chuyện "Tử vi Đẩu số" có khả năng tiếp tục phát triển, bất tất xem thành quả nghiên cứu của bậc đi trước là "bí mật", Vương Đình Chi có thể cử ra một ví dụ tiếp theo.
Cao thủ Bắc phái Trương tiên sinh luận tính chất Thái Âm nhập cung Phúc đức cho là "nam nhân vưu chủ hiền mỹ chi thê vi nội trợ, hãm kiến hung, tắc chung thân vô khuê phòng lạc thú" (nam nhân chủ có vợ hiền xinh đẹp, hãm địa gặp hung tinh, thì chung thân không có niềm vui thú nơi khuê phòng).

Lục Bân Triệu tiên sinh lược nói: "Thái Âm tinh nhập miếu lâm cung Phúc đức, chủ phúc hậu, thích hưởng thụ. Nhật Nguyệt đồng cung thêm tốt đẹp, Thái Âm Hóa Kị chủ bề ngoài an tĩnh, nội tâm bất an, Hỏa Tinh Đà La cùng vây bọc thời tự tìm đến sự bận bịu, hoặc tự tìm phiền não", chẳng thấy nhắc tới chuyện "khuê phòng lạc thú".

Tiên sư Huệ lão nói với Vương Đình Chi về quan điểm hai người này rằng: thuyết pháp Trương tiên sinh rất đặc biệt, đáng giá để nghiên cứu, bởi vì cung Phúc đức cùng cung Phu thê hội chiếu, cho nên rất có thể là tinh diệu không tốt cư cung Phu thê, sau cung Phúc đức có Thái Âm lạc hãm lại gặp hung diệu chính chiếu mới chủ không có niềm vui thú nơi khuê phòng. Lý do là vì Huệ lão đồng thời với thầy dạy của ông ấy. Thầy dạy Trương tiên sinh viết: "Thái Âm độc thủ cung Phúc đức lạc hãm, kiến Hình Kỵ, nữ mệnh độc thủ không vi" (Thái Âm lạc hãm độc thủ cung Phúc đức, gặp Hình Kỵ, nữ mệnh một mình sau màn trướng, ý nói một mình cô đơn trong khuê phòng), thuyết pháp này tương tự Trương tiên sanh, nhưng lại nói thêm: "Phu thê cung Thiên Cơ kiến Kỵ vưu đích" (Cung Phu thê có Thiên Cơ gặp Hóa Kị lại càng cô đơn như vậy) vì lẽ đó hẳn là phải xem cả hệ thống sao của cung Phúc đức cùng Phu thê mới đúng.

Nhưng thuyết pháp Lục tiên sinh lại hoàn toàn phù hợp với thầy Huệ lão, cho nên Huệ lão đối với từng thuyết pháp hai ông này mà dễ dàng nghiên cứu tổng hợp lại. Trải qua một số lượng mệnh bàn tương đương thống kê được cho kết luận như sau: Phàm nữ mệnh Thái Âm lạc hãm thủ cung Phúc đức gặp Hỏa Tinh Đà La, chồng nhiều phen bất mãn, nếu tinh hệ cung Phu thê lại bất cát thì chồng có ý ly dị.

Quý vị đừng ngại dùng lá số thực tế mà kiểm tra thuyết pháp ba ông này, theo kinh nghiệm Vương Đình Chi kết luận của tiên sư tựa hồ rõ ràng thỏa đáng. Đây là một ví dụ tốt về phát triển tính chất tinh hệ Đẩu số.

Cho nên bất kể Vương Đình Chi miêu tả tính chất cơ bản của tinh hệ như thế nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho độc giả một khái niệm sơ khởi, độc giả nhất thiết không thể xem lời Vương Đình Chi là "nguyên tắc vàng ngọc", xuất phát từ khái niệm cơ bản và thông qua ví dụ thực được nghiệm chứng, cùng một ít phát hiện phù hợp với tính chất hiện đại mà viết ra. Cứ mang cái thái độ học tập như vậy vào Đẩu số thì mới không khiến Đẩu số trở thành công cụ cho mê tín dị đoan.

5. Phải học "Phép An sao"

Vương Đình Chi từng tham gia "Hội nghiên cứu thảo luận Tử vi Đẩu số" do Ích Triệu hội chủ sáng lập, một đêm tập thể hội viên trú ở thôn Trừng Bích, thảo luận nghiên cứu đến hai giờ khuya, đến khi người tham gia vừa lòng mới giải tán. Nhưng Vương Đình Chi lại không hài lòng, do phát hiện rằng người tham gia nghiên cứu thảo luận phần lớn không coi trọng "Phép an sao".

Ngày nay người học tập Tử vi Đẩu số do mỗi quyển sách đều có bảng để tra cho nên lười ghi nhớ "An tinh pháp" chỉ là lật sách kiếm sao trong bảng mà an ra, cho dù đã xong việc song bởi thế mà sinh ra cái tai hại. Tai hại ở lúc suy tính đại hạn lưu niên, không thông thạo "An tinh pháp" liền lập tức phát sinh trở ngại, vì một chút suy tính này mà không thông thạo hệ thống sao lưu niên tạp diệu không thể an các sao lưu theo Can như tứ Hóa; lưu Lộc tồn; lưu Dương; Lưu Đà; Lưu Xương; lưu Khúc; lưu Khôi; lưu Việt cộng là 11 sao, cùng với ba vòng sao lưu niên tạp diệu, tức Bác Sỹ, Lực Sỹ, Thái Tuế, Hối Khí…Tướng Tinh, Phàn An…, cộng lại là 36 sao.

Vương Đình Chi không tin rằng lúc suy tính đại vận lưu niên có thể một mặt tra biểu một mặt động não, hơn nữa lại có khả năng suy đoán ra được tính chất biến hóa của tinh hệ. Không chỉ như vậy, cho dù là sắp xếp tạp diệu cố định ở trên lá số, vào suy đoán thì cũng có quan hệ lớn, tỷ như xem tình huống Bệnh mãn tính chủ yếu tìm sao Thiên Nguyệt (1), xem tiêu tai giải nạn lại xem sao Hoa Cái, nếu thành thục "An tinh pháp" thì cứ căn cứ năm sanh, tháng sanh, gần như ngay lập tức mà hoàn toàn không cần động não để có thể tìm ra cung đóng của những sao này trên lá số, còn ví như tra bảng sẽ khiến suy đoán phân tâm ảnh hưởng đến sự chuẩn xác của suy đoán.

Trung Châu phái có một bộ "An tinh chưởng quyết", có khả năng sổ bấm ngón tay tìm ra cả trăm cung vị của sao, người y theo đó mà tập cho thành thục đều hiểu được so với tra biểu thì thuận tiện hơn. Năm ấy, Trương Khai Quyển tiên sinh sáng tạo ra "Bảng an nhanh" chỉ là vì muốn thuận tiện cho người mới học, người già nhập môn, Vương Đình Chi hy vọng học giả lúc nhập môn vẫn nên dành thời gian luyện tập và ghi nhớ "Phép an sao". Khi quen thuộc an sao sẽ không gặp trở ngại khi lưu thời vận suy đoán, hơn nữa, có thể mọi lúc mọi nơi chỉ cầm một tờ giấy trắng mà an sao ra lá số, lấy nó làm đề tài câu chuyện khi "trà dư tửu hậu".

Chú thích:
(1) Thiên Nguyệt: an theo tháng sinh
An Thiên nguyệt quyết:
Chánh nguyệt tại tuất nhị nguyệt tị, tam nguyệt thìn hề tứ nguyệt dần,
Ngũ nguyệt mùi lai lục nguyệt mão, thất hợi bát mùi cửu tại dần,
Thập nguyệt tại ngọ thập nhất tuất, thập nhị thiên nguyệt dần thượng tầm.
2
10
5,8
3
6
Tháng
01 và 11
4,9,12
7

hoặc:
Nhất khuyển nhị xà tam tại long tứ hổ ngũ dương lục thỏ cung,
Thất trư bát dương cửu tại hổ thập mã đông khuyển tịch dần chung.
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

7. Tam đại tinh hệ của Tử vi Đẩu số


"Tử vi Đẩu số" có 3 nhóm tinh hệ lớn là "Bắc đẩu tinh hệ", "Nam đẩu tinh hệ" và "Trung thiên tinh hệ".

Chủ tinh của Bắc đẩu tinh hệ là Tử Vi, các chánh diệu là Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân; trợ diệu là Tả Phụ, Hữu Bật, Kình Dương, Đà La; một số trong những sao này trong khoa Phong Thủy cũng có ứng dụng, tức là cái gọi là "Tham Cự Lộc Văn Liêm Vũ Phá Phụ Bật". "Trung Châu phái" hẳn kiêm học Phong Thủy, có thể một lúc nào đó ngẫu hứng hãy học nó, nhưng ở khoa Phong Thủy lại không thích hệ thống sao (tinh hệ), nếu mà dùng lại thành "Tử bạch phi tinh, huyền không trang quái" chi thuật, tức phương pháp của "Tam nguyên gia" (1), ấy lại cùng Đẩu số có điều khép mở, không rành mạch.

Chủ tinh Nam đẩu tinh hệ là Thiên Phủ, chánh diệu là Thiên Cơ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thất Sát, Văn Xương; trợ diệu là Thiên Khôi, Thiên Việt, Hỏa Tinh, Linh Tinh.

Chủ tinh Trung thiên tinh hệ là Thái Âm, Thái Dương. Chánh diệu là tứ hóa, là Hóa Lộc Hóa Quyền Hóa Khoa Hóa Kị, kiêm quản các sao phụ tá tạp tinh còn lại.

Ở "Trung Châu phái", ba hệ thống tinh diệu cộng lại có 145 sao cả thảy, thường sử dụng 115 sao, có 30 sao là tinh diệu trọng yếu thuộc về "Tùng thần gia"(2), nhưng lúc suy đoán Đẩu số thì chỉ khi cần thì mới tìm vị trí của nó; như thấy có nguy hiểm mất tiền của, sau đó mới đi tìm sao "Phi Tài" xem có thể phát sinh việc bị cướp bóc hay không ; hay cần thấy rõ tai ương nguy hiểm máu me ra sao, mới đi tìm sao "Huyết Nhận" và "Sát Nhận" mà xác định tính chất sự việc.

Chú thích:
(1)
"Tam nguyên gia"
: ba phái lớn của khoa Phong thủy, gồm Huyền không, Bát trạch, một phái nữa hình như là Loan đầu (không chắc). Trung quốc hiện nay có rất nhiều phái Phong thủy như Bát trạch, Huyền không phi tinh, Tam hiệp, Huyền không đại quái, Tam nguyên phái,...

Phong thủy Huyền không của Trung Châu phái có truyền nhân được thừa nhận chính thức chính là Vương Đình Chi, Trung châu phái chỉ truyền cho duy nhất một người mỗi thế hệ (chính truyền), đến VĐC thì phá lệ, ông truyền cho hơn 40 người học trò, chưa kể những người học khác từ những học trò này thì vô số... Phái này đặc sắc ở chổ kết hợp Tử vi và Phong thủy, nên trong bài đề cập đến Phong thủy hơi nhiều.
(2) "Tùng thần gia": thần sát thường dùng trong xem trạch cát như : Phi tài, Địa tài, Câu thần, Huyết nhận, Sát nhận,... Thần sát này xuất hiện rộng rãi từ thời Hiếu Vũ Đế, tức vua nhà Tấn Tư Mã Diệu (362 - 396), trong "Sử ký - Nhật giả liệt truyện", khi chiêm việc mổ xẻ, đụng đến máu me sống chết thì rất xấu (đại hung).


8. Năm loại sao trong Đẩu số


Trước đã bàn về "Đẩu số tam đại tinh hệ", có một số thuật ngữ được dùng dường như bị loạn, bởi vì cổ nhân sử dụng thuật ngữ cũng không định nghĩa quá rõ ràng, bởi thế nên từ "Chánh diệu" liền có hai hàm nghĩa, một là lúc thì như nói về chánh diệu của tinh hệ (hệ thống sao), còn lúc thì như đang suy đoán một chánh diệu thực tế. Bây giờ, Vương Đình Chi căn cứ vào những người nghiên cứu TV hiện nay thì thấy họ thường phân nhóm các sao như sau:

- Chánh diệu: Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân; cộng là 14 sao cả thảy.

- Phụ tá sát diệu: Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc (thường gọi là Lục cát); cùng với Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La (thường gọi là Tứ Sát) cộng lại là mười sao.

- Hóa diệu: là hóa khí của mười Can, hóa thành Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Kị, mỗi can bốn sao, cộng lại là bốn mươi sao hóa.

- Tạp diệu: tức các sao Địa Không, Địa Kiếp, Tam Thai, Bát Tọa, Thiên Hình, Thiên Riêu, Cô Thần, Quả Tú, Hồng Loan, Thiên Hỉ.

- Lưu diệu: tức 3 tổ hợp lớn sao lưu niên, cùng với các sao lưu niên Lộc Tồn, lưu niên Xương, lưu niên Văn Khúc, lưu niên Thiên Mã, lưu niên Kình Dương, lưu niên Đà La.

"Trung Châu phái" cũng tính toán phân ra như vậy nhưng thấy khuyết điểm là không chú ý đến Lộc Tồn và Thiên Mã, hai sao này tất nhiên không thể quy là chánh diệu, lại cũng không thuộc về loại sao phụ tá.

Theo ý kiến Vương Đình Chi, thật ra có thể đem phụ, tá, sát diệu phân loại rõ như sau:

- Phụ diệu: Tả Phụ, Hữu Bật; Thiên Khôi, Thiên Việt.
- Tá diệu: Văn Xương, Văn Khúc; Lộc Tồn, Thiên Mã.
- Sát diệu: Kình Dương, Đà La; Hỏa Tinh, Linh Tinh.
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

50. Ba tính chất đặc biệt của người Thái Dương thủ mệnh
Cổ nhân đối với Thái Dương luôn luôn có một thiên kiến rằng miếu vượng tất cát, lạc hãm tất hung. Gọi là miếu vượng, tức là thời giờ ánh mặt trời mãnh liệt, bắt đầu cung Mão đến Ngọ ví như mặt trời giữa ban ngày, đến cung dậu mặt trời bắt đầu lặn về phía Tây, dỹ nhiên là sau đó đến cung Dần được ví như "Thái dương thủy hữu xuất san chi tượng" (tượng mặt trời bắt đầu mọc trên đỉnh núi ).
Bởi vậy, khi phán đoán người có Thái Dương thủ cung Mệnh, rất coi trọng tính chất cung đóng. Nói cách khác, Thái Dương tại cung Hợi thủ mệnh, vận mệnh không bằng tại Tị cung. Phương thức đoán mệnh này, cơ hồ đã thành "kim khoa ngọc luật" (nguyên tắc vàng ngọc).
Cho nên cổ thư đối với Thái Dương thủ mệnh có vài câu bình ngữ điển hình:
- "Thái dương thủ mệnh lạc hãm, tuy hóa quyền lộc diệc hung, quan lộc bất hiển, thành bại bất nhất." (Thái Dương thủ mệnh vào đất hãm, tuy hóa Quyền Lộc cũng hung, quan lộc không hiển đạt, thành bại thất thường)
- "Thái dương thủ mệnh, lạc hãm gia hung sát, kỳ nhân đới tật." (Thái Dương thủ mệnh, lạc hãm thêm hung sát tinh, trong người thường có tật.)
- "Thái dương thủ mệnh miếu vượng, phú quý vinh hoa."
- "Nữ mệnh Thái dương, cư mão thìn tị ngọ, vô sát, vượng phu ích tử" (Nữ mệnh Thái Dương, cư mão thìn tị ngọ, không hội hợp sát tinh, thì là mẫu phụ nữ làm lợi cho chồng con)
Tóm lại, cứ thấy cung Mệnh cư cung ban ngày có Thái Dương là cát, gặp cung ban đêm Thái Dương cũng có uy lực riêng. Trung Châu phái luận về Thái Dương tinh, dựa trên sự so sánh khách quan nhiều hơn.

Thái Dương tọa mệnh kỳ thật có ba tính chất chung: Hình ảnh

- Thứ nhất là hào phóng, phóng khoáng. Gọi là hào phóng, cũng không phải "Đường triều hào phóng nữ" mà hào phóng này là có tình thần không so đo tính toán tiểu tiết. Cho nên người Thái Dương thủ mệnh, tuyệt đối sẽ không ghi tạc lỗi lầm của người khác trong lòng.
- Thứ hai, coi danh dự lớn hơn mối lợi của mình. Ở Đẩu số, Thái Âm chủ phú, Thái Dương chủ quý, cho nên người có Thái Dương tọa mệnh, bất kể sự nghiệp lớn hay rộng mở cỡ nào, cũng khó mà cự phú (giàu có lớn), thậm chí có khi giá trị giàu có không bằng nhân viên dưới quyền.

- Thứ ba, thường có tâm khí cao ngạo, khiến cho người lâm vào hoàn cảnh bất lợi, tánh khí cũng thường xuyên bất phục đối với thủ trưởng, trừ phi thủ trưởng thực sự có danh vọng, uy tín rất cao, hoặc là có năng lực lãnh đạo mạnh mẽ. Người Thái Dương thủ mệnh nếu không hiểu biết điều này chỉ làm chính mình lâm vào hoàn cảnh không tốt, cũng như phải hiểu rằng ở đâu cũng có người giỏi hơn.
(*) Phuc Loc chú thích: so sánh "Đường triều hào phóng nữ" là ý nói phụ nữ thời nhà Đường (Trung Quốc) ăn mặc rất phóng khoáng (hở ngực,...), nét đẹp hình thể phụ nữ được tôn vinh... một phong cách thời trang rất phóng khoáng và tự do (mặc dù lúc đó là thời phong kiến), thời nay phong cách đó ở cô gái Trung Hoa cũng chưa phổ biến. "Đường triều hào phóng nữ" ---> Ai đã từng coi phim Hoàng Kim Giáp thì biết !!! Hình ảnh
51. Ba tình huống phối hợp khi Thái Dương tọa mệnh

Thái Dương đồng cung với các chính tinh khác chỉ có ba tình huống. Ở sửu, mùi cùng Thái Âm đồng cung; tại dần, thân có Cự Môn đồng cung; ở mão, dậu cùng Thiên Lương đồng cung. Còn lại, vào tý, thìn, tị, ngọ, tuất, hợi 6 cung vị, Thái Dương độc tọa.

Nhưng khi Thái Dương độc tọa, cũng có ba tình huống khác nhau. Thái Dương tọa hai cung tý, ngọ, nhất định cùng Thiên Lương xung chiếu nhau; Thái Dương tọa hai cung tị, hợi, nhất định cùng Cự Môn xung chiếu nhau; Thái Dương tọa thìn, tuất cùng Thái Âm xung chiếu nhau. Cho nên các sao phát sinh quan hệ với Thái Dương kỳ thật chỉ có 3 sao Cự Môn, Thiên Lương, Thái Âm, có khác chăng là chia làm 2 loại tình huống đồng cung hoặc đối cung.

Bởi vậy "Trung châu phái" nghiên cứu tính chất Thái Dương rất chú trọng quan hệ của nó cùng Cự Môn, Thiên Lương cũng như Thái Âm, chứ ko chỉ so đo tính toán chú trọng việc Thái Dương bị vây hãm ở cung ban đêm.
Cự Môn chủ ám; Thái Âm chủ phú; Thiên Lương chủ thanh quý. ba loại tính chất cơ bản này có thể ảnh hưởng đến Thái Dương thủ Mệnh, những cách cục này đại khái là Thái Dương ngộ Cự Môn, nếu thiếu cát tinh là người chỉ có hư danh; Thái Dương ngộ Thái Âm, có khả năng phú quý, nhưng cũng có thể thuộc loại tiểu phú quý, thậm chí chỉ là loại kinh tế gia đình (thường thường bậc trung) có chút quyền lực trong phạm vi nhỏ; Thái Dương ngộ Thiên Lương, tất bản thân tuân thủ nguyên tắc quá mức mà thành như nhân vật nổi tiếng chỉ biết làm theo 1 định kiến/nghề nghiệp nhất định, ngược lại mà không nhận ra được cái chung, đại chúng trong xã hội.
Đương nhiên lý thuyết trên chỉ là những đặc tính rất cơ bản, chi tiết cụ thể vẫn là ở sự tương tác biến hóa với các tinh diệu khác mà thành, độc giả không nên chỉ hiểu phần phân tích trên, khi nghiên cứu tính chất sao Thái Dương thủ cung tuyệt đối không phải cứ căn cứ vào ca quyết mà phán định tính chất, mà hẳn là phải căn cứ vào 3 tình huống Thái Dương hội hợp với các sao (đoạn trên) mà xác định. Đó là mệnh pháp (phương pháp luận mệnh), "Trung châu phái" có sự đặc sắc, không ngại mời độc giả tham khảo.

52. So sánh Thái Dương và Tử Vi
Thái Dương thủ mệnh có rất nhiều tính chất cơ bản, tại Đẩu số Thái Âm chủ phú, Thái Dương chủ quý, đây là tính chất cơ bản nhất, cho nên phàm Thái Dương thủ mệnh, cứ từ phương diện "Quý" này mà quan sát, nhận xét.
Người trọng ở quý, cho nên Thái Dương rất mừng gặp được một số trợ tinh chủ quý hội hợp. Như Thiên Khôi, Thiên Việt; Tả Phụ, Hữu Bật; Văn Xương, Văn Khúc; Tam Thai, Bát Tọa; Ân Quang, Thiên Quý; Long Trì, Phượng Các. Các trợ tinh này chia làm sáu cặp, nếu Thái Dương được tất cả những cặp sao này cùng hội hợp, lực lượng hỗ trợ lớn hơn gấp bội.

Ví dụ nếu Thái Dương cùng hội ba cát tinh Văn Xương, Hữu Bật, Thiên Khôi (chỉ 1 sao trong cặp sao)không bằng khi 3 sao này có đủ một cặp sao, như khi hội đủ Tả Phụ Hữu Bật (có đủ cặp), thì lực lượng so với 3 sao bị phân tán trên lại trở nên rất mạnh.
Tam Thai Bát Tọa, Ân Quang Thiên Quý là những sao đi cặp với nhau, một khi bị phân tán thì lực tác động yếu đi, nhưng nếu đủ cặp đi cùng Thái Dương thì lực tác động lại to lớn, thậm chí lực tác động còn lớn hơn ba bốn sao trong lục cát khi chúng không thành đôi (Lục cát tinh tức Xương Khúc, Khôi Việt, Phụ Bật).
Tính chất này của Thái Dương có thể nói so với Tử Vi không khác biệt lắm, bởi vì Tử Vi cũng cần cát tinh triều củng, sau mới có thể phát huy khả năng. Nhưng trong đó cũng có một chút phân biệt:
- Tử Vi mừng có Thiên Phủ, Thiên Tướng triều củng, Thái Dương dường như không thích vậy; Tử Vi sợ "Lục sát", Tham Lang và Phá Quân, nhưng Thái Dương không sợ, nhưng lại sợ Cự Môn. Tử Vi thủ mệnh là người có năng lực lãnh đạo, phong cách uy nghiêm, khó gần; còn Thái Dương thủ mệnh lực lãnh đạo yếu hơn, nhưng có đặc tính hay giúp đỡ bố thí không cầu lợi lộc, điều này dường như dễ thân cận với người khác.
- Nhưng Thái Dương lại có lực hình khắc mà Tử Vi không có. Tử Vi thủ mệnh, thì quan hệ với cha mẹ, vợ chồng, huynh đệ, con gái tương đối tốt, nhưng Thái Dương thủ mệnh, thì đối với cha, huynh trưởng, con trưởng lại có sự hình khắc, nặng thì tử vong, nhẹ thì sanh ly, hoặc là tình cảm không tốt.
Cho nên tính chất Tử Vi vẫn còn tốt hơn, thậm chí ngay cả so sánh tình trạng sức khỏe cũng tốt hơn một chút.

53. Hai ví dụ (về câu phú) Thái Dương tọa mệnh
Vì Thái Dương vốn có khuyết điểm hình khắc, vì lẽ đó cổ nhân liền cho rằng "Nhật Nguyệt thủ mệnh bất như chiếu hiệp" (Nhật Nguyệt thủ mệnh không bằng chiếu hợp). Lý do, xem cung Mệnh nếu không thấy Thái Dương tọa thủ nhưng đắc Thái Dương củng chiếu, đương nhiên khiến cung Mệnh có được tính chất "Quý" vốn có của Thái Dương, mà lại khả năng giảm bớt được sự hình khắc.
Nhưng chẳng biết tại sao, hiện nay nếu xem một người Thái Dương thủ mệnh, độ hình khắc trên thực tế cũng không thái quá theo như lời cổ nhân. Chính như sự quý hiển, theo lời cổ nhân cũng không quý hiển bằng. Vương Đình Chi xem mệnh một bằng hữu, Thái Dương tọa mệnh, cổ nhân cho rằng "Dữ nhân quả hợp chiêu thị phi", nhưng bản thân nhân duyên lại tương đối tốt đẹp, hơn nữa đối với cha cảm tình cũng khá tốt. Hiện thực và theo như lời cổ nhân không một chút tương hợp.
Theo Vương Đình Chi suy đoán, sự e ngại này lý do là vì cách thức tổ chức cuộc sống thời xưa và hiện đại không giống nhau. Thời xưa, hai thế hệ cha con cùng đồng cư một nhà, dễ dàng sinh ra mâu thuẫn, không giống hiện nay, kết hôn xong liền rời cha mẹ sống riêng, vì lẽ đó người Thái Dương thủ mệnh, lại có thể phát huy bản chất tình cảm của sao Thái Dương, bất quá về phương diện khác mà nói, sống riêng cũng có thể xem như bị hình khắc nhẹ nhất.
Quan hệ cùng bằng hữu cũng như thế. Người xưa quan hệ xã giao trong phạm vi hẹp, vì cá tính người Thái Dương khá quyết liệt, trong phạm vi nhỏ không một ai tiếp thu du di cho điều đó, có khi lại biến thành không hợp, thành kiến với nhau, mất vẻ tự nhiên,... không giống như ngày nay xã giao trong phạm vi rộng, trước sau cuối cùng thì khi gặp mặt cũng có thể tiếp nhận cái loại cá tính riêng của bằng hữu.
Cho nên dùng Đẩu số đoán mệnh cho người hiện đại, gặp Thái Dương thủ mệnh thì, không thể không cẩn thận một chút, lời giải đoán không thể ứng hoàn toàn y theo ca quyết cổ nhân để lại.
Ví như cổ nhân nói: "Thái Dương cư ngọ, kỳ quý chuyên quyền", đó là bởi vì mừng cho Thái Dương ví như gặp ánh mặt trời giữa trưa mãnh liệt nhất, trên thực tế, người hiện đại vị tất theo đường chính trị, hơn nữa liên quan đến nó cũng còn ít, thường theo đường kinh thương, vậy Thái Dương tại ngọ thủ mệnh ngược lại dễ dàng biến thành một lão quan rổng ruột vui mừng khi được đứng đầu, điều này thể hiện mặt quý của Thái Dương, vì lẽ đó con người Thái Dương dễ yêu thích hư danh; về phương diện khác Thái Dương không chủ phú, càng yêu cái hư danh càng dễ dàng không tưởng, đến nổi trở thành một lão quan rổng vậy (không tiền cũng không có danh, chỉ có chức quan).
Đơn cử vài ví dụ, tức cũng biết tính chất Thái Dương tọa mệnh.
Được cảm ơn bởi: mimi1986
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

55. Luận "Nhật Nguyệt giáp mệnh"

Đẩu số xem trọng "Nhật Nguyệt giáp mệnh", cho rằng lá số rất tốt, mệnh cục này trước tiên chúng ta nghiên cứu hai trường hợp:

- Một, cung Mệnh tại sửu, lúc này Thái Âm tại tý, Thái Dương tại dần. Cung Mệnh có chủ tinh là Vũ Khúc, Tham Lang.

- Hai, cung Mệnh tại mùi, lúc này Thái Âm tại ngọ, Thái Dương tại thân. Cung Mệnh có chủ tinh cũng là Vũ Khúc Tham Lang.

Nói cách khác, chúng ta nghiên cứu người "Nhật Nguyệt giáp mệnh" là nghiên cứu cung Mệnh có 2 sao Vũ Khúc Tham Lang. Vũ Khúc là tài tinh, đồng thời có tính chất độc hành độc đoán, cho nên hành xử cũng rất quyết đoán. Tham Lang là sao tinh xảo nghề nghiệp, đồng thời đại biểu cho năng lực giao tế ứng đối rất tốt. Vì lẽ đó, Vũ Khúc và Tham Lang đồng thủ cung Mệnh thì hai chủ tinh này dễ dàng tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.

Một
cá nhân, nếu như có năng lực quyết đoán lại có khả năng lý tài, đồng thời có kỹ năng chuyên môn mà lại am hiểu giao tế, chẳng cần phải nói nhiều, đương nhiên là một nhân vật thành công trong thương trường. Nhưng người có mệnh cục này lại có khuyết điểm.

Đầu tiên, Vũ Khúc chủ phát chậm, cho nên chỉ có thể là nhân vật bạch thủ hưng gia (tay trắng làm nên), gian tân khai sáng sự nghiệp.

Tiếp theo, Tham Lang có một mặt yếu kém chính là chủ trầm mê tửu sắc, cờ bạc, bởi vậy cũng rất nguy hiểm, nhẹ thì sự nghiệp vì đó mà không thuận, nặng thì vì tự phụ quá thông minh rồi lầm lỗi thậm chí bị lừa đến tai ương lao ngục. Đó là lý do làm cho người có mệnh cục này thích giở thủ đoạn, giở thủ đoạn rồi vào con đường bất chính, tự nhiên bất lợi.

Người có cách "Nhật Nguyệt giáp mệnh" sợ nhất cung Mệnh gặp Kình Dương, đương mệnh tại sửu cung, cung Tài bạch tất là Liêm Trinh, Phá Quân; đương mệnh tại mùi cung, cung Quan lộc cũng gặp Liêm Trinh, Phá Quân. Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương ở cung sửu mùi gọi là "Nữu gia đới tỏa" (đeo gông vào cổ) (*), chủ vì lý do tiền tài hoặc quan lộc mà lâm cảnh hình tụng.

Hơn nữa, không chỉ nói cung Mệnh tại sửu hoặc là tại mùi, mà cung Phúc đức tất kiến Thiên Tướng lạc hãm, cho nên phàm "Nhật Nguyệt giáp mệnh", cho dù là mệnh tạo tốt, bản thân cũng chủ bôn ba vất vả.


Cổ thư cho rằng "Nhật Nguyệt giáp mệnh" là "quý cục", kỳ thật phải có rất nhiều điều kiện phụ, cung Mệnh không thấy Kình Dương, cố nhiên ở ranh giới giữa chánh và tà; nếu có Khôi Việt, Phụ Bật, Xương Khúc tắc có thể sự nghiệp thành tựu, nhất là càng mừng nếu gặp Hỏa Linh, bởi vì có Hỏa Linh liền dễ làm suy yếu đi tính cách "hảo tửu tham hoa".
Chú thích:
(*) "Nữu gia đới tỏa" : nghĩa đen, vặn gông cùm đeo xiềng xích (vào cổ); nghĩa bóng, mắc hình tụng.


56. Tái đàm "Nhật Nguyệt giáp mệnh"

"Nhật Nguyệt giáp mệnh" còn có một trường hợp khác:

- Thiên Phủ tại sửu cung thủ mệnh, Thái dương tại tý, Thái âm tại dần.

- Thiên Phủ tại mùi cung thủ mệnh, Thái dương tại ngọ, Thái âm tại thân.

Thiên Phủ đứng đầu nam đẩu tinh hệ, hơn nữa được ví như ngân hàng trung ương giữa các ngân hàng, bình thường mà nói đương nhiên là có đủ tính chất tốt đẹp, nhưng Thiên Phủ cư cung sửu, mùi lại có một đặc điểm đó là chỉ có một mình chủ tinh độc thủ cung Mệnh, hơn nữa cung Thiên di lại gặp Liêm Trinh Thất Sát, vì đó mà tính chất Thiên Phủ thủ mệnh dễ có rất nhiều biến hóa.
Khi Thiên Phủ thủ mệnh cư vào sửu cung thì thích nhất người tuổi Bính bởi vì có Lộc tồn tại cung tị hội hợp, tăng mạnh lợi ích cho sự nghiệp. Người tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, Canh, Quý tất có Kình Dương hoặc Đà La vừa bao vây vừa quấy nhiễu Thiên Phủ, chẳng thể cát lợi.

Khi Thiên Phủ thủ mệnh cư vào cung mùi thì thích nhất người tuổi Nhâm bởi vì có Lộc Tồn ở cung hợi hội hợp. Người tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, Canh, Quý có Kình Dương hoặc Đà La cũng quấy nhiễu Thiên Phủ. Đặc điểm Thiên Phủ độc thủ cung Mệnh vốn có tính cách bảo thủ, hơn nữa có thể nói là người có chút cò kè thêm bớt; nhưng đối cung là Liêm Trinh Thất Sát, lại hàm chứa sự thích mạo hiểm, hơn nữa có nhiều loại sở thích, cái cương liệt mạnh mẽ này (Liêm Sát) cùng Thiên Phủ độc thủ cung Mệnh có tính chất xung đột lẫn nhau.

Lúc này, nếu có Lộc Tồn trợ giúp, tài lực Thiên Phủ tăng mạnh, đủ để ứng phó làm tiêu hao Liêm Trinh Thất Sát. Ngược lại, nếu không có Lộc Tồn, mà hội hợp Kình Dương Đà La, Thiên Phủ yếu kém trong phương diện ứng phó Liêm Trinh Thất Sát, cuối cùng hóa ra hao tổn mà thôi và cái tính cách bảo thủ và keo kiệt cố hữu lại tự khiến cho đương số đau lòng, lúc này vì hội hợp ảnh hưởng Dương Đà, khiến cho đương số hiểu được không nên tìm cách làm càn rồi tự mình không thể sửa sai được. Vì vậy có cơ mưu đầy rẫy, cũng rơi vào bọn xảo trá quyền thuật mà thôi.

So sánh sự khởi lai cách cục, cư vu sửu cung thì không tốt bằng mùi cung bởi vì Nhật Nguyệt đồng thời cư vượng cung, cục diện khác nhau khá lớn. Nhưng nếu vô cát tinh củng chiếu, ngược lại có Tứ Sát hội hợp, cục diện càng lớn, càng có cơ mưu quyền thuật tà đạo, vì thế mệnh cục loại này có thể có một chút "không tâm đại lão quan" (viên quan hữu danh vô thực, rỗng ruột).

Thế nên "Nhật Nguyệt giáp mệnh" vị tất đại quý, nhất là tại cái xã hội xa hoa và đầu cơ này.



69. Thái Âm lạc hãm cũng không nên e sợ

Thái Âm tức là ánh trăng. Tại Tử vi Đẩu số, Thái Âm cùng Thái Dương là một đôi "Trung thiên tinh diệu" rất có lực, tinh diệu này không thuộc về nam đẩu, lại cũng không thuộc về bắc đẩu. Phàm như thuộc là "Đối tinh", đều có tính chất giống nhau vừa có điểm khác nhau. Thái Âm chủ phú, Thái Dương chủ quý; Thái Âm chủ nữ, Thái Dương chủ nam; Thái Âm chủ nhu, Thái Dương chủ cương, Thái âm thuộc thủy, Thái Dương thuộc hỏa.

Cổ nhân cho rằng biến hóa của Thái Âm rất lớn, tại hợi tý sửu cung nhập miếu, cơ bản là mệnh hảo; nhưng nếu tại tỵ ngọ mùi cung là lạc hãm, dễ mang đến những tai hại khá lớn, phú "Thái Âm lạc hãm thương thê mẫu", đối với người thân là nữ thường bất lợi ; nếu như là nữ mệnh, xưng là "Hình phu khắc tử vi xướng thiếp" ("Nếu không làm kỹ nữ, tỳ thiếp thì cũng hình khắc chồng con").

Thuyết pháp này, võ đoán quá mức, cho nên một số độc giả tự mình lập lá số, nhìn thấy cung Mệnh Thái Âm lạc hãm, liền hết sức chi là sợ hãi, cho rằng vận mệnh của chính mình rất kém, sự thật thì suy đoán Đẩu số cũng không đơn giản như vậy. Thái Âm cho dù lạc hãm, nhưng cũng phải kiến Tứ Sát Không Kiếp và phải có sát tinh đồng cung, hơn nữa cung Phúc đức cùng Thân cung bất hảo, sau đó mới phát sinh những sự chẳng lành, nếu không thì cũng không quá xấu theo như lời cổ nhân.

Lấy ví dụ Thái Âm cư cung ngọ :

Tại ngọ cung Thái Âm lạc hãm, cùng Thiên Đồng đồng cung, Thiên Đồng cũng lạc hãm, chiếu theo thuyết pháp của cổ nhân là: "Hóa cát phản hung, phùng sát dâm tà", tức là nói nếu Thái Âm, Thiên Đồng hóa thành Lộc, Quyền, Khoa tam cát tinh, phản vi hung cục; nếu ngộ Tứ Sát tất không cần hỏi rồi. Có thể nói điều này chẳng đúng tý nào, trên thực tế cũng không phải là như vậy. Vương Đình Chi luận qua mệnh một nam một nữ đều là Thiên Đồng Thái Âm thủ ngọ cung, người nam chính là một nhân vật quản lý kinh doanh trong giới tài chính kinh tế, người nữ chính là nhân viên quan trọng của một công ty quan hệ xã hội nổi tiếng.

Nguyên nhân chủ yếu ở bối cảnh xã hội khác nhau, bởi vì phàm người có Thiên Đồng Thái Âm tại ngọ cung, tính cách đều có điểm hướng nội, thích hợp nhất vào công tác nội vụ, đồng thời kế hoạch tính rất mạnh, không thì rồi lại thường dễ vào ảo tưởng. Loại tính cách này, ở xã hội xưa rất khó phát huy, ở xã hội hiện đại lại thường có khả năng dựa vào ảo tưởng rồi phát ra linh cảm, sau đó từ linh cảm mà biến thành kế hoạch. Hơn nữa, doanh nghiệp ngày nay, thường có một bộ quy chế về chấp hành kế hoạch, cho nên người có loại kết cấu cung Mệnh, cũng có thể dễ dàng phát huy sở trường của họ (trong việc lập kế hoạch).

Đoán Đẩu số thiết yếu ở nghiên cứu tính chất, không nên căn cứ chỉ một mặt sáng của khẩu quyết như ví dụ trên.



70. Thái Âm thủ mệnh, kiêm coi kỹ cung Phúc Đức

Cổ nhân luận đoán các tình huống Thái Âm tọa thủ các cung, có thể chỉ căn cứ bối cảnh văn hóa xã hội thời xưa, cho nên có rất nhiều tư liệu, ngày nay chỉ có thể làm tư liệu tham khảo.

"Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ nhất sanh chi khoái lạc" (Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ cả đời sung sướng), luận đoán câu này ngày nay không còn thích hợp, đại khái xã hội thời xưa ít cạnh tranh, và vì lý do Thái Âm chủ phú cho nên cổ nhân mới cho rằng đã phú tất "nhất sanh khoái lạc", xã hội hiện đại sự việc ấy không phải hoàn toàn như vậy.

Ví dụ như Thái Âm tại cung tuất thủ mệnh, cực kỳ sáng tỏ, nhưng "Cung Phúc đức" có Cự Môn tại tý cung tọa thủ, "Cung Phúc đức" chủ việc hưởng thụ về mặt tinh thần, Cự Môn tọa tý tất hội Thiên Cơ, một sao ngộ sát tinh liền dễ dàng gây ra các cạnh tranh, khiến thân tâm bị bất an, vậy "cả đời sung sướng" sao được? Bởi vậy bối cảnh xã hội khác nhau gây ra các sai biệt.

Lại như cổ quyết nói rằng: "Thái Âm cư tý, hào thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián chi tài" (Thái Âm cư tý, tượng như nước lắng trong ở đài hoa quế thơm, làm quan thanh liêm giữ chức trọng yếu, có tài trung liệt can gián vua). Phàm Thái Âm cư tý, tất cùng Thiên Đồng đồng cung, cổ nhân lấy Thiên Đồng là "Phúc tinh" nên khó trách đánh giá khá cao, chính tính chất phúc quan trọng của Thiên Đồng tựa như "đả giang sơn đả xuất lai" (tranh đấu cho đến khi lập được giang sơn), bởi vậy "Cung Phúc đức" rất trọng yếu là vậy.

Thái Âm cư tý ở cung Mệnh thì "Cung Phúc đức" nhất định là Thái Dương Cự Môn đồng thủ dần cung, nếu như kiến sát chủ tinh thần cả đời khốn nhiễu không yên, đồng thời vào cạnh tranh thường dễ dàng áp dụng thủ đoạn bất chánh, điểm này nhất định dễ ảnh hưởng Thiên Đồng đến sự kiên nhẫn, vững vàng không lay chuyển của việc "tranh đấu giành thiên hạ", bởi thế cũng cần thiết đánh giá lại lần nữa đối với phán đoán "Thanh yếu chi chức, trung gián chi tài".

Xã hội thời xưa người và sự việc đơn giản, cho dù Thái Dương Cự Môn thủ cung Phúc đức kiến sát tinh, cũng chỉ chủ bản thân động não ở phương diện "Ngôn lộ" (*) mà thôi, cho nên mới có khả năng trở thành "Trung gián chi tài", xã hội ngày nay áp lực cạnh tranh lớn, dễ bức bách người Thái Dương Cự Môn kiến sát thủ cung Phúc đức thành người "Xuất thuật" (**), làm sao thành "Trung gián" được chứ!

Cho nên Vương Đình Chi đề nghị độc giả xem lá số có "Thái Âm thủ mệnh", tốt nhất là nên kiêm xem thêm cung Phúc đức rồi hãy đánh giá.

Chú thích:
(*) "Ngôn lộ" : (theo) phương diện/đường ăn nói.
(**) "Xuất thuật": cái gì tự không mà ra có thì gọi là "xuất" và phương pháp, quy tắc, cách thức được học được rèn luyện gọi chung là "thuật"; nên "xuất thuật" hiểu nôm na là kẻ "ăn không nói có, biến có ra không" - không đáng tin.
Được cảm ơn bởi: vnpttq
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

27. Liêm Trinh chủ bệnh về máu

"Thiên Trượng tinh củng hạn, chủ cảm gió hen suyễn. Nếu tại cung Tật ách chủ lo lắng về bệnh tật, phàm bị sao này thủ chiếu chỉ có hại không có lợi, sanh tai vạ, có tật nùng huyết (*)"

Theo thiển kiến Vương Đình Chi, Liêm Trinh ở "Tử vi Đẩu số" vốn có đủ các tính chất của Thiên Trượng, phàm bị lao suyễn nhất định là Liêm Trinh cùng với tinh diệu tương tác hội hợp. Vương Đình Chi đoán mệnh cho một vị đại cô nương sinh năm 1982, nhập hạn năm ngọ, năm ấy trúng cung Tật ách có Liêm Trinh, nhận thấy tụ hội hệ thống sao gây bệnh phổi, hỏi tới, quả nhiên đã mắc bệnh phổi. Thời đại bây giờ, người mắc bệnh phổi khá ít, cho nên có những người sẽ không bị bệnh phổi, gặp hạn này lại bị ho khan, cũng như khí quản nhiễm trùng (viêm phế quản).

"Liêm Trinh ngộ Dương Đà, nùng huyết bất miễn", đây là lý thuyết ghi nhớ. Ở thuyết pháp "Trung châu phái", khi có Liêm Trinh hội hợp cùng các tinh diệu khác mà dễ gây bệnh tật, thì bệnh tính cũng thuộc về nùng huyết tai ương.

Vương Đình Chi ghi nhớ trong số thủ hạ có một học trò, Vương Đình Chi xem mệnh phê rằng "hữu huyết tật", đánh chết hắn cũng không tin, Vương Đình Chi chỉ hắn đi lấy máu xét nghiệm, nhưng lại hoài nghi làm luôn năm thí nghiệm, sau cùng đều xác định như vậy hết, học trò kia bị dọa mặt không còn chút máu, tìm Vương Đình Chi để xem, Vương Đình Chi đoán kỳ vô sự, rốt cục chứng minh chỉ là "tiên thiên tính bần huyết" (thiếu máu bẩm sinh). Chuyện này, tại nơi Vương Đình Chi làm việc, thủ hạ đều biết, họ đều kinh hãi cho là thần toán, thật ra cũng chỉ căn cứ "mười tám phi tinh" mà thôi: "Tại cung Tật ách giả dị tộc ly dĩ …… chủ nùng huyết tai ương". Một chút thần bí cũng không có vậy !

Phuc Loc chú thích:
(*) máu độc, máu có mủ, gặp vết thương nhẹ cũng bưng mủ...

64. Liêm Trinh khó phân định nhất

Ở "Tử vi Đẩu số", sao Liêm Trinh rất khó phán đoán, đại khái cổ nhân cũng cảm thấy như vậy nên thường trọng Liêm Trinh đồng cung hoặc hội hợp với các tinh diệu khác, mà định thuyết pháp: "xúc chi bất khả giải kỳ họa, phùng chi bất khả trắc kỳ tường" (đụng phải nó không thể giải được họa, gặp được nó không lường hết được phúc), nói cách khác, sao này thủ mệnh cát hung họa phúc vô định, việc luận đoán cần lấy trọn các tinh diệu phối hợp tam phương mới chuẩn.

Trong Cổ ca cũng có rất nhiều thuyết pháp cát hung vô định, như "Liêm Trinh chủ hạ tiện chi cô hàn", "Liêm Trinh sát bất gia , thanh danh viễn bá" (Liêm Trinh không gia sát tinh, tiếng lành đồn xa), "Liêm Trinh Thất Sát, lưu đãng thiên nhai" (Liêm Trinh Thất Sát phiêu lãng chân trời xa xăm), "Liêm Trinh Thất Sát, phản vi tích phú chi nhân" (Liêm Trinh Thất Sát lại là người tích cóp làm giàu), "Thất Sát Liêm Trinh đồng vị, lộ thượng mai thi" (Thất Sát Liêm Trinh đồng cung là cách chết đường). Trong đó riệng cách cục Liêm Sát đồng cung, thuyết pháp mâu thuẫn hơn cả.

Nếu theo cách nhìn của Trung châu phái Liêm Trinh có nhiều biến cách nhất, sao này mặc dù có thuyết pháp "thứ đào hoa" nhưng vị tất con người Liêm Trinh thủ mệnh cứ là đào hoa, hoặc cứ có tính cách dâm đãng, song, có một chút tính chất cơ bản có thể dám khẳng định đó chính là bản thân thường có điểm khinh bạc, không nghiêm túc, nhưng nội tâm lại khá chủ quan, không dễ dàng hòa hợp cùng người khác khi chung sống.

Tham Lang là "chánh đào hoa", Liêm Trinh là "thứ đào hoa", cùng là đào hoa cả nhưng Tham Lang thủ mệnh lại lả lướt khéo đưa đẩy, còn Liêm Trinh thì khác lại hơi nghiêng về nói năng tùy tiện, bạ đâu nói đấy, bằng hữu nghiên cứu Đẩu số, điều này phải nên phân biệt. Nhưng Liêm Trinh tuy không cẩn ngôn, nhưng có khiếu hài hước, hóm hỉnh, trong khi giao tế thấy có người hứng thú đóng vai một chú hề nhỏ để gây cười, tức người đó rất có thể là Liêm Trinh thủ mệnh. Nhưng vì Liêm Trinh cũng có tính chất "ngạnh cảnh" (cứng đầu cứng cổ) cho nên bạn chớ thấy người này vui vẻ, hài hước mà cho rằng trong công việc bàn chuyện với anh ta dễ dàng tốt đẹp, trên thực tế, người này rất có khả năng giải quyết công việc chung, mọi việc nề nếp ngăn nắp, đâu ra đấy (làm ra làm, chơi ra chơi).

Vì lẽ đó người có mệnh cục này, mừng nhất là "Liêm Trinh Thất Sát đồng cung , kiến Lộc bất gia sát" (Liêm Trinh Thất Sát đồng cung, gặp được Lộc mà ko gặp sát tinh xung phá), ở xã hội hiện đại, người có mệnh cục này có thể đảm nhiệm công việc công trình sư, nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên công vụ, họ làm việc nề nếp ngăn nắp đâu ra đấy,...rất phù hợp tính chất cơ bản của Liêm Trinh, thậm chí đi vào kinh doanh, kiến trúc cũng rất hợp, bởi vì Liêm Trinh cũng có điểm thành tựu về mặt nghệ thuật.
65. Liêm Trinh gặp Lộc, cát hay hung ?
Liêm Trinh phân bố tại mười hai cung hết sức phức tạp, đại để cùng Sát, Phá, Lang đồng cung hoặc hội hợp, tình hình rất dễ sinh biến hóa.
- Tại Tý Ngọ cung, Liêm Trinh tất cùng Thiên Tướng, đối cung vi Phá Quân, cung Tài bạch là Tử Vi, Thiên Phủ, lại hội Vũ Khúc tài tinh. Kết cấu này, thoạt nhìn tưởng như tốt lắm, bởi vì hội hợp ba cát diệu Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Tướng, đối cung là Phá Quân lại có thể tăng mạnh sáng tạo lực. Nhưng trọng điểm lại ở Liêm Trinh có kiến lộc hay không, người tuổi Giáp, Liêm Trinh hóa Lộc; người sanh năm Đinh, Kỷ Lộc Tồn tại ngọ cung; Quý niên Lộc tồn tại Tý, cách cục này cực kỳ có ích. Nhược không thấy Lộc, ngược lại gặp Hóa Kị, tắc trở thành hạ cách, cho nên kết cấu tinh hệ này bất lợi cho người tuổi Bính vì nguyên cớ Liêm Trinh Hóa Kị. Đồng thời, người có kết cấu tinh hệ này đa số bất lợi cha mẹ, hoặc tự lập, hoặc ly gia đình vào đời sớm, tốt lắm thì cũng chủ không được hưởng phúc ấm cha mẹ. Vương Đình Chi toán mệnh một người, cung Phụ mẫu kết cấu rất tốt, hỏi ra từ nhỏ học cấp tiểu học bốn năm ở ký túc, lại đáo ngoại quốc học trung học và đại học, ở trên khả dĩ tính toán được năm sớm rời nhà tốt nhất.

- Tại Thìn Tuất hai cung, Liêm Trinh cùng Thiên Phủ đồng cung, đối cung Thất Sát, hội Tử Vi, Vũ Khúc, Thiên Tướng. Theo như tinh diệu mà nói, Tý

Ngọ cung đại khái giống nhau, nhưng thử thay đổi Phá Quân là Thất Sát, tính chất tất bất đồng rất lớn. Người có kết cấu tinh hệ này, không thích Liêm Trinh Hóa Lộc, chủ chậm phát, hơn nữa sớm gặp vận khó khăn trắc trở, nhưng cách cục này mừng gặp Vũ Khúc đới Lộc: Canh niên sanh nhân, Vũ Khúc đới Lộc (tồn) ở Thân cung, Giáp niên sanh nhân, Vũ Khúc đới Lộc (tồn) ở Dần cung là cách tài tinh đới Lộc, khiến kết cấu tinh hệ này tăng thêm lực lượng phát tài. Nếu Liêm Trinh hóa Lộc, đối với nữ mệnh rất là không nên, nếu không chậm hôn nhân, phần nhiều dễ sanh ly, nguyên nhân tại vì Thiên Phủ quá ôn hậu, Liêm Trinh Hóa Lộc tăng thêm hàm ý đào hoa, dễ dàng bị người quyến rũ mê hoặc.

Đây là quan hệ giữa Liêm Trinh với Thiên Phủ, Thiên Tướng đồng cung, về phần quan hệ khi đi cùng "Sát Phá Tham" sẽ đề cập và nói rõ ở phần sau.


66. Liêm Trinh và "Sát Phá Tham"

Quan hệ giữa Liêm Trinh và "Sát Phá Tham" có thể chia làm hai, một là đồng cung, một xung chiếu:

- Đồng cung, Liêm Trinh tại sửu mùi tất cùng Thất Sát đồng cung; tại mão dậu tất có Phá Quân đồng cung; tại tị hợi tất Tham Lang đồng cung.

- Xung chiếu, Liêm Trinh tại dần thân tất cùng Tham Lang xung chiếu nhau.

Liêm Trinh vốn tựu xưng là "thứ đào hoa", phàm đào hoa tất tính chất có điểm mẫn cảm mà "Sát Phá Tham" lại chủ chuyển biến, cho nên một sao mẫn cảm hội một sao có tính chất biến hóa dễ dàng xuất hiện các biến cục, rất cần xét xu thế đại vận luân chuyển ra sao, cũng như tam phương tứ chánh hội tinh diệu gì về cung Mệnh, sau đó mới có thể quyết định việc phát sinh biến hóa tốt hay xấu. Từ tính chất cơ bản mà nói, tại dần thân hai cung, Liêm Trinh độc tọa hội Tham Lang độc tọa là "thứ đào hoa" hội "chánh đào hoa", điều này ứng vào mệnh lẵng lơ hoa liễu (thủy tính dương hoa chi mệnh), nhưng theo kinh nghiệm Vương Đình Chi, mệnh cục này hết sức say mê, hứng thú trong phương diện nghệ thuật, nhất là trong việc phối hợp tuyển chọn nhan sắc, họ thường có nhãn quang dị thường, độc đáo. Tại xã hội ngày nay, vị tất hạ thấp hay xem thường địa vị mệnh cục loại này, ngoài ra, theo thuyết pháp "Trung châu phái" nếu mệnh cục này kiến Lộc, ngược lại trở thành "thanh bạch chi cách" (cách cục trong sạch), không thể coi là đào hoa cách.

Tại tị hợi, hai đào hoa tinh Liêm Trinh Tham Lang đồng cung, ngược lại biến thành thần kinh quá mẫn cảm, nếu không có đào hoa tinh khác hội chiếu, cũng không thể lẵng lơ hoa nguyệt một cách tùy tiện. Có một số người dụng "Đẩu số" đoán mệnh loại này, hơi một chút là nhận định người khác dâm đãng, tính dục cường,... vậy rất thô thiển, hơn nữa tư tưởng như vậy chỉ là những ý nghĩ tầm thường, nhỏ bé. Kỳ thật, loại người này đại đa số chỉ là vất vả bôn ba mà thôi.

Liêm Trinh Thất Sát đồng cung, tính chất biến hóa rất lớn, cùng cư cung Mệnh, nhưng có thể có cách cục cao thấp, chênh lệch rất lớn. "Mân phái" cho rằng sửu cung tốt hơn mùi cung, "Trung châu phái" lại trái ngược, cho rằng phải có sự phối hợp thêm sao khác thì người Liêm Sát cư mùi cung mới thành tựu hơn sửu cung.

Về phần Liêm Trinh Phá Quân đồng cung, tính chất đào hoa bị giảm rất nhiều, trái lại còn chủ một đời "đa ba chiết" (nhiều trắc trở, thăng trầm), việc lập nghiệp luôn xắn tay vào hành động mà không chịu ngồi yên. Có một phái cho rằng người có mệnh cục này dễ bị chó cắn, kỳ thật cũng không nên một mực cho là như vậy.



71. So sánh Tham Lang - Liêm Trinh

Cái tên Tham Lang (*) nghe lên rất e ngại, kỳ thật cũng không phải nghĩa sao Tham Lang là như thế, nguồn gốc (mục đích) chính của mệnh danh này là do cùng "Liêm Trinh" xung đối (**), một Liêm một Tham, trở thành một đôi "Đối tinh" trọng yếu trong Đẩu số.

Tham Lang tại Đẩu số xưng là "Chánh Đào Hoa", Liêm Trinh xưng là "Thứ Đào Hoa", nhưng hai sao cùng tính chất (lý tính) nhưng lại có rất nhiều điểm không giống, đại khái Liêm Trinh dường như thiên hướng vào âm nhu, Tham Lang lại thiên vào dương cương, bởi vậy cái Đào Hoa ở Tham Lang nổi rõ như kẻ gặp vận hội lớn phô trương ngựa hay, rượu ngon; mà Đào Hoa ở Liêm Trinh lại chỉ là len lén cái khuôn mẫu mang thanh sắc khuyển mã.

Vì lẽ đó Tham Lang thủ mệnh ngộ tai ách cũng ngộ một cách đường đường chánh chánh, như "Tham Lang tị hợi cư hãm địa, bất vi đồ nhân diệc tao hình"; "Tham cư hợi vu ngộ Dương Đà, danh vi phiếm thủy Đào Hoa" (chú: nam nữ tham hoa mê tửu đến táng thân); "Tham Vũ Phá Quân ngộ cát diệu, mê luyến hoa tửu dĩ vong thân". không giống Liêm Trinh đóng cung hãm phùng ác diệu, gặp phải tai hại dị thường như "Liêm Trinh Vũ Khúc hội vu thụ chế chi hương, khủng mộc áp xà thương"; "Liêm Trinh Hỏa Tinh đồng Không hãm, đầu hà bạch ải" (Liêm, Hỏa, Địa Không hãm đồng cung, thắt cổ hoặc đâm đầu xuống sông tự tử); "Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương vu Thiên di, tử vu ngoại đạo". - nhưng xin độc giả chú ý, suy đoán này cấn có rất nhiều điều kiện tiên quyết khác, hy vọng không gặp chuyện độc giả tự mình khởi lá số nhìn thấy cách cục vừa kể trên lại tự mình làm mình sợ hãi đến nổi không ăn được cơm.

Tính chất Tham Lang ở cung vị miếu vượng lợi hãm khi đi cùng các tinh diệu khác rất không giống nhau, đối với độc giả nghiên cứu "Tử vi Đẩu số" điều này cần chú ý thêm.

Bình thường mà nói Tham Lang hỉ nhập miếu (cư thìn, tuất, sửu, mùi bốn cung), gọi là "Tham Lang nhập miếu năng tập chánh" nhưng mà vẫn phong lưu; "Tham Lang nhập miếu thọ nguyên trường", nhưng đặc biệt không thích tọa vượng cung (tý, ngọ, mão, dậu bốn cung). Phú rằng: "Tham Lang vượng cung, chung thân thử thiết", "Tham Lang cư vu ngọ mão dậu thủ mệnh, chung thân bất năng hữu vi". Song các thuyết pháp này lại cũng có rất nhiều điều kiện tiên quyết không thể một mực mà nói vậy được.

Tham Lang không thích lạc hãm, nhưng hỉ ngộ Không diệu; sẽ làm giảm bớt tửu sắc tài khí, nhưng ngộ Văn Xương Văn Khúc có thể trở thành kẻ vì phong lưu mà ô danh, đây là chính là chổ khác biệt lớn nhất giữa Tham Lang và Liêm Trinh, mặc dù "Liêm Trinh ngộ Văn Xương hảo lễ nhạc"; còn Liêm Trinh ngộ Không diệu, lại không thể giảm bớt tập tính thanh sắc khuyển mã.

Chú thích:
(*) Tham Lang: Tham: ăn của đút lót, tham lam,...; Lang: con chó sói.
(**) Tham Lang và Liêm Trinh đối xứng nhau qua trục Tị Hợi. Tại Dần Thân, Tham và Liêm thể hiện bản chất rõ ràng nhất: Tham Lang ăn chơi trác táng, mê đắm tửu sắc, "phong lưu thái trượng"; Liêm Trinh thì "thanh bạch năng tương thủ" (ý tác giả nhấn mạnh đối tinh là vậy).


102. Cách "Liêm Trinh văn vũ" thiếu năng lực khai sáng


"Liêm Trinh văn vũ cách" - tức là Liêm Trinh nhập miếu thủ mệnh (cung Mệnh tại dần, thân) ngộ Văn Xương Văn Khúc củng chiếu (hình 9).
Ca rằng:
Mệnh trung văn vũ hỷ triều viên,
Nhập miếu bình sanh phúc khí toàn
Thuần túy năng văn cao chiết quế (*)
Chiến chinh vũ định trấn tam biên.


"Mệnh mừng gặp được Liêm Trinh miếu vượng và Xương/Khúc đồng cung triều củng, là mệnh phúc khí vượng; theo đuổi văn nghiệp thì thành danh đỗ cao như bẻ cành quế, theo võ nghiệp thì như võ quan trấn thủ các nơi biên cương trọng yếu"

Liêm Trinh đúng là một sao rất khó suy tính, có thể cực tốt cũng có thể cực xấu, biến hóa đa đoan, cho nên gặp phải người Liêm Trinh độc thủ cung Mệnh suy đoán thời phải hết sức cẩn thận.

Cổ nhân rất trọng văn sĩ, không trọng nhân sĩ ra ngoài hành nghiệp, thậm chí ngay cả võ tướng bảo vệ kinh đô cũng không được ở nhãn nội (**), là bởi vì Liêm Trinh hàm chứa tính chất "vũ biên" không thực, cho nên cổ nhân luận mệnh Liêm Trinh thường đánh giá không cao; nhưng một khi Liêm Trinh gặp "văn tinh" cổ nhân lập tức có cái nhìn khắc hẳn, cho rằng đúng là người "văn vũ kiêm tư chi tài" (***), cái nhìn này để ý áp dụng ở xã hội hiện đại thật ra cũng có chút lệch lạc, bởi vì người kinh thương cũng như người mở xưởng làm ăn, tại xã hội hiện đại cũng không hẳn là địa vị quá cao.

Liêm Trinh thủ mệnh tại dần hoặc thân thì cung Tài bạch tất là Tử Vi Thiên Tướng; Quan lộc tất vi Thiên Phủ Vũ Khúc, nhưng hội chiếu thêm Văn Xương Văn Khúc, có thể gọi là nhiều cát hội hợp, hơn nữa đầy đủ hết các loại sao văn võ, cơ bản phải công nhận là một sự phối hợp rất tốt đẹp.

Nhưng ông chủ xí nghiệp lại sẽ không nhất định phải có lá số như thế này, bởi vì Liêm Trinh có chút nghi ngờ là hoa nhi bất thật (có vẻ hào nhoáng bên ngoài, không thực), khiếm khuyết năng lực khai sáng cục diện, làm cho đến nơi đến chốn, bởi vậy "Liêm Trinh văn vũ cách" vỏn vẹn chỉ có khả năng thuộc loại mệnh quản trị điều hành doanh nghiệp hoặc là hiệu trưởng một trường học, học viện.

Chú thích:
(*) Cây quế: có công dụng dùng để làm thuốc. Chiết quế là bẻ cành quế thơm. Từ mặt đất nhìn lên mặt trăng, cái bóng đen ở trong mặt trăng tục gọi là cóc, là thỏ, là cây quế. "Chiết quế" là uyển ngữ, ở đời khoa cử, ai đỗ khoa Hương gọi là
thiềm cung chiết quế
(bẻ quế thơm nơi cung trăng).

(**) Nhãn nội: chổ trọng yếu, thường là nơi vua ở. Lo sợ ko cho quan võ đóng trong nội cung vì lo sợ binh biến tiếm ngôi (vì lý do an ninh)
(***) Quan có tài kiêm cả việc văn và việc võ.


137. "Sát củng Liêm Trinh" nhiều biến hóa

"Sát củng Liêm Trinh" - tức Liêm Trinh thủ mệnh, Thất Sát hợp chiếu.
Cổ ca nói:
Trinh phùng Thất Sát thật kham thương
Thập tái yêm lưu hữu tai ương
Vận chí kinh cầu đa bất toại
Tiễn tài thắng tự tuyết kiêu thang.

(Liêm Trinh phùng Thất Sát thực phải chịu tổn hại, mười năm gặp lại cái tai ương vẫn còn chưa hết, đến vận kinh doanh phần nhiều không toại nguyện, tiền tài tựa như tuyết bị dội nước sôi.)
Cách cục này rất được nhiều người biết đến, nhưng theo Vương Đình Chi biết, kết cấu cách cục ấy chỉ có hai loại, một là Liêm Trinh Tham Lang vào tị cung thủ mệnh, Vũ Khúc Thất Sát vào dậu cung lai hội; hoặc hai là Liêm Trinh Tham Lang vào hợi cung thủ mệnh, Vũ Khúc Thất Sát vào mão cung lai hội. Cũng tức là tổ hợp tinh hệ 4 sao Liêm Trinh, Tham Lang, Vũ Khúc, Thất Sát.

Cổ nhân cho rằng Liêm Trinh Tham Lang là đào hoa tinh, Vũ Khúc Thất Sát là hình thương, cho nên bốn tinh diệu phối hợp về, phá hết sạch tổ nghiệp thành người lang thang, phóng đãng lưu lạc khắp nơi. Nếu gặp ở đại hạn tuy không chủ tính cách bản thân phóng đãng cũng chủ mười năm rách nát.

Nhưng Vương Đình Chi lại cho rằng cách cục này vào xã hội hiện đại có thể có giải thích khác. Vương Đình Chi đoán qua lá số một người trong giới tài chính kinh tế, tức là loại cách cục này. Anh ta lập mệnh tị cung gặp Liêm Trinh Tham Lang, đến hơn bốn mươi tuổi, đại hạn ngộ Vũ Khúc Thất Sát, đột nhiên bạo phú.

Nguyên nhân là Liêm Trinh Tham Lang cũng thuộc thành phần có đầu óc đầu cơ, Vũ Khúc Thất Sát lại chủ quyết định thật nhanh, nhân chỉ gặp được một cơ duyên, lại có thể làm nên bạo phú. Mà xã hội thời xưa chưa từng có sự nghiệp do đầu cơ mà thành, bởi vậy nên không có khả năng biết hết toàn bộ ý nghĩa của loại cách cục này.
Cách này biến hóa rất nhiều, người mới học Đẩu số khó nắm vững nhất, suy đoán thời không cẩn thận không được.
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

127. "Cự Cơ đồng lâm" cũng có khuyết điểm

"Cự Cơ đồng lâm cách" - tức cung mệnh có Cự Môn và Thiên Cơ đồng thủ cung Mão Dậu (có hình). Cổ ca rằng:

Cự Môn miếu vượng ngộ Thiên Cơ
Cao tiết thanh phong thế hãn hi
Học tựu nhất triều đằng đạt khứ
Nguy nguy đức nghiệp chấn hoa di"
(Cự Môn miếu vượng gặp Thiên Cơ, như đời gặp cảnh cây cao gió mát (hiếm), sự học thành tựu thẳng một đường phẳng lặng mà tạo sự nghiệp vẻ vang, vinh hiển.)

Thiên Cơ Cự Môn đồng cung một tại cung Mão, một tại Dậu. Cổ nhân bình: "Thiên Cơ dữ Cự Môn đồng cư mão dậu, tất thoái tổ nhi tự hưng" (Cự Cơ mão dậu tất tổ nghiệp suy vi, tự mình phải vực dậy" hay như "Cơ Cự dậu thượng hóa cát giả, túng ngộ tài quan dã bất vinh" (Cơ Cự cư dậu hóa cát, nhưng Tài Quan cư đấy cũng khó vinh hiển), đổi lại cư Mão lại tốt hơn, nguyên nhân vì Thiên Cơ hành mộc, vào cung dậu thụ Kim khắc chế, không bằng tại Mão cung đắc được mộc vượng khí.

Bởi vậy có thể thấy trong "Cự Cơ đồng lâm" cách, Thiên Cơ mới thật sự là yếu tố mấu chốt, chủ yếu do Thiên Cơ chủ cơ biến, linh động, nếu Thiên Cơ bị khắc chế, kềm hãm tất Ám tinh là Cự Môn cũng khó mà dễ dàng dàn xếp ổn thỏa.

Song "Cự Cơ đồng lâm" dù có khuyết điểm, nhưng nó dễ linh động cho phù hợp với hoàn cảnh, có điểm xấu nữa là "đa học vô thành" (học nhiều mà không thành). Cổ ca khi nói sự học là "Học tựu nhất triều đạt đằng khứ", chỉ là cho rằng "học nghiệp thành tựu", chứ cho rằng nhất định thành quan công hầu bá, thì e rằng phải xem hậu thiên bổ cứu như thế nào đã.

"Cự Môn giao nhân, thủy thiện chung ác " (giao du với người Cự Môn, trước lành sau ác), thấy rằng "Cơ cự đồng lâm cách" có khuyết điểm riêng, nhưng nếu nhận biết rõ khuyết điểm ấy mà tiến hành tu chỉnh như gần người quân tử, xa lánh tiểu nhân, tất tự nhiên trở nên "cao phong lượng tiết" (thanh cao độ lượng) vậy.
(hết mục 127)
Trong phần luận giải trên có có vài chỗ Cự Cơ thấy thắc mắc :
"Thiên Cơ dữ Cự Môn đồng cư mão dậu, tất thoái tổ nhi tự hưng" (Cự Cơ mão dậu tất tổ nghiệp suy vi, tự mình phải vực dậy"
Theo Cự Cơ thì Mệnh có Cự Cơ thì Phụ Mẫu có Tử Tướng vì vậy mà nhận định tổ nghiệp suy vi thì có phần không hợp lý ?
------------------
-
"thoái tổ"
là sự nghiệp dòng họ lâm cảnh suy vi, chỉ yếu tố cung phúc đức, Cự Cơ cư mệnh là Thiên Luơng phúc cung ở Tị, chủ : "Phúc cung có Thiên Luơng tị hợi thì có nhiều tai họa, họ hàng ly tán, tha phuơng lập nghiệp, con trai bụi đời, con gái dâm dật khắc chồng con" (Trích sách TV hàm số của N.P.Lộc). Trung Châu Phái coi trọng cung Phúc lắm, bạn có thể tìm lại những bài viết của bác VDTT và Kim Hac trong post "Tin ngắn Tử Vi" để hiểu về trường phái này.

-
"tự hưng"
là tự bản thân mình (tự) làm cho hưng thịnh (hưng), có thể hiểu nôm na là người có thực tài ko cần nhờ đến cha mẹ dòng họ giúp đỡ, đó là bản chất của Cơ Cự chủ linh động và thích nghi rất tốt với hoàn cảnh, lại có mưu lược tính toán tốt (Cơ) và tài ăn nói (Cự) nên chính mình có thể lập nghiệp (tự hưng là ý này).

- Cự Cơ rất tốt cho người Ất Kỷ Bính Tân, ông Vuơng Đình Chi trích phú là có ý so sánh giữa 2 cung Mão và Dậu mà thôi. Chứ ko phải cho là Cự Cơ tại Dậu xấu.
P/S: PL dịch chứ không phải bình sách, nếu có gì sai sót, các bạn thông cảm !
103. "Tả Hữu đồng viên" thuộc về ngụy cách
Tả Hữu đồng viên cách tức Tả Phụ Hữu Bật đồng cung, lại hội hợp thêm các sao khoa danh trong Đẩu số như Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa.
Cổ ca rằng:
Khác phùng Phụ Bật mệnh trung lâm
Gia hội khoa tinh phúc canh thâm
Sự nghiệp ngang ngang truy Ngụy Trịnh
Quan cư đài các vạn nhân khâm.
(Phùng Phụ Bật đồng cung thủ mệnh như người được kính trọng, gia hội các sao khoa bảng thì càng phát phúc, sự nghiệp hiên ngang to lớn như học theo đời nhà Ngụy, nhà Trịnh của Trung Quốc, làm quan thì uy nghi đài các, vạn người tín phục)
Cách cục này, với xã hội hiện đại có thể nhận ra sự vô lý, căn cứ chỉ ra điều đó là cổ nhân cứ cho rằng "Tả Hữu đồng cung, Phi la y tử" (Tả Hữu đồng cung cùng người áo tía lọng vàng), kỳ thật, khi an sao Tả Phụ Hữu Bật đơn thuần căn cứ vào tháng sinh, như sinh tháng 4 tất Tả Hữu đồng cung ở mùi; sinh tháng 10 tất Tả Hữu đồng cung sửu, khi gặp cách cục này, chẳng nhẽ người nào sinh tháng 4 hoặc tháng 10 đều là mệnh tốt, đều là "Phi la y tử" hay "quan cư đài các" cả sao?
Tả Phụ Hữu Bật trong Đẩu số chỉ là sao có tính chất "phụ tá", ví như tiệc rượu phải có "đồ nhậu nóng sốt" (hữu như diên tịch thượng đích "lưỡng nhiệt huân"), tác dụng của Tả Hữu cũng giống như vây của con cá, bởi vậy Tả Hữu tuyệt đối không thể thành cách khi đứng một mình .
Do tính chất phụ tá, cho nên hai sao này khi giáp biên Tử Vi hoặc Thái Dương cư miếu vượng cung thì giúp cho Tử Vi/ Thái Dương cực mạnh, ngược lại khi đồng cung lực giúp đỡ của Tả Hữu có sự bất cập (thua sút, không bằng giáp cung), nếu Tả Hữu đồng cung có khả năng "sự nghiệp ngang ngang truy Ngụy Trịnh ", vậy "Tả Hữu phò Đế" thành ra lạc cách, há chẳng phải là chẳng cần bọn thuộc hạ giúp Hoàng đế sao?
Cách cục cổ nhân xác định sai đúng, tối nghĩa lẫn lộn, thậm chí phải đọc lời mà tìm nghĩa, "Tả Hữu thủ viên cách" là một trong số đó, tốt nhất là nên lược bỏ để tránh vàng thau lẫn lộn.
(hết mục 103)
108. Song Lộc vi cung cục
(Song Lộc Cách)
"Song Lộc triều viên cách" cùng "Lộc thai uyên ương" có chổ bất đồng, "Lộc thai uyên ương" là Lộc tinh thủ mệnh, chỉ riêng một Lộc tinh lai hợp; còn "Song Lộc triều viên" là cung Mệnh không có Lộc tinh thủ cung, nhưng Lộc Tồn cùng Hóa Lộc phân ra ở 3 phương chiếu về cung Mệnh. Như cung Mệnh tại tý, Lộc tồn tại thân, Hóa Lộc cư thìn; thân tý thìn ba cung tương hợp. Hoặc Lộc tinh tại đối cung cũng có thể hợp cách.
Cổ ca rằng:
Tài quan nhị xử dữ thiên di,
Song Lộc lâm chi tối hữu nghi,
Đức hợp kiền khôn nhân kính trọng,
Thao thao phú quý thế hi kỳ.
(Hai cung Tài Quan và cung Thiên di rất nên có song Lộc tọa thủ là rất tốt, đức hợp với trời đất được người người kính trọng, còn phú quý như nước chảy cuồn cuộn, như vậy thật hiếm thấy)

Cách này nếu song Lộc đồng cung là không hợp cách. Phải cần một thủ cung Tài bạch, một thủ cung Quan Lộc; hoặc một thủ cung Tài bạch, một thủ cung Thiên di; hoặc một thủ cung Quan Lộc, một thủ cung Thiên di, vậy mới là cách đẹp. Nếu có Kỵ tinh ở cung Mệnh hoặc ba phương xung phá, thì không thể gọi là hợp cách.

"Song Lộc triều viên" tốt ở chỗ dễ phát tài, nhất là song Lộc phân bố vào tam phương hội hợp về, tuần hoàn mỗi mười hai năm, chí ít cũng có ba lần lưu niên ở cung Mệnh hội hợp song Lộc, cách vài năm lại có một lần tiền tài như ý, khí thế tài vận cả đời người vì thế mà cũng dễ dàng hơn.

Nhưng cách cục này vẫn có sự phân biệt cao thấp. Nếu cát tinh thủ Mệnh, hơn nữa mệnh lại cường và có lực, tất cách cục là cao, nhược cung Mệnh thủ sao phù động, như Thiên Cơ, Cự Môn, tất cách cục là thấp. Lại gặp Tứ Sát phân bố ở 3 phương là cung Mệnh hội nhiều Sát tinh, chỉ chủ nhiều tiền tài thì nhiều tai họa.

(hết mục 108)
Được cảm ơn bởi: kimtudon
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

58. Tài tinh Vũ Khúc có nhiều khuyết điểm
Vũ Khúc là sao thứ sáu trong chòm Bắc đẩu, ngũ hành thuộc kim, được xếp là tài tinh trong khoa Đẩu số. Tài tinh là chính diệu chủ yếu có 3 sao Vũ Khúc, Thiên Phủ, Thái Âm, ba sao cùng là tài tinh nhưng có những đặc tính không giống nhau.
Trong 3 tài tinh, Vũ Khúc mang tính chất cô khắc, nhất là đối với hôn nhân càng ảnh hưởng, bình thường mà nói, nữ mệnh không nên có Vũ Khúc, bởi vì cổ thư cho rằng: "Vũ Khúc chi tinh vi Quả Tú", nữ nhân gặp chủ quan hệ với đàn ông/chồng bất lợi, hoặc hình khắc vì quá nghiêm, hoặc sanh ly.
Thật ra nếu nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất Vũ Khúc, có khi tình trạng này vị tất nghiêm trọng như vậy, vì tính chất cô khắc của Vũ Khúc tất cả đều làm gia tăng tính cương nghị, như dạng phụ nữ sự nghiệp lên hàng đầu, dễ đem tính cách cương nghị vào cuộc sống gia đình, khiến đàn ông cảm thấy gia đình không ấm áp. Xã hội hiện đại phụ nữ cũng có thể có sự nghiệp riêng, có thể phát huy đặc tính Vũ Khúc vào trong sự nghiệp, chứ không nên đem điều đó đối đãi với chồng trong gia đình; ngược lại phải phát huy sự ôn nhu nữ tính, sẽ khiến gia đình tràn ngập hòa khí. Nhưng cho dù được như thế, với chồng cũng ít nhiều khó tránh tình trạng cô khắc. Đây là nhược điểm biểu hiện tại nữ mệnh có Vũ Khúc tọa thủ.

Vũ Khúc có một đặc tính riêng là sợ Hóa Kị nhất, chủ tình cảm vợ chồng phát sinh biến hóa, hoặc chủ tiền tài ra như nước chảy, thậm chí lâm cảnh nợ nần. Người tuổi Nhâm, Vũ Khúc Hóa Kị, nếu lạc vào cung Mệnh, Điền trạch, Phu thê, Tài bạch, Quan lộc thì rất không nên. Nhưng nếu phối hợp nhiều sao tốt, chỉ là ý nghĩa không nên theo đường kinh thương mà thôi. Vương Đình Chi từng chứng kiến một vị thầy thuốc ngoại khoa, có Vũ Khúc Hóa Kị cư cung Quan lộc, nhưng vẫn giàu có.

Vũ Khúc trừ Hóa Kị ra, cũng kỵ gặp Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh. Cổ nhân có thuyết cho rằng "Vũ Khúc Hỏa Linh đồng cung, nhân tài bị kiếp" cái gọi là "nhân tài bị kiếp", không nhất định là gặp phải ăn cướp, bị cướp, mà là tài bạch tổn thất vì nhiều lý do khó cưỡng lại được. Nên nếu Vũ Khúc đi chung với Hỏa Tinh tọa mệnh, thì phá tài rất nhiều, cách hóa giải là giao cho người phối ngẫu nắm giữ. Nhưng nếu Phu thê cung lại không tốt, vậy chỉ thêm nhiều phiền toái mà thôi.

Vũ Khúc vốn là tài tinh, song đã có không ít khuyết điểm, đủ thấy có khi tài tinh chẳng phải nhất định lúc nào cũng tốt.
Trích: “Vũ Khúc có một đặc tính riêng là sợ Hóa Kị nhất, chủ tình cảm vợ chồng phát sinh biến hóa, hoặc chủ tiền tài ra như nước chảy, thậm chí lâm cảnh nợ nần. Người tuổi Nhâm, Vũ Khúc Hóa Kị, nếu lạc vào cung Mệnh, Điền trạch, Phu thê, Tài bạch, Quan lộc thì rất không nên. Nhưng nếu phối hợp nhiều sao tốt, chỉ là ý nghĩa không nên theo đường kinh thương mà thôi. Vương Đình Chi từng chứng kiến một vị thầy thuốc ngoại khoa, có Vũ Khúc Hóa Kị cư cung Quan lộc, nhưng vẫn giàu có.”
Thực chứng 1 : Nam nhân tuổi Nhâm Dần Vũ cư Tuất trúng Kỵ gia thêm Hổ là cách khắc vợ, đúng câu "trai hai đời vợ, gái hai đời chồng", Vũ cô đơn đến mức kô con hay có 1 là may mắn rồi.
Muốn Vũ thành túng thiếu, không dễ đâu vì Vũ là tài tinh bậc nhất chủ bảo thủ tồn kho, có Kỵ càng chặt chẽ giữ tiền thì sao gọi là túng thiếu, chỉ e rằng Kỵ gặp Hao thêm Thiên Không thành bộ hao túng đì đọa con người chi ly từng cắc như người ăn mày !
Thực chứng 2 : Nữ nhân tuổi Nhâm Tý cũng Vũ Khúc cư Tuất có Kỵ, cũng xong luận án tiến sĩ mà bác Đinh Văn Tân cũng từng coi số, như vậy đâu gọi là xấu, dĩ nhiên Vũ khắc Mộc mệnh thì cuộc đời cô khổ long đong chuyện chồng con, có Kỵ an vào hại nữ / nam tình duyên gia đạo trắc trở !
Cả 2 ví dụ trên cho thấy 2 người đều có công danh, no ấm, chỉ vì Vũ khắc nghiệt còn Kỵ (La Hầu / Kế Đô) là sao ám làm cho cuộc đời ôm một mối hận hành hạ đuơng nhân !
59. Vũ khúc và Sát Phá Tham có quan hệ mật thiết:
Vũ khúc phối hợp tinh diệu, cộng có 6 tình huống:
- Tại tý, ngọ cung, Vũ khúc Thiên phủ đồng viên.
- Tại sửu, mùi cung, Vũ khúc Tham lang đồng viên.
- Tại dần, thân cung, Vũ khúc Thiên tướng đồng viên.
- Tại mão, dậu cung, Vũ khúc Thất sát đồng viên.
- Tại thìn, tuất cung, Vũ khúc độc tọa, đối cung là Tham lang.
- Tại tị, hợi cung, Vũ khúc Phá quân đồng viên.
Các tổ hợp trên dễ thấy Vũ Khúc đặc biệt quan hệ mật thiết với 3 sao Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang. "Sát Phá Tham" là một tổ hợp không tốt và hòa hiệp lắm (tổ hợp chủ hành động/ biến động), điều này ảnh hưởng đến tính chất Vũ Khúc. Hơn nữa, nếu Phu thê cung thấy Vũ Khúc, Thiên Phủ, cung Mệnh tất là Tham Lang; nếu Phu thê thấy Vũ Tướng, cung Mệnh tất vi Thất Sát, điều này có thể thấy được Vũ Khúc bất kể như thế nào, đều không thoát khỏi ảnh hưởng "Sát Phá Tham", mà quan hệ mật thiết với Thất Sát cùng Tham Lang. Cổ nhân không thích nữ mệnh cung Mệnh hoặc Phu thê cung kiến Vũ Khúc, nguyên nhân một phần cũng là không thích quan hệ với bộ "Sát Phá Tham" này.
Nếu y theo thuyết pháp của cổ nhân, Vũ Khúc chỉ có 1 tổ hợp tốt, khiến xuất hiện câu phú "Vũ Khúc hội Tham Lang, Thất Sát cập Liêm Trinh, liền khứ kinh thương" (Vũ Khúc hội Tham, Sát, Liêm, dễ đi vào đường kinh thương), ta nhận thấy mấu chốt chính là sao Liêm Trinh can dự vào, nhờ đó có thể thay đổi, tinh chỉnh tính chất tổ hợp tinh diệu.
Vũ Khúc phối hợp với các tinh diệu khác không dễ thay đổi kết quả này, vì lẽ đó không nên gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương cùng Đà La là "Tứ Sát", cổ nhân phú rằng "Vũ Khúc Hỏa Linh đồng cung, nhân tài bị kiếp", "Vũ Khúc ngộ Kình Dương Đà La, tiện chủ cô khắc", "Vũ Khúc Dương Đà kiêm Hỏa tú, nhân tài táng mệnh", "Vũ Khúc kiến Tứ Sát xung phá, cô bần phá tướng, thậm hoặc yểu thọ".
Tại Úc châu, Vương Đình Chi bị nạn rơi xuống sườn núi cả trăm thước, kết quả điều trị chấn thương ba tháng, mặt mày cơ thể hốc hác vàng vọt, nguyên cớ là do lưu niên trúng cung Thiên di gặp Vũ Khúc lại gặp Đà La, may mà đồng cung còn có một sao Thiên Tướng hơn nữa đại vận đó không quá tầm thường, cho nên mới thoát chết. Nếu gặp sát tinh không phải là Đà La, mà là Hỏa Linh, Vương Đình Chi tin rằng sớm về quê hương với một các xác không hồn.

94. Thuyết "Tham Vũ đồng hành cách"
"Tham Vũ đồng hành cách" - tức Tham Lang Vũ Khúc nhị tinh tại tinh bàn đích cung sửu hoặc mùi, mà cung Mệnh đóng ở đây.
- Cổ nhân cho rằng cách cục này: "Văn tác giam ti thân hiển đạt, vũ thần dũng mãnh trấn biên cương" (Làm quan văn, thì hiển đạt, làm quan võ thì dũng mãnh trấn biên cương). Vũ Khúc là tài tinh, vừa là vũ chức, gặp Tham Lang đồng cung chủ phú, có thể gia tăng thanh thế của Vũ Khúc, vì lẽ đó định là mỹ cách (cách tốt).
- Nhưng người có cách "Tham Vũ đồng hành", tại xã hội hiện đại đa số lại không làm quan. Vương Đình Chi đã từng gặp qua một vị bằng hữu là thầy thuốc ngoại khoa, ông ta có mệnh cách thuộc loại này. Thầy thuốc ngoại khoa sát khí lớn, hằng ngày khi làm việc chủ yếu sử dụng dao mổ xẻ, tự nhiên tính chất cơ bản này theo như lời cổ nhân lại giống nhau. Mặt khác, Vương Đình Chi cũng gặp qua không ít trường hợp có cách cục này lại là giáo sư khoa học tự nhiên, thí nghiệm khoa học chủ yếu sử dụng (khuấy, ke'o, đẩy,...) thiết bị để làm thí nghiệm, cho nên vì lẽ đó Vương Đình Chi cũng cho rằng có sự tương hợp tính chất đối với cách cục này. - bởi vậy dẫn lại ca quyết (bài vè) của cổ nhân đích không nên câu nệ câu chữ, chỉ nên lĩnh hội tinh thần khả dĩ trong đó mà thôi.
- Cách cục này, cung Mệnh tốt nhất là nên gặp Lộc. Tuổi Mậu, Tham Lang hóa Lộc, tuổi Tân gặp Lộc Tồn ở cung dậu hội hợp, Vũ Khúc Tham Lang đồng cung ở sửu tốt hơn ở mùi, bởi vì sửu cung đối với Vũ Khúc có lợi.
- Hỏa Linh cũng tốt nhưng không thể có Kình Dương đồng thủ, vì như vậy, gặp cùng hai lực lượng sát tinh ko khác gì tự mình triệt tiêu chính lực lượng của mình (vì Kình Dương, Hỏa Linh phá hoại lẫn nhau)


Được cảm ơn bởi: carmenkass
Đầu trang

Memphisto79
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 16:03, 01/02/09
Đến từ: Hà Nội

TL: VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM ĐẨU SỐ-Dịch:Phuc Loc-Nguồn:Tuvilyso.net

Gửi bài gửi bởi Memphisto79 »

46. Thiên Cơ thủ mệnh là mẫu người linh động
Tại cổ bổn "tý vi Đẩu số" sao Thiên Cơ được liệt vào "Nam đẩu đệ nhất tinh", mân phái gọi là "Nam đẩu đệ tam tinh". Bản chất thuộc âm, hóa khí là thiện tinh.
Tính chất cơ bản Thiên Cơ chủ về động, tính động của Cơ, Vương Đình Chi đã nói qua, cũng không có ý nói biến động trong cuộc sống, mà là chỉ linh động từ phương diện quan hệ giao thiệp đến tinh thần, hoặc chủ linh động trong làm việc đầu óc.
Cổ nhân đối với Thiên Cơ đánh giá không cao. Chỉ khi cùng Thiên Lương hội hợp, hơn nữa gặp được Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc thì mới thừa nhận là "Văn vi thanh hiển, vũ vi trung lương" cách. Vương Đình Chi cho rằng đánh giá này, chính yếu là sao Thiên Lương hội hợp đến, bởi vì sao Thiên Lương được cho là sao thanh hiển mà trung lương.
Ngoại trừ cách cục này ra, Thiên Cơ chủ "thoái tổ tự hưng" (tổ nghiệp bị suy thoái mà tự mình làm hưng thịnh), chủ tha hương phiêu bạt; ở nữ mệnh tất "Tuy phú quý diệc bất miễn dâm dật" (Tuy phú quý cũng khó tránh dâm dật), gặp sát tinh tất "Dâm tiện thiên phòng xướng tì chi mệnh , phủ tắc hình phu khắc tý" (là mệnh làm vợ nhỏ hay nữ dâm dật, xướng tỳ, nếu không cũng hình phu khắc tý). Chỉ nói vậy mà không chỉ ra căn cứ.

Ngày nay đánh giá sao Thiên Cơ tuyệt không quá xấu như lời cổ nhân, nguyên nhân tại vì hoàn cảnh xã hội cổ kim khác nhau rất nhiều. Thời cổ trọng đôn hậu, không trọng biến; trọng an phận thủ thành, không trọng cải cách, bởi vậy nói tính chất Thiên Cơ ứng biến, linh hoạt, sở trường cải cách, khá dùng đầu óc vào giải quyết sự việc không tâng bốc quá đâu.
Tại Đẩu số, có cách cục "Cơ Nguyệt đồng lương", tức là Thiên Cơ thủ mệnh ở hai cung dần thân, hội hợp ba sao Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương. Cổ quyết thuyết: "Cơ Nguyệt đồng lương tác lại nhân", nói cách khác, mệnh cục này là người đao bút (chuyên viết đơn), soạn kế sách công, cho nên thích hợp vào vai trò đao bút lại (người phụ trách việc văn thư). "Lại" không bằng "Quan", bởi vì lại chỉ là kẻ dưới tay quan để sai khiến, vì như vậy nhìn tổng thể cổ nhân đánh giá Thiên Cơ không bằng quan đứng đầu là người được xã hội thừa nhận quang minh chánh đại.
Xã hội ngày nay, Thiên Cơ có ý nghĩa ở chổ càng linh động càng dễ hòa nhập vào xã hội, đồng thời khi là người làm việc cho chánh phủ, mặc dù là thân phận lại nhân (công chức), địa vị xã hội cũng không được cao, vì thế ta nên đánh giá cao người có Thiên Cơ thủ mệnh. Cũng như càng phải chú ý đến họ bởi vì lý do đầu óc họ luôn năng động, có khả năng thích ứng nhanh với thời đại công nghệ, không thể đánh giá thấp được.


47. Sáu tình huống Thiên Cơ độc thủ mệnh cung
Phàm Thiên Cơ độc tọa cung Mệnh, nhất định phải nghiên cứu cẩn thận cung nó đóng. Tổng cộng có sáu cung vị là "Thiên Cơ độc tọa", tức tý ngọ; sửu mùi; tị hợi, có thể đại khái chia làm ba tổ hợp:

- Tại tý, ngọ cung, Thiên Cơ nhập miếu, tức giống như có người cung phụng, tinh diệu rất trong sáng, cởi mở, tình huống này, người Thiên Cơ tọa mệnh có năng lực phân tích và khả năng linh động rất mạnh. Vương Đình Chi đoán mệnh cho một số công trình sư, y sư, luật sư thì đều thấy họ có cách cục này, có thể thấy được mệnh cục có cách cục này không tầm thường.

Nhưng mà cần phân biệt cẩn thận, xem xét các tinh diệu khác, coi khuynh hướng tính chất Thiên Cơ mạnh vào một phương diện nào, giống như xét mệnh Thiên Cơ lực linh động mạnh dễ có thể là luật sư mà không phải là công trình sư vậy; hay như nếu gặp tinh diệu hội hợp quá xấu, người này lại chỉ có thể là một nhân viên chào hàng nhanh nhạy. Bởi vậy, gặp mệnh cục tương tự phải nhìn ra khuynh hướng chức nghiệp của một người.

- Tại sửu, mùi, Thiên Cơ lạc hãm, tinh diệu quá tối vì thế mà lực linh động giảm bớt rất nhiều; để có thể phát huy năng lực phân tích, tốt nhất là nên gặp Xương Khúc - hai sao chủ thông minh, tất lực phân tích tăng mạnh, có thể tại sự nghiệp có cơ hội thể hiện. Nếu gặp phải một số sao xấu như Hóa Kị thì lực phân tích tất suy yếu đi; lực linh động đã bị khiếm khuyết, lực phân tích lại mơ hồ, thì không thể xác định là thượng cách (cách tốt).

- Tại tị, hợi thì trung bình, lực linh động và phân tích không bằng người Thiên Cơ nhập miếu, nhưng so với người Thiên Cơ lạc hãm (sửu mùi) vẫn còn tốt, đáng tiếc đối cung thấy sao Thái Âm thu hút tác động Thiên Cơ, khiến người có mệnh cục này, lực linh động hóa thành tiêu hao như theo đuổi một phương diện dị tính (khác thường, khác giới tính,...), còn lực phân tích cũng dùng như để phân tích tâm lý người khác giới, như đón trước tâm lý người khác để quan tâm, chăm sóc bằng vẻ ôn nhu, bằng không còn lại chỉ là tốt về những mưu toan, tính toán nhỏ vặt. Cổ thư ghi rằng: "Thiên Cơ tị hợi cung Mệnh phùng, hảo ẩm ly tông gian giảo trọng" (Mệnh có ThiênCơ tị hợi tuy lập nghiệp xa quê no ấm nhưng vẫn nặng về gian xảo).

Cùng cách cục tinh diệu, có thể không giống và biến hóa đa đoan, nhưng khi phân tích phải đứng trên bản chất đã có của nó, điều này độc giả cần lưu ý nhiều hơn.

49. Cơ Lương thủ mệnh có ba loại biến cục
Thiên Cơ tọa mệnh có một biến cục riêng là Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung. Tại cổ thư đối với mệnh cách này có 3 câu bình luận:
- "Cơ Lương đồng cung Thìn Tuất, cao nghệ tùy thân"
- "Cơ lương thìn tuất gia cát diệu , phú quý từ tường" (Cơ Lương Thìn Tuất hội hợp thêm cát tinh, người hiền lành hưởng phú quý)
- "Cơ Lương thủ mệnh gia Hình Kỵ, thiên nghi tăng đạo" (Cơ Lương thủ mệnh thêm Thiên Hình Hóa Kỵ, nên theo đường tu hành hay đạo sỹ)

Ba đoạn bình luận này có thể thấy được cách Cơ Lương thủ mệnh, có biến hóa rất lớn.

Phân tích nguồn gốc đưa đến 3 câu phú này kỳ thật là xem xét chỉ từ hai tinh diệu này, so sánh xem sao nào (tác động) mạnh, ví như nếu Thiên Cơ cường, vậy đó là mệnh "cao nghệ tùy thân"; trái lại, nếu lực Thiên Lương cường, phùng cát diệu, tất "phú quý từ tường"; phùng Hình Kỵ tác động đến Thiên Cơ một cách mạnh mẽ, phát huy triệt để tính chất Thiên Cơ, cho nên dễ vào chốn không môn (cửa Phật).

Tọa Thìn Tuất hai cung, vốn là Thiên la địa võng, lực linh động của Thiên Cơ bị ảnh hưởng, bởi vậy chỉ có thể phát huy lực phân tích của Cơ mà thôi. Lại có người hiểu biết tra vấn, rất nhiều công trình sư cùng với giảng viên đều là loại mệnh cục này (đương nhiên không phải loại thường lên giọng chỉ biết phun nước miếng) có thể thấy được loại mệnh cục này tuyệt đối không tầm thường. Cổ nhân gọi là "cao nghệ tùy thân", thời hiện đại khả dĩ chỉ về "chuyên môn học vấn".

Nhưng tính chất Thiên Lương lại có khả năng ảnh hưởng đến Thiên Cơ thành tâm địa hiền lành, trầm mặc ít nói, phẩm tính thanh cao, (từ một người linh động thành người bị động) nên khiến mệnh cục khá kém, rơi vào trường hợp thợ thủ công, bản thân cũng nghiên cứu kỹ thuật rất tốt, thường đạt được nhiều sự tâm đắc. Hoàn một nổi, loại người này có 1 đặc điểm là không chịu đem những điều tâm đắc truyền cho người khác, ngay cả đồ đệ cũng không chịu truyền thụ, vì lẽ đó dù tâm địa thiện lương, nhưng lại thường dễ dàng chiêu oán.

Nếu như gặp Thiên Hình Hóa Kỵ, Thiên Cơ hoàn toàn bị thụ chế, lúc này lực lượng Thiên Lương phát huy cực độ, bản thân sẽ thiên về "hoang tưởng", thích suy tư vấn đề triết học, vì lẽ đó cổ nhân cho là "thiên nghi tăng đạo", kỳ thật thời hiện đại, điều này cũng không hiện thực lắm vì không phải mệnh cục một vị triết gia nào cũng nhất định xuất gia.

Cơ Lương phối hợp, tinh diệu đã nhược, nhất định không nên gặp sát tinh, nếu không xử sự dễ lâm cảnh rối tinh rối mù, hơn nữa tâm linh lại hư không, không có gì để gởi gắm niềm tin.
Được cảm ơn bởi: chu dien, dotuvan, tthanh, dragonnhoc, hanhtran
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”