XEM BÓI BẰNG CHÂN GÀ (KÊ TÚC)

Các bài học thuật về môn tướng pháp, danh tính, chữ viết
Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: XEM BÓI BẰNG CHÂN GÀ (KÊ TÚC)

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

vucris đã viết:chào anh thienmacohanh
Thấy anh có nhiều tím tòi mới lạ xin hỏi anh có thể tìm dược cách coi mạch thái tố theo tôi biết hiện nay môn này bị thất truyền trước năm 1954 môn này vẩn còn phát triển tại miền bắc ( hà nội ) sau dó di cư 1954 không thấy ai nói dến xem bói kiểu này nửa
TMCH không biết nhiều về cái khoản này, nhưng có đọc vài bài sơ sơ xin phép post vô đây để bác đọc cho đỡ chán:
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: XEM BÓI BẰNG CHÂN GÀ (KÊ TÚC)

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

Mạch Thái Tố:
Ông Tổ cuả kỷ thuật chẩn Mach Thaí Tố là một bậc ẩn sĩ tuyệt thế kinh luân đời nhà Đường tên là Đông Uy.
Nhưng, Trương Thaí Tồ, học trò cuả Đông Uy mới là ngươì đem những gì thầy daỵ ra thực hành và quả thật khoa naỳ thần kỳ hiệu nghiệm. Ngươi đời nhớ công đức cuả Trương Thaí Tố cho nên đã lấy tên ông đặt cho tên sách , truyền tụng maĩ cho đến ngaỳ nay.
Có thuyết cho rằng sách Mạch Thaí Tố là do Dương Thượng viết. Dương Thượng là ngươì rất giỏi về Mạch Thaí Tố, sau Dương Thượng là Tùng Chinh, Dương Quang. Họ đều là những bậc cao minh xem Mạch mà có thể biết được sống thọ hay chết non, giàu sang phú quý hay suốt đời lầm than khổ aỉ, quân tử hay tiểu nhân. Xem mạch mà biết đời sống cuả Cha Mẹ, vợ con, đầy tớ trung hay phản. Xem mạch mà biết công danh phú quý hay suốt đời là hạ nhân hèn mạt thì quả.v.v..Mạch Thaí Tố huyền diệu vô song.

Mạch là mạch máu đang chaỵ trong ngươì. Theo Y học cổ truyền, Mạch cũng chính là biểu hiện cuả Khí huyết lưu hành ngaỳ đêm khắp cả cơ thể phát nguyên từ Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
Thở ra là bởi Tim và Phổi.
Hít vaò bởi Thận và Gan.
Một hơi thở vaò và ra - Hô và hấp - được goị là 1 TỨC.
Mạch SÁC thì 6 tức. Mạch Trì thì 3 tức.
Mạch đi Nông là Phù - Mạch đi sâu là Trầm.
Mạch Mạnh là Thực - Mạch yếu là Hư.
Mạch lớn là Hồng , Đại - Mạch nhỏ là Tế , Tiểu.
Mạch trơn tru là Hoạt - Mạch rít là Sáp.
Mạch Daì là Trường - Mạch Ngắn là Đoản.

Muốn định Mạch , trước tiên phaỉ căn cứ ỡ chỗ CAO CỐT hay là Bằng Cốt nơi cổ tay.
Chô cao cốt là Quan bộ.
Trở lên 1 tấc goị là Thốn bộ.
Trở xuống 1 thước goị là Xích bộ.
Khi xem , bắt đầu 1 ngón tay đặt thẳng vaò giữa Cao cốt , định vị là Quan Bộ.
Tiếp theo là ngón trỏ và ngón vô danh trên dướí để định vị đủ 3 bộ Thốn Quan Xích.

Chẩm Mạch như vậy là cốt chia ngôi bậc , định rõ phần tạng phũ :

Tay traí :
Bộ Thốn : Là định vị cuả Tâm ( Tim ) và tiểu tràng ( Ruột non )
Bộ Quan : Là định vị cuả Can ( Gan ) và Đởm ( Mật )
Bộ Xích : Là Định vị cuả bộ Thận.

Tay Phaỉ :
Bộ Thốn : Là định vị cuả Phế ( Phổi ) hay Đại tràng ( Ruột già )
Bộ Quan : Là định vị cuả Vị ( Dạ daỳ )
Bộ Xích : Là định vị cuả Mạnh Môn , Bàng quang , Tam tiêu.

Nhớ Ngón tay trên hết là Thốn bộ. Ngón giữa là Quan bộ và ngón thứ ba dưới cùng là Xích bộ.

Thoạt đầu để tay nhè nhẹ. Nặng bằng 3 hạt đậu để nghe mạch Phổi. Nặng bằng 6 hạt đậu để nghe mạch Tim. Nặng tiếp 9 hạt để nghe mạch Tỳ. 12 hạt để nghe mạch Gan. 13 hạt để nghe mạch Thận.

Định vị thì tìm chỗ đốt xương cao cỗt. Đầu xương chỗ cao cốt là Quan. Trên Quan là Thốn - Dưới Quan là Xích.
Đại Cương có 8 Mạch chính :
1/ Phù : Khẻ tay để lên da mà thấy ngay mạch là Phù - Chủ bệnh ngoaì da ( Biểu bệnh )
2/ Trầm : Ấn mạnh xuống mới thấy Mạch là Trầm - Chủ bệnh bề trong ( Lý bệnh ).
Hai phép trên là do Mạnh và Nhẹ.

3/ TRÌ : Đặt tay vaò bộ vị , một hơi thở ra hay vaò mà thấy Mạch đến 3 hay 2 lượt là Trì - Chủ bệnh hàn hay rét.
4/ Sác : Đặt tay vaò bộ vi, một hơi thở mà thấy mạch đến 5 hay 6 lượt là Sác - Chủ bệnh Nhiệt hay Nóng.
Hai phép trên là do mạch đến nhanh hay chậm.

5/ TẾ : Đặt tay vaò bộ vị , thấy mạch nhỏ như sợi tơ , goị là Tế : Chủ bệnh hư.
6/ Đaị : đặt tay vaò bộ vị , thấy mạch nỗi cồn to goị là Đại : Chủ bệnh Thực
Hai phép trên do sự hình dung lớn hay nhỏ mà phân biệt.

7/ Đoản : Đặt tay vaò bộ vị , thấy mạch ngắn nguĩ là Đoản là người bẫm thụ kém. Khí huyết suy.
8/ Trường : Đặt tay vaò bộ vị thấy mạch keó daì ( Phiá ngoaì ra khoỉ thốn bộ - phiá trong ra khoỉ Xích bộ ) goi là Trường là ngươì cường tráng hay bệnh Dương cường.
Hai phép naỳ là do quá daì hay quá ngắn mà phân biệt.

Ngũ Hành :
Tả Xích hành Thuỷ.
Tả Quan hành Mộc
Tả Thốn hành Hoả.

Hưũ Xích Hành Hoả ( Đới Thổ ).
Hưữ Quan hành Thổ.
Hưữ Thốn hành Kim

Ngũ Hành tương Sinh :
Tả Xích sinh tả Quan.
Tả Quan sinh tả Thốn.

Hưữ Xích sinh hưũ Quạn
Hưữ Quan sinh hưữ Thốn.

Ngũ Hành Khắc
Tả Xích khắc Hưữ Xích
Tả Quan khắc hưũ Qhan.
Tả Thồn khắc Hưũ Thốn.

Lục Thú :
Tả Xích khởi Huyền Vũ.
Tả Quan khởi Thanh Long
Tả Thốn khởi Châu Tước.
Hưử Quan khởi Câu Trận.
Hưữ Xìch khởi Đằng Xà
Hưữ Thôn khởi Bạch Hổ.

Như vậy :
Tâm Châu Tưóc Hoả.
Can ThanhLong Mộc
Thận Huyền Võ Thuỷ.
Phế Bạch hổ Kim.
Tỳ Câu trận Thổ.
Mệnh Môn Đằng xà Hoả ( Đới Thổ ).

Ngaỳ giáp át khởi Thanh Long ,
Ngaỳ Bính Dinh khởi Châu Tước.
Ngaỳ Mậu khởi Câu Trận.
Ngaỳ Kỹ khởi Dằng Xà
Ngaỳ Canh tân khởi Bạch Hổ.
Nhâm Quý khởi Huyền võ.õ

Trước hết phân biệt cho rõ Mạch thuộc Âm hay Dương - Hàn hay Nhiệt.
Mạch nhiệt gồm Phù Đại Trường Sác.
Mạch hàn gồm Trầm trì vi đoản.

Nhiệt thuộc Dương. Hàn thuộc Âm.

Mạch lúc âm lúc Dương hay Mạch như Chao lệch ,khi traí ,khi phaỉ ấy là Mạch Động.
Phân biệt rõ được Âm Dương Động Tỉnh , tuỳ ngaỳ mà khởi để Vạch thành quẻ DỊCH.

Luận quẻ Dịch để biết Mệnh Taì Quan.
Được cảm ơn bởi: volam078, pinky
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: XEM BÓI BẰNG CHÂN GÀ (KÊ TÚC)

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

Căn cứ vào nguyên lý chuẩn mạch của Trung Y, mạch quyết Thái Tố quy nạp sự biến hóa của mạch tướng con người thành “ngũ dương mạch”, “ngũ âm mạch”, “tứ doanh mạch”.

Gọi là “ngũ dương mạch” tức là năm loại mạch tướng: phù, hoạt, thực, huyền, hồng, Thái Tố mạch quyết nói:

“ Phù là mạch nhẹ và ở bên trên, ẩn hiện hoãn tán, như nước làm nổi vật lên, ấn mạnh xuống thì không thấy, để nhẹ tay thì thấy rõ, càng nhẹ càng thấy mạch, rõ rành ở đầu ngón tay. Nếu tam bộ đều phù, thì tâm khí bất túc.

Hoạt, là mạch không có đầu nối như chuỗi hạt liên tục, ấn mạnh tay thì càng mạnh, thấy rõ ở đầu ngón tay. Để nguyên tay thì thấy mạnh hơn mạch hồng. Nếu tam bộ đều hoạt thì can khí bất túc.

Thực, là mạch ngược với hư. Nguồn mạch lâu dài không dứt, đặt nhẹ tay thì mạch rõ, ấn mạnh tay thì thấp thoáng như mạch huyền, nhỏ hơn mạch hồng. Nếu tam bộ đều thực thì là tì khí không đủ.

Mạch huyền là ấn tay xuống thấy căng như dây đàn, ấn mạnh thì đập vừa phải, ấn nhẹ thì càng gấp, mạch tụ mà không tán, để lâu vẫn không thay đổi. Nếu tam bộ đều huyền, thì phế khí không đủ.

Hồng, là mạch lớn, có nguồn sâu, dòng dài, ấn tay xuống tìm mạch, thấy không huyền không phù, ấn nhẹ ấn nặng đều như vậy. Nếu lại tìm nữa thì bỗng thấy mạnh. Nếu tam bộ đều hồng là khí bất túc”.

Năm hiện tượng phù, hoạt, thực, huyền, hồng là dấu hiệu của “Ngũ dương mạch”. Chủ yếu khác nhau về mức độ nặng nhẹ, sâu nông. Như mạch phù là “nhẹ thì có nhiều, nặng thì có ít”, mạch hồng là “không huyền không phù, nặng nhẹ đều có” ….

Gọi là “ngũ âm mạch” tức là bốn loại mạch: vi, trầm, hoãn, sắc.

Thái Tố mạch quyết nói:

“Mạch vi là mạch rất nhỏ và yếu, ấn mạnh tay để tìm thì thấy như sợi tóc, thấp thoáng ẩn hiện, như trạng thái nửa có nửa không. Nếu tam bộ đều vi, thì là huyết trệ và thần bất túc.

Mạch trầm, như hòn đá ném xuống nước chìm xuống tận đáy, ấn mạnh tay để tìm thì phảng phất thấy. So với mạch vi, thấy mạch này hiện chậm trên xương. Nếu tam bộ đều trầm, thì là vị (dạ dày) nghịch và khí bất túc.

Mạch hoãn, như sợi tơ trong máy không cuốn vào trục, ấn ngón tay thì thấy hoãn, xê dịch thì thấy vi, nhưng lại không gấp bằng vi, không trầm không phục đó là hoãn. Nếu tam bộ đều hoãn thì là thận yếu và tinh không đủ.

Mạch sắc, là trệ mà không hoạt, dưới ngón tay như có cát chìm, như dao vót tre, trầm mà thô, ấn nặng thấy động vào ngón tay, ấn nhẹ thì như không có; trước thực sau hư lặp lại không ngừng. Nếu tam bộ đều sắc thì hồn không đủ.”

So sánh với năm dấu hiệu của “ngũ dương mạch” thì “ngũ âm mạch” tỏ ra yếu ớt nhỏ nhoi, mặt khác “ngũ dương mạch” lấy huyết khí của các bộ vị khí quan làm đối tượng chuẩn đoán, còn “ngũ âm mạch” lại lấy tinh thần hồn phách của toàn thể con người làm mục đích kiểm tra. Do đó thấy rằng “ngũ âm mạch” nhỏ yếu khó tìm, song lại rất quan trọng, nếu tinh thần hồn phách của một con người trầm trệ bất túc, thì hình thể cũng sẽ khô xác.

Gọi là “tứ doanh mạch”.

Thái Tố mạch quyết nói: Tứ doanh là nhẹ nặng và đục, là âm. Phàm muốn biết sự sang hèn, giàu nghèo, thọ yểu của con người thì phải tìm trong tứ doanh mạch.

“Người có mạch khinh (nhẹ) thấy như ngón tay sờ vào ngọc, thuần túy ôn nhuận, là người có trí thức minh mẫn, lộc vị quyền quý.

Người có mạch thanh (trong), thấy phẳng lặng trong và nổi, như lông vũ nhẹ, không trầm không lắng, luôn thấy đập nhẹ.

Người có mạch trọng (nặng) thấy hoãn và thô, lấy tay ấn xuống thấy mạch đục, mạch đục thì khí cũng đục.

Người có mạch trọc (đục) thấy đục, trầm mà căng lại ẩn có trọng trọc, cũng cần xem xét bản nguyên của nó”.

“Tứ doanh mạch” xem ra có tính tổng hợp, tổng quát. Sau khi hiểu sâu hai loại mạch “ngũ dương”, “ngũ âm”, còn cần phải đánh giá nghiên cứu tình hình nhẹ nặng trong đục của nó, sau đó mới có thể tổng hợp dự đoán trạng thái vận động của sinh mạng và từ đó suy ra xu hướng sang hèn, giàu nghèo, thọ yểu của mệnh vận. Do đó, “tứ doanh mạch” là hết sức quan trọng.

Mạch Thái Tố lấy “ngũ dương mạch”, “ngũ âm mạch” làm cơ sở, lấy “tứ doanh mạch” làm hệ quan chiếu đánh giá, rồi lại tham hợp mạch tướng nam nữ và tiêu chuẩn giá trị của tướng lý, là có thể chỉ ra tiền đề mệnh vận của một cá nhân. “Thái Tố mạch bí quyết nói rằng: “Mạch Thái Tố, lấy việc nhẹ trong hay nặng đục để bàn về mệnh. Nhẹ trong là dương là giàu sang, nặng đục là âm, là nghèo hèn. Đàn ông lấy bộ can mộc làm chủ, quyết định công danh cao thấp, đàn bà lấy vị phế kim đoài làm chủ, quyết định việc phúc đức. Còn như nhẹ trong, như ngón tay sờ ngọc, thấy thuần túy ôn nhuận, đập vào đầu ngón tay rõ ràng, lục mạch (sáu mạch) không khác nhau. Như dòng chảy liên tục không đứt đoạn, dù có tật nhỏ, vẫn trong không đục, chủ về người có bản tính xung hòa, trí thức minh mẫn, lộc vị cao, đó là mạch trong nhẹ. Mạch nặng đục thì đập vào ngón tay không rõ ràng, như vung cát khô khắp đầu ngón tay, trước lớn sau nhỏ, số lần ngưng nghỉ hỗn tạp, khắc với bản thân, đó là mạch nặng đục, ấn ngón tay xem xét kỹ, không lần nào sai”. Đoạn văn trên nói rõ thực chất của tướng pháp theo mạch Thái Tố.ớng pháp mạch Thái Tố chủ yếu lấy bốn loại mạch nhẹ trong nặng đục làm phép tắc cơ bản để bàn về tướng người. Người có mạch tướng nhẹ trong là sang người có mạch tướng nặng đục là hèn. Nam giới chủ yếu cần nắm can mạch, theo đó để phán đoán công danh phú quý « nếu tam bộ đều hoạt, là can khí bất túc » đó là điều kỵ với mạch tướng đàn ông. Nữ giới chủ yếu cần nắm phế mạch, do đó có thể phán đoán phúc phận. « Nếu tam bộ đều huyền là phế khí không đủ », đó là điều kỵ với mạch tướng của đàn bà.

Mạch Thái Tố dung hợp cả mạch lý của Trung Y và các yếu tố văn hóa âm dương ngũ hành, Hà đồ, Lạc Thư, rồi dùng tiêu chuẩn giá trị của tướng lý để đối chiếu, phát huy tỏ rõ đặc trưng hòa trộn vào nhiều thành phần văn hóa. Vì loại tướng thuật này lấy tên chính là chuẩn mạch của Trung Y nên càng dễ thu hút mọi người, khiến mọi người tin tưởng, đã từng lưu hành rộng rãi trong thời Minh và nổi danh là không sai bao giờ.
Được cảm ơn bởi: volam078, HOANGTHO892
Đầu trang

vucris
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 104
Tham gia: 06:06, 29/03/10

TL: XEM BÓI BẰNG CHÂN GÀ (KÊ TÚC)

Gửi bài gửi bởi vucris »

cám ơn rất nhiều về bài viết của anh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
volam078
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1937
Tham gia: 09:43, 29/08/09
Liên hệ:

TL: XEM BÓI BẰNG CHÂN GÀ (KÊ TÚC)

Gửi bài gửi bởi volam078 »

Thiên Mã Cô Hành đã viết: TMCH không biết nhiều về cái khoản này, nhưng có đọc vài bài sơ sơ xin phép post vô đây để bác đọc cho đỡ chán:

Cảm ơn bác Thiên Mã Cô Hành nhưng cái môn này tính thực hành hơi cao, kô có thầy thì chắc kô học dc :">
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tướng pháp”