Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Bất Chu đã viết:
Labatvi đã viết:@all
Có bài thơ của nhà phật, tạm o tiết lộ danh tính và người dịch....ai thích phật môn...xem dịch đã đạt chưa?
有空
Hữu không
Có và không

作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?

@ Lã huynh, đệ không dám chỉnh trang gì, chỉ chắc là huynh gõ nhầm dấu chữ "Tác" thành chữ "Tạc" thôi.

Bài thơ thiền ý rất hay, bản dịch cũng tuyệt vời, cảm ơn huynh

@Bất Chu huynh!
Tác giả là Đạo Hạnh thiền sư, một người nổi tiếng! Ngộ ra cái có và cái không hay đến như thế thì mới gọi là đắc đạo....dịch bài này sẽ rất khó...vì đây là dòng thơ phật có tính bác học cao, không hiểu phật pháp thì khó mà dịch nên câu....nên người dịch hay đến như vậy ắt hiểu phật học....đó là Huyền quang tam tổ....vị này rất tiếc Lã o rõ danh tính.

câu Hữu không như thủy nguyệt mà dịch là Kìa xem bóng nguyệt lòng sông thì vừa hay vừa đạt ý..... Bất Chu huynh quả là kiêm tốn khi khen bản dịch....

Sự đời như trăng đáy nước...có có...mà không không vậy!

Đầu trang

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

Nàng đã viết:[
Tuetvnb xem lại... câu 2 là "xuân nhật ngưng trang" nghĩ là "ngày xuân trang điểm" hay "ngày xuân bỏ trang điểm". Có trang điểm không?

Câu cuối nghe như thách đố nhỉ... bài này thì cũng nhiều người dịch lắm rồi nên không dám múa rìu qua một số mắt thợ





Chữ NGƯNG tức là đọng lại, ngưng lại, dừng lại...

NGƯNG TRANG tức là DỪNG CÁI VIỆC TRANG ĐIỂM LẠI.



Ý này thì rõ rồi, ko có gì phải bàn. Nhưng chỉ băn khoăn câu số 1 "Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu", cụm từ BẤT TRI SẦU, nguyên nghĩa là KHÔNG BIẾT BUỒN, nhưng nếu dịch thế thì hơi băn khoăn về tâm trạng của nhân vật, vì đang phải xa chồng, nếu KHÔNG BIẾT BUỒN, tức là đang vui...không hợp lắm về mặt tậm trạng.



Ai có cao kiến gì ko?
Đầu trang

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

Labatvi đã viết:
Bất Chu đã viết:
Labatvi đã viết:@all
Có bài thơ của nhà phật, tạm o tiết lộ danh tính và người dịch....ai thích phật môn...xem dịch đã đạt chưa?
有空
Hữu không
Có và không

作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?

@ Lã huynh, đệ không dám chỉnh trang gì, chỉ chắc là huynh gõ nhầm dấu chữ "Tác" thành chữ "Tạc" thôi.

Bài thơ thiền ý rất hay, bản dịch cũng tuyệt vời, cảm ơn huynh

@Bất Chu huynh!
Tác giả là Đạo Hạnh thiền sư, một người nổi tiếng! Ngộ ra cái có và cái không hay đến như thế thì mới gọi là đắc đạo....dịch bài này sẽ rất khó...vì đây là dòng thơ phật có tính bác học cao, không hiểu phật pháp thì khó mà dịch nên câu....nên người dịch hay đến như vậy ắt hiểu phật học....đó là Huyền quang tam tổ....vị này rất tiếc Lã o rõ danh tính.

câu Hữu không như thủy nguyệt mà dịch là Kìa xem bóng nguyệt lòng sông thì vừa hay vừa đạt ý..... Bất Chu huynh quả là kiêm tốn khi khen bản dịch....

Sự đời như trăng đáy nước...có có...mà không không vậy!





Bài dịch của Huyền Quang, một trong Trúc Lâm tam tổ, đã thành danh rồi, khó ai có thể vượt được, khen làm chi...:D


Sửa thêm chút, có lẽ do không dịch nghĩa nên đọc thơ dịch ngay thì mọi người khó hiểu. Dịch nghĩa ra để hiểu ý đã.





Nếu CÓ thì cát bụi cũng là CÓ

Nếu KHÔNG thì hết thảy đều là KHÔNG

(cái sự) CÓ - KHÔNG (ở trên đời) như ánh trăng nơi đáy nước (chập chờn, ẩn hiện, hư ảo)

(Vậy thì) chớ làm sáng tỏ cái sự CÓ-KHÔNG làm gì.
Được cảm ơn bởi: apollo, Sen trắng
Đầu trang

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Hehe! Họ Lã đi buôn... mấy khi ghé phật môn đâu??? Lão tuệ lại chê bôi họ Lã rùi! hhaha! @Tuệ
Kìa trông bóng nguyệt lòng sông!

Ai hay ẩn sỹ mò trăng làm gì?

hihi
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

Nàng đã viết:Bài Khuê óan của Vương Xương Linh quá nổi tiếng rồi. Nhưng ý tứ xưa cũ, người thiếu phụ mong phu tướng được đeo ấn phong hầu lại còn sầu não vì đơn chiếc, nói chung là cũng lắm chuyện :))

Có bài Khuê Óan này ít nổi hơn nhưng hay..

閨怨

蘼蕪盈手泣斜暉
聞道鄰家夫婿歸
別日南鴻才北去
今朝北雁又南飛
春來秋去相思在
秋去春來信息稀
扃閉朱門人不到
砧聲何事透羅幃

Nỗi óan phòng khuê

Tác giả: Ngư Huyền Cơ

Mi vu doanh thủ khấp tà huy,
Văn đạo lân gia phu tế quy.
Biệt nhật nam hồng tài bắc khứ,
Kim triêu bắc nhạn hựu nam phi.
Xuân lai thu khứ tương tư tại,
Thu khứ xuân lai tín tức hi.
Quynh bế chu môn nhân bất đáo,
Châm thanh hà sự thấu la vi.

Nhờ Bất Chu dịch nghĩa hộ, Nàng sẽ thử dịch thơ xem.

Hik, đã có nhời nhờ thì BC cũng đành mặt dày đem chút kiến thức mọn này ra thôi vậy.


Dưới bóng tà dương khóc với nắm cỏ thơm trong tay,

Nghe nói rằng người chồng nhà bên đã về rồi.

Hôm qua chim hồng phương nam đã bay về bắc,

sáng nay chim nhạn phương bắc đã bay về nam.

Xuân qua thu đến niềm nhớ nhung vẫn còn mãi,

Thu đi xuân lại mà tin tức thì chẳng có bao nhiêu.

Đóng lại cửa son nên chẳng có ai tới,

Cớ sao tiếng chày giặt áo lại vọng vào tận trong màn?



Thân!!!
Được cảm ơn bởi: apollo, Nàng
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi Nàng »

tuetvnb đã viết:
Nàng đã viết:[
Tuetvnb xem lại... câu 2 là "xuân nhật ngưng trang" nghĩ là "ngày xuân trang điểm" hay "ngày xuân bỏ trang điểm". Có trang điểm không?

Câu cuối nghe như thách đố nhỉ... bài này thì cũng nhiều người dịch lắm rồi nên không dám múa rìu qua một số mắt thợ



Chữ NGƯNG tức là đọng lại, ngưng lại, dừng lại...

NGƯNG TRANG tức là DỪNG CÁI VIỆC TRANG ĐIỂM LẠI.


Ý này thì rõ rồi, ko có gì phải bàn. Nhưng chỉ băn khoăn câu số 1 "Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu", cụm từ BẤT TRI SẦU, nguyên nghĩa là KHÔNG BIẾT BUỒN, nhưng nếu dịch thế thì hơi băn khoăn về tâm trạng của nhân vật, vì đang phải xa chồng, nếu KHÔNG BIẾT BUỒN, tức là đang vui...không hợp lắm về mặt tậm trạng.

Ai có cao kiến gì ko?
Để rõ nghĩa, Nàng cũng tìm hiểu loanh quanh thì có mấy đoạn này xin chép lại đây... tuetvnb xem có hợp lý không nhé...



"Trong Đường thi, thi nhân miêu tả vẻ đẹp người con gái thường gắn với tính âm, nhu, mềm, thanh… thể hiện sự dịu dàng, nét tinh tế cũng như giá trị trong tính chất ước lệ của ngôn ngữ.

Người con gái khuê phòng "bất tri sầu" là vì vốn dĩ nàng vẫn say mê một quan niệm chừng như rất bình thường trong xã hội lúc bấy giờ: muốn chồng có công danh sự nghiệp rạng rỡ- bằng khoa cử, bằng chinh chiến trận mạc,hoặc bằng một cách nào đó hợp với đạo người quân tử. Ý niệm này quả không có gì sai trái và đáng trân trọng. Câu thơ đầu tiên tưởng chẳng có gì để bàn thêm. Đến câu thứ hai:

“Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu”

Dịch là :. Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu

Tôi xin nói về chữ “ ngưng” trong nguyên tác, chữ mà nhiều tác giả đều dịch là “ ngừng”, “ ngừng” là âm xưa của chữ “ ngưng” và nghĩa của nó cũng thế nhưng ít thông dụng và nếu giảng “ ngưng trang” là ngừng trang điểm,trang điểm xong thì e rằng không đúng, ở đây bản dịch chỉ ghi : “trang điểm” thì không dẫn đến sai nhưng chưa lột tả hết hai chữ “ ngưng trang”. Xem lại một số từ ngữ: ngưng hàn ( cực rét); ngưng bích ( xanh biếc) ;ngưng diễm ( cực kỳ diễm lệ); xuân thảo ngưng phương ( hoa cỏ mùa xuân thơm ngát)… Vậy “ngưng trang” nghĩa là làm đẹp thật công phu, thật lộng lẫy.Vậy“Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu” nghĩa là “ngày xuân ( nàng) trang điểm thật lộng lẫy rồi bước lên gác thúy”. Chính sự trang điểm lộng lẫy này mới là biểu hiện thực sự sinh động cho tâm trạng “bất tri sầu” ở người khuê phụ của Vương Xương Linh, nàng khác hẳn với chinh phụ của Đặng Trần Côn :

“ Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng

Lệch vầng tóc rối, lỏng vòng lưng eo”

Hay “ Vắng chàng điểm phấn, trang hồng với ai”

Hình ảnh của người khuê phụ hồn nhiên,tươi tắn lạ thường ở hai câu thơ đầu tiên.Câu một:nhấn mạnh vào sự trẻ trung, ngây thơ của người thiếu phụ khiến người đọc xúc động hơn trước cảnh xa chồng của nàng.Câu thứ hai:nối ý, vừa thể hiện lòng yêu đời của người thiếu phụ vừa chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu ba:

“Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc”

(Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu)

Đây là câu thơ quan trọng nhất của bài, ví như một chiếc bản lề nghệ thuật làm đà cho sự xuất hiện của sắc xanh dương liễu, màu xanh của sự sống, khát vọng sống, đó chính là chiếc chìa khoá của bài thơ đã dẫn đến sự liên tưởng, sự chạnh lòng. Chữ “ hốt” thể hiện tâm trạng bất ngờ của nàng trước sức sống của dương liễu mùa xuân, nàng cũng căng tràn sinh lực như cây liễu xanh kia nhưng chúng có đôi, có cặp ,ngả vào nhau trong gió la đà, còn nàng, cô quạnh trong cái đẹp,trong vàng son . Từ sự bất ngờ đến thảng thốt rồi buồn tủi,hối hận, sầu oán….Sự hối hận của người thiếu phụ vừa khép lại cấu trúc hô ứng của thơ vừa mở ra tâm trạng sầu khổ của nàng mà không có gì giải toả được :

“Hối giao phu tế mịch phong hầu”.

(Hối để chồng đi kiếm tước hầu. )

Mở đầu bằng vẻ đẹp rạng ngời, vô ưu của người thiếu phụ,kết thúc bài thơ là niềm xót xa,ân hận day dứt của nàng, bài thơ vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi vừa là tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa. Tất cả sự đổi thay dường như chỉ trong chớp mắt ,chỉ cần vịn vào màu xanh của niềm đam mê cuộc sống thì tình yêu, khát vọng thăng hoa trong tình yêu lại trỗi dậy dạt dào …(LUV)
"

Lại có chỗ nói:

"Lâu nay, hầu hết các dịch giả đều dịch "ngưng trang" là ngừng trang điểm hoặc trang điểm xong. Cuốn "Đường thi tam bách thủ", do Trung Quốc điện ảnh xuất bản xã (Bắc Kinh) ấn hành năm 2005, chú giải từ "ngưng trang" 凝妝 là: 細心打扮 tế tâm đả ban, nghĩa là trang điểm tỷ mỷ, cẩn thận. Vậy thì câu "春日凝妝上翠樓" phải dịch là: Ngày xuân, người thiếu phụ trang điểm đẹp đẽ rồi bước lên lầu. Như thế rất hợp với tâm trạng "bất tri sầu" ở trên. Mình rất tán thành với chú giải của họ. Trong cuốn "Đường thi trích dịch" của Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản cũng chú thích tương tự: Ngưng trang (cũng như "thịnh trang"): trang điểm đẹp đẽ, và dịch nghĩa câu "Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu" là: Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ lên lầu Thuý?"

???
Sửa lần cuối bởi Nàng vào lúc 11:09, 24/09/10 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: apollo
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi apollo »

Quả thật bài thơ thiền rất khó mà dịch được như vậy thì không còn gì phải bàn nữa.
Cảm ơn anh Bất chu dịch hai câu cuối mới biết mình dịch nhầm.
Cái câu cuối của bài thơ thiền vẫn có phần khó hiểu
Đầu trang

tuetvnb
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 1502
Tham gia: 12:44, 25/12/08

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi tuetvnb »

@ Nàng :
Đúng là xưa nay, các danh gia luôn luôn tranh cãi về cụm từ này "Ngưng Trang", đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Dịch NGƯNG TRANG theo nghĩa mới là TRANG ĐIỂM TỶ MỈ, thì hợp lý về ý nghĩa văn chương, nhưng lại không hợp lý về mặt từ ngữ. Quả là khó thay!

Vì xưa nay, từ điển Hán văn, chữ Ngưng, chưa thấy lý giải nghĩa nào khác ngoài nghĩa DỪNG LẠI, ĐỌNG LẠI.

:(
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

Lã huynh:
Có bài thơ của nhà phật, tạm o tiết lộ danh tính và người dịch....ai thích phật môn...xem dịch đã đạt chưa?
有空
Hữu không
Có và không

作有塵沙有,
為空一切空。
有空如水月,
勿著有空空。
Tạc hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?


Thầy Tuệ:

Bài dịch của Huyền Quang, một trong Trúc Lâm tam tổ, đã thành danh rồi, khó ai có thể vượt được, khen làm chi...:D
Sửa thêm chút, có lẽ do không dịch nghĩa nên đọc thơ dịch ngay thì mọi người khó hiểu. Dịch nghĩa ra để hiểu ý đã.


Nếu CÓ thì cát bụi cũng là CÓ

Nếu KHÔNG thì hết thảy đều là KHÔNG

(cái sự) CÓ - KHÔNG (ở trên đời) như ánh trăng nơi đáy nước (chập chờn, ẩn hiện, hư ảo)

(Vậy thì) chớ làm sáng tỏ cái sự CÓ-KHÔNG làm gì.[/quote][/quote]

Bất Chu:

Bài thơ này tuy BC biết chút chữ Hán nhưng lại là lần đầu được đọc, thấy nó hay quá, cả nguyên tác và bản dịch. Biết là khó theo được với sự ngộ đạo của Huyền Quang nhưng BC cũng liều mình xin dịch lại, mong mọi người lượng xét.


Có - không

Bảo có, có tất cả
Nói không, chẳng còn gì
Có không như trăng nước!
Vậy chớ nghĩ có - không!
Kính!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Học chữ Hán qua văn thơ cổ

Gửi bài gửi bởi apollo »

em nghĩ cái câu cuối nghĩa của nó không phải là chớ có nghĩ về có không!

mà là nó giải nghĩa cho câu trên về ánh trăng đáy nuớc, có mà lại là không, không mà lại là có???


Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”