HỒI KÝ - NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ QUÊN

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Trả lời bài viết
anlongcusy7980
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 82
Tham gia: 22:01, 02/10/09

HỒI KÝ - NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ QUÊN

Gửi bài gửi bởi anlongcusy7980 »

[blockquote] KỲ I - NƯỚC MẮT, MÁU VÀ HOA[/blockquote]

Ngày 12 tháng 6 năm 2004, 5h30 sáng.
Tôi đơn độc bước lên tầng cao nhất của quán, chọn cho mình chiếc bàn cạnh cửa sổ, gọi ly cà phê sữa nóng, nhâm nhi cho bớt đi cái lạnh lẽo. Phóng tầm mắt nhìn qua cửa sổ; xa xa là bạt ngàn những rẫy, nông trường cà phê đang ngập chìm trong những làn sương mờ ảo của buổi sáng; khẽ rùng mình vì từng làn gió mồ côi chở theo những chuyến sương giá buốt( tôi đặt tên như thế cho những làn gió bất chợt đến rồi đi), khiến không gian xung quanh vốn ít ánh sáng càng thêm mờ ảo. Mùi hương đặc trưng của hoa cà phê làm tôi lâng lâng, lim dim đôi mắt cho tâm hồn rong ruổi vào cõi hư vô. Bất chợt từ đâu đó trong không gian vang lên tiếng ai văng vẳng: anh Khánh ơi! anh Khánh ơi! khi nào anh về quê em theo anh về nhé! Tôi giật mình, dáo dác nhìn quanh xem ai đang nói mà nghe giọng rất quen thế nhỉ? quái lạ thật! không gian vẫn mờ mờ ảo ảo và tĩnh lặng nào có ai đâu? Tôi cố lôi từ ký ức xem giọng của ai mà nghe như từ cõi u linh vọng về, thôi rồi đúng là giọng cậu Tuấn không thể sai được! binh nhất Đinh Văn Tuấn đồng hương với tôi, đã hi sinh khi cứu hai mẹ con người dân tộc Bana trong cuộc bạo động hơn tháng trước của những kẻ quá khích. Hôm ấy bất ngờ nhận được tin có rất nhiều đồng bào các dân tộc từ già đến trẻ bồng bế nhau lũ lượt kéo đến, theo cùng là rất nhiều xe công nông chở đầy gạch, đá,dao và gậy gộc. Biết có chuyện không hay, tôi lệnh cho anh em mặc thường phục, mang theo dụng cụ cứu thương đến những khu vực trung tâm, nơi dễ xẩy ra va chạm và thương vong nhiều. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là sẵn sàng ứng cứu những người bị nạn; khi chúng tôi có mặt thì nơi dây đã tụ tập rất nhiều người, thôi thì đủ, già có, trẻ có, thậm chí gồm cả những người phụ nữ đang địu con trên lưng, có người còn đang vô tư cho con bú nữa chứ! Đang thầm mỉm cười thì bất ngờ nhiều tiếng va chạm vang lên, từng loạt gạch đá dồn dập bay về phía các nhân viên an ninh, vài người đã bị thương; họ lùi ra xa để tránh ảnh hưởng tới người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Tôi đưa mắt qua sát toàn cảnh để có hướng xử lý; xung quanh khu phố đồng bào Kinh, đàn ông bạo dạn hơn thì đứng ở cửa, phụ nữ, trẻ nhỏ thì leo lên cao nhìn xuống, họ chỉ trỏ cười nói thật vô tư. Nhưng sự vô tư ấy không kéo dài được lâu khi bọn quá khích bắt đầu quay sang ném gạch, đá vào họ, cửa hàng, cửa hiệu hay mất cứ mục tiêu nào có thể; ban đầu họ vội vàng tháo chạy vào trong nhà, khoảng 15 phút sau, những người đàn ông bắt đầu xông ra bằng gậy gộc hay bất cứ thứ gì có thể tấn công những kẻ quá khích. Trong cảnh hỗn loạn ấy bọn quá khích tấn công cả những người theo chúng mà chủ yếu là phụ nữ, thấy vậy tôi lệnh cho anh em xông vào ứng cứu những người này bằng mọi giá không thì hậu quả thật khó lường! Tuấn là người xông vào trước , kịp cứu được hai mẹ con người dân tộc Bana nhưng đã bị trúng đá vào đầu và gục xuống; tôi chạy nhanh tới, bằng những đòn đánh chớp nhoáng vào chân và bụng, loại khỏi vòng chiến được nhiều tên, kịp che chắn cho những người yếu đuối phía sau chạy thoát . Nhờ rất nhiều người dân đến hỗ trợ nên tình hình được kiểm soát nhưng binh nhất Đinh Văn Tuấn đã vĩnh viễn ra đi và chúng tôi vài người cũng đã đổ máu. Hôm sau tôi đến thăm mẹ con người phụ nữ kia, hỏi họ vì sao họ lại hành động như thế thì họ trả lời là "nghe người ta nói đi thì được cấp nhà to và được 50.000đ lại có gạo ăn chứ ở nhà toàn ăn bắp thôi"! Tôi mỉm cười chua chát, chính sự nghèo đói và nhẹ dạ của họ khiến chúng tôi - những người lính đã phải đổ máu và có người đã phải gửi hồn vĩnh viễn lại nơi đây. Sau lần ấy, chúng tôi tích cực sống gần đồng bào các dân tộc hơn, tích cực giúp đỡ họ hơn để họ sớm vượt qua cái đói, cái nghèo. Sự hi sinh của Tuấn khiến anh em sống chia sẻ hơn nhưng lặng lẽ hơn. Tôi đã phối hợp với các Già tổ chức những cuộc vui thâu đêm; bên đống lửa, những ché rượu cần, những điệu nhẩy hoang dã, những thiếu nữ cuồng nhiệt với những đôi mắt nóng bỏng và man dại... đã tiếp lửa cho tôi, chúng tôi...

- Dạ thưa anh - tiếng cô thiếu nữ, con chủ quán vang lên, cắt đứt dòng suy tư của tôi!
- Gì thế em? tôi đáp và mỉm cười quay nhìn cô gái!
- Em ngồi với anh nhé? giọng cô ta cất lên!
- Em cứ tự nhiên! tôi đáp rồi nhìn sâu vào vào mắt cô gái, cô ấy cũng nhìn lại và mỉm cười ý nhị! ở tuổi 21 cô ta có thân hình nẩy nở vừa phải, đôi mắt man dại, đặc biệt có bộ ngực kiểu Siu Black! Cô ta người dân tộc Ê Đê, tôi quen cô ấy cách đây khoảng hai tháng trong dịp mới lên, uống cà phê và hạ đo ván tay võ sư Không thủ đạo khoác loác tại đây! thế là từ đấy tôi giống như chàng Đam San bất tử trong mắt cô ta, trong Trường ca của người Ê Đê .

Nói về người Ê Đê hay Đêgar, còn có các tên gọi khác là Rađê. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam người Ê Đê được gọi là Rađê. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức. Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao... Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm. Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ. Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan... Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu thích. Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiếng ché... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp... Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang. Về trang phục thì có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê Đê ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.
Trang phục nam:
Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố.
Áo có hai loại cơ bản:
• Loại áo dài trùm mông: Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam, có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.
• Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá ngối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông nói trên,...
• Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.
Trang phục nữ:
Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân.
• Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm).
• Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác với váy của dân tộc Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín.

Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành và đạo Thiên chúa . Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều. Những người theo Công giáo Rôma thì thường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật. Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng của cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình. Tiếng nói của người Ê Đê thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia. Tiếng Êđê là một ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với Tiếng Gia rai, Chăm, Malaysia, Indonêsia, Philipin. Tiếng Êđê ngày nay phát triển một âm tiết đơn lập, Đây là kết quả của sự ảnh hưởng của tiếng Mon-Khmer, Khmer,Lao, Viet,Phap. Hầu như nói và viết đều có sự khác biệt, khi nói chữ "Kngan" nghĩa là "Tay" người Êđê chỉ phát âm là " Ngan" o mot so vung. Đăc biệt vùng Buôn Đôn mot số người Êđê nói tiếng Lào . Măc dù vậy trong khi lễ tôn giáo và các ngày Lễ hội họ vẫn sữ dụng Tiếng và chữ viết Êđê Kpă (Êđê gốc), cùng với sự phat trien và vai trò to lớn của đạo Tin lành Đêgar vốn ra đời từ phong trào Fulro "Klei mrâo mrang jăk Đêgar", sự thống nhất càng thể hiên rõ, Tin lành Đêgar là niềm kiêu hãnh văn hóa của người Êđê người ê đê thường sử dụng chử ối ,ái dà, ồ lé .,lớ. So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê Đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê Đê có chữ viết từ thập niên 1920. Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phối hợp với các chuyên viên ngôn ngữ học tại Viện Ngôn ngữ Summer đặt chữ viết cho người Ê Đê để dịch Kinh Thánh cho dân tộc này. Năm 1971, các chuyên viên này phối hợp với Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phát hành sách dạy tiếng Ê Đê. Năm 1979, sách dạy ngữ vựng Ê Đê được xuất bản tại Hoa Kỳ. Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê Đê-Việt phát hành năm 2001. Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của United Bible Societies, đã phát hành 20 ngàn cuốn Kinh Thánh Tân Ước song ngữ Ê Đê-Việt tại Việt Nam. Đây là cuốn sách có số lượng phát hành nhiều nhất trong tiếng Ê Đê từ trước đến nay.

CÒN TIẾP...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
wintertulip
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 218
Tham gia: 13:28, 04/03/10

TL: HỒI KÝ - NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ QUÊN

Gửi bài gửi bởi wintertulip »

tiếp đi ạ :)
Đầu trang

dangtaman
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 17:34, 12/03/10

TL: HỒI KÝ - NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ QUÊN

Gửi bài gửi bởi dangtaman »

lót dép...ngồi chờ phần 2
Đầu trang

Ẩn long cư sỹ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 522
Tham gia: 16:48, 30/01/10

TL: HỒI KÝ - NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ QUÊN

Gửi bài gửi bởi Ẩn long cư sỹ »

(Tiếp theo...)

- Làm gì mà nhìn em kĩ thế?
- À thì... thì tại em xinh quá làm say đắm lòng anh - tôi đáp
- Anh thật khéo nói dóc!
- Thật đấy em, lính bọn anh không mấy khi nói dóc đâu!
- Thế chừng nào anh lại đi? giọng cô gái hơi run
- Anh không biết nữa, mà có thể vĩnh viễn nằm lại nơi này đó em!
- Sao anh bi quan thế?
- Anh không bi quan, nhưng bọn anh là thế, âm thầm chiến đấu, âm thầm hi sinh em ạ! mà em đã bao giờ đọc bài thơ "Màu tím hoa sim" chưa?
- Dạ chưa, đọc em nghe đi anh - cô bé nũng nịu
- Ừa
Tôi dõi mắt nhìn xa xăm, chầm chậm, chầm chậm giọng tôi cất lên:
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh
Tôi người vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như yêu người người em gái.
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê..
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương.
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được nhìn nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu vàng cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Quay lại nhìn cô gái thấy không biết từ bao giờ mắt đã đỏ hoe . Sao em khóc? tôi hỏi

- Anh không bao giờ hiểu được đâu! mà sao anh buồn thế?
- Không buồn sao được hả em? trong lòng anh lúc này là sự cô đơn, trống trải quá lớn! Là lính đôi khi mong ước chỉ đơn giản là một mái ấm gia đình mà ở đấy có người vợ đảm đang chung thuỷ sống vì chồng vì con thôi em ạ; thế nhưng mấy người có được đâu?
Rồi tôi kể cho cô bé nghe về nỗi bất hạnh của người bạn đang đồn trú ở một hòn đảo xa xăm...
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”