Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Nàng »

@Cànhcạch: Người quen mà... Nàng còn biết trong người lão cả thảy có bao nhiêu cái nốt ruồi nữa cơ...

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Nàng đã viết:@Cànhcạch: Người quen mà... Nàng còn biết trong người lão cả thảy có bao nhiêu cái nốt ruồi nữa cơ...

hơ hơ....lâu lắm rồi mới nghe thấy câu tình tứ.....đạt chuẩn!
cứ thế có phải hay o? ....cây khế chua điểm vài quả ngọt....cũng tàm tạm...hihi

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Nói đến cái sầu, cái tình của cổ nhân thì thi ca cũng vẫn là chưa đủ...người đời nay viết mãi cũng chưa hết, và chẳng hay bằng, lục lại ý thơ của của đời trước...thấy các cụ thật bay bướm, lả lơi....chẳng cục mịch như bây giờ. Xin trích vào câu của cụ Trứ:
Trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi?
Càng tài tử càng nhiều tình ái
Cái sầu kia theo hình ấy mà ra
Mua sầu tại kẻ hào hoa
Ngày trước đã biết mua sầu tại kẻ hào hoa...hihi. Mà càng tài tử thì càng nhiều tình ái...ấy có mấy vị ở DD Lã cho là ...đạt chuẩn đó. Có phải chăng là do bàn tay thô ráp quá nên bù lại....tình ý như sóng cồn đại hải...dào dạt mâm xôi..hehe.
Sầu ai lấp cả vòng giời
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung?
hihi.. xin mang vài câu của cụ Trứ để qúy vị thưởng lãm
Được cảm ơn bởi: Nàng

Cành cạch
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 318
Tham gia: 21:43, 01/03/10

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Cành cạch »

Lã tiên sinh trích dẫn quả là thích đáng cái sầu tình lai láng của cụ Trứ, ta đây xin góp thêm bài Phú của cụ một nỗi sầu hàn nho.

Đúng là có bay đi đâu thì bay, lả vào đâu thì lả, hết gạo chay rông thì nó cũng thành ra thế này..

Hàn nho phong vị phú

Chém cha cái khó!
Chém cha cái khó!
Khôn khéo mấy ai ?
Xấu xa một nó!
Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai,
Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.

Kìa ai:
Bốn vách tường mo,
Ba gian nhà cỏ.
Đầu kèo mọt đục vẽ sao,
Trước cửa nhện giăng màn gió.
Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
Đầu giường tre, mối dũi quanh co,
Góc tường đất, giun đùn lố nhố.
Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô,
Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó.
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu,
Đầu giàn, chuột cậy khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
Ấm trà góp lá bàng lá vối, pha mùi chát chát chua chua,
Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ.
Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu,
Khăn lau giắt đỏ lòm, giải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.
Đỡ mồ hôi, võng lác, quạt mo,
Chống hơi đất, dép da, guốc gỗ.
Miếng ăn sẵn cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon,
Đồ chơi nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của.
Đồ chuyên trà, ấm đất sứt vòi,
Cuộc uống rượu, be sành chắp cổ.
Đồ cổ khí bức tranh treo trên vách, khói bay lem luốc, mầu thuỷ mạc lờ mờ,
Của tiểu đồng pho sách gác đầu giàn, gián nhấm lăm nhăm, dấu thổ châu đo đỏ.
Cỗ bài lá, ba đời cửa tướng, hàng văn sách mập mờ,
Bàn cờ săng, bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó.
Lộc nhĩ điền lúa chất đầy rương,
Phương tịch cốc khoai vừa một rỏ.
Tiêu dụng lấy chi mà phao phóng, thường giữ ba cọc ba đồng,
Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một chiêng một bó,
Mỏng lưng xem cũng không giầu,
Nhiều miệng lấy chi cho đủ.
Đến bữa chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong,
Qúa kỳ lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó.
Thuốc men rắp bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã, thế nào cho đáng giá lương y,
Thầy bà mong dối trá kiếm ăn, lại nghĩ chữ dũng như, phép chi được nổi danh pháp chủ.
Quẻ dã hạc toan nhờ lộc thánh, trút muối đổ biển, ta chẳng bõ bèn,
Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha, tìm còn chửa chỗ.
Buôn bán rắp theo nghề đỏ, song lạ mặt, chúng hòng rước gánh, mập mờ nên hàng chẳng có lời,
Bạc cờ toan gỡ con đen, chưa sẵn lưng, làng lại dành nơi, hỏi gạn mãi giạm không ra thổ.
Gâp khúc lươn, nên ít kẻ yêu vì,
Gương mắt ếch, biết vào đâu mượn mõ.
Đến lúc niên chung nguyệt quý, lấy chi tiêu đồng nợ đồng công ?
Gặp khi đường xẩy chân cùng, nên phải tới cửa này cửa nọ.
Thân thỉ to to nhỏ nhỏ, ta đã mỏi cẳng ngồi trì,
Dần dà nọ nọ kia kia, nó những vuốt râu làm bộ.
Thầy tớ sợ men tìm đến cửa, ngảnh mặt cúi đầu,
Chị em e vất lấm vào lưng, chìa môi nhọn mỏ.
Láng giềng ít kẻ tới nhà,
Thân thích chẳng ai nhìn họ.
Mất việc toan dở nghề cơ tắc, tủi con nhà mà hổ mặt anh em,
Túng đường mong quyết chí cùng tư, e phép nước chưa nên gan sừng sỏ.
Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo vong bần,
Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú.
Tất do thiên, âu phận ấy là thường,
Hữu kỳ đức, ắt trời kia chẳng phụ.
Tiếc tài cả phải phạn ngưu bản trúc, dấu xưa ông Phó ông Hề,
Cần nghiệp kho khi tạc bích tụ huỳnh, thuở trước chàng Khuông chàng Vũ.
Nơi thành hạ đeo cần câu cá, kìa kìa người quốc sĩ Hoài âm,
Chốn lý trung xách thớt chia phần, nọ nọ đấng mưu thần Dương võ.
Khó ai bằng Mãi Thần Mông Chính, cũng có khi ngựa cưỡi dù che,
Giàu ai bằng Vương Khải Thạch Sùng, cũng có hội tường xiêu ngói đổ.

Mới biết:
Khó bởi tại trời,
Giàu là cái số.
Dầu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền,
Cũng bất quá thủ tài chi lỗ.


:))
Được cảm ơn bởi: Nàng

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

ấy thấy văn là thấy người, khi cụ trứ còn lận đận quan trường, công danh mờ mịt cụ làm bài thơ kể khổ trên ..., Cụ tú mãn kiếp ôm hận trường thi, đâu phải bất tài, vì cái giọng thành nam dễ nhận mà giám khảo hè nhau đánh trượt...vì cái tội lộng ngôn, mà cái tội lộng ngôn thì đàn bà cũng dễ mắc. Ví như Trần lệ xuân...phát biểu với báo giới khi thầy tu tự thiêu: Chính phủ sẽ cấp thêm xăng và hộp quẹt- một lời làm cháy cả nhà họ Ngô- cũng là mắc bệnh lộng ngôn vậy. Khi Đổng Trác hỏi Lưu Bị làm chức quan gì? lưu bị trả lời: Chân trắng. Đổng Công rũ áo o thèm hỏi...ấy là : Ai biết anh hùng lúc trắng tay? Nay cành cạch tiên sinh cũng rũ áo mà hỏi cụ Trứ vậy được chăng?
Cái nhìn tăm tối...sẽ có kết cục tăm tối. Họ Lã nghĩ vậy.
hãy xem cụ tự động viên nhé:

Đi không há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong!
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

Mà thôi...cụ đã thành danh viết mà làm gì...để họ Lã chỉ ra cái tình của cụ với cô vợ lẽ bỏ bê đây này:

Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
Rồi đây nỏ biết quên hay nhớ
Từ đó mà mang nợ với duyên
Tình ấy trăng kia như biết với
Chia làm hai nửa giọi hai bên!

Cụ Trứ thì làm bài thơ cảm vợ lẽ, mười hai bến nước một con thuyền, ấy là phận người đàn bà phải đi cho đủ...Cụ Sào Nam thì phải dùng chữ Bội Châu...xem ra anh hùng nào cũng đày ải mỹ nhân mà thôi. Kể cả họ Lã ta...cũng đành ...Mang ái thiếp tặng cho người...có lẽ cũng phải làm bài thơ cảm thán vậy.
hihi
Được cảm ơn bởi: Nàng

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Nàng »

Hỡi ôi, nghe giọng văn Lã tiên sinh sao thấy màu của hai từ "hận".

Mà xét cho cùng, làm trai phải biết hận mới thành đại sự. Cụ Trứ hàn vi vất vả mới có bài phú trên, đến ngoài 40 mới có chút công danh, lại thăng trầm, vì nước vì dân đã làm đựoc những việc lưu danh thiên cổ.. tuy nhiên vẫn thừa phong thái hào hoa lãng tử, với chị em thì cũng lắm tri âm, lại ngạo nghễ khinh khi chốn quan trường ô trọc... phong thái ấy, con người ấy tưởng trên lịch sử chỉ có 1.

Cụ Trứ đào hoa thì,... khỏi nói, ấy cũng là cái đáng ngưỡng mộ, ấy vậy mà phụ vợ lẽ còn gửi gắm đựoc chút ít tình nghĩa qua mấy câu thơ mà không sợ thế gian chê cười là phụ bạc, Tài ấy, tình ấy cũng đáng bậc anh hùng, có tình có nghĩa.

Nhân chuyện vợ lẽ lại trộm nghĩ, thời nay luật hôn nhân bó buộc, nhưng tử vi thì sao Tả Phụ Hữu Bật đâu có tắt, thành ra lắm cảnh trái ngang, lắm người muốn mà không đựoc đâm đầu óc đen tối... lại còn bao chuyện ngồi lên tình nghĩa, vô luân... thế nên cái Địa kiếp nó có đất để vùi dập Đào hoa... So với thời nay, người phụ tình mà còn làm thơ nói lên cái sự phụ bạc, không sợ miệng tiếng thế gian trăm năm sau như cụ Trứ.. ối kẻ không bằng.

Cám ơn Lã tiên sinh, Cành cạch tiên sinh vì chép mấy bài thơ của cụ Trứ, Nàng trộm nghĩ, có phong ba mới biết anh hùng, văn chương của người đã trải phong ba bão táp mà vẫn xứng anh hùng mới là đáng đọc và suy ngẫm. Còn những kẻ trướng rủ màn che, vinh thân phì gia thì có đua đòi văn chương cũng như sắm áo mới, đọc cũng chả để làm gì.

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Nàng »

Labatvi đã viết:ấy thấy văn là thấy người, khi cụ trứ còn lận đận quan trường, công danh mờ mịt cụ làm bài thơ kể khổ trên ..., Cụ tú mãn kiếp ôm hận trường thi, đâu phải bất tài, vì cái giọng thành nam dễ nhận mà giám khảo hè nhau đánh trượt...vì cái tội lộng ngôn, mà cái tội lộng ngôn thì đàn bà cũng dễ mắc. Ví như Trần lệ xuân...phát biểu với báo giới khi thầy tu tự thiêu: Chính phủ sẽ cấp thêm xăng và hộp quẹt- một lời làm cháy cả nhà họ Ngô- cũng là mắc bệnh lộng ngôn vậy. Khi Đổng Trác hỏi Lưu Bị làm chức quan gì? lưu bị trả lời: Chân trắng. Đổng Công rũ áo o thèm hỏi...ấy là : Ai biết anh hùng lúc trắng tay? Nay cành cạch tiên sinh cũng rũ áo mà hỏi cụ Trứ vậy được chăng?
Cái nhìn tăm tối...sẽ có kết cục tăm tối. Họ Lã nghĩ vậy.
hihi
Lã tiên sinh, Nàng mạn phép sửa chút, Đổng Trác là Đổng Trác, mà Đổng Công là Đổng Công... Lã tiên sinh nhầm Đổng Trác và Đổng Trọng Thư e rằng..... :)

Nước Nam ta từ xưa không ưa phụ nữ nắm quyền. Cũng hơi tự hào là không một vương triều bị chiến tranh vì đàn bà như Trung Quốc. Hoặc cũng có nhưng các bậc nam nhi không đổ tại đàn bà, còn để đàn bà lộng ngôn là lỗi của những kẻ nam nhi dùng đàn bà vào việc quốc gia đại sự.

Còn câu "cái nhìn tăm tối... " Nàng không hiểu ý Lã tiên sinh, nếu bài Phú kia là cái nhìn tăm tối thì... e rằng Nàng đây nếu đổi phận làm trai mà được như cụ Trứ cũng thỏa một đời. Kết cục tăm tối ở đâu :)

Nàng thì trộm nghĩ.. Kết cục tăm tối dành cho kẻ đầu óc tăm tối thì đúng hơn.

Vài lời bàn nhảm làm quán thêm phong vị, mong Lã tiên sinh không xếp vào tội "lộng ngôn"
:))

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Nàng »

Giang hồ mỏi mệt nên về đây trú tạm, lấy văn chương làm tri kỷ. Được Lã tiên sinh không quên, Nàng lấy làm hân hạnh lắm. Cũng mong sao giữ được 2 chữ "tương phùng".

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Nàng viết: Hỡi ôi, nghe giọng văn Lã tiên sinh sao thấy màu của hai từ "hận".
Họ Lã không hận....mà sầu cho ...vui:
Kim triêu hữu tửu kim triêu tuý,
Minh nhật sầu lai minh nhật sầu.
Đời người mấy khi được đắc sầu như cổ nhân???? và cái sầu này nữa mới ghê chứ?
Sầu ai lấp cả vòng giời
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung?
Nàng viết:
Lã tiên sinh, Nàng mạn phép sửa chút, Đổng Trác là Đổng Trác, mà Đổng Công là Đổng Công... Lã tiên sinh nhầm Đổng Trác và Đổng Trọng Thư e rằng.....
HIHI cái này họ Lã chẳng nhầm, Nàng phải hiểu Lã hơn thì mới không hỏi như vậy. Nay xin giải nghĩa như sau: Với họ Lã trắng đen không quan trọng, Lã không cho là trường phái tử vi nước Nam ta là đúng hoàn toàn...(miễn cãi) luôn dùng các miếu hãm để soi xét...hehe. Họ Lã thích sự chế hoá, phù trì trong tử vi hơn...hehe...(cũng miễn cãi), trừong hợp goi là Đổng công có lý của nó, đó là sự tôn trọng đặc biệt của một lá số (một con nguời) đầy đủ tả hữu mà stupid, nhưng quyết đoán. Về ý nào đó, Đổng công quyền hành còn to hơn Tào công nhiều....vì vậy, Họ Lã chẳng quan tâm ai tốt ai xấu làm chi...ai cũng là bạn của Lã này. Nói về Đổng công...xin Nàng cho phân tích vào một chuyên mục khác.
Nàng nói địa kiếp đào hoa ư??? nếu o có đia kiếp thì ai sẽ thương xót đào hoa đây???...Ai sẽ ngồi chốn lầu xanh cho khách tình làm bến đậu? thiên hạ sẽ thiếu đi một văn hoá, và hơn nữa, một Thuý Kiều và Lấy đâu ra Đoạn trường Tân thanh của Nguyễn Du? Kệ nó, ngang trái là lẽ thường...đừng nhìn nó bằng con mắt trắng đen, nếu có thể nhìn nó vui vẻ thì tốt bíet mấy....
Nàng viết: Còn câu "cái nhìn tăm tối... " Nàng không hiểu ý Lã tiên sinh, nếu bài Phú kia là cái nhìn tăm tối thì... e rằng Nàng đây nếu đổi phận làm trai mà được như cụ Trứ cũng thỏa một đời. Kết cục tăm tối ở đâu
Người ta khi suy nghĩ nông choèn...tất làm bài thơ nông choèn...cụ Trứ nói rồi: anh hùng khi gấp cũng khoanh tay...bài đó là một bài cụ làm khi vận bĩ...nay có người mang lên chỗ Tao Nhân, họ Lã chê là phải...mượn cái tăm tối nhất thời mà đưa lên chốn văn đàn...thực bụng dạ cũng không sáng sủa cho lắm, ấy là chưa nói mắc bệnh mang: "thành bại luận anh hùng" tối kỵ xưa nay...hihi.
Còn nữa...Ở chốn mênh mông của Văn học, Huyền học này...có người sầu cùng Lã, đàm đạo cùng Lã ấy là duyên kiếp trước to lắm rồi, có khi kiếp trước mình là bạn đồng niên cùng giường cùng chiếu cũng nên?hihi.
Lã viết một bài, Nàng hoạ tới mấy bài....thật chẳng có cảm kích nào bằng...
Duyên với Nàng ở DD đã mấy thu rồi đấy....nhìn trời xanh năm nay mà lòng buồn man mác....
à..quên! nói đến "lộng ngôn" ...Nàng phải lộng ngôn thì mới thú chứ....haha!

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Tao nhân mặc khách hạ bút tương phùng....

Gửi bài gửi bởi Nàng »

@Labatvi.. lời viết ra, đúng thì thôi, sai thì dám nhận mới xứng là Nam nhi. Người ta gọi Tào Tháo là Tào Công, không có nghĩa gọi Đổng Trác là Đổng Công. Đổng Công là Đổng Trọng Thư, nhà triết học, đã từng là Tướng Quốc nên mới có danh xưng là Đổng Công. Nói như Lã tiên sinh... Đổng Công tuyển trạch nhật yếu lãm là của... Đổng Trác à


Lã viết: cụ Trứ nói rồi: anh hùng khi gấp cũng khoanh tay...bài đó là một bài cụ làm khi vận bĩ...nay có người mang lên chỗ Tao Nhân, họ Lã chê là phải...mượn cái tăm tối nhất thời mà đưa lên chốn văn đàn...thực bụng dạ cũng không sáng sủa cho lắm, ấy là chưa nói mắc bệnh mang: "thành bại luận anh hùng" tối kỵ xưa nay...hihi.

Lại nói chuyện trích thơ tăm tối... Nàng suy thứ nhé: Cành cạch tiên sinh trích thơ tăm tối sẽ có kết cục tăm tối... vậy Lã trích thơ "bạc tình", phụ vợ lẽ của cụ Trứ ắt hẳn... bụng dạ đang nhìn vào sự bac tình sẽ có kết cục bạc tình

Đã khóa

Quay về “Văn hóa - Cổ học”