Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn tại?

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Boom
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 238
Tham gia: 19:17, 10/03/11

Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn tại?

Gửi bài gửi bởi Boom »

Cõi âm luôn thôi thúc sự tò mò và nghiên cứu của mọi người bởi chính sự kỳ bí của nó. Vậy chngs ta đã biết những gì và chưa biệt gì về cõi âm. Ai co' nhã hứng thì Boom xin mời các bạn vào và thảo luận. Điều đầu tiên theo Boom nghĩ các vong hồn là có thật .... and you???
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi trahong »

hay đó .tôi cũng tin là có thật.ai không tin thì thôi. Nhưng không biết thảo luận ở chuyên mục này có nên không? ngại ảnh hưởng, trang lý số cấm mê tín dị đoan đó.Vào mục :ca phê lý số -tin vỉa hè thoải mái buôn chuyện ma
Đầu trang

hoalyvang
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 1
Tham gia: 13:49, 04/08/11

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi hoalyvang »

chào bạn Boom !!tôi đã vào diễn đàn và đọc những bài viết của bạn. Tôi cũng tin vong hồn là có thật,Tôi có đứa cháu cũng thường bị ông bà nội của mình nhập vào mỗi lần giỗ ông bà. Cháu tôi bảo trước kia nó rất khó chịu khi bị như vậy, nhưng nhiều lần diễn ra nên nó cũng quen, không còn thấy mệt và khó chiu như trước. Nó có bảo tôi là người âm vẫn rất cần tiền vàng mã để tiêu xài và họ biết hết mọi hành động của người dương làm. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không? và cháu tôi như vậy có phải là hợp với vong của ai trong gia đình nên mới hay bị nhập như vậy có đúng không?
Ngoài ra tôi còn thắc mắc 1 điều nữa là, mấy tháng trước bà hàng xóm sang nhà tôi nói chuyện bà ấy gọi hồn bố của bà ấy lên nhưng không hiểu sao bà nội của chồng tôi (tôi là cháu dâu) lại nhập hiện về và như miêu tả thì bà nhà tôi ăn mặc rất cũ, áo thì rách, nhìn rất nghèo khổ. Trong khi cả nhà mỗi lần giỗ hoặc mùng 1, ngày rằm cả nhà đều thắp hương, gửi tiền vàng xuống. Vậy mà không hiểu sao khi hiện lên lại như vậy? phải chăng bà không nhận được hay như thế nào?

Mong Boom trả lời giúp thắc mắc của tôi. Trân thành cảm ơn!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

hoalyvang đã viết:chào bạn Boom !!tôi đã vào diễn đàn và đọc những bài viết của bạn. Tôi cũng tin vong hồn là có thật,Tôi có đứa cháu cũng thường bị ông bà nội của mình nhập vào mỗi lần giỗ ông bà. Cháu tôi bảo trước kia nó rất khó chịu khi bị như vậy, nhưng nhiều lần diễn ra nên nó cũng quen, không còn thấy mệt và khó chiu như trước. Nó có bảo tôi là người âm vẫn rất cần tiền vàng mã để tiêu xài và họ biết hết mọi hành động của người dương làm. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không? và cháu tôi như vậy có phải là hợp với vong của ai trong gia đình nên mới hay bị nhập như vậy có đúng không?
Ngoài ra tôi còn thắc mắc 1 điều nữa là, mấy tháng trước bà hàng xóm sang nhà tôi nói chuyện bà ấy gọi hồn bố của bà ấy lên nhưng không hiểu sao bà nội của chồng tôi (tôi là cháu dâu) lại nhập hiện về và như miêu tả thì bà nhà tôi ăn mặc rất cũ, áo thì rách, nhìn rất nghèo khổ. Trong khi cả nhà mỗi lần giỗ hoặc mùng 1, ngày rằm cả nhà đều thắp hương, gửi tiền vàng xuống. Vậy mà không hiểu sao khi hiện lên lại như vậy? phải chăng bà không nhận được hay như thế nào?

Mong Boom trả lời giúp thắc mắc của tôi. Trân thành cảm ơn!

bác có theo phật pháp không, nhà chùa không khuyến khích đốt quá nhiều vàng mã , tiền vàng khi người dương đốt là biểu hiện lòng thành kính với những người đã khuất ... bác nên tim hiểu thêm về vấn đề này
Được cảm ơn bởi: Nam Đế
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Dân gian thường hay dùng từ “gọi hồn”để nói về việc mời “người âm” về nói chuyện với người dương, còn tại đây dùng từ “giao lưu”. Vậy, tính chất giữa “gọi hồn” và “giao lưu” có gì giống và khác nhau không?
Nhìn hình thức có thể cũng không khác nhau nhiều, có chăng sự khác nhau nằm ở văn hoá ứng xử của người sống đối với người thân đã khuất.
Nhiều gia đình đến giao lưu không thành công là vì họ chỉ muốn “gọi” người thân đã mất về chỉ để hỏi, để cầu lợi cho mình, (hỏi làm ăn thế nào cho phát tài, để xin được phù hộ đủ thứ… ). Việc giao tiếp với “cõi âm” như vậy là hình thức giao tiếp không lịch sự.
Các cụ ta có câu: “Âm dương đồng nhất lý”. Do đó, muốn cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên… đã mất về “gặp” chúng ta với tâm trạng vui vẻ, thì chúng ta phải thể hiện tính nhân văn trong văn hoá giao tiếp. Theo đó, ta phải giải mã được những thông điệp của thế giới bên kia, nghe được ý nguyện của người đã mất: Họ muốn gì, cần gì để mình đáp ứng, thậm chí chúng ta có thể học và tiến hành chữa bệnh cho người âm nếu như chúng ta thành tâm hồi hướng công đức và phát nguyện.

Vậy, chúng ta phải làm thế nào để đáp ứng được ý nguyện của người thân ở thế giới bên kia?
Việc thể hiện văn hoá giao lưu với thế giới tâm linh là phải phát nguyện làm việc tốt không chỉ cho mình mà còn cho cả “người âm”. Theo đó, phải phát nguyện, hồi hướng cho hương linh để những linh hồn nào vẫn còn nhiều phiền não, khổ đau… sẽ thoát khỏi đau khổ. Những trạng thái khổ đau, phiền não đó đa phần do tác động rất mạnh mẽ của xúc cảm trong giây phút cận tử nghiệp (giây phút hấp hối) mà thần thức đã mang theo.
Việc mời hương linh liệt sỹ và người thân đã mất về giao lưu cũng giống như việc mình mời người thân từ nước ngoài về, thì mình phải làm thủ tục cấp visa, hộ chiếu cho họ. Tương tự, với người thân ở “cõi âm”, chúng ta phải biết chắc rằng, người thân của chúng ta không bị nhốt trong cảnh giới địa ngục, ngã quỷ… thì họ mới về giao lưu với ta được. Cách để làm các thủ tục cấp “visa” cho người thân ở cõi âm, chính là làm những việc công đức, dâng công đức đó cho người thân, nhờ đó mà công đức của họ được tăng trưởng, thoát khỏi địa ngục khổ đau và phiền não thì họ mới có thể dễ dàng về giao lưu với chúng ta.

Pháp hội Uống nước Nhớ nguồn thường khuyên các gia đình muốn giao lưu thành công thì nên thực hiện nghi thức cầu siêu trước. Vì sao chúng ta nên thực hiện cầu siêu trước khi giao lưu?
Rất nhiều gia đình đã tham gia và phản ánh lại với chúng tôi, rằng có trường hợp thực hiện giao lưu nhưng chưa cầu siêu thì người thân về không nói được, hoặc còn mang theo những đau khổ, phiền não, nhưng sau khi cầu siêu, thì các hương linh trở về giao lưu với người thân với tâm trạng hoan hỉ hơn rất nhiều.
Ngoài ra, không chỉ những gia đình có ý định giao lưu với người thân, mà ngay cả không giao lưu thì chúng ta cũng nên cầu siêu ít nhất mỗi năm 1 lần cho người thân đã mất để họ được an lạc, tránh được những cảnh giới khổ đau, phiền não.

Vì sao việc cầu siêu lại có thể có tác dụng đến như vậy?
Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện cho linh hồn người đã mất được siêu thoát.
Tuy nhiên, để việc cầu siêu được thực hiện đúng chánh pháp, chúng ta không phải đến đây để cầu xin suông, nhớ ơn suông, mà nguyện làm một điều gì đó để tri ơn các liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước, tri ơn cửu huyền thất tổ, cha mẹ, người thân đã mất…
Việc tri ơn không đơn thuần là việc trả ơn bằng vật chất, tiền bạc, mà trả ơn bằng việc tu học giáo lý Phật pháp. Cách chúng ta làm chính là dựa trên việc bản thân chúng ta phải nhất tâm tu học, để những linh hồn đi theo chúng ta họ cũng noi theo chúng ta để tu học và họ sẽ thấu hiểu được giáo lý, thoát khỏi những cảnh giới phiền não, đau khổ như ngã quỷ, địa ngục…
Với những người còn sống, việc học Chánh pháp chính là một việc nghĩa cử với tổ tiên, những người đã mất trong gia đình mình. Bởi vì, hương linh người âm đến đây là họ đi theo người nhà họ đến. Các linh hồn đã mất, họ không còn thân thể nữa nên cũng rất khó tự đọc kinh sách nhà Phật để giác ngộ được, mà họ phải nghe người nhà đọc, cảm ứng theo cảm xúc, suy nghĩ của những người sống… Theo đó, người âm đi theo chúng ta, chúng ta học cái gì thì họ học theo cái đó, mình nguyện điều gì thì họ cũng cảm ứng theo ta y như vậy…
Ngoài hương linh của những người thân đi theo chúng ta đến Pháp hội để cầu siêu, thậm chí còn có cả những hương linh của những người có liên quan đến chúng ta từ trong kiếp quá khứ, họ đi theo ta để báo ơn hoặc đòi nợ. Khi họ đến Pháp hội, có thể những thần thức đang oán hận chúng ta họ cũng sẽ được nghe Phật pháp và giác ngộ, nhờ đó mà ta và họ sẽ hoá giải được hận thù, cả 2 đều sẽ được an lạc hơn.
Theo đó, để những thần thức này có thể dễ dàng giác ngộ, chúng ta không chỉ sẽ phải sám hối, nhận hết những lỗi lầm trong quá khứ, mà còn phải phát nguyện làm những việc công đức để chuộc lại tất cả những lỗi lầm đã qua.
Khi các thần thức đã ra khỏi được các phiền não, thì tự họ sẽ không còn buồn phiền, không còn cần những thứ phù phiếm của trần gian như việc cúng vàng, cúng mã…Có nghĩa là, chúng ta đã hướng cho họ có được một tư duy sáng suốt, thấu hiểu được Chánh pháp, để họ được siêu thoát sang được những cảnh giới tốt đẹp hơn.
Nhân dân ta vẫn có câu: “Cho con cá không bằng cho phương pháp câu”. Đối với những người con hiếu, cháu thảo thì việc tri ân các anh hùng liệt sỹ, tri ân gia tiên , ông bà cha mẹ, cách tốt nhất là đưa thần thức (hay còn gọi là hương linh) của họ về cảnh giới an lạc. Khi đã ở cảnh giới an lạc, họ sẽ không cần vàng mã, tiền giả, đồ giả… mà chúng ta gửi nữa. Bởi vì thực chất, ở 2 cõi giới khác nhau, các hệ quy chiếu khác nhau sẽ có vận tốc khác nhau nên không thể dùng chung một loại phương tiện, và càng không thể “chi tiêu” đồng tiền do hệ quy chiếu khác in ra. Có chăng là, tất cả các hệ quy chiếu , tất cả các cõi giới đều chịu chung sự vận hành của luật Nhân - Quả, và cùng “tiêu” chung một loại “tiền”, đó là Công Đức Lực.
Đương nhiên, muốn thực hiện được những mục tiêu kể trên, chúng ta phải tổ chức Pháp hội cầu siêu đúng chánh pháp, nghĩa là phải xuất phát từ lòng từ bi, hỷ xả, hiếu thảo, bài trí pháp đàn trang nghiêm thanh tịnh. Chúng ta không nên bày những đồ hàng mã, tiền giả, không cúng những đồ sát sinh, không được bày vẽ tốn kém, và đặc biệt là trong nghi lễ phải đọc tụng những bài kinh giúp cho thần thức được giác ngộ.
Được cảm ơn bởi: Ncarter, Nam Đế, làm sao bớt sân si
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[highlight=#NaNNaNNaN]TƯ VẤN[/highlight]

Quan điểm của Phật giáo đối với tập tục đốt giấy tiền vàng mã?

[/b][/font][/color][/size]


[/font][/color][/size]Hỏi: Kính hỏi, tục lệ đốt vàng mã có phải là một phần của nghi lễ Phật giáo? Nếu không phải, xin cho chúng tôi biết xuất xứ và quan điểm của Phật giáo về tục lệ này?
Đáp:
Trong nghi lễ Phật giáo chính thống thì không hề và không bao giờ có tục lệ đốt giấy tiền vàng mã. Tục lệ đốt giấy tiền vàng mã có nguồn gốc từ thời cổ đại trong xã hội Trung Hoa. Nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán, đã có tục chôn tiền và đời sau lấy giấy thay tiềnTheo niềm tin thuần phác của người Trung Hoa thuở xưa thì người chết không mất hẳn mà biến thành quỉ (nhân tử viết quỉ – Nguyễn Tôn Nhan, Kinh Lễ, thiên Tế pháp, Nxb.Văn học, 1999, Tr 192). Quan niệm “nhân tử viết quỷ” được hình thành từ thời Ngũ đại (khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên). Từ quan niệm này, hình thành tín ngưỡng người chết cũng giống như người sống, tức cần phải có những nhu yếu phẩm cần dùng trong cuộc sống. Cho nên sau khi chết đi thì thân nhân người quá cố sẽ chôn theo nhưng vật dụng cần dùng mà trong đó có cả tiền bạc. Khám phá từ các cuộc khai quật của các ngành khảo cổ đã xác quyết điều này. Tuy nhiên, về sau, người ta thấy rằng chôn tiền và vật dụng thật thì quá lãng phí nên dần dần hình thành quan niệm đốt tiền và đồ dùng bằng giấy để cho người chết sử dụng.
Như vậy, chúng ta đã xác quyết tục lệ đốt vàng mã là tập tục của người Trung Hoa có nguồn gốc từ thời cổ đại. Tục lệ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Căn nguyên của tục lệ này là niềm tin có một đời sống khác sau khi chết, cộng với lòng hiếu thảo, bổn phận và trách nhiệm, ước mong được đầy đủ, sung túc của người sống đối với người chết. Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam, với truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân của người con Phật cùng với sự tôn trọng tập tục của người dân bản địa cho nên trong nghi lễ hiếu sự của người bình dân và thậm chí với một số Phật tử tại gia thiếu chánh tín còn có tục lệ đốt vàng mã.
Như đã trình bày, Phật giáo không có truyền thống và tập tục đốt giấy tiền vàng mã cho người chết. Vì, theo Phật giáo, người chết chậm nhất là sau bốn mươi chín ngày thì nhất định sẽ được thác sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp đã gây tạo. Ở mỗi cảnh giới khác nhau, sự thọ dụng của chúng sanh trong các cảnh giới ấy hoàn toàn sai biệt. Do đó, dùng những vật dụng, tiền bạc của cõi người để cung cấp cho các chúng sanh ở các cõi khác là điều không thể. Xác định động cơ của việc đốt vàng mã xuất phát từ tâm thành kính, lo lắng, thương tưởng của người sống đối với người đã quá vãng; mong muốn cho người chết được đầy đủ và an vui. Nhưng Phật giáo xem sự thể hiện “ hiếu đạo” bằng việc đốt vàng mã là một hũ tục, vì việc làm ấy hoàn toàn vô ích đối với người chết chỉ lãng phí tiền của, công sức và gây ô nhiễm, hoả hoạn mà thôi. Đối với các Phật tử chưa thông suốt giáo lý, quen với tập tục vẫn dùng vàng mã trong tang lễ và hiếu sự, Phật giáo không cấm đoán triệt để chỉ động viên, khuyến khích từ bỏ hoặc thay thế bằng các việc làm cụ thể và có lợi ích thiết thực hơn như phóng sanh, bố thí… rồi hồi hướng phước đức cho người chết. Đây mới là việc làm “ âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Từ bi và Trí tuệ của Đạo Phật.
Được cảm ơn bởi: Nam Đế
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
PhucLong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 399
Tham gia: 09:49, 04/01/10
Đến từ: 2 vạn dặm dưới đáy biển

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi PhucLong »

hoalyvang đã viết:người âm vẫn rất cần tiền vàng mã để tiêu xài và họ biết hết mọi hành động của người dương làm...
như miêu tả thì bà nhà tôi ăn mặc rất cũ, áo thì rách, nhìn rất nghèo khổ. Trong khi cả nhà mỗi lần giỗ hoặc mùng 1, ngày rằm cả nhà đều thắp hương, gửi tiền vàng xuống.
Theo mình cảm nhận thì người âm cũng giống người trần, thể xác họ không còn nhưng tưởng thức chưa siêu thoát được vì còn nhiều "cố chấp". Cố chấp mình muốn nói là như sự tiếc nuối thân xác đã mất, đau đơn vì bệnh tật trước khi chết, tưởng mình khó khăn, kham khổ như lúc còn sống,... Bởi thế nên người âm cũng mong cầu có tiền để chi tiêu, có xe để đi lại, cũng cảm thấy ngày một già yếu ốm đau... Và người âm vì không có thân xác để làm được những điều mong cầu ấy nên họ càng bất lực, đau khổ chỉ mong sao được người thân quan tâm giúp đỡ.
Tục đốt vàng mã là một cách để người trần thế thể hiện sự quan tâm, chia sẻ những đau khổ của người âm. Nếu thể hiện được bằng vật phẩm thật, tiền thật để đem làm công đức giúp đỡ những người trần khó khăn, hồi hướng cho người âm thì thật giá trị. Nhưng cuộc sống vật chất đầy khó khăn không phải ai cũng có đủ điều kiện để thể hiện được bằng những vật phẩm, tiền bạc giá trị thật như vậy. Nên mới quyền biến bằng cách dùng vàng mã để bày tỏ lòng quân tâm chia sẻ tới người âm.
Từ đây mới thấy, những người có tiền mua nhà lầu, ô tô mã, đốt một lúc vài triệu tiền vàng mã thật là một việc làm lãng phí. Vì có tiền đó cúng rồi đem công đức, giúp đỡ người già leo đơn, trẻ em côi cút, hồi hướng công đức cho người âm nhà mình thì thật mát lòng cả trần gian và âm thế. Nay đem đốt theo vàng mã tuy bày tỏ được lòng thành với người âm và có thể người âm nhận được nhưng cũng chỉ để tăng thêm cố chấp, để tưởng thức được nuôi dưỡng mà khó siêu thăng.
Lại thấy, đốt vàng mã để cầu xin người âm phù hộ độ trì thật là việc làm ích kỉ. Bởi lẽ người âm chì không còn thân xác mà mong cầu vẫn như còn trần thế, nên đau khổ, đói, rách, bất lực còn hơn người dương. Cần lắm sự quan tâm chia sẻ của người thân còn sống mà lại chỉ nhận được những suy nghĩ trục lợi, cầu xin. Như thế không khác xin người nghèo giúp tiền, người ốm đau cho sức khỏe, người yểu tử cho tăng thọ, người đau khổ cho an vui. Thì tưởng thức người âm liệu có yên lòng, an lạc?
Được cảm ơn bởi: Nam Đế, làm sao bớt sân si
Đầu trang

mysterious
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1578
Tham gia: 10:51, 10/05/10

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi mysterious »

Hãy Đốt từ Trong Tâm , Tâm vốn Vô Hình , thay vì đốt những thứ ấy , tự tạo nghiệp trong nhiều kiếp làm gì ? , Hãy dùng Niệm Lực từ Tâm mà phát hệ , như thế sẽ tốt hơn đó :) .
Được cảm ơn bởi: Nam Đế, tigerstock68, làm sao bớt sân si
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
xiangyun
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1053
Tham gia: 00:47, 29/03/10

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi xiangyun »

Chúng ta nói gì cũng đều chỉ là phỏng đoán thôi mà. Vì đâu có ai chắc được như thế nào là tốt cho người âm ? Khi nhìn không nhìn thấy, nghe không nghe được ?
Có điều chắc chắn là các vong hồn là có thật :D Nên mình cứ bàn tán xì xào về họ mãi cũng không hay lắm.
Còn ai cũng thế, thể hiện tình yêu theo cách của riêng mình. Nhà này thể hiện tình cảm của mình với người thân đã khuất theo kiểu này, nhà kia theo kiểu khác. Làm sao để cái tâm không cảm thấy bất an là được.
Việc dương còn chẳng bao sân được hết, làm sao hiểu thấu việc âm :)
Chúc cả nhà vui vẻ ^^
Đầu trang

bomxe_audi
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 321
Tham gia: 22:22, 16/07/11

TL: Cõi vô hình??? Không gian sống thứ 4??? ....Liệu có tồn

Gửi bài gửi bởi bomxe_audi »

Các bạn tìm xem chương trình Ghost Lab hàng tuần của kênh Discovery nhé, hàng tuần đó. Cách đây mấy tháng có giờ không biết còn không. Go'n nhìn khoa học đó !
Ma là có thật và vẫn đang nhìn mình đấy, liệu mà sống nhé các bạn ! :D
Được cảm ơn bởi: Lunacass
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”