Bản chất của Kinh Dịch

Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
vhsvn
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 1
Tham gia: 20:23, 07/11/10

Bản chất của Kinh Dịch

Gửi bài gửi bởi vhsvn »

Trong Kinh dịch do Nguyễn Hiến Lê dịch, đoạn mở đầu có viết
"Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền ________ tượng trưng cho dương, một vạch đứt ___ ___ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới:Lục thập tứ quái"

Ở đây tôi có một vấn đề khúc mắc:
1. Dịch học được xây dựng dựa trên thuyết âm và dương. Nhưng suy luận ra trên thế giới này, vũ trụ này vạn vật đâu phải chỉ có âm và dương. Âm duơng còn có thể hiểu theo hai trạng thái nóng và lanh của vật chất. Nếu các bác đã học qua vật lý thì sẽ biết rằng nóng và lạnh hay âm và dương chỉ là hai trạng thái hẹp của vật chất mà thôi. Không thể xây dựng một học thuyết dựa trên những khái niệm hẹp áp dụng cho cả thế giới nếu như mệnh đề hay cái gốc của nó có vấn đề.
2. "hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái"
Vì sao phải đổi lẫn cho nhau nhiều lần. Để hình thành nên hình bát quái, các vạch đó đã đổi chỗ cho nhau 4 lần. Vì sao phải đổi chỗ 4 lần, nếu đổi hai lần thì sao, 5 lần thì sao.
3. Những thắc mắc chỉ mang tính chất tham khảo.
Kính xin mọi người chỉ dẫn.
Đầu trang

Trả lời bài viết