KIÊU BINH
Nạn kiêu binh hay loạn kiêu binh là tên dùng để chỉ sự việc loạn lạc thời Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, do những quân lính gốc ở Thanh - Nghệ, cậy mình có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, gây ra và làm trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt sử tân biên, thì nạn kiêu binh này là một trong những nguyên nhân khiến cơ nghiệp Lê - Trịnh ở Việt Nam mau đổ nát.
Lịch sử thời Lê - Trịnh, có một sự kiện rất đáng chú ý, đó là sự hiện diện của lính tam phủ. Sách Việt sử tân biên quyển 3, giải thích như sau:
Buổi ấy, nhà Lê dấy lên từ Thanh Hóa, trong lúc này nhà Mạc hãy còn làm chủ miền Bắc, kể từ trấn Sơn Nam trở ra. Nhà Lê muốn khôi phục, tất nhiên phải tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Sau này, nhà Lê đuổi được nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, thì quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam phủ) được coi là thân binh hay ưu binh, nhất binh; và được vua chúa tin dùng làm quân túc vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công lao trong chiến đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông chiều, nên họ sinh ra thói kiêu căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu binh.
Bàn về nạn kiêu binh, sách Việt sử tân biên, quyển 3, có đoạn như sau:
Riêng nạn kiêu binh lộng hành; ngai vàng, nghiệp chúa của vua Lê chúa Trịnh cũng đủ đổ, huống hồ vua chúa và quan lại cũng hư hèn. Buổi đầu, kiêu binh có chút công lao phò tá, nhưng sau này vì vua chúa không biết điều khiển họ, để họ lợi dụng lạm dụng quyền thế để làm bậy bạ khiến họ Lê, họ Trịnh đều phải đổ vỡ. Tới khi binh Tây Sơn ra Thăng Long, thì đội quân này như một cơn lốc làm ngã ngay cái cây đã bị sâu mọt đục nát... Gia chính cũng như quốc chính, một khi có lũ con cưng đó, tất nhiên phải đưa thiên hạ đến chỗ đại loạn. Lịch sử không chỉ trách kiêu binh, mà còn phải qui trách nhiệm cho những người cầm đầu dân tộc đã vụng suy dại nghĩ.
Ngoài ra, việc kiêu binh giết chết Quận Huy còn gây thêm một hậu quả nữa. Theo sử Việt thì ngay khi tin Quận Huy bị giết lan truyền tới Nghệ An, đã làm Nguyễn Hữu Chỉnh hết sức lo sợ, vì ông là tay chân thân tín của Quận Huy. Cho nên ông vội đến gặp Trấn thủ Vũ Tá Dao, cũng là em rể Quận Huy, bàn việc chiếm lấy Nghệ An và viết mật thư xui Hoàng Đình Thể giết chủ tướng là Phạm Ngô Cầu để chiếm luôn Thuận Hóa. Thấy Vũ Tá Dao còn ngần ngừ, chưa thể dứt khoát, Nguyễn Hữu Chỉnh cùng với Hoàng Viết Tuyển, dắt díu cợ con chạy vào Quy Nhơn đầu hàng Nguyễn Nhạc. Để rồi năm 1786, Hữu Chỉnh dẫn quân Tây Sơn ra Bắc Hà diệt nhà Trịnh.
CÔNG THẦN
Công thần là thuật ngữ chính trị sử dụng trong chế độ phong kiến với hai dấu hiệu đặc thù "Phong tước" và "Kiến ấp" cho những người có công lớn với triều đình. Hàm nghĩa của thuật ngữ này dùng để chỉ những đại thần có công lớn với triều đình phong kiến, đặc biệt ở giai đoạn mới lập quốc hoặc ở thời kỳ trung hưng của một triều đại nên còn có thuật ngữ khác là "Công thần khai quốc" là vì vậy. Ở Việt Nam, có thể dẫn ra một số vị công thần khai quốc của một số triều đại như: Lý Thường Kiệt thời nhà Lý; cha con Trần Thừa, Trần Lý, Trần Thủ Độ thời nhà Trần; Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn thời nhà Lê; Lê Văn Duyệt (Á vương) thời nhà Nguyễn. Do có công lao đặc biệt lớn đối với sự ra đời, lớn mạnh trên cương vị thống trị xã hội của một tập đoàn phong kiến nào đó nên những công thần thường được triều đình ban cho rất nhiều đặc quyền, đặc lợi vừa để "trả ơn" vừa để thu phục nhân tâm. Một trong những đặc quyền này là quyền được miễn tội (bao gồm cả tội chết) khi phạm bất kỳ tội nào ngoại trừ âm mưu phản loạn. Vì lý do này mà những công thần bước đầu khởi nghiệp không xuất phát từ hai chữ "an nguy" của thiên hạ khi yên vị rồi sẽ sinh ra tư tưởng hưởng thụ, kể công, và bất chấp tất cả để đạt được lợi ích của riêng mình nên mới có đánh giá "tư tưởng công thần" là vì vậy. Tuy là xấu như vậy nhưng xem ra, số này lại thường chiếm phần lớn hơn trong số các công thần nên các triều đại phong kiến qua một vài đời vua đầu lập quốc thường sớm bước vào giai đoạn suy vong, bại hoại mà một trong những nguyên nhân là do các vị công thần dạng này gây ra. Thủ đoạn thường thấy là họ lợi dụng địa vị, quyền hạn của mình để kéo bè, kết cánh, tìm cách đưa người trong tôn thất thân gần bè đảng mình hoặc là người ươn hèn, ngu tối lên làm vua để dễ bề lung lạc, lộng quyền thậm chí là tiếm quyền, cướp ngôi. Tiêu biểu cho hàng ngũ những công thần này là Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung; trong đó đánh nể nhất là Trần Thủ Độ, vị công thần khai quốc triều Trần đã khéo léo tiến hành cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực từ tập đoàn phong kiến nhà Lý sang tập đoàn phong kiến nhà Trần mà không tốn một mũi tên, một người lính nào. Ở phương diện trái ngược là những công thần mà mục đích "xuất đạo" là vì sự "an nguy" của thiên hạ. Những người này thực sự là cây cổ thụ giữa đời thường, là nguyên khí của quốc gia. Với những công thần này, đức hy sinh cho dân, cho nước là vô bờ bến. Tiêu biểu cho những công thần này có thể kể đến là Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi. Ngày nay, nhà nước và giai cấp phong kiến đã không còn giữ được vai trò lịch sử của mình nữa nhưng thuật ngữ công thần thì vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội với nhiều dạng thức, torng nhiều lĩnh vực khác nhau và tựu chung lại "công thần" dù trước kia hay ngày nay vẫn chỉ có hai dạng trên mà thôi.
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_th%E1%BA%A7n”
Kiêu binh - Công thần
Kiêu binh - Công thần
Được cảm ơn bởi: Mai Hoa
TL: Kiêu binh - Công thần
Bài viết hay lắm CVD. Nhưng có một thực tế trong lịch sử là : Từ Công Thần rất dễ trở thanh kiêu binh.
- NguyenQuang
- Mới gia nhập
- Bài viết: 35
- Tham gia: 19:43, 27/12/08
TL: Kiêu binh - Công thần
Haizzzzz! Có một thực tế là trong hầu hết các diễn đàn đều gắn liến với vấn nạn "Kiêu binh- Công thần" - Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái của các diễn đàn sau một thời gian" vất vả gây dựng cơ đồ" và phát triển đạt đến một thành công nhất định nào đó! "Nạn Kiêu binh- Công thần" không loại trừ bất kì ai và thường gắn với các " Khai quốc công thần" của diễn đàn với các biểu hiện từ giận dỗi, ở ẩn ( không nói ) đến đấu khẩu, cãi cọ hay tách ra thành lập forum mới
Hy vọng rằng http://www.lyso.vn" target="_blank kg dính phải loại "virut " này:D
Hy vọng rằng http://www.lyso.vn" target="_blank kg dính phải loại "virut " này:D