Xin kính chào toàn thể các thành viên diễn đàn!
Mình sắp đến ngày sinh em bé, nhưng đang loạn hết cả n[font=宋体]ê[/font]n 8-> trong việc đặt tên cho bé. Tên nào phù hợp phong thủy ngũ hành để cuộc sống của bé về sau được an lành hơn.
Xin các bậc tiền bối, cao nhân chỉ dạy cho những thắc mắc dưới đây:
Theo như mình biết cơ bản đặt tên cho b[font=宋体]é[/font]theo ngũ hành phong thủy :
- Hành tên không khắc với hành của họ
- Hành tên của con không khắc với hành của cha, mẹ.
Vậy Tên căn cứ vào đâu để biết được thuộc hành gì trong: Kim[font=宋体](金)[/font]mộc[font=宋体](木)[/font]thủy[font=宋体](水)[/font]hỏa[font=宋体](火)[/font]thổ[font=宋体](土)[/font]? Những từ Hán tự nào không có bộ Hỏa nhưng vẫn thuộc hành Hỏa không?
Nếu có thì phải căn cứ vào đâu? Chẳng hạn như vào số nét, theo bộ, ý nghĩa…
Hơn nữa, nếu căn cứ theo số nét mẫu tự Hán tự để chọn ngũ hành th[font=宋体]ì[/font]chọn như thế nào? Bao nhi[font=宋体]ê[/font]u nét thuộc Kim[font=宋体](金)[/font]bao nhi[font=宋体]ê[/font]u nét thuộc mộc[font=宋体](木)[/font]…?
Ví dụ: tên Ngọc, tên Lâm thuộc hành gì?
M[font=宋体]ì[/font]nh chỉ biết T[font=宋体]ê[/font]n Ngọc ([font=宋体]玉[/font])- thuộc bộ Ngọc, tên Lâm ([font=宋体]林[/font]) - Rừng thuộc bộ mộc của Hán tự. Nhưng mình không biết hai chữ đấy thuộc hành g[font=宋体]ì[/font]?
Theo như Đặt tên con theo vận mệnh của http://phongthuy.vietaa.com thì tên Ngọc cho là thuộc hành Thổ [font=宋体](土)[/font]và tên Lâm thuộc hành mộc[font=宋体](木)[/font], tại sao như thế tôi không hiểu cho lắm. Xin vui lòng bỏ qua cho nếu có chỗ sai sót.
Xin được các bậc tiền bối, cao nhân chỉ giúp!
Hành của tên Ngọc xem như thế nào?
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem tướng, đặt tên, sinh trắc. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức sinh trắc.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem tướng, đặt tên, sinh trắc. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức sinh trắc.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
-
- Nhị đẳng
- Bài viết: 315
- Tham gia: 04:23, 01/06/12
TL: Hành của tên Ngọc xem như thế nào?
Việc đặt tên trước kia của người Việt chỉ theo nghĩa của chữ mà ít khi quan tâm đến hành, nét, số. Từ khi sách vở được dịch ra một cách thịnh hành thì người ta áp dụng theo sách Tàu gọi là "Đặt tên theo Khoa học". Nhưng phải hiểu thế nào mới gọi là "Khoa học". Tóm tắt vài nét chính:
- Về cách chia ngũ hành: có nhiều cách chia ngũ hành, độ số. Đầu tiên, giản dị nhất thường là theo nghĩa ví dụ Lan, Mai là Mộc. Tuy nhiên, các nhà lý số thường phức tạp hơn. Cách phổ biến hơn là chia ngũ hành theo cách phát âm: âm môi thuộc thủy, âm lợi thuộc mộc, âm họng thuộc thổ, âm lưỡi thuộc hỏa, âm răng (gió) thuộc kim. Một cách khác, người ta tính ngũ hành theo bộ chữ, chữ Hán thì có sẵn các bộ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, các bộ khác thì được quy nạp theo. Có một cách nữa là tính theo số nét chữ rồi gán theo độ số của Lạc thư, từ đó tính ra ngũ hành.
-Ứng dụng: việc ứng dụng cũng lắm nhiêu khê. Có quan điểm cho rằng chỉ cần ngũ hành hợp với năm là đủ. Có quan điểm tính theo thiên cách, địa cách, nhân cách, tổng cách. Tính sao cho họ, tên đệm và tên theo 1 luật nhất định, cơ bản là tương sinh, tránh tương khắc. Cách được cho là khó nhất, nhưng cũng có vẻ "khoa học" nhất chính là tính theo dụng thần, dùng năm tháng ngày giờ tính theo Bát tự để tìm dụng thần rồi lấy đặt tên theo hành dụng thần đó.
Thực ra thì sách vở viết không có sai, nhưng mà người áp dụng lại sai. Ví dụ:
- Tính ngũ hành theo phát âm: Ngữ âm của tiếng Việt và tiếng Hoa là khác nhau, do đó không thể dùng bảng tra mà các sách đang dịch ra để tính ngũ hành được. Ngay trong bảng tra ngữ âm, nhiều chữ sách vẫn phải chú thích theo âm Bắc Kinh hay theo âm Đài Loan. Có rất nhiều từ tiếng Hoa là âm răng nhưng trong tiếng Việt lại là âm lợi, thế là từ Kim bị đổi sang Mộc - quả là tai hại.
- Tính theo nét chữ: Hệ chữ tượng hình của chữ Hán khác hẳn với hệ chữ La tinh của tiếng Việt, do vậy mà không thể áp dụng được.
Tóm lại: kiến thức thì ta có thể vận dụng chung, nhưng phải biết cách vận dụng linh hoạt theo địa phương, theo văn hóa, dân tộc. Dù sao thì vẫn phải trả lời cho câu hỏi của bạn:
Ngọc: 玉 - theo nghĩa thuộc thổ, theo phát âm thuộc thổ - mộc, theo nét (chữ Hán) thuộc Kim
Lâm: 林 - theo nghĩa thuộc Mộc, theo phát âm thuộc hỏa, theo nét (chữ Hán) thuộc Thổ
- Về cách chia ngũ hành: có nhiều cách chia ngũ hành, độ số. Đầu tiên, giản dị nhất thường là theo nghĩa ví dụ Lan, Mai là Mộc. Tuy nhiên, các nhà lý số thường phức tạp hơn. Cách phổ biến hơn là chia ngũ hành theo cách phát âm: âm môi thuộc thủy, âm lợi thuộc mộc, âm họng thuộc thổ, âm lưỡi thuộc hỏa, âm răng (gió) thuộc kim. Một cách khác, người ta tính ngũ hành theo bộ chữ, chữ Hán thì có sẵn các bộ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, các bộ khác thì được quy nạp theo. Có một cách nữa là tính theo số nét chữ rồi gán theo độ số của Lạc thư, từ đó tính ra ngũ hành.
-Ứng dụng: việc ứng dụng cũng lắm nhiêu khê. Có quan điểm cho rằng chỉ cần ngũ hành hợp với năm là đủ. Có quan điểm tính theo thiên cách, địa cách, nhân cách, tổng cách. Tính sao cho họ, tên đệm và tên theo 1 luật nhất định, cơ bản là tương sinh, tránh tương khắc. Cách được cho là khó nhất, nhưng cũng có vẻ "khoa học" nhất chính là tính theo dụng thần, dùng năm tháng ngày giờ tính theo Bát tự để tìm dụng thần rồi lấy đặt tên theo hành dụng thần đó.
Thực ra thì sách vở viết không có sai, nhưng mà người áp dụng lại sai. Ví dụ:
- Tính ngũ hành theo phát âm: Ngữ âm của tiếng Việt và tiếng Hoa là khác nhau, do đó không thể dùng bảng tra mà các sách đang dịch ra để tính ngũ hành được. Ngay trong bảng tra ngữ âm, nhiều chữ sách vẫn phải chú thích theo âm Bắc Kinh hay theo âm Đài Loan. Có rất nhiều từ tiếng Hoa là âm răng nhưng trong tiếng Việt lại là âm lợi, thế là từ Kim bị đổi sang Mộc - quả là tai hại.
- Tính theo nét chữ: Hệ chữ tượng hình của chữ Hán khác hẳn với hệ chữ La tinh của tiếng Việt, do vậy mà không thể áp dụng được.
Tóm lại: kiến thức thì ta có thể vận dụng chung, nhưng phải biết cách vận dụng linh hoạt theo địa phương, theo văn hóa, dân tộc. Dù sao thì vẫn phải trả lời cho câu hỏi của bạn:
Ngọc: 玉 - theo nghĩa thuộc thổ, theo phát âm thuộc thổ - mộc, theo nét (chữ Hán) thuộc Kim
Lâm: 林 - theo nghĩa thuộc Mộc, theo phát âm thuộc hỏa, theo nét (chữ Hán) thuộc Thổ
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00, Trùng Dương