Thiên Can xung hóa

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
Trả lời bài viết
panda83
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3093
Tham gia: 19:59, 16/07/16
Đến từ: Châu Phi

Thiên Can xung hóa

Gửi bài gửi bởi panda83 »

Xin đừng quote, thread không luận lá số ^:)^

Thiên Can và Địa Chi là hệ thống được dùng trong tính toán lịch pháp.
Lấy Giáp Ất để ghi ngày, gọi là Can.
Lấy Tý Sửu để ghi tháng, gọi là Chi.
Sự việc liên quan tới trời thì dùng ngày nên gọi là Thiên Can.
Sự việc liên quan tới đất thì dùng tháng nên gọi là Địa Chi.

Thiên can và Địa chi là căn bản của “ứng dụng Dịch học”. Phần lớn các lưu phái Dịch học dùng can chi làm nguyên tố căn bản để đánh dấu năm, tháng, ngày, giờ, phương vị, số đếm. Nhưng người phát minh can chi là ai, chúng xuất hiện sớm nhất khi nào... hiện vẫn là một ẩn số.

Thiên can Địa chi là 60 khí trường không gian hình thành khi trái đất quay quanh mặt trời, không gian địa cầu đối ứng với không gian vũ trụ hình thành. Những khí trường này có nhiệt độ, độ ẩm khác nhau. Cụ thể chính là sự thay đổi nhiệt độ khi 12 không gian khu vực của địa cầu (Địa chi) dưới 5 loại nhân tố bên ngoài của vũ trụ (Ngũ hành).

Thuộc tính cơ bản của Thiên Can

Với quy luật Âm dương, Thiên Can có thuộc tính như sau:

Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc dương
Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc âm
âm dương ngũ hành của Thiên Can

Với quy luật Ngũ hành, Thiên Can có thuộc tính như sau:

Giáp, Ất thuộc Mộc
Bính, Đinh thuộc Hỏa
Mậu Kỷ thuộc Thổ
Canh, Tân thuộc Kim
Nhâm, Quý thuộc Thủy

Thiên Can phối ngũ hành

Quan hệ giữa Thiên Can với Thiên Can

Các Thiên can có thuộc tính Ngũ hành riêng,

Giáp Ất thuộc Mộc,
Bính Đinh thuộc Hỏa,
Canh Tân thuộc Kim,
Nhâm Quý thuộc Thủy.

Giữa các Ngũ hành có sinh khắc, do đó giữa các Thiên can cũng sẽ phát sinh sinh khắc.

Thiên Can hợp hóa

Hợp hóa suy diễn từ nguyên lý sinh khắc Ngũ hành, như Giáp là Mộc dương, Kỷ là Thổ âm, Mộc khắc Thổ nhưng khác tính hút nhau, do đó Giáp Kỷ tương hợp.

Giáp và Kỷ hợp (hợp trung chính), hóa Thổ, chủ về tín.
ẤtCanh hợp (hợp nhân nghĩa), hóa Kim, chủ về nghĩa.
BínhTân hợp (hợp uy thế), hóa Thủy, chủ về trí.
ĐinhNhâm hợp (hợp nhân từ), hóa Mộc, chủ về nhân.
MậuQuý hợp (hợp đa lễ), hóa Hỏa, chủ về lễ.

Thiên Can hợp hóa
Thiên Can tương xung

Thiên can tương xung suy diễn từ nguyên lý Ngũ hành xung khắc, như Giáp là Mộc dương, Canh là Kim dương, Kim khắc Mộc, cùng tính đẩy nhau, cả hai có phương vị đối nhau do đó tương xung.

Giáp, Canh tương xung
Ất, Tân tương xung
Nhâm, Bính tương xung
Quý, Đinh tương xung
Mậu, Kỷ Thổ ở giữa, do đó không xung

Thiên Can tương xung
Thiên Can sinh khắc

Như đã nói ở trên, mỗi Thiên Can đều có ngũ hành riêng:
Giáp Ất thuộc Mộc;
Bính Đinh thuộc Hỏa;
Canh Tân thuộc Kim;
Nhâm Quý thuộc Thủy.

Giữa các ngũ hành thì có mối quan hệ tương sinh tương khắc, dẫn đến giữa các Thiên Can với nhau cũng phát sinh mối quan hệ sinh khắc này.


Thiên Can sinh khắc
Thuộc tính Âm dương ngũ hành của Thiên Can

Ngũ hành đều có thuộc tính âm dương riêng, âm dương cũng phân thành 5 loại, cả hai kết hợp tạo thành Thiên can và Địa chi. Trong Thiên can đều phân thành âm dương, tổng cộng có 5 cặp Thiên can, Địa chi cũng giống vậy nhưng Thổ có 4 loại do đó tổng cộng có 12.

Dưới đây giới thiệu đơn giản về thuộc tính của Thiên can:


# Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Dương Dương Kim (Canh) giống như đao kiếm trong chinh chiến, chủ vé sát khí của thiên địa. Dương Mộc (Giáp) hùng tráng và cương cứng, như cây cao chọc trời có thể đứng sừng sững ngàn năm. Dương Thuỷ (Nhâm) mạnh mẽ, dồi dào, chảy liên tục không ngừng, dễ tiến mà khó lùi. Dương Hoả (Bính) mạnh mẽ, như Hoả từ mặt trời, có thể dung hoà vạn vật. Dương Thổ (Mậu) cao dày, cứng cáp như bức tường thành.

Âm Âm Kim (Tân), như vàng bạc châu báu, dễ chịu ấm áp, thích hợp làm trang sức. Âm Mộc (Ất), mềm mại khúc khuỷu, như cây thân leo, không sợ bị chặt phá. Âm Thuỷ (Quý) mém mại kéo dài, thế nước yên bình như nước hổ tĩnh lặng. Âm Hoả (Đinh), bên ngoài thì mém mại mà trong thì sáng sủa, giống như ngọn đèn giữa nhân gian. Âm Thổ (Kỷ) mỏng, thấp, mém, ẩm, có thể che chở vạn vật, giống như đất ở đồng ruộng.


Quan hệ giữa Địa Chi và Thiên Can


Thuật đoán mệnh xoay quanh Ngũ hành và Thiên can, Địa chi phát triển ra nhiều quan hệ phức tạp, đây đều là điểm cơ bản của thuật đoán mệnh.

Hành Mùa Phương Thiên Can Địa Chi
Mộc Xuân Đông Giáp, Ất Dần, Mão
Hỏa Hạ Nam Bính, Đinh Ngọ, Mùi
Thổ Tháng cuối mỗi mùa Trung cung Mậu, Kỷ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Kim Thu Tây Canh, Tân Thân, Dậu
Thủy Đông Bắc Nhâm, Quý Hợi, Tý


http://tracuu.tuvisomenh.com/giai-dap/t ... n-xung-hoa
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”