Chuyện cưới hỏi với người xưa gồm hỷ sự và tình cảm, trong đó cũng có một chút gì đó liên quan đến chuyện "sinh con đẻ cái". Thế nên, với người xưa nó rõ ràng và dễ xem hơn thời nay. Thời nay chuyện cưới hỏi đôi khi chỉ là hình thức thôi, kiểu khi nào làm cũng được, làm cho có với người ta, hoặc về sống cùng trước rồi khi nào cảm thấy kinh tế ok thì làm, v.v... . Đại loại là nó không còn là một "đại hỷ sự" như người xưa, cái bầu không khí nó không như ngày xưa. Hoặc có người không thấy có tín hiệu hỷ sự nhưng vẫn cưới xin ầm ầm, và ngược lại có người có tín hiệu hỷ sự nhưng lại không thấy cưới xin gì cả. Cũng có thể với một số người việc đó không còn là hỷ sự hoặc cái "hỷ sự" với người xưa đối với họ nó nhiều rồi, xoàng rồi.Khanhnguyen2410 đã viết: 11:28, 29/10/24 Anh Long Đức ơi, xin mạn phép hỏi Anh, một năm nếu như lưu thái tuế và cả tiểu hạn đều không có sao tình duyên như Đào Hồng Hỉ, nhưng lại có bộ sao cưới xin ví dụ như Thanh Long, Tứ Đức,… thì liệu có phải là năm có thể nói sẽ có yếu tố tình duyên, cưới xin?
Nói cho đúng ra thì trong Tử Vi cũng không có sao nào trực tiếp chỉ ra việc cưới xin cả, mà nó tổng hợp những yếu tố liên quan và quy kết chúng về một việc. Thế nên, khi có càng nhiều tiêu chí / tín hiệu thì khả năng xảy ra càng cao (đấy cũng là nói đến xác suất). Nếu chỉ với một vài sao lẻ tẻ thì khó có thể xác định được, ví dụ như Thanh Long là sao may mắn, mang đến hỷ khí, thế nên nó được cho là lợi ích cho việc thi cử, cầu công danh, cưới hỏi (Tứ Đức thì không mấy liên quan, nhưng Tứ Đức luôn quanh quẩn trong tam hợp với Đào Hồng Hỷ).
Tham khảo: Ngoài một số sao liên quan đến cưới hỏi thường được nhắc đến trong sách thì có thấy nhắc đến Hồng Loan + Văn Xương được cho là có nhiều ứng nghiệm (người ta cho rằng Văn Xương vi lễ nhạc chi tinh, chủ hôn giá chi lễ), đấy cũng là cách luận trong "thập bát phi tinh".