Bí ẩn về cái cười của Thiền

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Lót dép ngồi xem , thank thiên hương !
Đầu trang

thien ma hoa
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 62
Tham gia: 01:09, 16/08/12

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi thien ma hoa »

Thiên Hương đã viết:"...Truyền thuyết kể lại rằng, một hôm Phật Thích Ca có ý định trao lại cho môn đệ một điều gì đó cao siêu. Hàng ngàn người gần xa đã kéo đến tụ tập cùng nhau để lĩnh hội điều cao siêu đó...
Khi Đức Phật xuất hiện, Ngài cầm trong tay một bông hoa. Thời gian trôi qua mà Đức Phật vẫn im lặng. Ngài chỉ nhìn vào bông hoa. Mọi người trở nên thấp thỏm. Đột nhiên, có một môn đệ tên là Mahakashyap/MaHaCaDiep không thể nào kìm giữ mình được nữa đã phá lên cười rất to. Đức Phật gật đầu ra hiệu cho người đó tới, trao cho ông bông hoa và nói với đám đông:

- Ta có sự sáng suốt của giáo huấn về chân lý tối thượng. Tất cả những gì có thể nói ra bằng lời thì ta đã trao cho mọi người. Nhưng bằng bông hoa này, ta trao cho Mahakashyap điều then chốt của giáo huấn đó.

Nội dung câu chuyện trên đây có ý nghĩa rất sâu sắc vì từ đó phát sinh ra truyền thống của thiền tâm linh: đức Phật là ngọn nguồn, còn Mahakashyap là vị thầy thứ nhất. Ông đã trở thành người đầu tiên nắm giữ điều then chốt của giáo huấn. Đã có sáu người kế tục lưu truyền ở Ấn Độ cho tới Bồ Đề Đạt Ma. Ông này là người thứ sáu lưu giữ điều then chốt, và ông đã tìm kiếm khắp Ấn Độ, nhưng chẳng thể nào tìm được một người xứng đáng để truyền trao. Bởi vậy, ông đã phải qua Trung Quốc để tìm kiếm người kế tục.

Hàng ngàn người đến với Đức Phật bằng sự mang nặng quá khứ , tâm trí đầy kiến thức , kinh nghiệm . Chỉ có mỗi Mahakashyap sống hiện tại , sáng tạo .
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Vượt Qua Sinh Tử

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Vượt Qua Sinh Tử .

Có một học tăng tên Đạo Tự, tuy đã dốc lòng tu trì nhưng vẫn không thể nào chứng ngộ cho đặng. Đạo Tự buồn lòng quyết chí đi xa. Lúc lâm hành, đến pháp đường chào sư phụ Quảng Ngữ.

Đạo Tự :” Con đã phụ lòng sư phụ, mười năm quy y với sư phụ mà đến nay con vẫn không hiểu gì về Thiền ! Rõ ràng là con không có duyên với cội Thiền nơi đây. Vậy con xin từ biệt thầy, vân du đến nơi khác”

Sư Quảng Ngữ rất ngạc nhiên hỏi : “Ô, tại sao không ngộ lại phải đi ? Chẳng lẽ đến nơi khác thì có thể ngộ sao ?”

Đạo Tự thành thực : ”Trừ khi ăn và ngủ ra, thời gian còn lại mỗi ngày con đều gắng công tu trì, nhưng không kết qủa gì. Trong khi đó các huynh đệ con đều có sở ngộ. Giờ đây, từ đáy lòng con đã sinh mầm chán nản, con muốn đến một nơi nào đó, để khổ tu”

Sư Quảng Ngữ bèn khai thị : “Ngộ, là một thứ thể hiện bản tính bên trong, cơ bản là không thể hình dung được, cũng không thể truyền đạt cho người khác được, lại càng không thể nôn nóng học cho nhanh mà được. Người khác có cảnh giới trình độ của người ta, nó cùng với đường Thiền của con là hai sự khác nhau, tại sao phải trộn lẫn làm một ?”

Đạo Tự : “Nhưng con so với các huynh đệ như chim sẻ so với đại bàng, con lấy làm hổ thẹn lắm !”

Sư Quảng Ngữ làm như không hiểu hỏi : “Thế nào là lớn, thế nào là nhỏ ?”

Đạo Tự :” Đại bàng cất cánh thì có thể vượt qua mấy trăm dặm, còn con chỉ quanh quẩn mấy thước trên cành cây ngọn cỏ mà thôi”

Sư Quảng Ngữ : “Đại bàng cất cánh có thể bay qua hàng trăm dặm, vậy nó đã bay qua sinh tử chưa ?

Người ta nói :

So sánh, phân bì là nguồn gốc của phiền não, như vậy làm sao có thể muợn Thiền mà ngộ Đạo cho được. Đại bàng có thể vượt qua hàng trăm dặm, nhưng không thể vượt qua biển sinh tử. Đem đại bàng so với chim sẻ cũng như so nhanh với chậm, song Thiền lại là thứ đi ra từ trong tự tính bình đẳng. Bởi vậy, ngày nào Đạo Tự loại trừ được tâm phân biệt, so sánh mà trở về với tự tính bình đẳng thì lúc đó mới có sở ngộ.
(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: cocacola, vothanhtu, TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

thien ma hoa
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 62
Tham gia: 01:09, 16/08/12

TL: Vượt Qua Sinh Tử

Gửi bài gửi bởi thien ma hoa »

Thiên Hương đã viết:Vượt Qua Sinh Tử .

Có một học tăng tên Đạo Tự, tuy đã dốc lòng tu trì nhưng vẫn không thể nào chứng ngộ cho đặng. Đạo Tự buồn lòng quyết chí đi xa. Lúc lâm hành, đến pháp đường chào sư phụ Quảng Ngữ.

Đạo Tự :” Con đã phụ lòng sư phụ, mười năm quy y với sư phụ mà đến nay con vẫn không hiểu gì về Thiền ! Rõ ràng là con không có duyên với cội Thiền nơi đây. Vậy con xin từ biệt thầy, vân du đến nơi khác”

Sư Quảng Ngữ rất ngạc nhiên hỏi : “Ô, tại sao không ngộ lại phải đi ? Chẳng lẽ đến nơi khác thì có thể ngộ sao ?”

Đạo Tự thành thực : ”Trừ khi ăn và ngủ ra, thời gian còn lại mỗi ngày con đều gắng công tu trì, nhưng không kết qủa gì. Trong khi đó các huynh đệ con đều có sở ngộ. Giờ đây, từ đáy lòng con đã sinh mầm chán nản, con muốn đến một nơi nào đó, để khổ tu”

Sư Quảng Ngữ bèn khai thị : “Ngộ, là một thứ thể hiện bản tính bên trong, cơ bản là không thể hình dung được, cũng không thể truyền đạt cho người khác được, lại càng không thể nôn nóng học cho nhanh mà được. Người khác có cảnh giới trình độ của người ta, nó cùng với đường Thiền của con là hai sự khác nhau, tại sao phải trộn lẫn làm một ?”

Đạo Tự : “Nhưng con so với các huynh đệ như chim sẻ so với đại bàng, con lấy làm hổ thẹn lắm !”

Sư Quảng Ngữ làm như không hiểu hỏi : “Thế nào là lớn, thế nào là nhỏ ?”

Đạo Tự :” Đại bàng cất cánh thì có thể vượt qua mấy trăm dặm, còn con chỉ quanh quẩn mấy thước trên cành cây ngọn cỏ mà thôi”

Sư Quảng Ngữ : “Đại bàng cất cánh có thể bay qua hàng trăm dặm, vậy nó đã bay qua sinh tử chưa ?

Người ta nói :

So sánh, phân bì là nguồn gốc của phiền não, như vậy làm sao có thể muợn Thiền mà ngộ Đạo cho được. Đại bàng có thể vượt qua hàng trăm dặm, nhưng không thể vượt qua biển sinh tử. Đem đại bàng so với chim sẻ cũng như so nhanh với chậm, song Thiền lại là thứ đi ra từ trong tự tính bình đẳng. Bởi vậy, ngày nào Đạo Tự loại trừ được tâm phân biệt, so sánh mà trở về với tự tính bình đẳng thì lúc đó mới có sở ngộ.
(Theo Chan Gushi)

Muốn cơ thể dẹp đẽ , khoẻ mạnh , chúng ta năng tập thể dục . Muốn thân xác sạch sẽ , thơm tho , chúng ta nên tắm rửa mỗi ngày . Thiền là việc làm cho tâm hồn tương tự chuyện tập thể dục , tắm rửa cho cơ thể vậy .
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Sức hấp dẫn mạnh nhất

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Sức hấp dẫn mạnh nhất
Có một cô gái nọ, không những rất giàu có và có quyền thế mà còn vô cùng xinh đẹp. Nhưng cô ta lại luôn luôn cô đơn, sầu não vì không có ai tri kỷ để tâm sự. Bởi vậy, cô bèn tìm đến sư Vô Đức để hỏi làm sao mới có thể hấp dẫn được người khác đến với mình.

Sư Vô Đức nói : “Lúc nào và nơi đâu cô cũng có thể kết giao được với mọi người, phải có tấm lòng nhân từ như Phật, nói một chút Thiền thọai, nghe một chút Thiền âm, làm một số Thiền sự, dụng một ít Thiền tâm. Như vậy cô sẽ trở thành người hấp dẫn”.
Cô gái lại hỏi : “Thế nào là nói một chút Thiên thọai ?”

Sư Vô Đức :”Thiền thọai, chính là những lời vui vẻ, những lời chân thật, những lời khiêm tốn, những lời giúp ích cho người khác”.

Cô gái :”Vậy thế nào gọi là một chút Thiền âm ?”

Sư Vô Đức :”Thiền âm chính là biến tất cả những lời nói hằng ngày thành những lời nói tế nhị, biến những lời nói nhục mạ thành những lời nhân từ, biến tất cả những lời chê bai thành những lời giúp đỡ, không để ý đến những tiếng khóc lóc ồn ào, không để ý những lời thô thiển khó nghe. Đó chính là Thiến âm”.

Cô gái :”Còn làm một số Thiền sự là như thế nào ?”

Sư Vô Đức :”Thiền sự chính là việc bố thí, là việc từ thiện, là việc phục vụ cứu giúp người khác”.

Cô gái :”Như thế nào thì gọi là dụng một ý Thiền tâm”.

Sư Vô Đức :”Thiền tâm chính là xem tâm ta và người như nhau, xem tâm người trên và kẻ dưới như nhau, là tâm bao dung tất cả, là tâm phổ lợi cho tất cả”.

Cô gái đa tạ sư Vô Đức trở về. Từ đó cô không còn kiêu ngạo với người khác, không còn khoe giàu với người khác, không còn khoe đẹp với người khác mà trở nên khiêm nhường với mọi người, quan tâm đến người khác. Không lâu sau, cô trở thành “người phụ nữ quyến rũ nhất” vùng.

Người ta nói :

Thiền không phải là lý luận, mà Thiền là cuộc sống. Cuộc sống có Thiền, là có phép mầu vô bờ bến. Người có Thiền, gặp ai cũng sẽ được người đó trọng, đến đâu sẽ được nơi đó qúy. Có Thiền, tiền đồ của con người cũng sẽ thênh thang rộng rãi hơn.
(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: TiT_TinhKhong_TiT
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Phật tại Tâm

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

PHẬT TẠI TÂM

Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa, anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt như tượng Quan Âm kia.

Tín đồ bèn hỏi : “ Người có phải là Quan Âm không ?

Người nọ đáp : “Phải”

Tín đồ : “ Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin cho chính mình ? “

Người nọ cười :”Vì ta gặp việc nan giải, nhưng ta biết cầu xin người khác không bằng cầu xin chính bản thân mình“

Người ta nói :

Khi gặp những thất bại trong công việc, hay những điều buồn khổ trong cuộc sống, chúng ta thường cầu viện, dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên hoặc người khác. Mà chúng ta không hay rằng không ai hiểu mình bằng mình, không ai giúp mình bằng mình giúp mình. Nếu tự tin và cố gắng hết sức, thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách. Nếu người nào làm được điều đó, tức là đã trở thành Phật của chính mình.
(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: TiT_TinhKhong_TiT, thien ma hoa, tungthanh
Đầu trang

thien ma hoa
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 62
Tham gia: 01:09, 16/08/12

TL: Phật tại Tâm

Gửi bài gửi bởi thien ma hoa »

Thiên Hương đã viết:PHẬT TẠI TÂM

Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa, anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt như tượng Quan Âm kia.

Tín đồ bèn hỏi : “ Người có phải là Quan Âm không ?

Người nọ đáp : “Phải”

Tín đồ : “ Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin cho chính mình ? “

Người nọ cười :”Vì ta gặp việc nan giải, nhưng ta biết cầu xin người khác không bằng cầu xin chính bản thân mình“

Người ta nói :

Khi gặp những thất bại trong công việc, hay những điều buồn khổ trong cuộc sống, chúng ta thường cầu viện, dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên hoặc người khác. Mà chúng ta không hay rằng không ai hiểu mình bằng mình, không ai giúp mình bằng mình giúp mình. Nếu tự tin và cố gắng hết sức, thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách. Nếu người nào làm được điều đó, tức là đã trở thành Phật của chính mình.
(Theo Chan Gushi)
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Cái quý nhất trong thứ hành trang của Đức Phật Thích Ca

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Cái quý nhất trong thứ hành trang của Đức Phật Thích Ca

Có rất nhiều đệ tử theo học Đức Phật Thích Ca, nhưng mãi không đắc đạo. Một lần học trò đánh bạo hỏi và xin Đức Phật truyền cho bí quyết.
- Được rồi, ngày mai ta sẽ nói.
Sáng hôm sau, các đệ tử có mặt rất sớm. Đức Phật Thích Ca sai chú tiểu đồng bê cho mình một chậu hoa. Ngài ngắt một bông hoa đưa lên, rồi nói:
- Toàn bộ bí quyết thành công của ta nằm ở đây!
Trong khi các trò khác còn đang ngơ ngác thì có một trò mắt tự nhiên sáng bừng lên... Đức Phật liền bảo:
Trò kia hiểu được ý của ta. Từ ngày mai ta cho phép người thay ta truyền đạo.
Ý nghĩa thật thâm thúy đến khôn cùng, nếu bạn yêu thích câu phương ngôn "Kẻ nào tặng người khác bông hồng trên tay kẻ đó phảng phất mùi thơm". Và coi đó như một nguyên tắc đối nhân xử thế.
Có ai không bao giờ yêu thích hoa, chỉ có hoa mới hòa đồng với thế giới tâm linh của con người trong mọi lúc: buồn, vui, đau thương...
Bạn đã bao giờ biết đến triết lý về hoa của người Á Đông. Tất cả đều đẹp, đều tốt, đều hoàn hảo trong thiên nhiên... Thiên nhiên là nguồn gốc của mọi sự tinh khiết, mà hoa là những gì thân thiết nhất, tinh tế nhất của thiên nhiên...
Mỗi loài hoa có một sắc, một mùi hương riêng nhưng đều làm đẹp cho cánh rừng bằng tất cả những gì có thể...
Hoa tiêu biểu cho sự chuyển vị dấu vết của tự nhiên. Những đường cong uyển chuyển của hoa không chỉ làm đẹp mắt khi ta nhìn, mà chất chứa bao nhiêu bí ẩn của tạo hóa...
Trước hoa, con người có thể hòa đồng với vũ trụ, mở cặp mắt tâm linh, vượt ra ngoài biên giới của thời gian...
Hoa tượng trưng cho sắc đẹp, cho sự khiêm nhường cho một quá trình lao động cực nhọc. Vì cần phải có một thời gian cây mới đơm hoa, kết quả...

Hoa có đủ mọi đức tính mà một con người cần có: Sự yên lặng kiên nhẫn đầy tự chủ, sức mạnh quyến rũ, một tâm hồn trong trắng, thanh khiết, một tấm lòng quảng đại khoan dung...
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

TÂM & TÍNH

Có một học tăng tìm Quốc sư Huệ Trung tham bái, hỏi :

– “Thiền là một tên gọi khác của tâm, mà Tâm lại là Chân Như Thực Tính, nó không nhiều hơn ở Phật và cũng không ít hơn ở phàm nhân. Các tổ sư của Thiền Tông lại đổi tên gọi Tâm ấy thành ra Tính. Vây xin hỏi thiền sư : Tâm và Tính khác nhau như thế nào ?”

Sư Huệ Trung :”Lúc mê thì chúng có khác nhau (hữu sai biệt), lúc ngộ thì chúng không khác nhau (vô sai biệt) “.

Học tăng lại hỏi : “ Kinh viết : Phật tính là vĩnh cửu (thường), Tâm là không vĩnh cửu (vô thường) - Như vậy, sao ông lại nói là không khác nhau !?”

Sư Huệ Trung : ”Người chỉ dựa vào lời mà không dựa vào nghĩa. Ví dụ như khi trời lạnh thì nước đóng thành băng, khi trời nóng thì băng tan ra thành nước; khi mê thì kết Tính thành Tâm, khi ngộ thì dung Tâm thành Tính. Tâm và Tính vốn là một, bởi vì có mê có ngộ cho nên mới có khác nhau là vậy”

Người ta nói :

Trong giáo lý nhà Phật, Tâm – Tính có rất nhiều tên gọi khác nhau, như Bản Lai Diện Mục, Pháp Thân, Thực Tướng, Tự Tính, Chân Như, Bản Thể, Chân Tâm, Bát Nhã, Thiền v.v…. Đó đều là những phương pháp, tên gọi khác nhau trong nhận thức của người tu hành về một cái duy nhất là Bản Tính của con người. Mê và Ngộ tuy có sai biệt, song Bản Tính thì lại vô sai biệt. Chẳng hạn như cũng chỉ một thứ duy nhất là Vàng, nhưng từ nó người này có thể tạo ra Hoa tai, người kia tạo ra Nhẫn đeo, người nọ lại tạo ra Vòng tay v.v… Mà thực ra tất cả những hình thức, tên gọi ấy đều từ một thứ duy nhất là kim lọai Vàng mà ra. Tâm và Tính cũng như vậy, tuy chúng có tên gọi khác nhau, nhưng thực chất đều chỉ một thứ duy nhất là Bản Thể của con người.
(Theo Chan Gushi)
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

BỎ XUỐNG

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

BỎ XUỐNG !

Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt.

Phật thấy vậy bèn nói : “ Bỏ xuống !”

Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống.

Phật lại nói : “ Bỏ xuống !”

Hắc Chỉ ngạc nhiên nói : “Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết, chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi ngài bảo tôi bỏ cái gì ?”

Phật nói : “ Ta hòan tòan không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái tâm kiêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy ngươi mới giải thóat khỏi xiềng xích sinh tử”

Người ta nói :

“ Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy, nhưng thực sự là chuyện hết sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ công danh không ? Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không ? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không ? Người có sự nghiệp thì có thể bỏ sự nghiệp không?

Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng con người nào có khác gì hai bình hoa của Hắc Chỉ ?. Đó là nguồn gốc khiến cuộc sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản nhẹ nhàng, hãy quẳng những gánh lo ấy đi ! Hãy biết “Bỏ xuống” để được hạnh phúc.
(Theo Chan Gushi)
Đầu trang

Trả lời bài viết