Không nên lấy mọi người làm mục tiêu quan điểm. Đức Phật suốt 6 năm tu một mình trong rừng. Giác ngộ rồi mới bước ra cứu nhân độ thế. Con đường truyền đạo sau đó cũng rất khó khăn vì thời đó người ta thờ thần quyền, còn ngài là triết học
Ngài bị thiên hạ thời đó nhìn như gã dơ dáy, ăn mày, bị hất nước đuổi đi. Cuộc đời giảng pháp, cảm hoá chúng sinh không dễ chút nào
Nếu cứ lấy việc được mọi người theo làm mục đích sống thì rất dễ rơi vào tham ái, sân hận.
Ví như thằng nghiện mà có nhiều bạn nghiện như nó thì nó tự cho nó sống đúng vậy
Chữ nhân
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
- Tôn Ngộ Không !!!
- Lục đẳng
- Bài viết: 2743
- Tham gia: 19:29, 25/01/22
TL: Chữ nhân
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Chữ nhân
"Education is the most powerful weapon you can use to change the world."
- Nelson Mandela
https://www.youtube.com/watch?v=rCtsOTZ ... Schadeberg
- Nelson Mandela
https://www.youtube.com/watch?v=rCtsOTZ ... Schadeberg
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Chữ nhân
“Do not judge me by my successes, judge me by how many times I fell down and got back up again.”
― Nelson Mandela
“I have not failed. I’ve just found 10,000 ways that won’t work.”
― Thomas Edison
NAM QUỐC DÂN TU TRI
PHAN-BỘI-CHÂU Tiên sinh
CHƯƠNG THỨ XIII
N. 24.- Thất bại là mẹ thành công
Tay ba lằn gãy, mới biết thuốc tiên. Đánh trăm trận quen, mới hay tướng giỏi. Nếu không thất bại, sao có thành công. Xưa nay anh hùng, tầng thua mới được. Cờ vì lỡ nước, bàn trước chịu thua. Tính kỹ toan sâu, bàn sau chắc được. Chông gai ngan ngác, sóng gió tơi bời. Vượt núi qua vời, vẫn nhiều gian trở. Vấp cây chạm đá, là thợ đem đường. Lỗi hướng lầm phương, là thầy chỉ lối. Càng nhiều thất bại, càng chắc thành công. Xin chớ ngã lòng, xin càng bền chí. Ngã rồi liền dậy, muôn dặm không xa. Chèo mãi sẽ qua, bờ kia hẳn tới. Giời đâu ta hỏi, xem thử gan già.
Mẩu chuyện dưới đây được trích từ 1 tờ báo.
"Mẩu chuyện số 5"
Năm thi đại học, tôi chỉ được 6 điểm, còn con trai của bạn mẹ tôi được 20 điểm, cậu ta đến học tại trường đại học trọng điểm, còn tôi chỉ có thể đi làm thuê.
Chín năm sau, mẹ của cậu ta chạy đến khoe khoang với tôi và mẹ tôi rằng con trai bà ta đang đi phỏng vấn vào chức giám đốc lương tháng vài chục triệu ... Còn tôi, lại đang nghĩ: có nên tuyển dụng cậu ta không.
Bài học rút ra: Bạn có thể không học đại học, nhưng bạn tuyệt đối không thể không phấn đấu.
― Nelson Mandela
“I have not failed. I’ve just found 10,000 ways that won’t work.”
― Thomas Edison
NAM QUỐC DÂN TU TRI
PHAN-BỘI-CHÂU Tiên sinh
CHƯƠNG THỨ XIII
N. 24.- Thất bại là mẹ thành công
Tay ba lằn gãy, mới biết thuốc tiên. Đánh trăm trận quen, mới hay tướng giỏi. Nếu không thất bại, sao có thành công. Xưa nay anh hùng, tầng thua mới được. Cờ vì lỡ nước, bàn trước chịu thua. Tính kỹ toan sâu, bàn sau chắc được. Chông gai ngan ngác, sóng gió tơi bời. Vượt núi qua vời, vẫn nhiều gian trở. Vấp cây chạm đá, là thợ đem đường. Lỗi hướng lầm phương, là thầy chỉ lối. Càng nhiều thất bại, càng chắc thành công. Xin chớ ngã lòng, xin càng bền chí. Ngã rồi liền dậy, muôn dặm không xa. Chèo mãi sẽ qua, bờ kia hẳn tới. Giời đâu ta hỏi, xem thử gan già.
Mẩu chuyện dưới đây được trích từ 1 tờ báo.
"Mẩu chuyện số 5"
Năm thi đại học, tôi chỉ được 6 điểm, còn con trai của bạn mẹ tôi được 20 điểm, cậu ta đến học tại trường đại học trọng điểm, còn tôi chỉ có thể đi làm thuê.
Chín năm sau, mẹ của cậu ta chạy đến khoe khoang với tôi và mẹ tôi rằng con trai bà ta đang đi phỏng vấn vào chức giám đốc lương tháng vài chục triệu ... Còn tôi, lại đang nghĩ: có nên tuyển dụng cậu ta không.
Bài học rút ra: Bạn có thể không học đại học, nhưng bạn tuyệt đối không thể không phấn đấu.
Được cảm ơn bởi: Tôn Ngộ Không !!!, Tudotutronghanhphuc
Chữ nhân
“Life's most persistent and urgent question is, 'What are you doing for others?”
― Martin Luther King Jr.
https://www.youtube.com/watch?v=vP4iY1T ... =RAREFACTS
― Martin Luther King Jr.
https://www.youtube.com/watch?v=vP4iY1T ... =RAREFACTS
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Chữ nhân
“The first and greatest victory is to conquer yourself; to be conquered by yourself is of all things most shameful and vile.”
― Plato
“The most important relationship we can all have is the one you have with yourself, the most important journey you can take is one of self-discovery. To know yourself, you must spend time with yourself, you must not be afraid to be alone. Knowing yourself is the beginning of all wisdom.”
– Aristotle
“Plato is my friend, Aristotle is my friend, but my greatest friend is the truth.”
– Isaac Newton
‘’The wit was not wrong who defined education in this way: ‘Education is that which remains, if one has forgotten everything he learned in school.’’
– Albert Einstein
“The greatest enemy of knowledge is not ignorance, it is the illusion of knowledge.”
- Stephen Hawking
"Literacy in itself is no education. Literacy is not the end of education or even the beginning. By education I mean an all-round drawing out of the best in the child and man-body, mind and spirit."
- Mahatma Gandhi
“What is college? An institute of learning. What is business? An institute of learning. Life, itself, is an institute of learning.”
- Thomas Edison
"Education does not mean teaching people what they do not know. It means teaching them to behave as they do not behave."
Abraham Lincoln
“Let us think of education as the means of developing our greatest abilities, because in each of us there is a private hope or dream which, fulfilled, can be translated into benefit for everyone and greater strength for our Nation.”
― John F. Kennedy
“The function of education is to teach one to think intensively and to think critically. Intelligence plus character – that is the goal of true education.”
― Martin Luther King, Jr.
“When you don’t have anything, then you have everything.”
― Mother Teresa
NAM QUỐC DÂN TU TRI
PHAN-BỘI-CHÂU Tiên sinh
CHƯƠNG THỨ IV
N. 8.- Lòng nhân-ái
Loài người sanh dục, gốc vì ái tình. Ái là mậm tình, tình là hạt ái. Bởi hay biết ái, mới gọi rằng nhân. Ta với song thân, với huynh với đệ. Với già với trẻ, đều phải thương yêu. Nòi giống thương nhau, lại là mật thiết. Cũng khí cũng huyết, cũng thịt cũng da. Ta biết thương ta, phải thương người với. Xưa lời Phật nói, lợi kỷ lợi tha. Ái tự một nhà, suy ra một nước. Kìa loài tàn ngược, là giống beo hùm. Người quý tấm lòng, nhất là nhân ái.
ÁI TÌNH: tình thương yêu. SONG THÂN: cha mẹ.
LỢI KỶ: lợi cho mình. LỢI THA: lợi cho người.
― Plato
“The most important relationship we can all have is the one you have with yourself, the most important journey you can take is one of self-discovery. To know yourself, you must spend time with yourself, you must not be afraid to be alone. Knowing yourself is the beginning of all wisdom.”
– Aristotle
“Plato is my friend, Aristotle is my friend, but my greatest friend is the truth.”
– Isaac Newton
‘’The wit was not wrong who defined education in this way: ‘Education is that which remains, if one has forgotten everything he learned in school.’’
– Albert Einstein
“The greatest enemy of knowledge is not ignorance, it is the illusion of knowledge.”
- Stephen Hawking
"Literacy in itself is no education. Literacy is not the end of education or even the beginning. By education I mean an all-round drawing out of the best in the child and man-body, mind and spirit."
- Mahatma Gandhi
“What is college? An institute of learning. What is business? An institute of learning. Life, itself, is an institute of learning.”
- Thomas Edison
"Education does not mean teaching people what they do not know. It means teaching them to behave as they do not behave."
Abraham Lincoln
“Let us think of education as the means of developing our greatest abilities, because in each of us there is a private hope or dream which, fulfilled, can be translated into benefit for everyone and greater strength for our Nation.”
― John F. Kennedy
“The function of education is to teach one to think intensively and to think critically. Intelligence plus character – that is the goal of true education.”
― Martin Luther King, Jr.
“When you don’t have anything, then you have everything.”
― Mother Teresa
NAM QUỐC DÂN TU TRI
PHAN-BỘI-CHÂU Tiên sinh
CHƯƠNG THỨ IV
N. 8.- Lòng nhân-ái
Loài người sanh dục, gốc vì ái tình. Ái là mậm tình, tình là hạt ái. Bởi hay biết ái, mới gọi rằng nhân. Ta với song thân, với huynh với đệ. Với già với trẻ, đều phải thương yêu. Nòi giống thương nhau, lại là mật thiết. Cũng khí cũng huyết, cũng thịt cũng da. Ta biết thương ta, phải thương người với. Xưa lời Phật nói, lợi kỷ lợi tha. Ái tự một nhà, suy ra một nước. Kìa loài tàn ngược, là giống beo hùm. Người quý tấm lòng, nhất là nhân ái.
ÁI TÌNH: tình thương yêu. SONG THÂN: cha mẹ.
LỢI KỶ: lợi cho mình. LỢI THA: lợi cho người.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Chữ nhân
照身
焦頭爛額被金袍,
五七年間是廠槽。
縱也超群兼拔萃,
一回放下一回高。
Chiếu thân
Tuệ Trung Thượng Sĩ
Tiêu đầu lạn ngạch bị kim bào,
Ngũ thất niên gian thị xưởng tào.
Túng dã siêu quần kiêm bạt tuỵ,
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao.
Dịch nghĩa
Soi mình
Cháy đầu bỏng trán, thì được mặc áo bào vàng,
Còn mình năm bảy năm nay vẫn ở nơi xay giã.
Nếu là bậc siêu quần xuất chúng,
Thì cứ mỗi lần hạ xuống lại một lần lên cao.
焦頭爛額被金袍,
五七年間是廠槽。
縱也超群兼拔萃,
一回放下一回高。
Chiếu thân
Tuệ Trung Thượng Sĩ
Tiêu đầu lạn ngạch bị kim bào,
Ngũ thất niên gian thị xưởng tào.
Túng dã siêu quần kiêm bạt tuỵ,
Nhất hồi phóng hạ nhất hồi cao.
Dịch nghĩa
Soi mình
Cháy đầu bỏng trán, thì được mặc áo bào vàng,
Còn mình năm bảy năm nay vẫn ở nơi xay giã.
Nếu là bậc siêu quần xuất chúng,
Thì cứ mỗi lần hạ xuống lại một lần lên cao.
Chữ nhân
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thi Ca 13
Dịch:
CHIẾU THÂN
Cháy đầu dập trán mặc kim bào
Năm bảy năm qua kiếp ngựa mao.
Ví thực siêu quần cùng xuất chúng
Một lần buông xuống một lần cao.
Giảng:
Chiếu thân là soi lại thân mình, xét lại để thấy rõ cuộc sống của đời mình như thế nào. Soi lại đời mình Thượng Sĩ thấy:
Cháy đầu dập trán mặc kim bào
Năm bảy năm qua kiếp ngựa mao.
Kim bào là cái áo giáp của mấy ông quan nhà tướng. Theo Thượng Sĩ, mặc áo giáp của mấy ông quan nhà tướng, tức là làm tướng làm quan năm bảy năm, nhớ lại như là kiếp trâu ngựa, đó là nỗi buồn của Ngài. Nỗi buồn này không phải là nỗi buồn của một nhà Nho bị thất sủng, rồi chán đời về ở nơi hoang dã hay chỗ điền viên, làm thơ để chế giễu cuộc đời. Đối với Thượng Sĩ thì khác; bao nhiêu năm làm quan tuy luôn luôn được hưởng ân sủng của nhà Vua, nhưng Ngài nhớ lại thấy chỉ là một kiếp trâu ngựa không có gì quan trọng.
Ví thực siêu quần cùng xuất chúng
Một lần buông xuống một lần cao.
Qua hai câu này chúng ta thấy Thượng Sĩ là người tu theo đạo Phật có quan niệm khác hơn những nhà Nho. Nhà Nho khi mất địa vị mất quyền lợi thì về vườn than thân trách phận đủ thứ, còn ở đây Thượng Sĩ nhìn thấy giá trị của quyền tước danh vọng không đáng kể, nó chỉ là một kiếp tôi đòi. Thấy rõ như vậy nên buông quách nó và nhảy vọt lên một bình diện cao hơn, chớ không phải buông ra rồi than thân trách phận. Đó là điểm đặc biệt của Thượng Sĩ, vì Ngài đã hiểu đạo và sống được với đạo. Quan niệm của Ngài rất hợp với quan niệm của người xuất gia. Ở trong pháp hội này cũng có những người có chút ít địa vị và sự nghiệp trong xã hội, nhưng thức tỉnh nhớ lại những thứ ấy thấy như bọt nước, như hoa đốm không bền chắc rồi buông bỏ hết để đi tu. Tuy nhiên, chúng ta phải học theo Thượng Sĩ một lần buông là một lần nhảy lên cao, chớ đừng nuối tiếc, buông rồi nắm lại, tuột xuống chỗ thấp kém, như vậy không xứng đáng là người xuất gia.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thi Ca 13
Dịch:
CHIẾU THÂN
Cháy đầu dập trán mặc kim bào
Năm bảy năm qua kiếp ngựa mao.
Ví thực siêu quần cùng xuất chúng
Một lần buông xuống một lần cao.
Giảng:
Chiếu thân là soi lại thân mình, xét lại để thấy rõ cuộc sống của đời mình như thế nào. Soi lại đời mình Thượng Sĩ thấy:
Cháy đầu dập trán mặc kim bào
Năm bảy năm qua kiếp ngựa mao.
Kim bào là cái áo giáp của mấy ông quan nhà tướng. Theo Thượng Sĩ, mặc áo giáp của mấy ông quan nhà tướng, tức là làm tướng làm quan năm bảy năm, nhớ lại như là kiếp trâu ngựa, đó là nỗi buồn của Ngài. Nỗi buồn này không phải là nỗi buồn của một nhà Nho bị thất sủng, rồi chán đời về ở nơi hoang dã hay chỗ điền viên, làm thơ để chế giễu cuộc đời. Đối với Thượng Sĩ thì khác; bao nhiêu năm làm quan tuy luôn luôn được hưởng ân sủng của nhà Vua, nhưng Ngài nhớ lại thấy chỉ là một kiếp trâu ngựa không có gì quan trọng.
Ví thực siêu quần cùng xuất chúng
Một lần buông xuống một lần cao.
Qua hai câu này chúng ta thấy Thượng Sĩ là người tu theo đạo Phật có quan niệm khác hơn những nhà Nho. Nhà Nho khi mất địa vị mất quyền lợi thì về vườn than thân trách phận đủ thứ, còn ở đây Thượng Sĩ nhìn thấy giá trị của quyền tước danh vọng không đáng kể, nó chỉ là một kiếp tôi đòi. Thấy rõ như vậy nên buông quách nó và nhảy vọt lên một bình diện cao hơn, chớ không phải buông ra rồi than thân trách phận. Đó là điểm đặc biệt của Thượng Sĩ, vì Ngài đã hiểu đạo và sống được với đạo. Quan niệm của Ngài rất hợp với quan niệm của người xuất gia. Ở trong pháp hội này cũng có những người có chút ít địa vị và sự nghiệp trong xã hội, nhưng thức tỉnh nhớ lại những thứ ấy thấy như bọt nước, như hoa đốm không bền chắc rồi buông bỏ hết để đi tu. Tuy nhiên, chúng ta phải học theo Thượng Sĩ một lần buông là một lần nhảy lên cao, chớ đừng nuối tiếc, buông rồi nắm lại, tuột xuống chỗ thấp kém, như vậy không xứng đáng là người xuất gia.
Chữ nhân
Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thi Ca 9
Dịch:
HỌA THƠ HƯNG TRÍ THƯỢNG VỊ HẦU
Thiền phong không trước cũng không sau
Bản thể như như sẵn vậy nào.
Thiếu thất chín năm không một tiếng
Hoàng Mai đêm giữa tạm riêng truyền.
Tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm
Khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời.
Vì bảo Nguyên quân Trần Xử Sĩ
Nhạn khuya một tiếng, hết đêm mù.
Giảng:
Đây là bài thơ Thượng Sĩ họa lại để tặng Hưng Trí Thượng Vị Hầu (1). Trong sử ghi rằng khi quân ta đánh với quân Nguyên, quân Nguyên thua bỏ chạy, nhà Vua ra lệnh đuổi theo chớ không giết. Trần Quốc Nghiễn quá hăng nên xua quân đuổi theo giết quân địch rất nhiều. Khi làm lễ thưởng công tướng sĩ thì Trần Quốc Nghiễn bị nhà Vua chê là không tuân lệnh, và giặc thua chạy mà còn đuổi theo giết là không có lợi. Vì sao? Vì Việt Nam là nước nhỏ dân ít, còn quân Nguyên nước lớn dân đông, tướng tài của mình đánh thắng họ là mừng rồi, họ thua để cho họ chạy về nước, đuổi theo giết họ chỉ gây thêm thù oán. Quốc Nghiễn vì quá hăng không nghĩ đến cái lợi hại lâu dài, khi bị quở và không được thưởng công, ông hơi buồn làm thơ than thở do đó Thượng Sĩ họa lại với lý Thiền để khuyên ông. Mở đầu Ngài nói:
Thiền phong không trước cũng không sau
Bản thể như như sẵn vậy nào.
Sống Thiền là cốt trở về với Bản thể như như, Bản thể như như đó không trước không sau. Trước sau là chỉ cho không gian và thời gian, Bản thể như như thì sẵn đó chớ không phải mới có mới thành.
Thiếu Thất chín năm không một tiếng
Hoàng Mai đêm giữa tạm riêng truyền.
Tổ Đạt-ma chín năm ngồi xây mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, lặng im không một tiếng để nói lên Thể như như. Sống với Bản thể như như thì không còn một tí vọng động. Ở Hoàng Mai giữa đêm Ngũ Tổ truyền y bát cho Lục Tổ là việc tạm thôi.
Tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm
Khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời.
Nếu tâm mình chẳng dính một mảy tơ, không một niệm nhỏ khởi lên thì lo gì cái miệng mình nói bậy mà phải lựa lời. Sở dĩ miệng hay nói tào lao là tại tâm lăng xăng lộn xộn, nếu tâm lặng lẽ thì miệng không còn nói bậy. Chúng ta sở dĩ lựa lời nói cho khéo léo là tại tâm mình lộn xộn, khi thì nghĩ tốt, khi thì nghĩ xấu, cho nên phải kềm chế bằng cách lựa lời hay khéo để nói. Một khi tâm đã lặng lẽ không dấy niệm thì không còn lo sợ cái miệng nói bậy. Hai câu này ý nói người ta hay sợ cái quả mà không sợ cái nhân, lời nói phát ra là để diễn tả tâm tư của mình, tâm suy nghĩ tốt xấu thì thốt ra lời nói có hay có dở, nếu tâm tư lặng lẽ thanh tịnh thì lời nào thốt ra cũng thanh tịnh. Thế mà người đời cứ lựa lời nói cho hay cho khéo mà không chịu gạn lọc phiền não cho tâm được thanh tịnh. Lo lựa lời nói khéo là chúng ta chỉ lo tránh quả mà không sợ nhân. Thói thường chúng ta không sợ tạo nghiệp mà chỉ sợ cái khổ sanh tử luân hồi. Luân hồi thọ khổ là cái quả không đáng sợ, sợ là sợ tạo nghiệp, vì có nghiệp mới dẫn đi luân hồi. Song, nghiệp cũng không đáng sợ mà phải sợ cái nhân đưa đến sự tạo nghiệp là vọng tưởng. Như vậy muốn không tạo nghiệp, phải buông vọng tưởng, nên nói “tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm, khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời”. Nghĩa là nội tâm không còn vọng tưởng thì lo gì tạo ra khẩu nghiệp. Vậy người tu Thiền muốn tránh cái quả luân hồi thì phải tránh cái nhân tạo nghiệp, muốn không tạo nghiệp thì phải buông hết vọng tưởng, dứt được manh mối ban đầu thì luân hồi làm sao có? Đó là cái gốc mà ai tu cũng phải lo thực hiện cho tốt.
Vì bảo Nguyên quân Trần Xử Sĩ
Nhạn khuya một tiếng, hết đêm mù.
Trần Xử Sĩ cũng là hiệu của Trần Quốc Nghiễn. Về đêm trời khuya vắng lặng, một tiếng nhạn kêu thì sương mù tan ngay. Đây muốn nói khi tâm chúng ta thanh tịnh thì, mê mờ đau khổ đều sạch hết. Chỉ cần một phen ngộ thì mọi sự đều yên, nếu còn mê còn lăng xăng lộn xộn mà muốn tránh những cái khen chê, làm sao tránh khỏi? Chỉ khi nào tâm bừng sáng thì mọi cái mê mờ hết sạch, đó là lời khuyên chí lý của Ngài. Qua bài thơ này chúng ta thấy Thượng Sĩ khuyên Trần Quốc Nghiễn đừng buồn phiền vì đi đánh giặc có công mà không được trọng thưởng. Ngài khuyên ông phải ráng tu để tâm thanh tịnh thì mọi sự buồn phiền đau khổ đều hết.
(1) Hiệu của Trần Quốc Nghiễn con thứ hai của Trần Quốc Tuấn.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thi Ca 9
Dịch:
HỌA THƠ HƯNG TRÍ THƯỢNG VỊ HẦU
Thiền phong không trước cũng không sau
Bản thể như như sẵn vậy nào.
Thiếu thất chín năm không một tiếng
Hoàng Mai đêm giữa tạm riêng truyền.
Tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm
Khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời.
Vì bảo Nguyên quân Trần Xử Sĩ
Nhạn khuya một tiếng, hết đêm mù.
Giảng:
Đây là bài thơ Thượng Sĩ họa lại để tặng Hưng Trí Thượng Vị Hầu (1). Trong sử ghi rằng khi quân ta đánh với quân Nguyên, quân Nguyên thua bỏ chạy, nhà Vua ra lệnh đuổi theo chớ không giết. Trần Quốc Nghiễn quá hăng nên xua quân đuổi theo giết quân địch rất nhiều. Khi làm lễ thưởng công tướng sĩ thì Trần Quốc Nghiễn bị nhà Vua chê là không tuân lệnh, và giặc thua chạy mà còn đuổi theo giết là không có lợi. Vì sao? Vì Việt Nam là nước nhỏ dân ít, còn quân Nguyên nước lớn dân đông, tướng tài của mình đánh thắng họ là mừng rồi, họ thua để cho họ chạy về nước, đuổi theo giết họ chỉ gây thêm thù oán. Quốc Nghiễn vì quá hăng không nghĩ đến cái lợi hại lâu dài, khi bị quở và không được thưởng công, ông hơi buồn làm thơ than thở do đó Thượng Sĩ họa lại với lý Thiền để khuyên ông. Mở đầu Ngài nói:
Thiền phong không trước cũng không sau
Bản thể như như sẵn vậy nào.
Sống Thiền là cốt trở về với Bản thể như như, Bản thể như như đó không trước không sau. Trước sau là chỉ cho không gian và thời gian, Bản thể như như thì sẵn đó chớ không phải mới có mới thành.
Thiếu Thất chín năm không một tiếng
Hoàng Mai đêm giữa tạm riêng truyền.
Tổ Đạt-ma chín năm ngồi xây mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, lặng im không một tiếng để nói lên Thể như như. Sống với Bản thể như như thì không còn một tí vọng động. Ở Hoàng Mai giữa đêm Ngũ Tổ truyền y bát cho Lục Tổ là việc tạm thôi.
Tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm
Khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời.
Nếu tâm mình chẳng dính một mảy tơ, không một niệm nhỏ khởi lên thì lo gì cái miệng mình nói bậy mà phải lựa lời. Sở dĩ miệng hay nói tào lao là tại tâm lăng xăng lộn xộn, nếu tâm lặng lẽ thì miệng không còn nói bậy. Chúng ta sở dĩ lựa lời nói cho khéo léo là tại tâm mình lộn xộn, khi thì nghĩ tốt, khi thì nghĩ xấu, cho nên phải kềm chế bằng cách lựa lời hay khéo để nói. Một khi tâm đã lặng lẽ không dấy niệm thì không còn lo sợ cái miệng nói bậy. Hai câu này ý nói người ta hay sợ cái quả mà không sợ cái nhân, lời nói phát ra là để diễn tả tâm tư của mình, tâm suy nghĩ tốt xấu thì thốt ra lời nói có hay có dở, nếu tâm tư lặng lẽ thanh tịnh thì lời nào thốt ra cũng thanh tịnh. Thế mà người đời cứ lựa lời nói cho hay cho khéo mà không chịu gạn lọc phiền não cho tâm được thanh tịnh. Lo lựa lời nói khéo là chúng ta chỉ lo tránh quả mà không sợ nhân. Thói thường chúng ta không sợ tạo nghiệp mà chỉ sợ cái khổ sanh tử luân hồi. Luân hồi thọ khổ là cái quả không đáng sợ, sợ là sợ tạo nghiệp, vì có nghiệp mới dẫn đi luân hồi. Song, nghiệp cũng không đáng sợ mà phải sợ cái nhân đưa đến sự tạo nghiệp là vọng tưởng. Như vậy muốn không tạo nghiệp, phải buông vọng tưởng, nên nói “tâm cơ chẳng dính tơ hào niệm, khẩu nghiệp nhọc gì chọn lựa lời”. Nghĩa là nội tâm không còn vọng tưởng thì lo gì tạo ra khẩu nghiệp. Vậy người tu Thiền muốn tránh cái quả luân hồi thì phải tránh cái nhân tạo nghiệp, muốn không tạo nghiệp thì phải buông hết vọng tưởng, dứt được manh mối ban đầu thì luân hồi làm sao có? Đó là cái gốc mà ai tu cũng phải lo thực hiện cho tốt.
Vì bảo Nguyên quân Trần Xử Sĩ
Nhạn khuya một tiếng, hết đêm mù.
Trần Xử Sĩ cũng là hiệu của Trần Quốc Nghiễn. Về đêm trời khuya vắng lặng, một tiếng nhạn kêu thì sương mù tan ngay. Đây muốn nói khi tâm chúng ta thanh tịnh thì, mê mờ đau khổ đều sạch hết. Chỉ cần một phen ngộ thì mọi sự đều yên, nếu còn mê còn lăng xăng lộn xộn mà muốn tránh những cái khen chê, làm sao tránh khỏi? Chỉ khi nào tâm bừng sáng thì mọi cái mê mờ hết sạch, đó là lời khuyên chí lý của Ngài. Qua bài thơ này chúng ta thấy Thượng Sĩ khuyên Trần Quốc Nghiễn đừng buồn phiền vì đi đánh giặc có công mà không được trọng thưởng. Ngài khuyên ông phải ráng tu để tâm thanh tịnh thì mọi sự buồn phiền đau khổ đều hết.
(1) Hiệu của Trần Quốc Nghiễn con thứ hai của Trần Quốc Tuấn.
Chữ nhân
世態虛幻
衣狗浮雲變態多,
悠悠都付夢南柯。
霜容洗夏荷方綻,
風色來春梅已花。
西月沉空難復影,
東流赴海豈回波。
君看王謝樓前燕,
今入尋常百姓家。
Thế thái hư huyễn
Tuệ Trung Thượng Sĩ
Y cẩu phù vân biến thái đa,
Du du đô phó mộng Nam Kha.
Sương dung tẩy hạ hà phương trán,
Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa.
Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh,
Đông lưu phó hải khởi hồi ba.
Quân khan Vương, Tạ lâu tiền yến,
Kim nhập tầm thường bách tính gia.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch:
THÓI ĐỜI HƯ DỐI
Vân cẩu đổi thay lắm vẻ mà
Mơ màng gởi trọn giấc Nam Kha.
Sương vừa rửa Hạ, sen đang nụ
Gió mới mời Xuân, mai đã hoa.
Trăng khuất núi Tây, không còn bóng
Nước trôi Đông hải, sóng đã qua.
Anh xem đàn én lầu Vương Tạ
Nay đến làm thân với mọi nhà.
衣狗浮雲變態多,
悠悠都付夢南柯。
霜容洗夏荷方綻,
風色來春梅已花。
西月沉空難復影,
東流赴海豈回波。
君看王謝樓前燕,
今入尋常百姓家。
Thế thái hư huyễn
Tuệ Trung Thượng Sĩ
Y cẩu phù vân biến thái đa,
Du du đô phó mộng Nam Kha.
Sương dung tẩy hạ hà phương trán,
Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa.
Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh,
Đông lưu phó hải khởi hồi ba.
Quân khan Vương, Tạ lâu tiền yến,
Kim nhập tầm thường bách tính gia.
Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch:
THÓI ĐỜI HƯ DỐI
Vân cẩu đổi thay lắm vẻ mà
Mơ màng gởi trọn giấc Nam Kha.
Sương vừa rửa Hạ, sen đang nụ
Gió mới mời Xuân, mai đã hoa.
Trăng khuất núi Tây, không còn bóng
Nước trôi Đông hải, sóng đã qua.
Anh xem đàn én lầu Vương Tạ
Nay đến làm thân với mọi nhà.