Chữ tâm

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"CHUYỆN CÔ LÁI ĐÒ CHỞ NHÀ SƯ QUA SÔNG" được trích từ THƯ VIỆN HOA SEN.

CHUYỆN CÔ LÁI ĐÒ CHỞ NHÀ SƯ QUA SÔNG
(Truyện Phật Giáo)


Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.

Nhà sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

– Vì thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

– Lần này thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần. Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

– Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò.

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần này phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

– Em xin đưa thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

– Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

– Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa. Do vậy em xin đưa thầy qua sông mà thôi.

Quả thật cái tâm luyến ái bên trong của con người mới là vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Phần lớn chúng ta chỉ chú ý dáng vẻ bên ngoài nhưng ít ai chú ý đến cái tâm sâu thẳm bên trong. Dù thân xa lánh thế tục nhưng tâm còn nhớ nghĩ thì cũng chưa phải là giải thoát. Mắt tuy nhắm nhưng tâm còn nghĩ về, thì sóng ngầm cuộn xoáy tâm can còn dữ dội hơn.

Câu chuyện giữa nhà sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu tập và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâm linh. Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái. Còn các lần trước hết dính mắc bằng mắt thì đến dính mắc bằng tâm. Ở đời hễ còn dính mắc thì còn phải khổ lụy.

Nhà sư trả tiền cho cô lái đò cũng cho thấy rằng hễ tâm ta còn tạo nghiệp dính mắc thì sẽ có cái giá phải trả cho chính nó. Đó là triết lý sống dành cho tất cả chúng ta.
Được cảm ơn bởi: Trúc Lâm
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 12

Dịch:

TÂM VƯƠNG


Tâm vương không tướng cũng không hình
Mắt tợ ly châu vẫn chẳng minh.
Muốn biết loại này chân diện mục
Ha! ha! giữa ngọ là canh ba.

Giảng:

Tâm vương là Tâm vua, Tâm vương này khác với Tâm vương của Duy thức học. Duy thức học chia tâm làm hai thứ là Tâm vương và Tâm sở. Tâm vương có tám thứ, Tâm sở có năm mươi mốt thứ (muốn hiểu rõ hơn xin xem lại Duy thức học). Tâm vương như chủ, Tâm sở như những thuộc hạ. Ví dụ như con mắt thấy sắc khởi niệm ưa thích gọi là Tham tâm sở, tai nghe tiếng trái ý sanh tâm giận ghét gọi là Hận tâm sở v.v... tùy trường hợp mà có tên riêng. Nhưng Tâm vương này khác với Tâm vương của Duy thức học.

Tâm vương không tướng cũng không hình
Mắt tợ ly châu vẫn chẳng minh.


Tâm vương này là Tâm chúa không tướng không hình. Lục Tổ gọi là “Bản lai vô nhất vật” (xưa nay không một vật) cho nên nói không tướng không hình. Dù cho người có mắt sáng như hạt châu của con rồng vẫn không thể thấy được tâm này. Nhưng:

Muốn biết loại này chân diện mục
Ha! ha! giữa ngọ là canh ba.


Muốn biết mặt thật của Tâm vương thì cười ha! ha! đúng lúc trưa là canh ba. Thật là lạ lùng! Lâu nay chúng ta quen nhìn sự vật trên hình tướng, nên cứ đuổi theo những cảnh sắc bên ngoài không bao giờ dừng. Tâm vương Thượng Sĩ nói đây không có hình tướng mắt không thể thấy, tay không thể sờ mó được. Là Thể chân thật hằng hữu mà không tướng mạo, nên muốn nhận ra thì phải quay ngược trở lại không kẹt nơi hình tướng. Song, muốn xoay trở lại thì đang giữa ngọ là mười hai giờ trưa mà thấy là mười hai giờ đêm, nghĩa là ngay nơi cái sáng mà thấy được cái tối, ngay nơi cái có mà đạt được lý không. Ý Thượng Sĩ nói rằng: chúng ta muốn nhận ra Tâm chân thật thì phải có khả năng nhìn ngược lại, nên nói đang trưa mà thấy là canh ba. Bây giờ chúng ta thấy ngược hay thấy xuôi? Thường thấy xuôi nên không nhận ra Thể chân thật.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"Xá-lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm."

M M M m m m
M M M M

Mẹ Me Má Mạ Mợ
Mother Mom Mum Mama Ma

Bé gái -> Em gái -> Cô gái -> Mẹ -> Bà -> ...

Câu chuyện xảy ra giữa đại dương bao la: Một hôm có con sóng nhỏ cảm thấy phiền não vì kích thước quá nhỏ bé của mình. Nó nhìn ra xa, một con sóng lớn gấp mấy lần nó, ngạo nghễ đánh vào bờ rồi hùng dũng kéo ra; nó thở dài buồn bã: Tại sao mình nhỏ bé thế này? Tại sao tôi không được to lớn như bạn hả?

Con sóng lớn đáp: Tại vì bạn không chịu nhìn kỹ gốc gác của mình nên bạn mới phiền não như vậy! Thật ra, Bạn đâu có phải là con sóng nhỏ, tôi cũng đâu phải là con sóng lớn?

Con sóng nhỏ ngạc nhiên: Ô hay, bạn nói lạ chưa? Bạn với tôi không phải là sóng thì là cái gì?

Sóng lớn trả lời: Bạn với tôi đều là nước; sóng chỉ là một hình thức của nước. Nếu mình nhìn ra bản chất của mình, gốc rễ của mình, không chấp chặt vào hình thức bên ngoài, cái vỏ bọc bên ngoài, thì mình sẽ không còn mặc cảm tự tôn hay tự ti, không còn phiền não khổ đau nữa.

Con sóng nhỏ chợt “Ngộ” ra chân lý ấy và cảm ơn bạn sóng lớn đã mở con mắt trí tuệ cho nó.
Được cảm ơn bởi: 无常无我
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

Đời người thấm thoắt
Uy Viễn Tướng Công

Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi
Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi!
Nhắn con tạo hóa xoay thời lại,
Để khách tang bồng rộng đất chơi.



示弟子

身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯。
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪。

Thị đệ tử
Vạn Hạnh Thiền Sư

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch nghĩa:

Dặn học trò

Đời người như bóng chớp, có rồi không,
Vạn thứ cây mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo.
Đạt đến thông hiểu rồi thì sự thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy chẳng qua như giọt sương treo đầu ngọn cỏ.



"Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm."
Được cảm ơn bởi: Tự tin chiến thắng
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

安定時節

生死由來罷問程,
因緣時節自然成。
山雲也有出山勢,
澗水終無投澗聲。
歲歲花隨三月笑,
朝朝雞向五更鳴。
阿誰會得娘生面,
始信人天總假名。

An định thời tiết
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Sinh tử do lai bãi vấn trình,
Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành.
Sơn vân dã hữu xuất sơn thế,
Giản thuỷ chung vô đầu giản thanh.
Tuế tuế hoa tuỳ tam nguyệt tiếu,
Triêu triêu kê hướng ngũ canh minh.
A thuỳ hội đắc nương sinh diện,
Thuỷ tín nhân thiên tổng giả danh.


Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch:

THỜI TIẾT AN ĐỊNH

Sanh tử do đâu chớ hỏi han
Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành.
Mây núi nào không thế mây núi
Nước khe đâu có tiếng đổ ghềnh.
Năm tháng hoa tùy xuân nở nụ
Đêm đêm gà gáy lúc canh năm.
Ai hay nhận được gương mặt mẹ
Mới hiểu trời người thảy giả danh.



"Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm."
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"Xá-lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc."

(1) Nước -> Bốc hơi -> Hơi nước
(2) Hơi nước -> Ngưng tụ -> Mưa rơi -> Nước

(1) và (2) cũng chỉ là "tánh không duyên khời" mà thôi.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết-bàn."

https://www.youtube.com/watch?v=YJAlTteds9c

"Chân Không diệu hữu" là vậy.
Đầu trang

Tự tin chiến thắng
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1077
Tham gia: 18:15, 12/08/24

TL: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi Tự tin chiến thắng »

Tu muốn tu tốt chỉ có thể tìm một vị minh sư hướng dẫn.
Bác tự tu tự học rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma.
Cháu không biết nói sao nữa. Vào Chùa nhiều người lắm nhưng chỉ cần nhớ một quy tắc vị sư nào dám đụng tiền tức tâm có vấn đề. Tiền tuyệt đối không được phép đụng vào giới này không giữ được thì tốt nhất đừng làm bẩn nơi cửa Phật.
Vậy sao Chùa xây sửa chữa? Tùy lòng thí chủ nào thấy chỗ nào bị gì thì tùy lòng của thí chủ nào thích sửa thì tùy tâm, tự nhìn để sử sang, nhà sư những bậc tu hành không được phép gợi ý hay xin bất kì thứ gì, tất cả đều phải tùy duyên.
Ý cháu nếu bác học về Phật nhưng tay vẫn đụng tiền thì chỉ cần giữ năm giới không cần nghiêng cứu chuyên sâu về Phật, tụng kinh, tịnh tâm là được.
Muốn học chuyên sâu về Phật, tinh tấn tu hành thì chắc chắn phải giữ được ít nhất 10 giới.
Học nhiều nhưng giới không giữ giới thì Phật không độ nổi và rất dễ tẩu hoả nhập ma.
Tâm tạo nên nghiệp báo của bản thân mình.
Cả việc cúng kiếng cho thần linh, người sống hay người đã mất thật sự những vị sư này tụng niệm chỉ là giúp bá táng linh hồn xung quanh một chút xíu nhỏ xíu chả có tác dụng gì. Quan trọng lúc người sống hay người mất luôn tu tâm tránh xa nghiệp xấu ác, giữ năm giới mới may ra cứu được bản thân mình và người thân của mình.
Chúc bác và gia đình năm mới an khang thịnh vượng, hạnh phúc, gặt hái nhiều thành công ❤️
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết-bàn."



LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP HOA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Tu Viện Kim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH


Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật bảo ngài Bồ-tát Đại Thế Chí rằng: "Các Ông nên biết, những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thọ trì kinh Pháp Hoa mà nếu ai dùng lời thô ác mắng nhiếc, sẽ bị trọng báo, trái lại người trì kinh này được công đức lớn, sáu căn thanh tịnh".

Như xưa trong thời tượng pháp của đức Phật Oai Âm Vương, giữa hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo, có vị Bồ-tát là Thường Bất Khinh, Vị Bồ-tát ấy phàm thấy hàng xuất gia, tại gia, nam nữ... đều cung kính lễ bái khen ngợi rằng: "Tôi rất kính trọng các ngài, không dám khinh mạn, vì các ngài đều tu hành đạo Bồ-tát, sẽ đăng thành Phật". Ngoài sự lễ bái tán thán ấy vị Tỳ-kheo kia không hề đọc tụng kinh điển gì, nhưng gặp ai cũng chỉ lễ bái, tán thán và nói: "Tôi không dám khinh các người vì các người sẽ được làm Phật". Đến nỗi có người vì tâm chưa đặng thanh tịnh, nổi giận, mắng nhiếc: Ông Vô trí Tỳ-kheo cớ sao đến đây tự nói tôi không dám khinh người và thọ ký cho ta sẽ thành Phật, đó chỉ là nói dối, ta không dùng làm chi ? Có khi còn bị người ta lấy roi gậy, ngói đá đánh đập, ông trốn chạy qua một nơi xa mà còn lớn tiếng nói lại: "Tôi không dám khinh các người, các người đều sẽ làm Phật". Như vậy trải qua nhiều năm, dù bị khổ nhục cũng không sanh sân hận, nên các tăng thượng mạn Tỳ-kheo đều gọi vị Tỳ-kheo kia là Thường Bất Khinh. Vị Tỳ-kheo ấy khi mạng chung được nghe giữa hư không, Phật Oai Âm Vương nói kinh Pháp Hoa, đủ các công đức, lục căn thanh tịnh, sau rộng nói kinh Pháp Hoa lại cho mọi người đều nghe như mình đã được nghe vậy.

"Tất cả đều có Phật tánh". "Hết thảy đều làm Phật-đà". Đó là lời dạy không tiền khoán hậu, chỉ có đạo Phật mới thừa nhận và thuyết minh cái giá trị vô thượng ấy của muôn loài. Đó là một đặc điểm làm cho đạo Phật vượt hẳn lên trên tất cả tôn giáo học thuyết thế gian. Cho nên người Phật tử chân chính là phải luôn luôn cố gắng phát huy Phật tánh cao quý cho mình và chúng sinh, không xem thường, không khinh rẻ một chúng sinh nào, dù là hạng người mà xã hội cho là thấp kém, huống chi đến sự giết hại một cách vô ý thức, vì tư kỷ, vì vô minh. Vậy nên, hết thảy hành động tự lợi, lợi tha của người Phật tử mà gọi rằng lợi, là phải hướng về mục đích "phát huy Phật tánh" ấy.

Phật tử gánh vác nhiệm vụ ấy và hành động với tất cả cố gắng vì tự nhận là bổn phận thì dầu bị khổ nhục, dầu bị tai hại gì, cũng bền chí lướt qua và coi đó là thành công chứ không phải hy sinh. Ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh là tượng trưng đầy đủ cho tinh thần Phật tử đó vậy.



"Chân Không diệu hữu" là vậy.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1867
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"Xá-lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị."



"... Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. Sắc không khác gì chân không, tức là thể xác chẳng khác gì với linh hồn, linh hồn chẳng khác gì với thể xác. Thể xác tức là linh hồn, linh hồn tức là thể xác..."
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, Pháp môn Tịnh Độ - Phần 21
Đầu trang

Trả lời bài viết