Luận về Đạo Phật và các đạo khác

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Rajneeshbible
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 403
Tham gia: 17:07, 10/05/19

Luận về Đạo Phật và các đạo khác

Gửi bài gửi bởi Rajneeshbible »

Đạo Phật khác với những đạo tin có Thượng đế như thế nào
Lấy ví dụ đạo tin vào thượng đế giống như bắn quả tên lửa, nó bay ngày càng cao cho tới khi thoát khỏi trọng lực trái đất, nên những đạo này tin vào các năng lực thần quyền, sức mạnh, phép màu vv
Còn đạo Phật (hay đạo Lão) như là người leo lên đỉnh núi, sau đó dựa vào cánh và sức gió mà từ từ lượn và hạ xuống đất, nên đây là đạo ít dùng sức, ít dùng lực, cái lực nó có là dựa vào tự nhiên gió và độ cao của núi, nó dựa vào sự thư giãn thay vì dùng sức bay ngày càng cao như đạo tin vào thượng đế
Một điểm khác nữa, đạo Phật như người cô đơn nổi lềnh bềnh giữa biển, do thấy chỉ có biển mà không còn thấy gì khác, nên nói tất cả đều là không, ngay cả thượng đế cũng không có
Còn đạo khác thì giả dụ như người đó uống no nước biển, sau đó thân xác rã ra tan vào nước biển, hồn người đó thấy, À thì ra mình đã hòa thành một với biển cả, thì ra mình Là biển cả, cái biển cả đó gọi nôm na là Thượng đế

(bát nhã tâm kinh)
Bồ tát có cái nhìn thông suốt, khi thiền định về trí tuệ thâm sâu, thì thấy tất cả đều là không, như bầu trời, không khí, nhờ đó mà không còn bị khổ ải do chìm đắm vào vật chất nữa
Sariputra, vật chất cũng chính là hư không, chân không, hư không cũng đồng như là một với vật chất, hư không chẳng khác với vật chất (cái thấy được), về cảm xúc, ý nghĩ, suy nghĩ, nhận thức thì cũng đều lặp lại như vậy (suy nghĩ của mình cũng là hư không, hư không cũng đồng như suy nghĩ)
Sariputra, tất cả các vật thể đều có tính không bao la như hư không trên trời, nó không do ai đó sanh tạo ra, cũng không bị hủy hoại khiến mất đi theo thời gian, mà trường tồn, nó không thanh tịnh tinh khiết thánh thiện, cũng không dơ bẩn, nó không tăng và không giảm về kích thước và khối lượng, vì nó giữ nguyên thể tích
Đó cũng như không trung trên bầu trời thì không có màu sắc, không có ai suy nghĩ ở trong không trung đó, không có cảm xúc trong không trung đó, không có thức
Cái không trung hư vô đó không có cái để mà nhìn được nó, hay nghe được nó, biết được nó, hay chạm sờ vào được, không nếm được vị của cái hư vô đó là thế nào
Cái hư vô đó cũng không có sự ngu dốt phiền não của chúng sinh, mà sự ngu dốt của chúng sinh cũng không phải nhờ vì đồng với cái hư vô đó mà hết đi được, cũng như cái hư vô đó không có người già rồi chết đi, nhưng bên trong cái hư vô đó, con người vẫn già rồi chết đi, nên nói là không có hết đời sống già chết của chúng sinh bên trong cái hư vô đó
Cũng không có con đường giải thoát giác ngộ nằm bên trong cái hư vô chân không đó
Không có cái biết cũng như đắc được cái không này, vì nó không phải là cái mà ta có thể có được hay sở hữu được, vì nó đã luôn có sẵn bên ta dù ý thức hay không
Người thấy được cái Không hư vô này, thì tâm nhìn thấy được xa bao la thông suốt không có chướng ngại, vì không có gì để chướng ngại cái nhìn này, sẽ không còn sợ hãi, xa rời những ý nghĩ mê tín và tham tưởng, đến với cái tuyệt diệt niết bàn
Tất cả ai đều đã thành Phật, đều là nhờ trí tuệ biết được cái không này
Nên điều cần giữ trong tâm chú là
Từ bỏ, xả rời, đầu hàng, bỏ rơi, thả lỏng.
*chú thích, hư không này bên ấn độ gọi là prana, hay là ether, nó khác với không khí Oxy là vì nó là dạng năng lượng của không khí
*Bên vật lý lượng tử bây giờ cũng nói là hạt và sóng là một, nghĩa là vật chất và hư không là một
Đầu trang

wwwbinh179
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 203
Tham gia: 20:50, 22/01/13

TL: Luận về Đạo Phật và các đạo khác

Gửi bài gửi bởi wwwbinh179 »

Đạo lão luận nhân - duyên. Đạo sinh nhất nhất sinh nhị sinh tam tam sinh vạn vật. Lấy vô cực sinh thái cực thái cực sinh lưỡng nghi lại sinh tứ tượng tứ tượng sinh bát quoái ở bát quoái sinh vạn vật. Lấy căn cứ này để chứng minh và lập luận, đạo là 1 quỷ đạo tuần hoàn sinh - lão - bịnh - tử, luận đạo lấy hạt mưa mà luận khi trời nắng gắt khí ẩm hút lên thành mây lúc nặng hoá nước rơi xuống, tuần tự 1 vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Là Đạo của mưa.

Đạo lão lấy tự nhiên mà sinh hoạt ko thấy đời khỗ ko luận bát khỗ. Sinh ra không khỗ ... lấy tự nhiên chi pháp mà sống " nhân pháp địa địa pháp thiên thiên pháp đạo đạo pháp tự nhiên " không lánh đời không trốn tránh cái khỗ . Sinh thời tuỳ ý nhân sinh, lúc già bảo tồn tuổi thọ, lúc ngũ uẩn xung đột ngộ được trí tuệ. Anh dũng trãi nghiệm du lịch, rút ra học hỏi là tự nhiên hợp với lẻ đạo như thái cực đồ. Ko hề coi đời là khỗ là ảo não như phật giáo

Ko thể quy đồng phật đạo giống nhau, tư tưởng 2 nhà tuy có điểm tương đồng nhưng luận đạo thì khác biệt. Và đạo lão là thần đạo thờ tam thanh của trung hoa
Đầu trang

Rajneeshbible
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 403
Tham gia: 17:07, 10/05/19

TL: Luận về Đạo Phật và các đạo khác

Gửi bài gửi bởi Rajneeshbible »

Đắc đạo của Phật Thích ca khác với của đạo Hindu thế nào mà đạo Phật bị chấm dứt bởi Bà la môn giáo ở ấn độ
Đạo hindu quan niệm để đắc đạo thì phải mở từng luân xa một, tuần tự, và nó mất nhiều thời gian để mở từng luân xa, nên quá trình này có thể kéo dài rất lâu, khi lên tới luân xa thứ 7 thì cũng là lúc đắc đạo
Đạo Phật khác ở chỗ nó là đắc đạo bất ngờ (hoàng nhiên đại ngộ), nó là đắc đạo ở chỗ mình làm 1 cái gì đó rất chuyên tâm, kéo dài 7 năm, nhưng sau đó không đạt được nên từ bỏ không theo nó nữa, thì cái lúc từ bỏ đó cái tôi sẽ tạm mất đi, và đạt được giác ngộ, đó là lý do Phật trong 6 năm khổ hạnh không nhắc gì tới luân xa mà chỉ là quá trình nhịn ăn, khi thấy nhịn ăn không giúp gì cho mình thì Phật từ bỏ cái ý niệm đó, và lúc đó cái tôi tạm mất, nên ở Zen nhật bản cũng vậy, nó cũng bắt nguồn từ việc hiểu các Công án "Koan", và khi không hiểu nổi sau mấy năm, từ bỏ nó, thì cái tôi tạm mất, nên bên Zen nhật bản cũng theo phương pháp của Phật là chú tâm làm gì đó, rồi mệt quá xả bỏ, thì ngay lúc đó đạt giác ngộ
Để so sánh, con đường của Hindu giống như con cá ở dưới đáy đại dương cố gắng ngoi lên bờ để thở, tuy không biết không khí là gì nhưng nó cứ cố ngoi lên, và khi thấy không khí, bầu trời thì nó thấy "à, hóa ra có bầu trời"
Còn con đường của Phật giống như cái thuyền titanic bị chìm xuống , nó chìm dần theo bản năng quản tính, tới lúc chạm đáy biển thì nó thấy là, "à, hóa ra đại dương cũng có đáy"
Con đường luân xa nguy hiểm hơn, vì nếu không có thầy sẽ bị các năng lượng xấu quấy rầy
Và cái lạ đó là Phật sẽ không hiểu người Hindu nói thượng đế là cái gì, còn người theo Hindu sẽ không hiểu Phật gọi cái "Không" đó là gì, bởi vì 2 con đường khác nhau, người cố gắng mở từng luân xa một có khi lại thành công mà không bị thất bại giữa chừng dẫn đến bỏ cuộc và giác ngộ, còn người theo đạo Phật sẽ không hiểu thượng đế là gì bởi vì luân xa của họ một số chưa được mở, nên sẽ không trải nghiệm được thượng đế
Đầu trang

Trả lời bài viết