Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn
Hình ảnh

Sự lợi ích chân chính thường khó diễn bày.

Giống như người uống nước,

lạnh hay nóng chỉ tự mình biết.



Ngay trong lúc thời tiết nóng bức tột độ mà quý-vị không sợ nóng cũng chẳng sợ đường xa núi cao, tới đây tham gia đả thất thì như vậy có điều gì lợi chăng? Sự lợi ích chân chính thường khó diễn bày. Giống như người uống nước, lạnh hay nóng chỉ tự mình biết. Duy người có tâm chân thật mới lãnh hội được sự diệu kỳ.

Làm thế nào để thu hoạch được điều lợi ích này? Không gì khác hơn là thành tâm niệm danh hiệu Bồ-tát. Chân tâm tức là chuyên tâm vậy. Cho nên nói: "Chuyên nhất tất linh, phân chi tất tệ." Tức là chuyên nhất thì linh ứng, phân chia thì bế tắc. Khi tâm chuyên nhất, tự nhiên sẽ được cảm ứng đạo giao. Sự cảm ứng đạo giao vốn không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, tự mình phải dụng công mới được, người khác không thể làm thay mình đặng, lại càng không thể cầu may mà được.

Giống như "nói về chuyện ăn cơm hay đếm tiền giùm kẻ khác." Có kẻ thường hay đề cập đến những thứ dinh dưỡng thế này thế nọ, nhưng tự họ chẳng hề ăn, thì đồ ăn dù có bổ dưỡng cách mấy đi nữa họ cũng không thể tận hưởng được. Cho nên nói:

Chung nhật sổ tha bảo, tự vô bán tiền phần.

Y pháp bất tu hành, kỳ quá diệc như thị.

Nghĩa là:

Suốt ngày đếm tiền người, tự mình không một xu.

Học pháp không tu hành, lỗi lầm cũng như vậy.

Mình niệm Phật cũng thế. Không phải hiểu biết hay bàn luận về công đức niệm Bồ-tát là đủ; phải thật sự niệm đến chỗ nhất tâm bất loạn; thậm chí đến độ nước chảy, gió thổi mà tai mình cũng chỉ nghe tiếng danh hiệu Bồ-tát mà thôi. Cho nên nói:

Hữu tình, vô tình,

Ðồng diễn Ma-ha diệu pháp.

Nghĩa là:

Loài hữu tình hay vô tình,

Ðều nói diệu pháp đại thừa.

Nếu mình không thể niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn thì gió có thổi vi-vu, nước có chảy róc-rách, mình cũng chẳng tài nào cảm nhận được sự kỳ diệu của nó. Cho nên mình phải thành tâm niệm và đừng để vọng tưởng lôi kéo thì mới gặt được lợi ích của Pháp.

Khi đả thất, quý-vị phải tôn trọng qui củ của thất. Bởi vì "Vô qui củ bất năng thành phương viên." Tức là không có qui củ thì không thành phương viên. Qui củ của Tây Lạc Viên là không nói năng ồn ào để tránh làm chướng ngại kẻ khác tu hành.

Trong thời gian bảy ngày này, chúng ta còn niệm thêm Chú Ðại-bi. Công đức của Chú Ðại-bi rất khó nghĩ bàn. Nếu người không có thiện căn, thì họ khó nghe đặng ba chữ "Chú Ðại-bi." Bây gìờ đại chúng không những đã được nghe mà lại còn thọ trì đọc tụng, đủ biết quý-vị có đầy đủ thiện căn rồi. Nếu đã có thiện căn, quý-vị không nên coi thường và đừng để kiếp sống này trôi qua một cách lãng phí.

Tôi còn nhớ khi Chùa Tây Lạc Viên đả thất lần đầu tiên, trong mười vị cư sĩ thì tám, chín vị chẳng thể niệm được Chú Ðại-bi. Nhưng nay, mười người thì có đến tám người có thể niệm được. Ðây chứng tỏ rằng sự tiến bộ của các vị cư sĩ. Tôi kể cho quý-vị nghe một câu chuyện để chứng minh về công đức của Chú Ðại-bi.

Ở Mãn-châu có một vị tài chủ, tậu rất nhiều điền sản. Vào một mùa thu, vị tài chủ này tự mình đi theo bốn, năm xe hàng chở đầy cao lương xuống phố để bán. Bởi vì từ nông thôn đến thành thị cách hơn 150 dặm, nên một giờ sáng y đã khởi hành. Chẳng may đi được nửa đường thì gặp cướp. Thấy thế y lập tức niệm Chú Ðại-bi. Lạ thay! Bọn thổ phỉ bổng như đui mù không nhìn thấy xe của y, nên y an toàn qua khỏi nguy hiểm. Ðó là một trong những sự linh cảm của Chú Ðại-bi mà chính tôi chứng kiến.

Kinh Ðại Bi Tâm Ðà-la-ni dạy rằng: "Kẻ tụng trì chú Ðại-bi có thể tiêu trừ tai nạn: Lửa không thiêu được, nước chẳng dìm đặng." Bởi thế, tôi khuyên các vị mỗi ngày trì tụng tối thiểu ba lần. Nếu vị nào chưa biết niệm thì mau mà học. Công đức trì tụng Chú Ðại-bi không những có thể đẩy lui trộm cướp, mà còn tiêu trừ trăm bịnh, thoát khỏi sự quấy rối của chư ma. Cho nên các vị nên thành tâm tụng trì.

Hôm nay là ngày bắt đầu đả thất, bầu không khí của pháp hội rất phấn khởi và nghiêm trang. Tôi hy vọng các vị nổ lực, ra công tinh tấn.

Giảng trưa ngày 13 tháng 6 năm 1958

tại Tây Lạc Viên, Hồng Kông
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, Tây Đô đạo sĩ, aiminh14, kimthoa_0412
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...để giảm họa tăng phúc



[blockquote] Nhiều người cho rằng đến chùa cúng một số tiền hay một món hàng gì đó rồi xin Phật, Bồ tát ban phúc cho. Vì thế cúng xong rồi họ xin điều này điều nọ, cầu Phật giúp cho điều này điều kia, nào là làm ăn phát tài, trúng số đề, tai qua nạn khỏi, không đau ốm...Đâu biết rằng tội phúc do chính mình tự tạo, Phật và chư vị Bồ tát lúc nào cũng từ bi thương xót tất cả chúng ta, chẳng lẽ cứ có tiền có quà các ngài mới lưu ý?
Những gì xảy ra cho chúng ta hôm nay đều có nguyên nhân từ quá khứ, mình gây nhân thì mình sẽ chịu quả. May sao từ nhân đến quả còn có các duyên, tức là điều kiện cần và đủ để các biến cố sự kiện xảy ra. Nếu biết can thiệp đúng cách chúng ta có thể thay đổi kết quả theo hướng có lợi.
Thí dụ tiền kiếp ta giết chết một người hay một con vật, nợ họ một mạng. Hoặc nợ họ một số tiền, hoặc cướp vợ giật chồng hay triệt hạ công danh... của họ. Họ thù oán mình và cứ đi theo tìm cách trả thù khiến cho mình lao đao lận đận, làm gì cũng bị khó khăn cản trở. Dù mình không nhìn thấy họ nhưng lúc nào họ cũng theo sát mình, mình làm gì nghĩ gì họ đều biết rõ. Nếu mình biết mình có món nợ ấy, tìm cách trả họ thì có thể hóa giải được oan trái tiền kiếp và cải thiện được cuộc sống. Trả thế nào đây?
Cúng chùa là mình giúp cho các vị đệ tử của Đức Phật học đạo tu hành, tự giải thoát bản thân và giúp nhiều người khác giải thoát luân hồi sinh tử. Mình sẽ có công đức rất lớn, không những mình hưởng mà còn có thể gửi công đức ấy cho người khác. Phóng sinh thì mình cứu được nhiều mạng sống, bố thí, làm từ thiện, giúp người qua cơn cơ nhỡ, bồi đường đắp lộ...tất cả đều có công đức. Nếu mình gửi cho những kẻ đã bị mình giết hoặc trong quá khứ mình nợ nần họ thì dần dần họ sẽ không làm khó mình nữa.
Tụng kinh Phật, trì chú còn có nhiều công đức hơn nữa. Nếu mình gửi cho họ và cầu cho họ được tái sinh đầu thai hoặc vãng sinh tịnh độ thì không những hóa giải được thù oán cũ mà họ còn cám ơn mình nữa. Dĩ nhiên họ sẽ giúp lại cho mình. Sau khi làm được một trong những việc trên, khấn: " Con tên là...xin hồi hướng công đức cúng chùa bố thí...cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời của con, cầu mong cho họ được nghiệp chướng tiêu trừ, hóa giải oan khiên siêu sinh tịnh độ" họ sẽ nhận được.
Mình thiếu nợ thì mình phải trả, không thể xin Phật hay ai đó giúp mình quịt nợ được. Xem số có lợi thế là biết được phần nào mình có nợ nần gì trong tiền kiếp và qua đó có cách ứng xử thích hợp để cuộc sống chúng ta ngày càng tiến bộ, hạnh phúc hơn. Ngoài việc trả được nợ cũ, chúng ta còn gây được nhiều nhân tốt và sẽ gặt được quả tốt về sau. Hãy cố gắng tích cực lên! Số phận nằm trong tay chúng ta mà thôi. [/blockquote]
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, phuongmtt47, aiminh14, nanglanh91
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:

Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...để giảm họa tăng phúc



[blockquote] Nhiều người cho rằng đến chùa cúng một số tiền hay một món hàng gì đó rồi xin Phật, Bồ tát ban phúc cho. Vì thế cúng xong rồi họ xin điều này điều nọ, cầu Phật giúp cho điều này điều kia, nào là làm ăn phát tài, trúng số đề, tai qua nạn khỏi, không đau ốm...Đâu biết rằng tội phúc do chính mình tự tạo, Phật và chư vị Bồ tát lúc nào cũng từ bi thương xót tất cả chúng ta, chẳng lẽ cứ có tiền có quà các ngài mới lưu ý?
Những gì xảy ra cho chúng ta hôm nay đều có nguyên nhân từ quá khứ, mình gây nhân thì mình sẽ chịu quả. May sao từ nhân đến quả còn có các duyên, tức là điều kiện cần và đủ để các biến cố sự kiện xảy ra. Nếu biết can thiệp đúng cách chúng ta có thể thay đổi kết quả theo hướng có lợi.
Thí dụ tiền kiếp ta giết chết một người hay một con vật, nợ họ một mạng. Hoặc nợ họ một số tiền, hoặc cướp vợ giật chồng hay triệt hạ công danh... của họ. Họ thù oán mình và cứ đi theo tìm cách trả thù khiến cho mình lao đao lận đận, làm gì cũng bị khó khăn cản trở. Dù mình không nhìn thấy họ nhưng lúc nào họ cũng theo sát mình, mình làm gì nghĩ gì họ đều biết rõ. Nếu mình biết mình có món nợ ấy, tìm cách trả họ thì có thể hóa giải được oan trái tiền kiếp và cải thiện được cuộc sống. Trả thế nào đây?
Cúng chùa là mình giúp cho các vị đệ tử của Đức Phật học đạo tu hành, tự giải thoát bản thân và giúp nhiều người khác giải thoát luân hồi sinh tử. Mình sẽ có công đức rất lớn, không những mình hưởng mà còn có thể gửi công đức ấy cho người khác. Phóng sinh thì mình cứu được nhiều mạng sống, bố thí, làm từ thiện, giúp người qua cơn cơ nhỡ, bồi đường đắp lộ...tất cả đều có công đức. Nếu mình gửi cho những kẻ đã bị mình giết hoặc trong quá khứ mình nợ nần họ thì dần dần họ sẽ không làm khó mình nữa.
Tụng kinh Phật, trì chú còn có nhiều công đức hơn nữa. Nếu mình gửi cho họ và cầu cho họ được tái sinh đầu thai hoặc vãng sinh tịnh độ thì không những hóa giải được thù oán cũ mà họ còn cám ơn mình nữa. Dĩ nhiên họ sẽ giúp lại cho mình. Sau khi làm được một trong những việc trên, khấn: " Con tên là...xin hồi hướng công đức cúng chùa bố thí...cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời của con, cầu mong cho họ được nghiệp chướng tiêu trừ, hóa giải oan khiên siêu sinh tịnh độ" họ sẽ nhận được.
Mình thiếu nợ thì mình phải trả, không thể xin Phật hay ai đó giúp mình quịt nợ được. Xem số có lợi thế là biết được phần nào mình có nợ nần gì trong tiền kiếp và qua đó có cách ứng xử thích hợp để cuộc sống chúng ta ngày càng tiến bộ, hạnh phúc hơn. Ngoài việc trả được nợ cũ, chúng ta còn gây được nhiều nhân tốt và sẽ gặt được quả tốt về sau. Hãy cố gắng tích cực lên! Số phận nằm trong tay chúng ta mà thôi. [/blockquote]
Có một điều cháu cũng muốn hỏi chú. Khi một người được hưởng phước báu về tiền tài do nhân bố thí mang lại từ kiếp trước, nhưng người này lại dùng chính tiền tài này lại bố thí tiếp, như vậy phước đức không cạn kiệt mà còn tăng trưởng.
Những người đời nay nếu thọ hưởng giàu sang phú quý mà không bố thí, thì khi phước đức hết lại trở thành kẻ nghèo đói mà thôi. Vậy phú quý, thọ mạng đều do mình mà ra có phải ko, vậy tại sao người đời nay vẫn còn mê muội, gặp xui thì trách trời...
Được cảm ơn bởi: maianh_2012
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

phuongmtt47 đã viết:
Tây Đô đạo sĩ đã viết:

Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...để giảm họa tăng phúc



[blockquote] Nhiều người cho rằng đến chùa cúng một số tiền hay một món hàng gì đó rồi xin Phật, Bồ tát ban phúc cho. Vì thế cúng xong rồi họ xin điều này điều nọ, cầu Phật giúp cho điều này điều kia, nào là làm ăn phát tài, trúng số đề, tai qua nạn khỏi, không đau ốm...Đâu biết rằng tội phúc do chính mình tự tạo, Phật và chư vị Bồ tát lúc nào cũng từ bi thương xót tất cả chúng ta, chẳng lẽ cứ có tiền có quà các ngài mới lưu ý?
Những gì xảy ra cho chúng ta hôm nay đều có nguyên nhân từ quá khứ, mình gây nhân thì mình sẽ chịu quả. May sao từ nhân đến quả còn có các duyên, tức là điều kiện cần và đủ để các biến cố sự kiện xảy ra. Nếu biết can thiệp đúng cách chúng ta có thể thay đổi kết quả theo hướng có lợi.
Thí dụ tiền kiếp ta giết chết một người hay một con vật, nợ họ một mạng. Hoặc nợ họ một số tiền, hoặc cướp vợ giật chồng hay triệt hạ công danh... của họ. Họ thù oán mình và cứ đi theo tìm cách trả thù khiến cho mình lao đao lận đận, làm gì cũng bị khó khăn cản trở. Dù mình không nhìn thấy họ nhưng lúc nào họ cũng theo sát mình, mình làm gì nghĩ gì họ đều biết rõ. Nếu mình biết mình có món nợ ấy, tìm cách trả họ thì có thể hóa giải được oan trái tiền kiếp và cải thiện được cuộc sống. Trả thế nào đây?
Cúng chùa là mình giúp cho các vị đệ tử của Đức Phật học đạo tu hành, tự giải thoát bản thân và giúp nhiều người khác giải thoát luân hồi sinh tử. Mình sẽ có công đức rất lớn, không những mình hưởng mà còn có thể gửi công đức ấy cho người khác. Phóng sinh thì mình cứu được nhiều mạng sống, bố thí, làm từ thiện, giúp người qua cơn cơ nhỡ, bồi đường đắp lộ...tất cả đều có công đức. Nếu mình gửi cho những kẻ đã bị mình giết hoặc trong quá khứ mình nợ nần họ thì dần dần họ sẽ không làm khó mình nữa.
Tụng kinh Phật, trì chú còn có nhiều công đức hơn nữa. Nếu mình gửi cho họ và cầu cho họ được tái sinh đầu thai hoặc vãng sinh tịnh độ thì không những hóa giải được thù oán cũ mà họ còn cám ơn mình nữa. Dĩ nhiên họ sẽ giúp lại cho mình. Sau khi làm được một trong những việc trên, khấn: " Con tên là...xin hồi hướng công đức cúng chùa bố thí...cho các oan gia trái chủ, gia quyến nhiều đời của con, cầu mong cho họ được nghiệp chướng tiêu trừ, hóa giải oan khiên siêu sinh tịnh độ" họ sẽ nhận được.
Mình thiếu nợ thì mình phải trả, không thể xin Phật hay ai đó giúp mình quịt nợ được. Xem số có lợi thế là biết được phần nào mình có nợ nần gì trong tiền kiếp và qua đó có cách ứng xử thích hợp để cuộc sống chúng ta ngày càng tiến bộ, hạnh phúc hơn. Ngoài việc trả được nợ cũ, chúng ta còn gây được nhiều nhân tốt và sẽ gặt được quả tốt về sau. Hãy cố gắng tích cực lên! Số phận nằm trong tay chúng ta mà thôi. [/blockquote]
Có một điều cháu cũng muốn hỏi chú. Khi một người được hưởng phước báu về tiền tài do nhân bố thí mang lại từ kiếp trước, nhưng người này lại dùng chính tiền tài này lại bố thí tiếp, như vậy phước đức không cạn kiệt mà còn tăng trưởng.
Những người đời nay nếu thọ hưởng giàu sang phú quý mà không bố thí, thì khi phước đức hết lại trở thành kẻ nghèo đói mà thôi. Vậy phú quý, thọ mạng đều do mình mà ra có phải ko, vậy tại sao người đời nay vẫn còn mê muội, gặp xui thì trách trời...
hề hề...câu hỏi cũng là câu trả lời rồi vậy...hề...hề...
Được cảm ơn bởi: maianh_2012
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »



Quý vị nào chưa ăn chay được thì trước khi tụng chú Đại bi nên đọc "chú Tịnh khẩu nghiệp" 3 lần hoặc 7 lần sẽ tốt:

Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám.


Thân mến
Được cảm ơn bởi: maianh_2012, virgo_o0o, phuongmtt47, aiminh14
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »


GIẢI TRỪ VONG NHẬP


Bà Trần Thị Tuyết Hạnh, năm mươi bảy tuổi, bị lâm bệnh ngay khi vừa nhập trại tỵ nạn ở đảo Phi Luật Tân. Bác sĩ chiếu khám cho bà nhiều lần và đưa bà ra khỏi trại để chụp hình nữa mà vẫn không tìm ra căn nguyên bịnh lý. Bà Hạnh đau rất kỳ cục, bà không chịu ăn uống và không ngủ trên cả tháng mà sức vóc không hề hấn gì. Mặt bà đỏ gay, con mắt láo liên và về chiều thì mí mắt sụp xuống, buồn rầu khóc thảm, làm nhảm kể lể những chuyện đau buồn. Vì lý do mắc bệnh kỳ dị nên ban điều hành trại thương lượng co quan lo hồ sơ định cư cấp tốc cho gia đình bà Hạnh nhập cảnh Hoa Kỳ sớm để có thể đủ điều kiện thuốc thang trị liệu bệnh tình cho bà.

Khi đến vùng San Francisco, người nhà cấp đưa bà Hạnh đến nhà thương trị liệu, song các bác sĩ giỏi đều bó tay chứng bệnh “không chịu ăn, không chịu uống”, mà vẫn sống như thường của bà Hạnh. Hai tháng trôi qua, bệnh tình không thuyên giảm, người nhà vẫn tiếp tục đưa bà Hạnh đi khám bác sỉ cho có lệ và để ai nấy yên lòng.

Một hôm có cụ Lành đưa đường, chồng bà Hạnh đem vợ đến chùa Từ Quang gặp tôi để nhờ giúp đỡ. Mới nhìn qua nét mặt, khí sắc của bà Hạnh là tôi biết ngay bà bị âm khí ám nhập. Tôi đưa ngay bà lên chánh điện để “tra vấn” cái vong linh đang nhập trong người bà. Bà Hạnh nhìn tôi với vẻ sợ hãi và run cầm cập như đang ở giữa băng tuyết. Bà cúi đầu khóc thút thít, nghẹn ngào và biểu lộ sự tức tối, uất ức. Tôi gạn hỏi hoài mà vong nhập kia không chịu “khai báo” một chút tung tích gì. Tôi bèn gọi các chú trong chùa trợ niệm và lấy chiếc mõ nhỏ đặt ngay trên đầu bà Hạnh tụng chú Ðại Bi thì bà Hạnh nhắm nghiền hai mắt, tóc trên đầu bà bay ngược như một cơn bão thổi mạnh, hai tay bà chấp lại như một búp sen và miệng the thé nói một giọng con gái độ mười chin, hai mươi tuổi.

Tiếng người con gái này nói mình đã chết trên biển cùng mẹ ruột và nhiều người vì gặp bão, nên tàu chìm. Tôi hỏi các chi tiết khác thì vong linh nói mà phát âm không rõ, chỉ thốt lên the thé kêu đói, than lạnh rồi vật lăn giữa điện Phật bất tỉnh. Tôi và những người có mặt thấy thế xúc động quá, liền khai kinh Phổ Môn tụng cầu an cho bà Hạnh và liên tục niệm danh hiệu Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát; đồng lúc tụng niệm tôi lấy nước thờ trên bàn Phật và đọc thần chú Quán Âm, Tâm Kinh Bát Nhã rồi đem cho bà Hạnh uống. Khi bà Hạnh vừa uống xong ly nước thì liền tỉnh dậy và bà vội vàng nhảy tới bàn thờ vong, đưa tay bốc thức ăn bỏ vào miệng ngồm ngoàm như kẻ bị đói lâu ngày. Ăn đã đời, bà quơ tất cả đồ cúng nào là chuối, bánh, trái cây, khoai, bắp… trên bàn thờ cô hồn bỏ vào trong túi áo, lận trong lưng quần và trải tà áo tràng mà bà đang mặc gói tất cả thức ăn, chui vào trong góc bàn thờ linh và tiếp tục ăn như ma quỷ. Bà còn khóc và la lên là có nhiều người đang dành ăn và đánh tháo bà.

Thấy hình ảnh kỳ quái của bà Hạnh, ai cũng sợ và nhiều người bỏ chạy xuống lầu. Tôi bình tĩnh niệm chú Chuẩn Ðề và dùng lời nhỏ nhẹ, ngọt ngào kêu bà Hạnh ra ngoài và quỳ giữa chánh điện. Tôi lại tiếp tục “vấn cung” vong linh đang nhập vào trong bà Hạnh một lần nữa. Lúc này, vong linh mới nói rõ tên tuổi, ngày chết là nhu cầu muốn được nghe kinh siêu độ. Tôi liền viết bài vị thờ ngay lúc ấy, kêu các vị dưới bếp nấu cơm chay cúng vong và tôi khai kinh Di Ðà cầu siêu hôm đó, có gần một trăm Tăng Ni và Phật tử, vì hôm đó là nhằm lễ sám hối Bố tát gần đến mùa Vu Ln Rằm tháng bảy.

Sau khi tụng kinh Di Ðà, niệm danh hiệu Phật, đến chổ quy y linh ký tự, thì bà Hạnh ngã xuống đất bất tỉnh. Ðộ chừng mười phút sau, bà Hạnh tỉnh dậy và trở lại người bình thường như mình đã ngủ một giấc thật dài. Gia đình bà Hạnh và mọi người hôm đó đều cảm kích và vô cùng mừng rỡ khi thấy bà Hạnh bình phục. Tôi bảo cụ Ðức Hạnh, cô Thanh Tịnh nấu cháo trắng để bà Hạnh ăn kẻo nhịn đói lâu ngày ăn cơm vào nặng bao tử, và đưa bà vào phòng nghỉ. Ngay tối hôm đó, bà Hạnh đòi về nhà vì thấy đã khỏe hoàn toàn. Sáng hôm sau, tự bà Hạnh và cả nhà đến chùa lễ tạ và xin quy y.

Hôm chứng kiến lễ đưa vong linh cô gái Việt Nam chết trên biển ra khỏi người bà Hạnh và ký tự vong linh bất hạnh ấy tại chùa Từ Quang, cụ Tâm Huy chép miệng thành thơ rằng:

Pháp Phật nhiệm mầu
Cứu người khổ đau
Quan Âm linh hiển
Hạnh nguyện thâm sâu.

Nguồn: Linh Ứng Quán Thế Âm
Được cảm ơn bởi: aiminh14
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
virgo_o0o
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1705
Tham gia: 14:53, 18/11/10
Đến từ: •o●o•

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi virgo_o0o »

Tây Đô đạo sĩ đã viết:Quý vị nào chưa ăn chay được thì trước khi tụng chú Đại bi nên đọc "chú Tịnh khẩu nghiệp" 3 lần hoặc 7 lần sẽ tốt: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. Thân mến
..hic.....tối qua con ngồi niệm chú quá trời.. mà quên niệm kái này rùi....¸ ◦Hình ảnh◦¸
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

virgo_o0o đã viết:
Tây Đô đạo sĩ đã viết:Quý vị nào chưa ăn chay được thì trước khi tụng chú Đại bi nên đọc "chú Tịnh khẩu nghiệp" 3 lần hoặc 7 lần sẽ tốt: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ thuật độ hám. Thân mến
..hic.....tối qua con ngồi niệm chú quá trời.. mà quên niệm kái này rùi....¸ ◦Hình ảnh◦¸
Không sao...hề...hề...;)) ;))
Được cảm ơn bởi: virgo_o0o, kawaha
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
virgo_o0o
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1705
Tham gia: 14:53, 18/11/10
Đến từ: •o●o•

Gửi bài gửi bởi virgo_o0o »

...hi........bác TâyĐô cho con hỏi 2 kâu...:D...
•ví dụ ở nhà có người bệnh con đọc chúđạibi gùi hồi hướg côg đức cho người đó mau hết pệnh dc hôk-cách hồi hướg như thế nào.....? hay chúđạibi chỉ hồi hứơg cho người đã chết thui..?..
•nếu con đọc chúđạibi bắt ấn...chỉa tay ấn vô ly nước gùi cho người bệnh uống...xem như thuốc dc hôk bác...?.....¸ ◦Hình ảnh◦¸
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL:

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

virgo_o0o đã viết:...hi........bác TâyĐô cho con hỏi 2 kâu...:D...
•ví dụ ở nhà có người bệnh con đọc chúđạibi gùi hồi hướg côg đức cho người đó mau hết pệnh dc hôk-cách hồi hướg như thế nào.....? hay chúđạibi chỉ hồi hứơg cho người đã chết thui..?..
•nếu con đọc chúđạibi bắt ấn...chỉa tay ấn vô ly nước gùi cho người bệnh uống...xem như thuốc dc hôk bác...?.....¸ ◦Hình ảnh◦¸
Chú Đại bi có công năng rất lớn, người đọc tụng có thể hồi hướng công đức tụng chú cho cả người sống và vong linh người đã khuất.
Thí dụ: Sau khi đọc chú xong khấn: " Con tên là Viên đá nhỏ, con xin hồi hướng công đức tụng đọc chú Đại bi đến ông, bà, anh, chị....., nguyện nhờ công đức này ông, bà, anh, chị...nghiệp chướng tiêu trừ, mau khỏi bệnh"
Cũng có thể để chai nước trước mặt, tụng chú vào nước và đem cho người bệnh uống cũng rất tốt.
Thân mến
Được cảm ơn bởi: virgo_o0o, aiminh14
Đầu trang

Trả lời bài viết