Vi diệu

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2045
Tham gia: 11:03, 25/04/14

TL: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

begauhn đã viết: 11:30, 22/09/24
KMD đã viết: 11:14, 22/09/24
begauhn đã viết: 10:45, 22/09/24

Mình đồng ý câu "xả thân vì đời như Khổng tử , lão tử , chúa , phật" của bạn .
Nhưng bạn đưa ngài Tuệ vào vế này là ko chính xác .
Ngài Tuệ ko tham sân si , sẵn sàng khổ hạnh để giác ngộ thì hoàn toàn đồng ý .
Nhưng nói ngài xả thân vì đời , như kiểu độ hóa chúng sinh hay cứu giúp ai như các đấng bạn vừa liệt kê thì nó lại ko chính xác .
Vì thực tế khi bộ hành , ngài Tuệ lại cần sự tương trợ , hơn là có đủ điều kiện , năng lực mà tương trợ cho kẻ khác .
Nên bản thân cho rằng ngài Tuệ thoát tục , và là người tốt , đáng học hỏi , chứ chưa đến mức "xả thân hay cứu độ chúng sinh"
“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh. Móng niệm tham thì thành chúng sanh của niệm tham, cho nên móng niệm sân, si, chấp ngã, thì thành chúng sanh của các niệm ấy. Nhưng nếu ngộ nhập lý Vô ngã, tức là vô lậu, thì không còn luân hồi và bấy giờ không còn là chúng sanh nữa.

Đức Phật mặc dầu Ngài hiện diện trên thế giới chúng ta, Ngài có sanh tử như chúng ta, nhưng không thể gọi Ngài là chúng sanh được, mà gọi Ngài là một vị Phật. Vì sao? Vì Ngài đã hết vô minh, hết chấp ngã, cái tướng chúng sanh vẫn còn nhưng tính chúng sanh nơi Ngài không còn nữa. Khi nhìn một chúng sanh, ta thấy người ấy vừa là tính vừa là tướng, cho nên khi nào ta độ cho ta và cho người giải thoát khỏi sự ràng buộc của tham, sân, si thì đó là độ sanh.

Như vậy, việc độ sanh rất đa dạng và tế nhị, nếu có Bồ-đề tâm thì lúc nào cũng có thể độ sanh.”
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Khởi phát nguồn tâm

Chúng ta hãy quan sát thì sẽ không khó để nhận ra Ngài Minh Tuệ đã "Khởi phát nguồn tâm" của bao người Việt Nam và trên thế giới.
Vậy phải nói
Chúng sinh nhìn tấm gương ngài Tuệ , nên đem lòng trắc ẩn và tự chúng sinh chuyển hóa tâm tính từ trong tâm 1 cách "nhẹ nhàng"
Chứ ko thể dùng từ "xả thân" đc .

Nó giống như thấy bạn kia học giỏi dc khen thưởng , thì các bạn khác trong lớp phấn đấu theo 1 cách tự nguyên .
Ở góc tiềm thức thức thì bạn học giỏi đó đã giúp cả lớp tốt lên .
Nhưng ở góc độ thực tế , thì bạn học giỏi đó ko hề tác động gì đến những người khác , mà là họ tự nhìn tự theo .

Nếu nói con tôi giỏi nó đã xả thân giúp con anh giỏi lên đấy thì nó lại ko logic .
Mà phải là con anh giỏi , nên con tôi học hỏi theo
“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh."

Tâm là gốc. Ngài Minh Tuệ đã "Khởi phát nguồn tâm" cho chúng ta rồi thì việc còn lại sẽ do chúng ta.

Chúng ta cũng nên biết không phải ai các Ngài cũng độ được cả nhưng chủng tử Phật có trong A lai da thì thành tựu chỉ là vấn đề thời gian vì chúng ta biết dừng những suy nghĩ lại thì chúng ta không còn là chúng sanh nữa rồi như lời Ngài dạy. Đó là chúng ta tự độ chúng ta vậy.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6609
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi begauhn »

KMD đã viết: 11:55, 22/09/24
begauhn đã viết: 11:30, 22/09/24
KMD đã viết: 11:14, 22/09/24

“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh. Móng niệm tham thì thành chúng sanh của niệm tham, cho nên móng niệm sân, si, chấp ngã, thì thành chúng sanh của các niệm ấy. Nhưng nếu ngộ nhập lý Vô ngã, tức là vô lậu, thì không còn luân hồi và bấy giờ không còn là chúng sanh nữa.

Đức Phật mặc dầu Ngài hiện diện trên thế giới chúng ta, Ngài có sanh tử như chúng ta, nhưng không thể gọi Ngài là chúng sanh được, mà gọi Ngài là một vị Phật. Vì sao? Vì Ngài đã hết vô minh, hết chấp ngã, cái tướng chúng sanh vẫn còn nhưng tính chúng sanh nơi Ngài không còn nữa. Khi nhìn một chúng sanh, ta thấy người ấy vừa là tính vừa là tướng, cho nên khi nào ta độ cho ta và cho người giải thoát khỏi sự ràng buộc của tham, sân, si thì đó là độ sanh.

Như vậy, việc độ sanh rất đa dạng và tế nhị, nếu có Bồ-đề tâm thì lúc nào cũng có thể độ sanh.”
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Khởi phát nguồn tâm

Chúng ta hãy quan sát thì sẽ không khó để nhận ra Ngài Minh Tuệ đã "Khởi phát nguồn tâm" của bao người Việt Nam và trên thế giới.
Vậy phải nói
Chúng sinh nhìn tấm gương ngài Tuệ , nên đem lòng trắc ẩn và tự chúng sinh chuyển hóa tâm tính từ trong tâm 1 cách "nhẹ nhàng"
Chứ ko thể dùng từ "xả thân" đc .

Nó giống như thấy bạn kia học giỏi dc khen thưởng , thì các bạn khác trong lớp phấn đấu theo 1 cách tự nguyên .
Ở góc tiềm thức thức thì bạn học giỏi đó đã giúp cả lớp tốt lên .
Nhưng ở góc độ thực tế , thì bạn học giỏi đó ko hề tác động gì đến những người khác , mà là họ tự nhìn tự theo .

Nếu nói con tôi giỏi nó đã xả thân giúp con anh giỏi lên đấy thì nó lại ko logic .
Mà phải là con anh giỏi , nên con tôi học hỏi theo
“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh."

Tâm là gốc. Ngài Minh Tuệ đã "Khởi phát nguồn tâm" cho chúng ta rồi thì việc còn lại sẽ do chúng ta.

Chúng ta cũng nên biết không phải ai các Ngài cũng độ được cả nhưng chủng tử Phật có trong A lai da thì thành tựu chỉ là vấn đề thời gian vì chúng ta biết dừng những suy nghĩ lại thì chúng ta không còn là chúng sanh nữa rồi như lời Ngài dạy. Đó là chúng ta tự độ chúng ta vậy.
Hoàn toàn đồng ý về khái niệm tư tưởng giác ngộ mà bạn nói , và tư tưởng giác ngộ của ngài Tuệ .
Mình cũng dành sự tôn kính nhất định , mới xưng hô "ngài" như vậy .

Nhưng từ "xả thân" ở đây nó ko hợp lý .

Mẹ bạn thấy bà hàng xóm thương chồng con , mẹ bạn tự nguyện học hỏi theo ( cái này đúng )

Nó khác với việc bà hàng xóm lao ra xả thân vì gia đình bạn , để mẹ bạn yêu thương ck con . ( Cái này sai )
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2045
Tham gia: 11:03, 25/04/14

TL: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

begauhn đã viết: 13:03, 22/09/24
KMD đã viết: 11:55, 22/09/24
begauhn đã viết: 11:30, 22/09/24

Vậy phải nói
Chúng sinh nhìn tấm gương ngài Tuệ , nên đem lòng trắc ẩn và tự chúng sinh chuyển hóa tâm tính từ trong tâm 1 cách "nhẹ nhàng"
Chứ ko thể dùng từ "xả thân" đc .

Nó giống như thấy bạn kia học giỏi dc khen thưởng , thì các bạn khác trong lớp phấn đấu theo 1 cách tự nguyên .
Ở góc tiềm thức thức thì bạn học giỏi đó đã giúp cả lớp tốt lên .
Nhưng ở góc độ thực tế , thì bạn học giỏi đó ko hề tác động gì đến những người khác , mà là họ tự nhìn tự theo .

Nếu nói con tôi giỏi nó đã xả thân giúp con anh giỏi lên đấy thì nó lại ko logic .
Mà phải là con anh giỏi , nên con tôi học hỏi theo
“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh."

Tâm là gốc. Ngài Minh Tuệ đã "Khởi phát nguồn tâm" cho chúng ta rồi thì việc còn lại sẽ do chúng ta.

Chúng ta cũng nên biết không phải ai các Ngài cũng độ được cả nhưng chủng tử Phật có trong A lai da thì thành tựu chỉ là vấn đề thời gian vì chúng ta biết dừng những suy nghĩ lại thì chúng ta không còn là chúng sanh nữa rồi như lời Ngài dạy. Đó là chúng ta tự độ chúng ta vậy.
Hoàn toàn đồng ý về khái niệm tư tưởng giác ngộ mà bạn nói , và tư tưởng giác ngộ của ngài Tuệ .
Mình cũng dành sự tôn kính nhất định , mới xưng hô "ngài" như vậy .

Nhưng từ "xả thân" ở đây nó ko hợp lý .

Mẹ bạn thấy bà hàng xóm thương chồng con , mẹ bạn tự nguyện học hỏi theo ( cái này đúng )

Nó khác với việc bà hàng xóm lao ra xả thân vì gia đình bạn , để mẹ bạn yêu thương ck con . ( Cái này sai )
Chúng ta tôn kính các Ngài là chúng ta đã có rất nhiều lợi ích rồi.

Chúng ta không nên dùng tâm ý thức vì tâm ý thức không thể giải quyết vấn đề 1 cách triệt để được vì nó là vọng tâm. Tâm ý thức giúp chúng ta phân biệt, càng phân biệt thì chúng ta càng xa bản tánh. Nói 1 cách khác dùng tâm ý thức sẽ giúp chúng ta mãi làm chúng sanh.

Chúng ta hãy quan sát 2 lòng bàn chân của Ngài Minh Tuệ hoặc cách Ngài được người dân đối xử và cách Ngài đối xử lại trong lúc Ngài đi từ Bẳc vào Nam rồi từ Nam ra Bắc thì chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều vi diệu.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6609
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi begauhn »

KMD đã viết: 17:41, 22/09/24
begauhn đã viết: 13:03, 22/09/24
KMD đã viết: 11:55, 22/09/24

“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh."

Tâm là gốc. Ngài Minh Tuệ đã "Khởi phát nguồn tâm" cho chúng ta rồi thì việc còn lại sẽ do chúng ta.

Chúng ta cũng nên biết không phải ai các Ngài cũng độ được cả nhưng chủng tử Phật có trong A lai da thì thành tựu chỉ là vấn đề thời gian vì chúng ta biết dừng những suy nghĩ lại thì chúng ta không còn là chúng sanh nữa rồi như lời Ngài dạy. Đó là chúng ta tự độ chúng ta vậy.
Hoàn toàn đồng ý về khái niệm tư tưởng giác ngộ mà bạn nói , và tư tưởng giác ngộ của ngài Tuệ .
Mình cũng dành sự tôn kính nhất định , mới xưng hô "ngài" như vậy .

Nhưng từ "xả thân" ở đây nó ko hợp lý .

Mẹ bạn thấy bà hàng xóm thương chồng con , mẹ bạn tự nguyện học hỏi theo ( cái này đúng )

Nó khác với việc bà hàng xóm lao ra xả thân vì gia đình bạn , để mẹ bạn yêu thương ck con . ( Cái này sai )
Chúng ta tôn kính các Ngài là chúng ta đã có rất nhiều lợi ích rồi.

Chúng ta không nên dùng tâm ý thức vì tâm ý thức không thể giải quyết vấn đề 1 cách triệt để được vì nó là vọng tâm. Tâm ý thức giúp chúng ta phân biệt, càng phân biệt thì chúng ta càng xa bản tánh. Nói 1 cách khác dùng tâm ý thức sẽ giúp chúng ta mãi làm chúng sanh.

Chúng ta hãy quan sát 2 lòng bàn chân của Ngài Minh Tuệ hoặc cách Ngài được người dân đối xử và cách Ngài đối xử lại trong lúc Ngài đi từ Bẳc vào Nam rồi từ Nam ra Bắc thì chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều vi diệu.
Đây là mình đang lập luận về câu "xả thân" bạn dùng .
Chứ mình ko dám xét tới các ngài .

Xin hỏi bạn 1 câu cuối cùng .

Nếu dùng tâm ý thức sẽ mãi là chúng sanh ( như bạn nói , mình đồng ý )
Thì bạn ko chịu nhìn nhận câu "xả thân" bạn nói ra là "bất hợp lý" thì mãi là gì ???
Bạn ko phân tích câu "xả thân" , mà cứ đổi chủ đề làm gì , bạn nói gì cũng đúng , mình đồng ý , cái mình cần bạn phân tích thì bạn lại bỏ qua .

Bạn bỏ qua là do bạn đã đắc đạo , hay ko dám nhận là mình đã hơi "quá lời" ?

Nhìn nhân đúng sai thông suốt , cũng là cách để "ko còn là chúng sinh" .
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2045
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

天⾧地久。天地所以能⾧且久者,以其不⾃⽣,故能⾧⽣。

是以聖⼈後其⾝⽽⾝先,外其⾝⽽⾝存。⾮以其無私耶?故能成其私。

Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh.

Thị dĩ thánh nhân hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn. Phi dĩ kỳ vô tư dả? Cố năng thành kỳ tư.
Trích từ Đạo Đức Kinh.



"Kinh Tịnh Danh có dạy: “Bồ-đề tâm là cõi Tịnh độ của Bồ-tát”. Tịnh độ của Bồ-tát xây dựng bởi Bồ-đề tâm, nếu không có Bồ-đề tâm thì không xây dựng được Tịnh độ. Lại nữa, Kinh Hoa Nghiêm viết: “Bỏ mất Bồ-đề tâm mà làm các thiện pháp thì đều thành ma nghiệp”. Tại sao vậy? Vì làm các thiện pháp tuy là việc tốt, nhưng nếu hành giả làm việc thiện đó xuất phát từ Bồ-đề tâm thì nó dẫn đưa hành giả tiến đến quả vị giải thoát ngoài vòng chấp ngã, chấp nhơn, chấp chúng sanh, chấp thọ giả, tức ngoài vòng hữu vi sanh tử. Ngược lại, hành giả làm việc thiện mà không xuất phát từ Bồ-đề tâm thì không khỏi vướng vào tâm vì ngã, vì danh lợi, vì ích kỷ, và kết cuộc chỉ đưa đến quả báo là thọ sự an lạc trong cõi trời, cõi người, chứ không đưa đến giải thoát an lạc hoàn toàn. Khi việc thiện đó hết năng lực rồi thì quả báo trong cõi trời cũng hết và quay trở lại làm các loài thấp hơn để chịu cảnh trầm luân đau khổ. Đấy gọi là ma nghiệp (chữ ma ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng là ở trong vòng lục đạo tam giới).

Vậy Bồ-đề tâm là gì? Bồ-đề tâm là phiên âm từ chữ Bodhicitta, có nghĩa là tâm giác ngộ, Chánh giác hay là Giác - tức không còn vô minh. Ngôn ngữ học Ấn Độ thường có phức âm, tiếp vĩ ngữ, ý nghĩa của nó cũng thay đổi theo. Ví dụ Bodhi gọi là Bồ-đề nhưng Buddha là đấng Giác Ngộ. Chữ Buddha, Bodhi đều có nghĩa Giác, nhưng khi biến thành Bodhisattva thì đọc là Bồ-đề-tát-đỏa. Chữ Sattva gọi là hữu tình, là một loài sinh vật; loài này được phân biệt theo cao, thấp, lớn, nhỏ, ngu, trí, trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… đều nằm trong hữu tình, nhưng khi Giác ngộ thì gọi Bodhisattva và dịch là Bồ-đề-tát-đỏa, là giác hữu tình hay hữu tình giác, tức là loài hữu tình đã có sự giác ngộ, có sự phát tâm Bồ-đề và muốn dẫn dắt kẻ khác giác ngộ nên gọi là Bồ-đề-tát-đỏa, gọi tắt là Bồ-tát.

Khi nói đến Bồ-tát, trong kinh thường chỉ cho người có hạnh tự độ và độ tha, hạnh này phát nguồn từ Bồ đề tâm, cho nên nói không có Bồ-đề tâm thì không có Bồ-tát và Bồ-tát là sự nghiệp tạo thành đưa đến quả Chánh Đẳng Giác và độ thoát chúng sanh."
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Khởi phát nguồn tâm



“….Đức Phật nói: "Này La Hầu La, nếu trong khi phản tỉnh ngươi biết "Thân nghiệp này ta muốn làm, thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến cả hai, thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, nhà ngươi nhất định chớ có làm. Này La Hầu La, nếu sau khi phản tỉnh, người biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm, thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại nguời, không có thể đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc. Một thân nghiệp như vậy là thiện, này La Hầu La, nhà ngươi nên làm…."
― Hòa Thượng Thích Minh Châu, Nếp sống Phật Giáo



"…. Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc trời…."
― Ức Trai Tiên Sinh, Gia Huấn Ca - Dạy Con Ở Cho Có Đức



“Gentleness, self-sacrifice, and generosity are the exclusive possession of no one race or religion.”
― Mahatma Gandhi



"Khi quán sát tự thân, ta thấy Đất Mẹ có trong ta, Mặt Trời và cả những vì sao rất xa cũng có trong ta.
Ta và Đất Mẹ không phải là hai thực tại riêng biệt. Đất Mẹ chính là ta, ta là đất Mẹ.
Đất Mẹ không phải chỉ là môi trường.

Sống như thế nào để cho đất Mẹ tiếp tục được xanh tươi, bởi đất Mẹ khô héo thì ta cũng khô héo.
Sự có mặt của đất Mẹ là sự có mặt của chính ta, và nhìn sâu tự tánh của ta và của Mẹ đều là vô sinh bất diệt. Sinh mạng ta không phải chỉ được giới hạn trong 100 năm, bởi vì ta với Mẹ không phải hai."
― Thiền Sư Thích Nhất Hạnh



Phần cuối bài diễn văn nhậm chức của cố Tổng Thống Kennedy.

" .... And so, my fellow Americans: ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country.

My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man.

Finally, whether you are citizens of America or citizens of the world, ask of us here the same high standards of strength and sacrifice which we ask of you. With a good conscience our only sure reward, with history the final judge of our deeds, let us go forth to lead the land we love, asking His blessing and His help, but knowing that here on earth God’s work must truly be our own."



Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.

Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải.

Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.

Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.

Vị đại sư cười nói: "Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi."

Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: "Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ."

Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.

Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.

Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: "Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?"

Triệu nhún vai: "Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được."

Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: "Có tâm".

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: "Phiền đại sư đợi ở đây một lát."

"Có chuyện gì vậy?" – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên.

"Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm", Triệu Tử Hào cười đáp.

Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: "Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa."

Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: "Đại sư, sao ông lại nói như vậy?"

"Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi", Tào đại sư đáp.



“These are the few ways we can practice humility:

To speak as little as possible of one's self.

To mind one's own business.

Not to want to manage other people's affairs.

To avoid curiosity.

To accept contradictions and correction cheerfully.

To pass over the mistakes of others.

To accept insults and injuries.

To accept being slighted, forgotten and disliked.

To be kind and gentle even under provocation.

Never to stand on one's dignity.

To choose always the hardest.”
― Mother Teresa, The Joy in Loving: A Guide to Daily Living



“As I have said, the first thing is to be honest with yourself. You can never have an impact on society if you have not changed yourself... Great peacemakers are all people of integrity, of honesty, but humility.”
— Nelson Mandela



NAM QUỐC DÂN TU TRI
Sào Nam tiên sinh

CHƯƠNG THỨ IV
N. 10. ― Lòng từ-nhượng

Gà chung một lồng, cá chung một vũng. Dành ăn đua uống, lúc nhúc lao nhao. Há có lẽ nào, người cũng như nó. Đạo giời rành rõ, có trẻ có già. Già là ông cha, trẻ là con cháu. Ông cha ta mộ, con cháu ta yêu. Nhịn ít nhường nhiều, mới là phải lẽ. Tham tài bỏ nghĩa, là giống sói beo. Nạnh ít tranh nhiều, là tuồng chợ búa. Người đời phải có, trật tự thiên nhiên. Yêu dưới kính trên, ấy lòng từ nhượng.
TỪ NHƯỢNG: nhường nhịn. TRẬT TỰ: thứ lớp trên dưới. THIÊN NHIÊN: tự nhiên.



“The life of the individual has meaning only insofar as it aids in making the life of every living thing nobler and more beautiful. Life is sacred, that is to say, it is the supreme value, to which all other values are subordinate.”
― Albert Einstein



“Life's most persistent and urgent question is, 'What are you doing for others?”
― Martin Luther King Jr.



“Tự bản tánh không là chúng sanh, nhưng nếu còn móng niệm vọng tưởng là còn chúng sanh. Móng niệm tham thì thành chúng sanh của niệm tham, cho nên móng niệm sân, si, chấp ngã, thì thành chúng sanh của các niệm ấy. Nhưng nếu ngộ nhập lý Vô ngã, tức là vô lậu, thì không còn luân hồi và bấy giờ không còn là chúng sanh nữa.

Đức Phật mặc dầu Ngài hiện diện trên thế giới chúng ta, Ngài có sanh tử như chúng ta, nhưng không thể gọi Ngài là chúng sanh được, mà gọi Ngài là một vị Phật. Vì sao? Vì Ngài đã hết vô minh, hết chấp ngã, cái tướng chúng sanh vẫn còn nhưng tính chúng sanh nơi Ngài không còn nữa. Khi nhìn một chúng sanh, ta thấy người ấy vừa là tính vừa là tướng, cho nên khi nào ta độ cho ta và cho người giải thoát khỏi sự ràng buộc của tham, sân, si thì đó là độ sanh.

Như vậy, việc độ sanh rất đa dạng và tế nhị, nếu có Bồ-đề tâm thì lúc nào cũng có thể độ sanh.”
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Khởi phát nguồn tâm



“If you can’t feed a hundred people, then feed just one.”
― Mother Teresa



Một hôm Tô Đông Pha qua sông đến thăm chùa cùng ngồi thiền với nhà sư, chợt thấy thân tâm an lạc. Thiền xong, liền hỏi nhà sư:

– Lão hòa thượng thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Thiền sư Phật Ấn đáp:

– Trông ngài giống Đức Phật.

Đông Pha nghe thế thích chí lắm, cười ha hả. Thiền sư hỏi lại:

– Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Đông Pha không để lỡ cơ hội, đáp luôn:

– Tôi trông ngài như một đống phân bò.

Thiền sư nghe thế cũng thích chí cười ha hả.

Trên đường về, Tô Đông Pha cười luôn miệng, nghĩ bụng hôm nay ta thắng lão hòa thuợng đó rồi, ta chửi ông ta là đống phân bò mà ông ta không dám nói lại một lời nào.

Về đến nhà, Tô Tiểu Muội thấy anh mình cười nói bất thường liền hỏi:

– Hôm nay huynh có chuyện gì vui mà cười mãi thế?

Đông Pha khoe:

– Hôm nay huynh đã thắng được lão hòa thượng một keo rồi.

Bèn kể lại câu chuyện. Tô Tiểu Muội nghe xong cười ầm lên khiến Đông Pha càng thích thú. Nhưng nàng nói:

– Muội cười huynh đó. Huynh lại thua lão hòa thuợng rồi. Thua đậm nữa là khác.

– Cái gì? Ta mắng lão là đống phân bò mà lão không có một lời nào để nói, sao ta lại thua?

Tô Tiểu Muội nhỏ nhẹ:

– Đó chính là kiến tâm kiến tính, trong tâm có gì thì mắt thấy như thế. Ngài Phật Ấn trong tâm có Phật nên nhìn huynh thấy như Phật, đó là tâm Phật thấy Phật. Còn huynh, huynh thấy ngài như đống phân bò, thế nghĩ xem trong lòng huynh có gì thì tự biết!

Tô Đông Pha nghe lời nói đó xong thì sững sờ hồi lâu, chợt tỉnh ngộ, cảm phục cô em gái tài hoa của mình.



Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.

Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Thưa hòa thượng, cháu và ngài đánh cược một ván được không?”

Hòa thượng hỏi lại: “Cược thế nào?”

“Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, gánh củi sẽ thuộc về cháu”, – Cậu thiếu niên trả lời.

Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi.”

Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi.” Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.

Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu.” Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.

Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà.
Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe.

Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông nói, giọng giận dữ:
“Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy.”

Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa.

Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ.”

Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.

Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.

Người cha thở dài, nói: “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao?

Người ta thua một bó củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết.”



“Only humility will lead us to unity, and unity will lead to peace.”
― Mother Teresa



Thiền sư Lương Khoan ngoài việc ra ngoài truyền bá Phật Pháp, thì ngày thường ông ở trong một túp lều tranh dưới chân núi, cuộc sống vô cùng giản dị.

Một buổi tối khi đi thiền hành trở về, thiền sư nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.

Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! Đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh”. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.

Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “Thật đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi”.

Vài hôm sau, khi thiền sư thức dậy, ngài nhìn thấy chiếc áo mà mình khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói: “Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.



示修西方輩

心內彌陀紫磨軀,
東西南北法身周。
長空只見孤輪月,
剎海澄澄夜漫秋。

Thị tu Tây Phương bối
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tâm nội Di Đà tử ma khu,
Đông tây nam bắc pháp thân chu.
Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt,
Sát hải trừng trừng dạ mạn thu.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch:

BẢO TU NGHIỆP TÂY PHƯƠNG

Thân báu Di-đà ở nội tâm
Đông Tây Nam Bắc pháp thân trùm.
Bầu trời chỉ thấy vầng trăng lẻ
Trong vắt đêm thu cả biển chùa.



“….Tu là tu ở tự tâm. Vì vậy, trong Thiền Tông có một vị Thiền Tổ nói: "Nếu tôi niệm Phật, tôi súc miệng cả ngày cũng không sạch". Nhưng người ta hỏi ông muốn độ người thì dùng pháp gì. Ông nói niệm Phật.

Các huynh đệ phải suy nghĩ lắm mới được….”
― Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Pháp Môn Niệm Phật 1/3



Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Người này thường đến than thở rằng cha của y dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ chẳng chịu tu niệm gì cả. Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết: “Nếu chuyện tu hành mà ra tiền ra bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng!”.

Hôm nọ, nghe xong nỗi băn khoăn của người đệ tử, Thiền sư Bạch Ẩn bảo: “Chiều nay con về bảo với cha con rằng: Hòa thượng Bạch Ẩn bận bịu công việc quá đỗi nên không thể tu hành như ý muốn được. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ mười chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người tuổi cao như cha. Người làm mướn có thể lĩnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được”.

Người đệ tử y lời về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây là một công việc làm ăn ra tiền ra bạc hẳn hoi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài mười xâu chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ khuyến mãi biếu không cho Hòa thượng hai xâu nữa.

Giao kèo đã ký kết, ông cụ cứ đến chùa lĩnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thời giờ, cụ để dồn hàng tuần mới lĩnh.

Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lĩnh tiền. Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha già làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn, ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin Hòa thượng hay.

Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già có dáng người có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an. Ngài nói khẽ với người con như một hơi gió thoảng: “Cha con đã nhập định”.

Khi xuất định, ông già đỉnh lễ và nói với thiền sư: “Con xin tri ân thầy đã tế độ mà các chướng ngại của con được tiêu trừ, giờ con cảm thấy hạnh phúc và an lạc. Trước khi niệm Phật, con nghĩ là niệm thuê cho thầy để thầy lấy công đức còn con thì lấy tiền. Nhưng ngày hôm nay khi con niệm Phật và trải nghiệm sự nhất tâm này, con thấy Pháp bảo là thứ cần thiết nhất trong cuộc đời của con, vì vậy con xin lấy lại hết tất cả công đức mà con đã hồi hướng cho thầy, con xin trả lại thầy tiền”.



THIỀN SƯ VÀ TÊN TRỘM
Thích Tánh Tuệ

Khi Bồ Tát Long Thọ tu hành, cuộc sống của ông vô cùng giản dị, gia sản duy nhất chỉ là một cái bát. Nhưng ông lại là thiên tài với trí tuệ vô song, ngay đến cả đức vua cao quý, hoàng hậu hay những người có địa vị, quyền lực đều là học trò của ông.

Có một vị hoàng hậu rất sùng kính Thiền sư Long Thọ, đã đặc biệt làm ra một cái bát kim cương quý giá cho ông. Khi hòa thượng Long Thọ cầm cái bát bằng sứ đến hoàng cung, hoàng hậu nói với ông rằng: “Ta muốn ngài đáp ứng cho ta một việc”.

Thiền sư Long Thọ nói: “Trên người tôi chẳng có thứ gì ngoài cái bát này, hoàng hậu muốn tôi làm chuyện gì nào?”.

Hoàng hậu nói: “Ta chính là muốn cái bát đó”.

Ông nói: “Vâng, vậy mời người nhận lấy nó”.

Hoàng hậu lại nói: “Vẫn chưa hết, ta muốn đổi cho ngài cái bát của ta, hãy nhận lấy cái bát này”. Hòa thượng đáp: “Không vấn đề gì, bát nào cũng được”.

Ông hoàn toàn không biết rằng hoàng hậu đã ngầm đưa cho mình một cái bát bằng vàng quý giá. Trên đường trở về, ông dừng chân tại một ngôi miếu đổ nát. Trước đó, có một tên trộm đã phát hiện chiếc bát quý giá trên tay Thiền sư Long Thọ, liền bám theo ông đi vào trong miếu.

Ngôi miếu chỉ còn lại 4 vách tường, không có mái che, mọi thứ hoang tàn đổ nát. Trên bức tường có một cánh cửa sổ, và tên trộm trốn ở bên ngoài thám thính. Anh ta biết rằng các nhà sư Phật giáo mỗi ngày chỉ ăn một bữa, liền tính toán: “Đợi đến khi ông ta ăn no ngủ say, mình có thể ra tay, đó là thời điểm thích hợp nhất. Hơn nữa, ngôi miếu này đã hoang phế nhiều năm, một bóng người cũng không có, quả là thuận lợi”.

Sau khi Thiền sư Long Thọ ăn no liền ném cái bát ra ngoài cửa sổ ngay chỗ tên trộm đang ẩn nấp. Tên trộm không thể tin vào mắt mình: “Sao lại có loại người như thế này? Ăn no rồi lại vứt cái bát quý giá này đi, hay là cái bát này không có giá trị gì?”. Thế là tên trộm đứng dậy hỏi: “Tôi có thể vào hỏi ông mấy điều được không?”.

Thiền sư Long Thọ nói: “Chàng trai, để dẫn cậu vào đây, ta đã phải ném cái bát ra đó! Cậu vào đi, cái bát đó ta cho cậu, nên cậu không phải là tên trộm, nó là món quà của ta. Ta là một người nghèo không có gì ngoài cái bát này, ta cũng biết rằng mình không thể giữ nó được lâu, bởi vì khi ngủ cũng sẽ có người lấy mất. Cậu đã không ngại phiền phức mà đi theo ta từ thủ phủ về đây, ta sớm đã biết điều đó rồi. Thời tiết mùa hè rất nóng, xin đừng từ chối món quà của ta!”.

Tên trộm nói: “Ông thật kỳ lạ, ông không biết cái bát này rất quý giá sao?”.

Thiền sư Long Thọ nói:

“Sau khi ta lĩnh ngộ được chân lý cuộc đời thì những điều khác đều không còn giá trị nữa rồi!”.

Tên trộm nhìn Long Thọ và nói: “Vậy xin ông hãy nói cho tôi biết, ông đã lĩnh ngộ được chân lý gì mà còn giá trị hơn chiếc bát vàng này vậy?”.

Thiền sư Long Thọ đáp: “Một điều rất đơn giản!”

Tên trộm nói: “Trước khi ông nói ra hãy để tôi giới thiệu, tôi là một tên trộm nổi tiếng”.

Thiền sư nói: “Ai mà không như thế chứ, đừng quan tâm đến những thứ vụn vặt đó! Bởi vì con người sinh ra đều tay trắng, về sau lại có được rất nhiều thứ từ những người khác, nên tất cả mọi người đều là tên trộm, cho nên đừng lo lắng. Dù cậu làm gì cũng không thành vấn đề, chỉ cần làm tốt là được, và cần nhớ kỹ: Khi cậu ăn cắp đồ của người khác, cậu hãy nghĩ đến cảm giác của họ. Nếu cậu không thể cân nhắc đến cảm xúc của người khác, vậy đừng ăn cắp nó. Chỉ có nguyên tắc đơn giản vậy thôi!”.

Tên trộm nói: “Điều này quá dễ dàng. Nhưng sau này liệu tôi có thể gặp lại ông không?”.

Thiền sư Long Thọ nói: “Ta sẽ ở lại đây hơn 10 ngày. Thời gian này cậu đều có thể đến, nhưng trước tiên cậu hãy làm theo những gì mà ta đã nói”.

Tên trộm đã thử điều này trong mười ngày, và anh ta thấy rằng đó là việc làm khó nhất trên đời. Có những lúc muốn trộm đồ, nhưng khi nghĩ tới cảm giác của người khác, thì ham muốn ăn trộm đồ của anh ta lại tan biến đi. Ngay cả khi anh ta vào ăn cắp trong cung điện, lúc mở ra những ngăn tủ đầy vàng bạc châu báu khiến anh ta không suy nghĩ gì hết, nhưng anh ta lại nhớ tới lời hứa, nên đành không trộm đồ nữa.

Cuối cùng, anh ta không trộm một thứ gì, liền đến gặp Thiền sư Long Thọ và nói: “Cuộc sống của tôi đã bị ông đảo lộn hết rồi. Bây giờ tôi không thể ăn cắp bất cứ thứ gì hết”.

Long Thọ đáp: “Vấn đề là ở cậu chứ không phải ở ta. Nếu cậu muốn quay trở lại nghề cũ, thì hãy quên đi cảm giác của mình”.

Tên trộm lại nói: “Nhưng những khoảnh khắc đó rất quý giá. Cả đời tôi chưa bao giờ được tự do như hôm nay, yên ổn, an tĩnh, vui vẻ, kể cả những vật báu trong vương quốc cũng không thể so sánh được. Bây giờ thì tôi đã hiểu ra ý nghĩa trong câu nói ‘sau khi hiểu được chân lý thì những điều khác đều không có giá trị’ của ông rồi. Tôi đã nếm được hương vị của nước cam lộ, và tôi nghĩ ông mỗi thời mỗi khắc đều đang đắm mình trong đó rồi. Ông có thể nhận tôi làm đệ tử và cho tôi đi theo được không?”.

Thiền sư Long Thọ nói:

“Quả thực mỗi thời mỗi khắc ta đều tham ngộ chân lý. Lúc đầu khi cậu đi theo, ta đã muốn cảm hóa để cậu trở thành đệ tử của ta rồi. Lúc đó, cậu muốn trộm cái bát vàng của ta, nhưng ta lại muốn giữ tâm cậu ở lại. Việc làm của chúng ta ngẫu nhiên nhưng lại trùng hợp thần kỳ”.



"The cause of all sins in every case lies in the person’s excessive love of self."
― Plato



Phá Ngã
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Mạng sống trong hơi thở,
Trong nhịp đập quả tim.
Thế nào là mạng sống?
Sự vay mượn liên tục.

(Thiền viện Chân Không, tháng 8. 1982)



"If you are too full of yourself, life has no way to enter you."
– Sadhguru



“Kinh nói phiền não có 88 thứ hoặc vô lượng vô biên phiền não, nhưng tóm lại không ngoài vô minh, ái và thủ.

Vô minh là sự chấp ngã, chấp mình có một cái ta riêng khác với mọi người, mọi vật. Nhưng ngã không phải là một cái gì độc lập riêng rẽ với cái khác mà chỉ là sự tương quan tương duyên với cái khác mà có. Tôi hiện hữu nhờ có anh, anh hiện hữu nhờ có tôi.

Tôi hiện hữu được nhờ những yếu tố khác như cha mẹ, cơm áo, ánh sáng, không khí, đất, nước, gió, lửa và nhiều sự vật xung quanh, chứ không phải tách ngoài các cái đó mà có sự hiện hữu của tôi. Người khác cũng thế, không phải tách ngoài mọi người, mọi vật mà có sự hiện hữu tồn tại ngoài cái khác để bảo đó là ta. Ai còn thấy mình khác với người khác thì người đó còn vô minh, chính vì sự thấy ấy không đúng với thực tại. Như vậy, ta chỉ nói ngã trên những cái phi ngã, ngã chính là phi ngã, nên ngã chỉ là giả danh. Thực tại, là đạo lý duyên khởi mà nếu nghĩ khác đi thì đó là vô minh, vì vô minh mới sinh ra ái thủ. Chúng ta lấy ví dụ, có hai người lúc đi ngang qua một cánh đồng, cả hai người cùng thấy hoa, một trong hai người thấy hoa, tự nhiên không để ý đến nó và cứ tiếp tục đi, còn người kia thấy hoa lại cho là đẹp mà không biết bản chất của hoa là không đẹp không xấu, bởi nó nở là nở tự nhiên. Nhưng anh ta vọng tưởng cho hoa là đẹp và ưa hoa đó, muốn hái hoa đó, muốn sở hữu hoa đó cho bằng được. Khi đã yêu thích nó thì ban ngày hái không được sẽ chờ hái ban đêm, đêm hái không được thì ăn cắp cho được. Như vậy là anh ta vô minh cho nên mới có ái, có ái cho nên có thủ, dẫn đến hành động tạo nghiệp. Chúng sanh vì ái thủ mà tạo nghiệp nên có luân hồi.”
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Khởi phát nguồn tâm



"Moral excellence comes about as a result of habit. We become just by doing just acts, temperate by doing temperate acts, brave by doing brave acts."
― Aristotle



Cửu giả hằng thuận chúng sanh.
Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh - Thập Đại Nguyện



"Phật dạy có nhiều cách độ sanh: Không phá hoại sự sống của muôn loài, đó là độ sanh. Bảo vệ sự sống, phóng thích sự sống cho muôn loài, đó là độ sanh. Làm cho chúng sanh được giác ngộ giải thoát khỏi vô minh ái thủ, đó là cách độ sanh cao thượng nhất. Ta có thể thực hành hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự hoặc thực hành lục độ Ba-la-mật để độ sanh.

Hiểu như vậy, mới thấy rõ lời dạy của Phật vô cùng thấm thía. Khi nào biết nghĩ tới tự độ và độ tha, khi đó là Bồ-tát, là ý nghĩa của câu chúng sanh vô biên thệ nguyện độ."
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Khởi phát nguồn tâm



162 được trích từ XII. PHẨM TỰ NGÃ (ATTAVAGGA) trong Kinh Pháp Cú –Dhammapada, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch.

162. Chớ vì lợi ích cho kẻ khác mà quên hẳn lợi ích cho chính mình[108]. Người biết lo lợi ích mình mới thường chuyên tâm vào những điều lợi ích tất cả.
[108] Chỉ việc giải thoát sanh tử.



PHẬT ĐỘ
https://www.youtube.com/watch?v=4BJxabVpmGc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2045
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 3

Dịch:

SỐNG CHẾT NHÀN MÀ THÔI

Tâm mà sanh chừ sanh tử sanh
Tâm mà diệt chừ sanh tử diệt.
Sanh tử xưa nay tự tánh không
Thân huyễn hóa này rồi sẽ diệt.
Phiền não Bồ-đề thầm tiêu mòn
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt.
Lò lửa dầu sôi chóng mát lành
Cây kiếm núi đao liền gãy hết.
Thanh văn ngồi thiền, ta không ngồi
Bồ-tát nói pháp, ta nói thật.
Sống tự dối sống, chết dối chết
Bốn đại vốn không, từ đâu khởi?
Chớ như nai khát đuổi sóng nắng
Chạy đông tìm tây không tạm nghỉ.
Pháp thân không đến cũng không đi
Chân tánh không phải cũng không quấy.
Đến nhà, nên biết thôi hỏi đường
Thấy trăng, đâu nhọc tìm tay ấy.
Kẻ ngu điên đảo sợ sống chết
Người trí thấy suốt nhàn thôi vậy.


Giảng:

Đa số tu sĩ chúng ta từ lâu chịu ảnh hưởng câu “sanh tử sự đại” nên ai cũng sợ, thấy sanh tử là vấn đề lớn cần phải giải quyết. Nhưng đối với Thượng Sĩ vấn đề sanh tử chỉ là một việc nhàn mà thôi. Vậy “sanh tử sự đại” là đúng hay “sanh tử nhàn nhi dĩ” là đúng? Phật Tổ nói “sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc” nhằm sách tấn chúng ta tu. Hàng xuất gia cũng như tại gia tuy đã phát nguyện tu theo Phật, nhưng lâu ngày hay sanh bệnh lười mỏi, tu lừng chừng, tu lai rai. Sợ chúng ta thoái bộ không tiến, nên Phật Tổ mới nói sống chết là việc lớn, vô thường nhanh chóng lắm phải gấp rút mà tu, không thể chần chờ, nếu chần chờ thì chết đến tu không kịp luống uổng một đời tu. Đó là Phật Tổ khuyến khích thúc giục chúng ta tiến tu. Đây Thượng Sĩ nói sống chết là việc nhàn có trái với ý của Phật Tổ dạy không? Thượng Sĩ là người thấy được chỗ tột cùng, thấy rõ sống chết là tướng sanh diệt không thật, nên không lo sợ mới nói như thế. Nếu chúng ta chưa phải là người đạt đạo, chưa sáng mắt thì phải thấy sanh tử là việc lớn cần phải giải quyết phải lo tu, kẻo chết đến tu không kịp thì bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi thọ quả báo. Vậy, ai là người trí sáng mắt thì thấy sanh tử nhàn mà thôi, còn ai chưa phải là người trí thì phải thấy sanh tử là sự đại để lo tu.

Tâm mà sanh chừ sanh tử sanh
Tâm mà diệt chừ sanh tử diệt.

Vọng tâm mà sanh thì sanh tử từ đó phát sanh, vọng tâm diệt thì sanh tử từ đó mà diệt. Sanh tử sanh là do vọng tâm dấy khởi tạo nghiệp, nghiệp mới dẫn đi trong sanh tử. Đó là sanh tử sanh. Nếu vọng tâm lặng, không tạo nghiệp, nghiệp dừng thì sanh tử ngang đó dứt. Vọng tâm là tâm hư dối, tâm hư dối dấy lên thì tạo ra nghiệp hư dối, rồi có sanh hư dối có tử hư dối. Nếu tâm hư dối dừng không khởi nữa, nghiệp hư dối hết thì sanh tử cũng hết. Trọng tâm của chúng ta tu là gì? Tất cả chúng ta tu ai cũng mong thoát khỏi sanh tử. Cái nhân tạo ra nghiệp sanh tử là vọng tâm. Vọng tâm dấy lên chúng ta theo thì có tham có sân rồi tạo nghiệp lành hay dữ, đã tạo nghiệp rồi thì nghiệp dẫn đi trong sanh tử. Nếu vọng tâm dấy lên không theo thì vọng tâm lặng xuống, vọng tâm lặng thì đâu có tham sân, không tham sân đâu có tạo nghiệp, như vậy là nghiệp dừng, nghiệp dừng thì đâu có sanh tử. Hai câu này chỉ rất rõ trọng tâm tu hành của chúng ta.

Sanh tử xưa nay tự tánh không
Thân huyễn hóa này rồi sẽ diệt.


Sanh tử do nghiệp, nghiệp có là do vọng tâm khởi. Vọng tâm là nhân mà sanh tử là quả. Vọng tâm đã không thật, quả làm sao thật được. Ngài nói sanh tử xưa nay tự tánh không thật thì cái thân tứ đại huyễn hóa này, sớm muộn gì cũng hoại diệt không còn. Thương cho chúng ta ai cũng mang thân sanh tử tạm bợ huyễn hóa chợt sanh chợt diệt không bền lâu, mà cứ lo cho nó bảo vệ nó, rốt cuộc rồi nó cũng hoại đi, thật là phí công mà kết quả không được như ý. Người mà đeo đuổi làm một việc không có kết quả, người như thế có khôn không? Biết thân này cố giữ nó cũng mất, thế mà vẫn cứ giữ, thật đáng thương! Gìn giữ để được còn hoài thì mới giữ, giữ cái sẽ mất là tạo cái nhân không đâu, vậy mà cứ cố giữ, người như thế có phải là người trí sáng suốt không? Biết sanh tử tự tánh là không, thân huyễn hóa này sớm muộn gì cũng diệt là biết được nguồn gốc của thân.

Phiền não Bồ-đề thầm tiêu mòn
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt.

Thân này là huyễn hóa không thật thì phiền não là mê lầm khổ đau và Bồ-đề là giác ngộ an vui cũng không thật. Thân đã không thật thì khổ vui làm sao thật được? Thế nên nói phiền não Bồ-đề rồi cũng mất. Phiền não đã mất thì địa ngục đâu còn và Bồ-đề mất thì thiên đường cũng khô kiệt. Thượng Sĩ nói như vậy có trái với lời Phật dạy trong kinh: “chúng sanh đi trong lục đạo luân hồi là do nghiệp dẫn” không? Nghiệp do vọng tâm phát khởi mà ra. Vậy vọng tâm không thật, nghiệp không thật, tất cả quả của nghiệp tạo cũng không thật thì quả dữ của nghiệp dữ là đọa địa ngục, quả lành của nghiệp lành là lên thiên đường cũng không thật. Thiên đường và địa ngục là quả của nghiệp lành và nghiệp dữ; mà nghiệp thì từ vọng tưởng tạo nên, vọng tưởng đã không thật thì nghiệp đâu có thật. Nghiệp không thật thì thiên đường địa ngục cũng không thật. Song, thấy như thế là khi thấy thân này là giả không thật, nếu còn thấy thân này là thật thì thiên đường địa ngục cũng thật. Chỉ khi nào thấy thân này là huyễn hóa, cõi đời này là huyễn hóa, chừng đó nghiệp mới huyễn hóa và thiên đường địa ngục mới huyễn hóa. Chớ còn thấy thân mình là thật, thấy sự vật hiện tại là thật, mà nghe nói thiên đường địa ngục không thật rồi chấp thiên đường địa ngục không thật, làm nhiều điều ác hại để mình được hưởng khoái lạc. Thấy có mình hưởng khoái lạc thì nghiệp thiện ác cũng có và thiên đường địa ngục cũng thật. Phải hiểu cho thật rõ chỗ này, kẻo hiểu lầm tu sai.

Lò lửa dầu sôi chóng mát lành
Cây kiếm núi đao liền gãy hết.


Kinh A-hàm có bài kể cảnh địa ngục, ngục tốt hành hình tội nhân bằng cách đốt lửa nấu dầu cho sôi, ai có tội thì bỏ vào trong chảo dầu sôi nóng nên nói: “lò lửa chảo dầu chóng mát lành”. Nếu còn thấy thân mình thật, lò lửa dầu sôi là thật thì vào đó bị nát thây. Nếu đã thấy thân này không thật thì lò lửa chảo dầu cũng không thật. Tôi đơn cử chuyện rất gần cho quí vị thấy. Nếu chúng ta thấy mình không thật ngoại cảnh không thật, thì khi nghe những lời mắng chửi nặng nề, thấy như cơn gió thổi qua tai, lòng bình thản mát mẻ không chút bực bội, tất cả lò lửa dầu sôi ở địa ngục đều mát lạnh. Việc tu hành của chúng ta không có xa rời thực tế, mà ngay ở mình ở vật trong thực tại. Nếu đã thấy mình không thật thì người, cảnh, Niết-bàn, địa ngục đều không thật. Ngược lại, thấy mình thật, thì tất cả đều thật. Thượng Sĩ thấy thân mình không thật, nên thấy địa ngục lửa đỏ dầu sôi mát lạnh.

Cây kiếm núi đao liền gãy hết.

Ở địa ngục có núi đao núi kiếm, người có tội bị ngục tốt bắt leo lên núi ấy; leo lên núi đao núi kiếm thì bị đao kiếm đâm chém nát thân. Song, nếu người tu thấy thân này không thật, vọng tưởng không thật, không sống với vọng tưởng thì mọi cảnh bức hại nguy hiểm của địa ngục đều tan nát hết. Đây Thượng Sĩ chỉ cho chúng ta biết, nguồn gốc của sự sanh khởi chấp trước, đều do nơi vọng tưởng dấy khởi, rồi tạo nghiệp, từ nghiệp mà có tất cả khổ vui của chúng sanh ở thế gian, ở địa ngục hay ở thiên đường. Chúng ta đã biết gốc khổ vui của kiếp người là vọng tưởng hư dối không thật, nên tu để dừng vọng tưởng. Vọng tưởng hết nghiệp theo đó mới dứt sạch. Vậy muốn giải thoát phải làm sao? - Không cách nào khác hơn là đưa vọng tưởng vào Vô dư y Niết-bàn. Vọng tưởng vào Niết-bàn rồi thì tất cả được an ổn.

Thanh văn ngồi thiền, ta không ngồi
Bồ-tát nói pháp ta nói thật.


Thượng Sĩ thấy hàng Thanh văn tu thiền đặt nặng Tứ thiền Bát định và định cuối cùng là Diệt thọ tưởng định. Người nhập Diệt thọ tưởng định thân ngồi trơ trơ, không còn thở, chỉ còn chút hơi ấm, không có tri giác, mọi sanh hoạt chung quanh đều không biết. Người nhập Diệt thọ tưởng định ngồi trơ như đá như gỗ dù có sống lâu cũng không làm lợi ích cho người, nên Ngài không thích lối tu thiền này. Theo Ngài, đã làm lợi ích cho mình rồi, phải làm lợi ích cho người là đem pháp Phật giáo hóa chỉ dạy cho chúng sanh biết được lẽ thật, để họ tu cùng được giác ngộ giải thoát. Còn ngồi thiền nhập Diệt thọ tưởng định vô tri vô giác thì Ngài không ngồi.

Sống tự dối sống, chết dối chết
Bốn đại vốn không, từ đâu khởi?


Đối với người giác ngộ thấy kiếp sống của con người không thật, nó tạm bợ giả dối. Ngày nay duyên hợp còn sống đây thì biết còn, ngày mai duyên tan thân hoại thì biết nó hoại. Thấy rõ thân này giòn bở không có gì bảo đảm chắc chắn. Sự sống là dối tạm thì chết cũng dối tạm. Vì thân này do bốn đại giả hợp tạm có, “có” không thật có. Phân tích kỹ thì đất do nhiều phần tử bụi kết hợp lại thành, chớ không có Thật thể. Nước cũng do những phân tử H2O hợp lại thành, không có thể cố định chân thật. Gió lửa cũng vậy, do duyên mà thành. Cả bốn thứ đất, nước, gió, lửa không có Tự tánh cố định, nên không thật. Bốn đại đã không thật thì thân này làm sao thật được? Thấy rõ thân này vốn không thật nên Thượng Sĩ khuyên chúng ta:

Chớ như nai khát đuổi sóng nắng
Chạy đông tìm tây không tạm nghỉ.


Ở những sa mạc lớn, mùa hè trời nắng, từ xa nhìn trên bãi cát thấy như có những vũng nước đọng. Nai khát nước thấy sóng nắng như vũng nước, chạy tới để uống, nhưng tới nơi không có nước. Lại thấy vũng nước ở xa xa, chạy tới nơi cũng không có nước. Nó chạy hoài vẫn không có nước uống. Càng chạy càng khát, ngày qua ngày, nai vẫn không có nước uống. Cũng vậy, tứ đại không thật thì thân mình và cảnh vật đâu có thật. Thế mà lúc nào chúng ta cũng yêu mến thân và lúc nào chúng ta cũng thấy cái này đẹp cái kia ngon cái nọ quí... Cứ chạy theo đuổi bắt chẳng biết dừng, đến ngày ngã ra chết cũng chưa thỏa mãn. Con người chúng ta chẳng khác nào con nai khát nước, cứ đuổi theo sóng nắng rốt cuộc rồi vẫn chết khát. Tất cả những món ngon, đẹp, quí... chúng ta tạo sắm cất chứa đầy nhà, ngày tắt thở chúng ta có hưởng và có mang theo được không? Tất cả phải bỏ lại trần gian, thế mà có ai dừng lại đâu? Cứ chạy đua tìm cầu cho đến ngày ngã ra chết.

Pháp thân không đến cũng không đi
Chân tánh không phải cũng không quấy.


Đứng về mặt Pháp thân mà nói thì Pháp thân tuy hiện tiền nhưng không hình không tướng cho nên không đến không đi. Thí dụ như ngôi chùa trước đây không có, nay chúng ta xây dựng thành, nói có đến. Lâu ngày ngôi chùa hư hoại mất, nói có đi. Vậy, cái gì có hình tướng thì có đến có đi, còn cái không hình tướng thì không đến không đi. Cũng vậy, thân này có hình tướng cho nên có sanh có diệt, còn Pháp thân thì vô tướng nên không sanh không diệt. Nếu chúng ta bám vào thân có hình tướng thì thấy có đến có đi, còn chúng ta nhận được Pháp thân vô tướng hằng hữu ngay nơi thân ngũ uẩn thì Pháp thân không đến không đi, không phải không quấy, hằng thanh tịnh hằng liễu tri, cũng gọi là Chân tánh. Quí vị chớ hiểu lầm Pháp thân là cái không ngơ như hư không.

Đến nhà nên biết thôi hỏi đường.

Chúng ta rời xa quê hương một hai mươi năm, nay trở về thăm cha mẹ anh em... Trên đường về cảnh cũ đổi thay, nên không biết lối về, phải hỏi thăm nhờ người chỉ đường. Khi chúng ta đi về tới nhà gặp cha mẹ, anh em... thì không còn hỏi đường nữa. Còn hỏi đường là đi chưa tới nhà, khi đã tới nhà thì không còn hỏi đường nữa. Cho nên Thiền khách tới các Thiền sư mà còn thăm dò thưa hỏi, các ngài nghe qua câu hỏi là biết họ tới đâu rồi. Và, có nhiều người ngộ đạo rồi, ông thầy nói thêm một câu, liền bịt tai bỏ đi, không nghe, vì không cần nữa, có nghe cũng dư. Tới nhà rồi mà còn hỏi đường là dư. Thiền sư Hoàng Long thường hỏi Tăng:

- Người người trọn có sanh duyên, Thượng tọa sanh duyên tại chỗ nào?

Chính lúc vấn đáp qua lại, Sư duỗi tay nói:

- Tay tôi sao giống tay Phật?

Hỏi chỗ sở đắc của Tông sư các vị đến thăm thỉnh, Sư liền duỗi chân nói:

- Chân tôi sao giống chân lừa?

Hơn ba mươi năm lấy ba câu này hỏi, học giả khó khế ngộ huyền chỉ. Khắp các tùng lâm gọi là tam quan. Nếu có ai đáp thì Sư không nói phải chẳng phải, vẫn khép mắt ngồi thẳng, không ai lường được ý ấy.
Phan Hưng Từ thường hỏi lý do ấy. Sư bảo:

- Đã ra khỏi cửa thì vung tay đi thẳng chẳng cần biết có kẻ gác cửa.

Từ người gác cửa hỏi phải, chẳng phải ấy là người chưa qua khỏi cửa. Câu chuyện này giống hệt việc tới nhà rồi thôi hỏi đường vậy.

Thấy trăng đâu nhọc tìm tay ấy.

Đầu tháng, vào khoảng mùng năm mùng sáu âm lịch có trăng lưỡi liềm ở phía tây, người mắt sáng thấy trăng, kêu bạn bè nói:

- Hôm nay có trăng rồi.

Những người bạn hỏi:

- Ở đâu?

Người mắt sáng đưa tay chỉ mặt trăng trên không, ở hướng tây. Những người bạn nương ngón tay chỉ, thấy mặt trăng rồi thì ngón tay không cần nữa. Nếu cứ nhìn ngón tay mãi mà không nhìn chỗ chỉ thì không bao giờ thấy được mặt trăng. Ý Thượng Sĩ nói người đã ngộ đạo rồi thì không còn thắc mắc không còn tìm kiếm nữa.

Kẻ ngu điên đảo sợ sống chết
Người trí thấy suốt nhàn thôi vậy.


Chúng ta xét lại coi mình là kẻ ngu hay người trí? Vì còn thấy thân này thật, nên thấy sống là vui, chết là khổ. Do đó ham sống sợ chết, ấy là kẻ ngu. Người trí thấy thân này không thật thì sự sống chết là chuyện nhàn thôi; sống không thật thì chết đâu có thật, chết không thật có gì mà sợ? Thế nên sống cười chết cũng cười. Thấy suốt được lẽ sống chết thì ở giữa cõi đời này chúng ta an nhàn tự tại, không có gì bận tâm. Đọc hai câu này rồi quí vị tự hỏi mình ngu hay trí? Nếu còn sợ chết là ngu và nếu có ai chỉ mặt mình nói “anh là đồ ngu”, mình cười, đáp “phải, tôi ngu, vì tôi còn ham sống sợ chết”. Còn ham sống sợ chết là còn ngu, vậy mà ai đó nói ngu là giận. Ngu chồng thêm một lớp ngu mà không biết, thật đáng thương!

Thượng Sĩ chỉ cho chúng ta thấy rõ sự sống chết không thật. Vì sống chết của thân này không thật, nên địa ngục, thiên đường, phiền não, Bồ-đề... đều không thật. Thấy tất cả không thật, nên an nhàn trước sống chết. Khi đã nhận ra Pháp thân là Thể chân thật không hình tướng không sanh không diệt, không đến không đi, không phải không quấy, giống như người tới nhà, người thấy mặt trăng, không còn quản ngại, thấy việc sống chết chỉ là việc nhàn thôi.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2045
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

何期自性本不生滅
Hà kỳ tự tánh bổn bất sanh diệt
Trích từ Pháp Bảo Đàn Kinh



“Have you ever sensed that our soul is immortal and never dies?”
― Plato, The Republic



“Thân này hoại nhưng mà trong đó có cái không hoại. Làm sao chứng minh được mình có cái không hoại?”
― Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Mình là cái gì?



“Physics, beware of metaphysics.”
– Isaac Newton



Sinh tử
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

sinh sinh, sinh tử sinh

tử sinh sinh tử sinh

tử sinh sinh, sinh tử

tử sinh tử, sinh sinh



“There can never be any real opposition between religion and science; for the one is the complement of the other. Every serious and reflective person realizes, I think, that the religious element in his nature must be recognized and cultivated, if all the powers of the human soul are to act together in perfect balance and harmony. And indeed it was not by any accident that the greatest thinkers of all ages were also deeply religious souls, even though they made no public show of their religious feeling. It is from the cooperation of the understanding with the will that the finest fruit of philosophy has arisen, namely, the ethical fruit. Science enhances the moral values of life, because it furthers a love of truth and reverence—love of truth displaying itself in the constant endeavor to arrive at a more exact knowledge of the world of mind and matter around us, and reverence, because every advance in knowledge brings us face to face with the mystery of our own being.”
― Max Planck, Where Is Science Going?



Truyện Cổ Phật Giáo
Tập 1
Hòa Thượng Thích Minh Chiếu
Sưu tập
---o0o---
Phần 02

Ðời Người Trong Một Câu ! ! !

Nhà vua ấy, ngay từ lúc lên ngôi báu đã giao cho một viên đại thần cái trọng trách sưu tầm dưới các bầu trời xa lạ những tinh hoa rải rác trong vũ trụ và những triết lý của cuộc đời. Ý cửu trùng muốn thu nhập những cái hay ở đời để dựng một nguyên tắc trị dân.

Ba mươi năm trời đã qua, vị thanh niên anh tuấn nấy, chờ đợi tóc đã điểm bạc. Lễ khánh thọ ngũ tuần đã cử hành long trọng trong Hoàng cung. Lúc ấy quan đại thần cũng về với đoàn lạc đà, bốn vó trắng bụi đàng xa, và trên lưng chất hơn nghìn sách quý mà vị đại thần đã có công kết tập.

“Trẫm đã nhiều tuổi rồi, tinh hoa của trời đất nhiều đến thế. Trẫm làm sao xem hết. Khanh mang về rút ngắn lại cho trẫm đủ thời giờ xem.”

Ðoàn lạc đà lại chở những pho sách đi và mười năm sau nữa, bộ sách rút ngắn lại còn năm trăm quyển được dâng lên ngự lãm:

Nhà vua vuốt chòm râu bạc phau ngần ngại phán:

“Hãy còn nhiều quá. Tuổi trẫm đã lớn, đọc sao cho kịp. Khanh chịu khó về gạn lọc một lần nữa những tư tưởng huyền diệu trong ấy”.

Viên đại thần tận trung không hề nghĩ đến số năm tháng đã tàn tạ trên đầu, lui về một nơi u tịch kết tinh kho tư tưởng.

Sau năm năm triền miên, với bao nhiêu tinh hoa và tư tưởng cổ kim đông tây, viên quan già nua mừng rỡ khi thấy kết quả: năm trăm cuốn dồn lại chỉ còn một pho sách dầy. Một pho sách đầy chứa tất cả triết lý của muôn cuộc đời!

Cuốc sách dầy ấy, một buổi sớm được mang vào ngự lãm. Nhưng nhà vua đã nằm yên trên giường bệnh, chung quanh ngự y chầu chực.

Vừa mở mắt nhìn vị đại thần tận tâm và cuốn sách quý giá. Một nụ cười nhàn nhạt nở trên môi vua như ánh hoàng hôn.

Vua thở ra một giọng yếu nhỏ, viên đại thần quỳ xuống lắng tai đón lấy:

“Trẫm yếu lắm, một trang sách còn chưa thể xem được huống là cả cuốn… Song trước khi nhắm mắt, trẫm háo hức muốn biết qua những tư tưởng gì, những triết lý gì, đã chi phối cả đời người, đã điều khiển cả một vận mệnh… Khanh khá rút ngay quyển sách này thành một câu hay vài chữ cho trẫm xem kịp và đủ sức hiểu…”

Nét mặt viên đại thần trở nên trầm ngâm và hai mắt già nheo lại. Tử thần đã chờn vờn đâu đó. Các ngự y cúi đầu trước số mệnh. Nhà vua nằm yên khắc khoải chờ. Thời gian như ngừng hẳn lại. Không khí trở nên nặng nề và nghiêm trọng. Vàng son nội điện tự nhiên cũng hóa rầu rĩ. Mọi người chăm chú và kính cẩn nhìn viên đại thần đang lặng lẽ đem cuộc đời thu vào một câu. Sau một hồi suy nghĩ, viên đại thần từ từ bước đến bên án. Cả bộ Văn phòng tứ bảo hình như run khi bàn tay già đưa ra.

Bàn tay kính cẩn nâng cây bút, và nhẹ nhàng vạch trên mảnh hoa tiên những nét buồn lung linh. Mọi người đều ngó theo. Thần chết lúc ấy đã chập chờn đầu long sàng. Ðã mấy lần nhắm mở. Vua mới cất được mấy tiếng cuối cùng: “SANH LÃO BỆNH TỬ”.

Thuật giả: Tâm Phước

Một đời người luống qua vô ích
Chỉ kết liễu trong ân hận



“Đa số tu sĩ chúng ta từ lâu chịu ảnh hưởng câu “sanh tử sự đại” nên ai cũng sợ, thấy sanh tử là vấn đề lớn cần phải giải quyết. Nhưng đối với Thượng Sĩ vấn đề sanh tử chỉ là một việc nhàn mà thôi. Vậy “sanh tử sự đại” là đúng hay “sanh tử nhàn nhi dĩ” là đúng? Phật Tổ nói “sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc” nhằm sách tấn chúng ta tu. Hàng xuất gia cũng như tại gia tuy đã phát nguyện tu theo Phật, nhưng lâu ngày hay sanh bệnh lười mỏi, tu lừng chừng, tu lai rai. Sợ chúng ta thoái bộ không tiến, nên Phật Tổ mới nói sống chết là việc lớn, vô thường nhanh chóng lắm phải gấp rút mà tu, không thể chần chờ, nếu chần chờ thì chết đến tu không kịp luống uổng một đời tu. Đó là Phật Tổ khuyến khích thúc giục chúng ta tiến tu. Đây Thượng Sĩ nói sống chết là việc nhàn có trái với ý của Phật Tổ dạy không? Thượng Sĩ là người thấy được chỗ tột cùng, thấy rõ sống chết là tướng sanh diệt không thật, nên không lo sợ mới nói như thế. Nếu chúng ta chưa phải là người đạt đạo, chưa sáng mắt thì phải thấy sanh tử là việc lớn cần phải giải quyết phải lo tu, kẻo chết đến tu không kịp thì bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi thọ quả báo. Vậy, ai là người trí sáng mắt thì thấy sanh tử nhàn mà thôi, còn ai chưa phải là người trí thì phải thấy sanh tử là sự đại để lo tu.”
― Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải - SỐNG CHẾT NHÀN MÀ THÔI



“You cannot escape the responsibility of tomorrow by evading it today.”
― Abraham Lincoln


“….Đức Phật sanh ra đây, Đức Phật cũng sanh già bệnh chết nhưng Đức Phật không có thấy sanh, không có thấy già, không có thấy bệnh, không có thấy chết. Vậy nó ở đâu? Nó nằm ngay trong cái sanh già bệnh chết….”
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, Pháp môn Tịnh Độ - Phần 22



Tái sinh
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Buổi sáng thức dậy, có một đọt lá mới trên cây. Đọt lá mới đến chào đời đâu vào khoảng nửa đêm, sau những vận chuyển không ngừng của nhựa sống trong thân cây, sau khi da cây hé nứt đau đớn cho sự sống mới. Nhưng những chuyển vận ấy những đau đớn ấy cây không nghe cây không cảm thấy, bởi vì cây suốt đêm bận lắng nghe tiếng thì thào của hoa cỏ quanh mình. Hương đêm tinh khiết và huyền diệu. Cây không có ý niệm về thời gian và sinh diệt. Cây có mặt như sự có mặt của đất trời.

Buổi sáng thức dậy, tôi thấy đây là một buổi sáng duy nhất không giống với buổi sáng nào. Người ta thường nghĩ rằng có nhiều buổi sáng có thể để dành, nhưng không ai để dành được bất cứ một buổi sáng nào, bởi vì mỗi buổi sáng là một buổi sáng đặc biệt. Em thấy buổi sáng hôm nay thế nào ? Có phải nó tới lần đầu trong đời ta, có phải nó không lặp lại bất cứ một buổi sáng nào trong quá khứ ? Chỉ khi nào ta không có mặt, thì mới có thể có sự lặp lại của mỗi buổi sáng. Còn nếu ta có mặt trong sự sống thì mỗi buổi sáng là một không gian mới, một thời gian mới. Mặt trời chiếu soi trên những cảnh tượng khác nhau vào những giờ giấc khác nhau. Ý thức em như mặt trăng tắm trong hàng trăm lòng sông : sông chảy, nước chảy, trăng đi ngang vòm thái hư xanh ngát. Em hãy nhìn mầu xanh da trời và mỉm cười, khiến cho ý thức em tuôn chảy như ánh sáng trong veo của mặt trời buổi sớm mơn man cành lá.

Buổi sáng không giống như một trang sách em ghi vào chữ nghĩa, có thể lật lại bất cứ lúc nào. Cuốn sách là con đường một chiều, hoặc cuốn sách là con đường hai chiều; buổi sáng không phải là một con đường, dù đó là con đường bay của chim không dấu tích. Buổi sáng là một nhạc khúc đánh lên, và nhạc khúc có mặt hay không là do em có mặt hay không.

Đọt lá mới trên cây không phải là một tuổi. Đó là mầm ý thức tuệ giác nẩy nở mỗi giây phút trong sự sống chuyển vận không ngừng. Thấy được đọt lá mới, em vượt được giới hạn năm tháng, bởi vì sự sống đích thực không bị giới hạn trong tháng năm.

Mắt em là trời rộng, là núi cao, là biển sâu. Sự sống em cũng không có biên giới. Hãy nhận là của em tất cả mọi trái ngọt hoa hiền…



SỐNG
Sào Nam Tiên Sinh

Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?



“What counts in life is not the mere fact that we have lived. It is what difference we have made to the lives of others that will determine the significance of the life we lead.”
— Nelson Mandela


“….Trong môi trường không luân lý: dễ bị dục vọng chi phối mạnh, ý chí đồng hóa với tâm bốn đường ác và hành động tạo nghiệp theo bản năng, đôi lúc đối cảnh tâm thiện khởi lên, nhưng ý chí bị ngũ dục lôi cuốn chuyển thiện thành ác….”
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP



"The only way out is in."
– Sadhguru



Ðường Vào Nội Tâm
Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải

14. KHÔNG RƯỢU MÀ SAY
(Thuật theo chuyện kể của Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm)

Vào một ***** chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, đức Thế Tôn vào Hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thịch và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:

- Ông Phật đi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há?

Đức Thế Tôn ngồi dậy ra mở chốt. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan:

- Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho nó một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nó nằm nghỉ.

A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được đưa đến một gốc cây im mát trong tinh xá. Gã đánh một giấc ngon lành cho đến sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh thấy toàn thầy tu mặc áo vàng đi bách bộ, dòm lại mình cũng đang đắp y, sờ đầu nghe trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy một mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết chuyện, ngăn bạn:

- Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua đức Thế Tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy.

- Thật thế sao? Tại sao đức Thế Tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia?

- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế Tôn về việc này.

Thế là họ kéo nhau đến Hương thất đức Phật, bạch hỏi:

- Bạch đức Thế Tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế giải rõ cho chúng con.

- Này các tỳ kheo, các ông dường như trách ta vì đã độ cho một gã say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại sao không cầu chuyện gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một cái nhân tốt đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không cho hắn làm Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm Phật như hắn? Vậy thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn có nhậu rượu vào mà say, thì bất quá chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên, bệnh say của hắn, ta không cho là trầm trọng. Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh. Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái dục, Ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha!



"I can calculate the motion of heavenly bodies, but not the madness of people."
– Isaac Newton



“We fear the future because we are wasting today.”
― Mother Teresa



“Let us not emphasize all on which we differ but all we have in common. Let us consider not what we fear separately but what we share together.”
― John F. Kennedy



"This is one of man's oldest riddles. How can the independence of human volition be harmonized with the fact that we are integral parts of a universe which is subject to the rigid order of nature's laws?"
― Max Planck



“….Bởi vậy, muốn có hòa, phải có bình đẳng. Bình đẳng càng triệt để thì hòa lại càng sâu rộng, vững chắc. Xét trong mọi triết lý, đạo đức, tôn giáo, thì giáo lý đạo Phật là một giáo lý đề cao tinh thần bình đẳng hơn cả. Phật đã tuyên bố một câu, mà đến ngày nay vẫn còn là khuôn vàng thước ngọc, để nhân loại noi theo: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và có thể thành Phật". Trước sự phân chia bất bình đẳng của giai cấp ở Ấn Độ, ngài dạy: "Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ như nhau".

Trước sự sống, mọi sinh vật đều bình đẳng và được tôn trọng như nhau. Không có giống vật nào được biệt đãi hơn giống nào. Trước tòa án nhân quả mọi sinh vật đều nhận lãnh đúng cái phần họa hay phước, mà mình đã tạo ra trong quá khứ. Không có một giống vật nào được ở mãi trong hình thức, trong từng bực riêng của mình, sau khi hưởng hết phước quả, hay trả xong ác quả mà mình đã gây ra. Các bực ở cõi Thiên có thể bị đọa làm người, người có thể bị đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, một khi phước duyên đã hết. Trái lại, các chúng sinh ở địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ có thể luân hồi thành người, và người có thể vãng sinh lên cõi Thiên, một khi phước duyên đã hội đủ.

Xem thế đủ biết rằng, toàn thể chúng sanh, không có một sinh vật nào được hưởng đặc ân riêng của một quyền lực, một đấng tối cao nào hết. Và trong xã hội loài người, cũng không có một sự biệt đãi, một ân sủng riêng cho một giai cấp hay một từng lớp người nào cả. Ai ở hiền thì gặp lành, ai ở ác thì gặp dữ; ai trồng phước thì gặt phước, ai gieo họa thì gặt họa. Đó là môt định luật bất di bất dich của bình đẳng….”
― Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, TÁM QUYỂN SÁCH QUÝ - QUYỂN BẢY: CHỮ "HÒA" CỦA ĐẠO PHẬT



Tưới tẩm hạt giống tốt
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Con có cha, có mẹ

Cha mẹ có trong con

Nhìn mẹ cha, con thấy

Có con trong cha mẹ.

Con có Bụt, có Tổ

Bụt, Tổ có trong con

Nhìn Bụt Tổ, con thấy

Có con trong Bụt, Tổ.

Con là sự tiếp nối

Của cha mẹ tổ tiên

Con xin nguyền gìn giữ

Và tiếp tục nuôi dưỡng

Những hạt giống an lành

Tài năng và hạnh phúc

Mà con đã tiếp nhận

Từ cha mẹ tổ tiên

Con cũng xin nhận diện

Những hạt giống tiêu cực

Sợ hãi và khổ đau

Ðể dần dần chuyển hóa.

Con là sự tiếp nối

Của Bụt và Tổ Sư

Những hạt giống Từ Bi

Hiểu Biết và Thảnh Thơi

Ðã trao truyền cho con

Con xin nguyền gìn giữ

Tưới tẩm và nuôi lớn.

Con xin nguyền tiếp nối

Sự nghiệp Bụt và Tổ

Và cố công thực hiện

Những gì Bụt và Tổ

Ðang trông đợi nơi con.

Trong cuộc sống hàng ngày

Con xin nguyền gieo rắc

Hạt giống của từ bi

Trong chính bản thân con

Và trong lòng kẻ khác

Con nguyện không tưới tẩm

Những hạt giống thèm khát

Bạo động và hận thù

Nơi con và nơi người.

Con biết nếu thực tập

Ðúng theo pháp môn này

Trong vòng bảy hôm thôi

Là con đã có thể

Thay đổi được tình trạng

Tái lập được truyền thông

Làm nở được nụ cười

Chuyển hóa được niềm đau

Làm lớn lên hạnh phúc.

Con xin đức Thế Tôn

Chứng minh cho lòng con

Hợp nhất cả thân tâm

Con cúi đầu kính lạy.



Nhứt giả lễ kính chư Phật.
Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh - Thập Đại Nguyện



"Mẩu chuyện số 8"

Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?”.

Quan Âm nói: "Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ". Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa: "Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?".

Quan Âm nói: "Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!", dứt lời Quan Âm bèn rời đi.

Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc.

Người nọ hỏi: "Bà là Quan Âm sao ạ?".

Người kia trả lời: "Đúng vậy".

Người nọ lại hỏi: "Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?".

Quan Âm cười nói: "Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình".

Bài học rút ra: Phong ba bão táp của cuộc đời, phải dựa vào chính bản thân mình. Cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình.




"All my discoveries have been made in answer to prayer."
– Isaac Newton



大覽神光寺

神光寺杳興偏幽,
撐兔飛烏天上遊。
十二樓臺開畫軸,
三千世界入詩眸。
俗多變態雲蒼狗,
松不知年僧白頭。
除卻炷香參佛事,
些餘念了總休休。

Đại Lãm Thần Quang tự
Sơ Tổ Trúc Lâm

Thần Quang tự diểu hứng thiên u.
Sanh thố phi ô thiên thượng du.
Thập nhị lâu đài khai họa trục.
Tam thiên thế giới nhập thi mâu.
Tục đa biến thái vân thương cẩu,
Tung bất tri niên tăng bạch đầu.
Trừ khước chú hương tham Phật sự,
Tá dư niệm liễu tổng hưu hưu.

Dịch nghĩa
Chùa Thần Quang vắng lặng, hứng thú có nét u nhã riêng,
Chở ngọc thỏ, cưỡi kim ô du ngoạn trên bầu trời.
Mười hai tòa lâu đài mở ra bức vẽ,
Ba nghìn thế giới thu vào mắt thơ.
Thói đời nhiều thay đổi như mây trắng hóa chó xanh,
Cây thông chẳng biết đến năm tháng, nhà sư đầu đã bạc.
Ngoài việc thấp hương tham thiền ra,
Mọi điều suy nghĩ đều cho qua đi hết.



"He who has overcome his fears will truly be free."
― Aristotle



“Sanh tử xưa nay tự tánh không
Thân huyễn hóa này rồi sẽ diệt.
Sanh tử do nghiệp, nghiệp có là do vọng tâm khởi. Vọng tâm là nhân mà sanh tử là quả. Vọng tâm đã không thật, quả làm sao thật được. Ngài nói sanh tử xưa nay tự tánh không thật thì cái thân tứ đại huyễn hóa này, sớm muộn gì cũng hoại diệt không còn. Thương cho chúng ta ai cũng mang thân sanh tử tạm bợ huyễn hóa chợt sanh chợt diệt không bền lâu, mà cứ lo cho nó bảo vệ nó, rốt cuộc rồi nó cũng hoại đi, thật là phí công mà kết quả không được như ý. Người mà đeo đuổi làm một việc không có kết quả, người như thế có khôn không? Biết thân này cố giữ nó cũng mất, thế mà vẫn cứ giữ, thật đáng thương! Gìn giữ để được còn hoài thì mới giữ, giữ cái sẽ mất là tạo cái nhân không đâu, vậy mà cứ cố giữ, người như thế có phải là người trí sáng suốt không? Biết sanh tử tự tánh là không, thân huyễn hóa này sớm muộn gì cũng diệt là biết được nguồn gốc của thân.”
― Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải - SỐNG CHẾT NHÀN MÀ THÔI



"....Hai tông phái quan trọng trong những tông phái quan trọng nhất của Phật giáo như Tam Luận tông và Thiền tông cũng đưa con người trở về sự thấy chân chính: yếu chỉ của Tam luận tông (cũng gọi là Trung quán luận, Mādhya-mika) cũng xoay quanh trong việc phá bỏ tất cả những sự thấy sai lầm, những “kiến” (drsti) phá bỏ những giáo thuyết tín điều (drsti-vāda) những thứ “ngã kiến” (ātma-drsti satkāya-drsti) “vô kiến” (vibhava-drsti), "hữu kiến" (bhava-drsti) để thể nhập Chân không (sūnyatà); yếu chỉ của Thiền Tông đã được cô đọng trong câu “kiến tánh thành Phật” nghĩa là thấy tự tánh mình vốn vẫn thanh tịnh. “Kiến tánh” cũng đồng nghĩa với “kiến Phật”. Trong Pāli Abhidhamma, có nói đến Dhammacakkhu (pháp nhãn). Nói đến quả của sắc giới thiện nghiệp, hành giả có niệm (sāti) mãnh liệt, lấn át các đức tánh khác, thì được sanh vào cõi “thiện kiến thiên” (Pāli: Sudassa); chữ “Thiện kiến thiên” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho kết quả của sự thấy chân chính...."
― Hòa Thượng Thích Minh Châu, THÁI ĐỘ TÂM LINH CỦA ĐẠO PHẬT





優曇花

碧水池邊長綠陰,
幽林花好趁禪林。
開時不要爭春色,
只要如如見佛心。

Ưu đàm hoa
Bạch Vân Cư Sĩ

Bích thủy trì biên trưởng lục âm,
U lâm hoa hảo sấn thiền lâm.
Khai thì bất yếu tranh xuân sắc,
Chỉ yếu như như hiện Phật tâm.

Dịch nghĩa
Bên ao nước biếc, bóng xanh tốt rậm rạp,
Loại hoa rừng tối khéo đến nơi rừng thiền.
Khi nở hoa không cốt để thả xuân sắc,
Chỉ mong thấy được rõ ràng tâm Phật.



“Our greatest ability as humans is not to change the world, but to change ourselves.”
― Mahatma Gandhi



“….Trong môi trường có luân lý: ý chí chế ngự được dục vọng, thường hành động tạo nghiệp thiện, đôi lúc đối cảnh tâm ác khởi lên liền dùng ý chí chế ngự chuyển ác thành thiện….”
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, NHẬN THỨC VỀ NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP



Kiếp nhân sinh (I)
Uy Viễn Tướng Công

Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt,
Từ mọc răng cho tới bạc đầu.
Cõi nhục vinh góp lại chửa bao lâu,
Ngồi thử ngẫm thợ trời kia khéo quá!
Núi tự tại, cớ sao sông bất xả?
Chim thì lông, hoa thì cánh, công đâu tạo hoá khéo thừa trừ.
Từ nghìn trước đến nghìn sau,
Kết cục lại mỗi người riêng một kiếp.
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.
Mà chữ “danh” liền với chữ “thân”
Thân đã có ắt danh âu phải có!
Này phút chốc kim rồi lại cổ,
Có hẹn gì sau chẳng bằng nay.
Râu mày kia hỡi râu mày!



"Not everybody can be famous but everybody can be great, because greatness is determined by service."
― Martin Luther King, Jr.



夜行

老納安眠鴻嶺雲,
浮鷗靜宿煖沙津。
南溟殘月浮千里,
古陌寒風共一人。
黑夜何其迷失曉,
白頭無賴拙藏身。
不愁久露霑衣袂,
且喜鬚眉不染塵。

Dạ hành
Tố Như Tiên Sinh

Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân,
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân.
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý,
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu,
Bạch đầu vô lại chuyết tàng thân.
Bất sầu cửu lộ triêm y duệ,
Thả hỉ tu my bất nhiễm trần.

Dịch nghĩa
Vị sư già ngon giấc trong mây núi Hồng,
Chim âu cũng nằm yên trên bãi cát ấm.
Bóng trăng tàn dập dờn ngoài biển nam, xa ngàn dặm,
Trên lối cũ, gió lạnh dồn cả vào một người.
Đêm tối mờ mịt, sao mãi chưa sáng,
Già rồi, không nơi nương tựa, lại vụng bề náu thân.
Không lo đi lâu dưới sương, áo ướt,
Hãy mừng râu mày chẳng nhuốm bụi.



“….Sống không dính mắc, không ô nhiễm một cái gì hết, thì chính cái không dính mắc mới là đạo Phật. Không dính mắc ở đâu? Ở ngay trong cái dính mắc này….”
― Hòa Thượng Thích Giác Khang, Pháp môn Tịnh Độ - Phần 11



即事

小小軒窗矮矮廬,
官居頓覺類幽居。
滄波江上閒垂釣,
綠樹陰中靜看書。
雨過晴嵐窺戶牖,
風來雪浪舞庭除。
午窗瀟灑無塵累,
一片閒心躡太虛。

Tức sự
Ức Trai Tiên Sinh

Tiểu tiểu hiên song nụy nụy lư,
Quan cư đốn giác loại u cư.
Thương ba giang thượng nhàn thùy điếu,
Lục thụ âm trung tĩnh khán thư.
Vũ quá tình lam khuy hộ dũ,
Phong lai tuyết lãng vũ đình trừ.
Ngọ song tiêu sái vô trần lụy,
Nhất phiến nhàn tâm nhiếp thái hư.

Dịch nghĩa

Hiên và song cửa nho nhỏ, mái lá thấp
Nhà quan bỗng thấy như nhà ẩn dật
Trên sông xanh màu sóng thong thả buông câu
Trong bóng cây màu lục ung dung đọc sách
Mưa tạnh bốc hơi bay qua cửa sổ
Gió thổi làm tuyết bay múa ở sân thềm
Nằm ở cửa sổ lòng nhẹ lâng lâng chẳng vướng lụy trần
Một tấm lòng nhàn nhã vượt lên tận cõi hư vô.




七十自壽

日對兒曹自解頤,
今吾不似故吾時。
隨機傀儡招人笑,
逐騏年華屆古稀。
老實不堪粧面目,
英花安用染鬚髭。
自慚毫末渾無狀,
笑殺鴻山有是非。

Thất thập tự thọ
Uy Viễn Tướng Công

Nhật đối nhi tào tự giải di,
Kim ngô bất tự cố ngô thì.
Tùy cơ khôi lỗi chiêu nhân tiếu,
Trục ký niên hoa giới cổ hy.
Lão thực bất kham trang diện mục,
Anh hoa an dụng nhiễm tu tì.
Tự tàm hào mạt hồn vô trạng,
Tiếu sát Hồng Sơn hữu thị phi.

Dịch nghĩa
Hằng ngày ta sẽ cùng chơi đùa với trẻ con
Ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa
Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ
Thấm thoát nay đã đến tuổi cổ lai hy
Cái chân chất không cần trau tria mày mặt nữa
Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì
Ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng gì
Thôi hãy phó mặc cho núi Hồng hạ lời khen chê.



“The whole of science is nothing more than a refinement of everyday thinking.”
— Albert Einstein



Cuộc Đời Qua Mắt Tôi
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây.
Thành công khối nước đá,
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nước,
Thương ghét hạt sương mai.
Khổ vui trong giấc mộng,
Danh lợi bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt,
Còn mất nước trăng lay.
Chung cuộc cơn gió thoảng,
Viên mãn bầu trời trong.

(Thiền viện Chân Không, tháng 6. 1984)



“Mình sống trong thời Mạt Pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như đang ở nơi giữa dòng sông, chẳng những chung quanh toàn là nước mà còn có sóng lớn nữa hoặc nhiều khi còn xuất hiện những chỗ xoáy trũng. Do đó phải học bơi lội và phải bơi lội giỏi nghĩa là lúc nào cũng cần phải cố gắng tinh tấn đừng để phóng dật. Lại phải lập chí nguyện lớn, chí nguyện càng dõng mãnh thì nghị lực mới phi thường.”
— Hòa Thượng Thích Trí Tịnh



問福堂大師疾

風水到時波忽動,
火薪交處燄纔生。
方知四大元無際,
一任沿流劍閣行。

Vấn Phúc Đường đại sư tật
Tuệ Trung Thượng Sĩ

Phong thủy đáo thì ba hốt động,
Hỏa tân giao xứ diễm tài sinh.
Phương tri tứ đại nguyên vô tế,
Nhất nhậm duyên lưu Kiếm Các hành.

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch:

THĂM BỆNH ĐẠI SƯ PHƯỚC ĐƯỜNG

Gió, nước gặp nhau sóng dấy lên
Lửa, cây chạm phải chùm lửa bùng.
Mới hay bốn đại không ranh giới
Núi kiếm mặc tình men theo dòng.



CHẾT
Sào Nam Tiên Sinh

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.



"A man may die, nations may rise and fall, but an idea lives on."
― John F. Kennedy



"Our death is not an end if we can live on in our children and the younger generation. For they are us; our bodies are only wilted leaves on the tree of life."
― Albert Einstein



Chiếc Thân Phút Chót
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Còn động còn ấm còn ta,
Động dừng ấm hết thì ma ra đồng.
Thở than khóc lóc não lòng,
Thức thần theo nghiệp hết mong trùng phùng.

(Thiền viện Chân Không, tháng 01. 1985)



“Science advances one funeral at a time.”
― Max Planck



“Anyone is capable of going to Heaven. Heaven is our home. People ask me about death and whether I look forward to it and I answer, 'Of course', because I am going home. Dying is not the end, it is just the beginning. Death is a continuation of life. This is the meaning of eternal life; it is where our soul goes to God, to be in the presence of God, to see God, to speak to God, to continue loving Him with greater love because in Heaven we shall be able to love Him with our whole heart and our soul because we only surrender our body in death - our heart and our soul live forever. When we die we are going to be with God, and all those we have known who have gone before us: our family and our friends will be there waiting for us. Heaven must be a beautiful place.”
― Mother Teresa, A Simple Path



“A human being is a part of the whole, called by us the “Universe,” a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts and feelings as something separate from the rest—a kind of optical delusion of his consciousness. This delusion is a kind of prison for us, restricting us to our personal desires and to affection for a few persons nearest to us.”
― Letter from Einstein responding to a father who lost his eleven-year-old son to polio (1950)



“Sắc tướng vốn không, nương cảnh huyễn độ người mê muội;
Tử sanh nào có, mượn thuyền từ vớt kẻ trầm luân.”
― Hòa Thượng Thích Thiện Siêu phụng điếu Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân - Huế, 1973



“In all my research I have never come across matter. To me the term matter implies a bundle of energy which is given form by an intelligent spirit.”
― Max Planck



Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Trích từ Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða Tâm Kinh



“Thượng Sĩ chỉ cho chúng ta thấy rõ sự sống chết không thật. Vì sống chết của thân này không thật, nên địa ngục, thiên đường, phiền não, Bồ-đề... đều không thật. Thấy tất cả không thật, nên an nhàn trước sống chết. Khi đã nhận ra Pháp thân là Thể chân thật không hình tướng không sanh không diệt, không đến không đi, không phải không quấy, giống như người tới nhà, người thấy mặt trăng, không còn quản ngại, thấy việc sống chết chỉ là việc nhàn thôi.”
― Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải - SỐNG CHẾT NHÀN MÀ THÔI



Kinh Pháp Cú – Dhammapada
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

21 được trích từ II. PHẨM KHÔNG BUÔNG LUNG (APPAMADAVAGGA)
166 được trích từ XIII. PHẨM THẾ GIAN (LOKAVAGGA)
357 được trích từ XXV. PHẨM TỲ-KHEO (BHIKKHUVAGGA)

21. Không buông lung đưa tới cõi bất tử[15], buông lung đưa tới cõi tử vong, người không buông lung thì không chết, kẻ buông lung thì sống như thây ma[16].
[15] Niết-bàn (Nibbànna)
[16] Bởi vì người không buông lung thì được chứng nhập Niết-bàn và không còn luân hồi sinh tử tiếp nối nữa. Còn người buông lung tuy sống mà vẫn như thây chết, không biết hướng thiện, nỗ lực làm lành.

166. Như bọt nước trôi sông, như lầu sò chợ bể[111]. Nếu xem đời bằng cặp mắt ấy, thần chết không tìm tới được.
[111] Lầu sò chợ bể là dịch nghĩa từ chữ “Thần lâu hải thị” để chỉ thị cảnh huyễn hóa không thật. Những làn khí bốc lên trên mặt biển, đụng phải ánh nắng, hoặc là không khí tương phản mà hiện ra những bóng hình nhìn xa như lâu đài chợ búa. Người xưa tin những làn khí ấy là hơi của giống sò thần tự dưới đáy bể phun lên.

357. Người nào thường chánh niệm đến sự sanh diệt của các uẩn thì sẽ được vui mừng. Nên biết: Người đó không chết.



CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT - TẬP 54
https://www.youtube.com/watch?v=r4hwNTRZffw
Đầu trang

Trả lời bài viết