Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hôm nay, ngày Nhâm Tuất.
Ngày 08/11/2010, là ngày 03/10 âm lịch, giờ Dậu.

Tưởng nhớ tới anh, sự phân ưu trong kiếp sống.

Cho tới hôm nay, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời khi anh hỏi tôi rằng: "Sự liên kết dựa vào nhau để tồn tại của hai mặt đối lập trong cùng vật thể, tại sao cổ nhân lại biết được mà coi trọng đến vậy ? "

Khi anh hỏi tôi rằng: "Cổ nhân dùng hai chữ Lục Hư, vậy ý nghĩa của Lục Hư là gì ? "

Anh lại hỏi rằng: "Dựa vào cơ sở nào để cổ nhân hình thành nguyên tắc hai (mặt) thành Lục (hư) "

Xin được tâm sự cùng Anh tại trang web Lý Số VN này.



Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: Vạn Kiếm Nhất
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

TÌM HIỂU HỆ TƯ TƯỞNG TRONG TỨ THƯ

Trước và sau khi thống nhất đất nước, tư liệu khảo cứu về Đông Phượng học vẫn còn khan hiếm, chưa được phổ biến rộng rãi. Khi tôi về Thái Bình khảo sát cùng Gs Hà Văn Cầu, về tư liệu sách của dòng họ Lê (chuyển sang dòng họ Hà Văn) theo đề nghị của Gs Cầu, đã được chuyển tải toàn bộ về Hà Nội. Thời điểm này, anh Sửu đang bị triệu chứng Thần kinh tọa, đặt vấn đề nhờ tôi giúp mượn sách của giáo sư Cầu để đọc và học, rồi tự chữa bệnh cho bản thân, theo phương pháp châm cứu Đông y.

Tôi vẫn nhớ, tại thời điểm này, anh Sửu có đặt vấn đề rất sâu rộng về hệ tư tưởng trong Tứ Thư. Tôi và anh cùng lần mò tìm tư liệu khảo chứng.

Trung Dung là sách luân lý học của phái Nho gia Tử Tư và Mạnh Tử. Từ đời nhà Hán, sách Trung Dung đã trở thành một thiên trong sách Lễ Ký. Đến đời Tống, học giả Chu Hy rút ra, chỉnh biên lại và chú giải, rồi hợp cùng sách Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh Tử, trở thành bộ Tứ Thư. Từ đời Tống về sau, sách Trung Dung trở thành sách giáo khoa cơ bản, trong chương trình giáo dục của chế độ phong kiến Trung quốc.

Sách Trung Dung không quá ba nghìn chữ. Sau khi chỉnh lý xong, Chu Hy phân làm 33 chương để thuận tiện cho chú giải. Đến đời Thanh, học giả Trương Đại đặt tên cho từng chương mục.

SÁCH ĐẠI HỌC

Đại Học là những bài kinh, gồm những nguyên tắc và lời bàn luận của Khổng Tử, do học trò Tăng Tử truyền lại bằng miệng. Mười chương tiếp theo là kiến giải của Tăng Tử, do học trò của Tăng Tử ghi chép lại. Bản gốc có nhiều nhầm lẫn, Chu Hy đã khảo chứng gồm những kinh sách khác nữa, rồi phân thành chương tiết vậy.

Đại học được xem là một trong những kinh sách chủ yếu của Nho gia, được thành sách ước khoảng thời gian từ thời Chiến quốc đến thời Tần Hán.
Đại học là sách có nhiều bản nhất, người đời sau cho rằng bản của Chu Hy là bản có sức thuyết phục nhất, giới chuyên môn thường dùng để đọc và nghiên cứu.
Chu Hy cho rằng, kể cả bản cũ cũng như những bản đã cải biên chỉnh sửa đều có chỗ chưa hoàn chỉnh. Cho nên Chu Hy đã dựa vào bản đã sửa của Trinh Di, tiếp tục chỉnh biên và phân ra chương mục.
Chu Hy đánh giá rất cao về nội dung sách Đại học, nói rằng: sách Đại học là cương lĩnh không có cái gì không bao hàm trong đó, không có cái gì không dung nạp trong đó. Chu Hy còn cho rằng, có thể dùng thuyết giáo trong sách Đại học, để bù đắp lại những lỗ hổng trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến.


Hai chữ Đại học ở đây, có nghĩa là học vấn uyên bác tinh sâu.

Theo đời Chu truyền lại, con cháu giới quý tộc tám tuổi đã đi học Tiểu học, học tập tri thức văn hóa cơ sở và võ nghệ ; mười lăm tuổi vào Đại học, còn gọi là Thái học, học lý luận quản lý chính sự qua các Kinh thư
Trịnh Huyền đời Hán nói: " Những học sinh Đại học dựa vào tri thức uyên bác tinh sâu, có thể tham gia quản lý chính sự ".
Chu Hy đời Tống nói: " Đại học giả, đại nhân chi học dã ". Đại nhân ở đây không phải là người có địa vị cao, mà là người có nhân cách cao thượng theo học Đại học, để trở thành người quân tử phò vua giúp nước.
Đời Hán xem các Kinh ở thời Xuân Thu là đại Kinh, xem Tứ Thư trong đó có Đại học là tiểu Kinh.
Đời Đường xem Đại học, Mạnh Tử và Kinh Dịch như nhau, đều gọi là Kinh Thư
Đời Tống, hai anh em học Trình là Trình Hạo và Trình Di nói: " Sách Đại học là sách nhập môn cho người mới đi vào học Đạo ".
Những điều này nói lên địa vị của sách Đại học trong các loại Kinh Thư, trên tinh thần " ôn cố tri tân ", đọc cũ để thấy cái mới được hình thành trong quá trình lịch sử văn hóa, tư tưởng phương Đông.

Đây là một trình tự hệ thống: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Được cảm ơn bởi: tuetvnb, Memphisto79, TrungThienDia, Quan Nguyen, svbkcntt, Vạn Kiếm Nhất
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

SÁCH LUẬN NGỮ

Trong kho trí tuệ mà Khổng Tử cống hiến cho nhân loại, phải kể đến Luận Ngữ, với nguyên nghĩa sách Luận Ngữ là bàn về lời nói. Sau khi Khổng Tử mất
, các học trò của ông cùng nhau chép lại và bàn luận lời của Thầy, khi trả lời học trò hỏi đáp lẫn nhau, để hiểu cho đúng, hiểu được rõ lời dạy của Thầy.

Luận Ngữ đi sâu lý giải mọi vấn đề chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, ... một cách sâu rộng và uyên thâm. Nội dung của Luận Ngữ trong mọi phương diện học tập, giáo dục, xử thế và trị nước an dân. Lời văn trong Luận Ngữ trong sáng, cô đọng thành những danh ngôn bất hủ, nên được tiếp thu và có được sự ảnh hưởng lớn rộng rãi, cho tới nay vẫn không mất đi giá trị chân thực.

Khổng Tử cho rằng người ta phải tu thân, tề gia, sau mới nói đến trị quốc bình thiên hạ được.

Trong việc tu thân, tề gia, người ta phải tu dưỡng rèn luyện "nội tâm", để đạt được nguyên tắc đạo đức tối cao, bao gồm những đức như: trung, thứ, hiếu, đễ, cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Đây mà nhân cách tiêu chuẩn do Khổng Tử xây dựng nên, một khuôn mẫu cơ bản, được xã hội cổ đại chấp nhận và tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử. Để đạt được theo tiêu chuẩn khuôn mẫu, cũng có nghĩa là đã xác lập được nhân cách tiêu chuẩn là người "quân tử". Khi ấy, con người ta sẽ biết coi trọng luân thường đạo lý, biết sống có trách nhiệm, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, tránh xa được chủ nghĩa cá nhân làm sa đọa con người và xã hội.

Trong việc trị quốc, bình thiên hạ, người cầm quyền phải tu thân tề gia, rồi mới thi hành đức trị theo lễ giáo, từ đó mà cảm hóa dân chúng, khiến cho dân chúng phục tùng sự cai trị của mình. Cương lĩnh được chú trọng nhất đó là "lễ", có nghĩa là trật tự trong trị nước. Khổng Tử đã định ra thuyết "chính danh", với yêu cầu: " vua trọn đạo làm vua, tôi trọn đạo làm tôi, cha trọn đạo làm cha, con trọn đạo làm con ", coi chính danh là biện pháp lớn để trị nước. Một tư tưởng lớn khác của Khổng Tử là " không lo của cải ít, chỉ lo phân phối không đều ; không lo dân không đông, mà chỉ lo lòng dân không yên ", để từ đây mà xây dựng nên thế giới "đại đồng".

Gắn kết lời dạy của thánh nhân với cuộc sống hông nay, ta tìm thấy giá trị đích thực đối với bản thân, trong xu thế toàn cầu hóa đang tràn lan. Ta sẽ hiểu thấu đáo hơn nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, trên cơ sở tiếp thu uyển chuyển, linh hoạt, có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng Khổng Mạnh, để rồi từ đó hình thành những định hướng cho chặng đường phát triển tiếp theo.

[/color]
Được cảm ơn bởi: Memphisto79, Vạn Kiếm Nhất
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

SÁCH MẠNH TỬ


Sách Tam tự kinh, câu mở đầu dẫn "Nhân tri sơ, tính bản thiện", có nghĩa là con người ta sinh ra vốn thiện. Đây chính là tư tưởng của Mạnh Tử về bản tính thiện của con người.

Khổng Tử thì chú trọng dạy về cách làm người. Mạnh Tử lại chú trọng truy tìm bản thể phía sau hiện tượng xã hội và tự nhiên, lấy việc hoàn thiện tu dưỡng đạo đức làm khởi điểm cho việc nhận thức chân lý.

Tư tưởng của Mạnh Tử chiếm địa vị quan trọng trong hệ thống tư tưởng Nho gia, và được coi là người kế thừa và phát triển một cách xuất sắc học thuyết Nho gia do Khổng Tử đề xướng. Đã được những triều đại trong lịch sử phát triển trước đây hết sức tôn trọng, được coi là đạo lý kinh điển trong việc trị quốc an dân. Trong bộ sách Tứ Thư, có thể coi sách Mạnh Tử là kiến giải, chú giải thêm cho sách Luận Ngữ, cho nên sách Mạnh Tử chiếm nội dung rất quan trọng trong cả bộ sách Tứ Thư.

Bàn về bản tính con người, Mạnh Tử đã tổng kết hàng loạt khái niệm trước đó đã đi sâu về "tâm", giảng giải rõ sự khác nhau giữa "tâm" với những khí quan khác trong cơ thể con người như tai, mắt, ... Mệnh đề "tâm để tư duy", được coi là phương tiện truyền tải chính, nhằm thực hiện việc tự mình, làm thức tỉnh và hoàn thiện con người mình. Từ đây, định lệ xây dựng nên những khái niệm về lòng thương xót, xấu hổ, căm ghét, ...

Mạnh Tử đặt vấn đề về yếu tố "dân bản", nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa Vua và dân. Ông khẳng định quan niệm về "vương đạo nhân chính", thì phải biết rằng "Dân quý nhất, thứ đến xã tắc, rồi mới đến vua", và Mạnh Tử cho rằng nhà vua nên cùng chúng dân chung hưởng lạc thú, tạo điều kiện cho dân làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, yếu tố dân bản này, được hình thành trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của nhà cầm quyền.

Mạnh Tử bàn sâu về Nhân - Nghĩa, coi "nhân" là nơi ở rộng rãi nhất, còn đối với khái niệm "nghĩa", đó là con đường rộng lớn nhất. Sống phải có nơi ở, đi lại phải có đường, từ đây mà Mạnh Tử xây dựng gắn kết mối quan hệ "nhân - nghĩa" với con người, quy định cái đích để con người tu dưỡng và rèn luyện.

Với lời văn ngôn ngữ giầu hình tượng, ông khéo lý giải những vấn đề phức tạp bằng những ví dụ thật dễ hiểu, hấp dẫn mà đại chúng, đậm chất hùng biện.

Hệ tư tưởng về Nhân - Nghĩa của Khổng Mạnh đã ảnh hưởng lớn đến Dịch Truyện, đó là hệ tư tưởng:

Nhân, đó là nơi ở rộng rãi nhất. Sống thì phải có nơi ở !
Nghĩa, đó là con đường rộng lớn nhất. Đi lại thì phải có đường !




[/color][/font]
Được cảm ơn bởi: Memphisto79, Vạn Kiếm Nhất
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

SÁCH TRUNG DUNG


Trong hội nghị của các nhà khoa học được trao giải Nô-ben hòa bình tổ chức tại Pa-ri, mọi người đã tuyên bố: " Nhân loại nếu muốn sinh tồn trong thế kỷ XXI, phải hướng về học thuyết chung sống hài hòa của Khổng Tử - người của hơn hai nghìn năm trăm năm về trước ".

Trong lịch sử văn minh nhân loại, mỗi khái niệm hay một quan niệm được hình thành, mỗi loại tư tưởng được đúc kết kiến lập nêu ra, mỗi nền văn hóa được xây dựng hình thành, đều trải qua quá trình tích lũy lịch sử lâu dài.
Những nhà hiền triết cổ đại, những bậc thánh nhân Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, ... đều đề xướng tư tưởng Trung dung. Nguyên nhân sâu xa chính là vì đạo lý Trung Dung đã mang lại cho con người một lý tưởng sống chính đáng, một biện pháp, một cách giải quyết phù hợp thống nhất được giữa hai cực đoan, làm cho cuộc sống giữa con người với con người hài hòa và vui vẻ, nhân loại nhờ đó mà không dẫn đến bị hủy diệt hay tan dã.

Trung Dung là một tư tưởng, giúp cho con người tìm được sự hoàn mỹ, hoàn hảo nhất ; không thiên lệch về bên nào ; hòa khí với mọi người nhưng không a dua hùa theo người ; không kéo bè kéo cánh ; hòa nhưng không đồng hóa ; hội nhập mà không hòa tan ; hòa mình vào quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. Trung dung không phải là thỏa hiệp, nhượng bộ, bảo thủ, lạc hậu, mà Trung Dung chính là một đức sáng, giúp cho con người tự hoàn thiện bản thân, hướng con người theo xu hướng, đạt tới phẩm chất đạo đức tiến bộ văn minh cao nhất.

Cho nên, khi nghĩ đến Trung Dung, là phải nghĩ đến một sự sắp xếp tốt nhất trong một điều kiện, một không gian, một thời gian nhất định. Không thể cho rằng, vì bất lực nên phải dựa vào Trung Dung, hay Trung Dung là nhường nhịn "chín bỏ làm mười". Trung dung không những là quy phạm đạo đức, mà còn là phương pháp tư tưởng để quan sát thế giới, xử lý các vấn đề, thậm chí Trung dung trở thành thế giới quan của con người, đặc biệt là trong Kinh Dịch - Dịch truyện.

"Trung ư ! Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ.
Hòa ư ! Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ.
Trung hòa mà đạt đến tột cùng, thì mọi cái trong trời đất đều ở vị chí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở ".

Trung Dung đã trở thành phương pháp cơ bản để nhận thức thế giới, đồng thời Trung Dung cũng là chuẩn mực cơ bản để xử thế, thấm sâu vào tâm lý xã hội của con người phương Đông nói chung.

Tư tưởng Trung dung của Khổng Tử bao hàm nhân tố tư tưởng rất phong phú của phép biện chứng, đó là tôn trọng tính quy luật khách quan của mâu thuẫn, coi trọng sự liên kết dựa vào nhau để mà tồn tại của hai mặt đối lập trong cùng sự vật.

Theo Khổng Tử, mâu thuẫn hai bên đến một lúc nào đó sẽ xẩy ra bài xích lẫn nhau, để rồi đạt tới một sự cân bằng của mâu thuẫn, để mâu thuẫn lại được thống nhất. Đặc biệt khi luận chứng về làm thế nào, để đạt được sự cân bằng giữa hai bên, làm thế nào để duy trì sự cân bằng. Khổng Tử đã có những kiến giải rất có giá trị, làm phong phú sâu sắc thêm về những ý nghĩa bao hàm của phép biện chứng. Đây là một cống hiến to lớn của Khổng Tử trong lịch sử phát triển nhận thức của nhân loại.

Có thể nói, con đường thực thi đạo Trung dung, chính là phải tìm cho được một thế cân bằng mới, để giải quyết thống nhất mâu thuẫn. Sáng tạo lớn của Khổng Tử là sau chữ "Trung" lại thêm chữ "dung", được thay bởi chữ "hòa" mà tiền nhân đi trước Khổng Tử đã kiến lập.

Nghĩa của chữ "dung" là dụng, là dùng, tức là nắm chắc hai đầu mút, hai cực đoan của hai mặt đối lập, để tìm cho ra biện pháp phù hợp, để giải quyết mọi mâu thuẫn trong xã hội. Việc vận dụng tư tưởng đạo Trung Dung đã trở thành một phương châm bất biến đối với Nho gia, ảnh hưởng thấm sâu vào mọi thành phần xã hội từ vua quan đến chúng dân, nhằm tôn chỉ mục tiêu phát triển ổn định cho ngày hôm nay, mà không làm thương tổn đến khả năng phát triển bền vững cho ngày mai.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Chưa tìm được câu trả lời cho anh Đồ Sửu ! (Lê Văn Sửu)

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

LUẬN NGỮ


Chương 2


VI CHÍNH


Tiết 17: Tử Trương hỏi Khổng Tử cách học để cầu có chức tước bổng lộc. Khổng Tử nói:

" Phải nghe nhiều, có điều gì nghi ngờ thì phải giữ lại, những điểm nào thấy minh bạch chắc chắn thì nói một cách thận trọng, như vậy sẽ giảm được oán trách.

Phải quan sát nhiều, nếu có điều gì nguy hại thì dẹp một bên, đừng làm ; còn những điều gì xét thấy chắc chắn, đảm bảo thì làm một cách thận trọng, như vậy nhất định giảm được nhiều điều hối hận.

Nói ít phạm sai lầm, không có ai oán trách ; làm không để xẩy ra điều gì phải hối hận thì quan tước bổng lộc đã tự có ở trong đó rồi ".

Bình luận:
Khổng Tử giảng phương pháp học tập để làm quan hưởng bộc lộc có bốn điều:

Nghe nhiều: Một người ở quan trường phải giải quyết rất nhiều công việc, điều quan trọng là phải nghe nhiều. Nghe nhiều tiếng nói khác nhau, nghe đủ các loại ý kiến từ mọi phía, cần đặc biệt nghe những ý kiến mà bình thường mình không thể nghe được.

Tai chỉ nghe một phía, trong lòng chỉ có một loại ý kiến, thì không tránh khỏi thiên lệch. Lời nói hay cũng nghe, dở cũng nghe. Lời nói ủng hộ cũng nghe, phản đối cũng nghe. Như vậy, mới có điều kiện đem so sánh đối chiếu, đề xuất được ý kiến, quyết sách đúng đắn, để có thể giải quyết tốt việc công, việc nước.

Điều gì hoài nghi thì phải giữ lại: Khi thi hành phận sự, thường phải giải quyết sự tranh chấp nhân sự, công việc chính trị nhiều, tình hình các ngành nghề phức tạp. Nhưng con người ta không thể cái gì cũng biết, cái gì cũng hay. Khổng Tử đề xướng làm việc gì cũng đều phải luôn tự hỏi: " Vì sao ? Như thế nào ? " ; đối với những vấn đề đã hiểu rõ, có thể đưa ra ý kiến của mình, nhưng khi trình bầy, thái độ khi nói phải hết sức thận trọng ; đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu thì phải giữ lại, để tìm hiểu ngọn ngành đầu đuôi, tránh phát ngôn tùy tiện bừa bãi.

Đây là thái độ nghiêm túc, thái độ cẩn trọng đối với công việc.

Làm không để xảy ra điều gì phải hối hận: Giải quyết công việc phải có trách nhiệm, đừng để khi làm phạm phải sai lầm, dẫn đến nhiều người oán trách. Quan điểm chủ trương của Khổng Tử khi giải quyết chính sự phải chắc chắn. Mỗi khi định làm việc gì, phải có chủ trương đúng đắn, chuẩn bị cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm với kết quả công việc, thì sẽ không để xảy ra điều gì phải hối hận.

Nếu trước khi làm mà thiếu thận trọng, thiếu chuẩn bị chu đáo, giữ thái độ tắc trách đại khái, vội vàng ra mệnh lệnh chỉ thị, thì sẽ hối hận không kịp.

Hối hận nhiều, oán trách nhiều, khuyết điểm sai lầm nhiều, thì nhất định sẽ làm hỏng chính sự.

Phải quan sát để tận mắt học hỏi nhiều điều trong thực tế: Có như vậy, khi giải quyết vấn đề mới thấu tình đạt lý. Trên thuận đạo trời, dưới hợp đạo người, thì nắm chắc sự thành công, lập nên thành tích. Quan tước bổng lộc đều ở trong đó cả.


Đây là những căn cứ để xét đến HÓA QUYỀN - HÓA LỘC chăng (?)
[/color]
Đầu trang

Trả lời bài viết