
Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý nghĩa
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 770
- Tham gia: 17:45, 21/03/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
Có phải trông nó như này k hoanghac, cơ bản là có cơ hội sẽ phải thử hết 

- Tập tin đính kèm
-
- Mắm-bồ-hóc.jpg (104.5 KiB) Đã xem 1203 lần
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
Hoanhhac món này nghe nguy hiểm,đấy . Sao lại nhặt con đã chết
- hoanghac16
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1082
- Tham gia: 08:59, 12/05/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
Ừa.... đúng đó. Nhưng người Khmer có món nước thốt nốt ngon toẹt: như nước dừa nhưng vị thanh và ngọt hơn nhìu. Đường thốt nốt cũng vậy: rất ngọt nhưng vị thanh và bùi nấu chè là hết sảy
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 770
- Tham gia: 17:45, 21/03/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
Trời không kiếm được nào chết thì k có mắm ănhoanghac16 đã viết:Người Khmer làm mắm bò hoc hay lắm: ra đồng thấy con ếch con nhái nào chết lượm đem về bỏ vào cái lu sành đậy nắp lại chl nó lên men...
Sau đó đem ra ăn gọi là mắm bồ hóc. Mới ngửi không quen là ói ngay

-
- Lục đẳng
- Bài viết: 4770
- Tham gia: 21:23, 03/04/14
- Đến từ: SỐNG LÀ ĐỂ TRẢI NGHIỆM ^-^
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
Mình chỉ cần nghe bạn tả thui đã thấy mún :-& rùi.hoanghac16 đã viết:Người Khmer làm mắm bò hoc hay lắm: ra đồng thấy con ếch con nhái nào chết lượm đem về bỏ vào cái lu sành đậy nắp lại chl nó lên men...
Sau đó đem ra ăn gọi là mắm bồ hóc. Mới ngửi không quen là ói ngay
- hoanghac16
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1082
- Tham gia: 08:59, 12/05/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
mon Ba khia va mon banh bo thot not nhe ba con
- Tập tin đính kèm
-
- ba-khia-2.jpg (53.46 KiB) Đã xem 1192 lần
- hoanghac16
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1082
- Tham gia: 08:59, 12/05/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
con day la banh bo thot not
Bánh với vị ngọt mát từ trái thốt nốt, mềm béo từ bột, sữa, bánh được chế biến với hai nguyên liệu chính là trái thốt nốt chín mọng, và đường thốt nốt, người dân Khmer thường chọn ra những trái thốt nốt chín thơm nhất để chế biến bánh, nhờ thế mà bánh bò thốt nốt có màu vàng đẹp cùng độ ngót mát, hương thơm thì quyến rũ thực khách.
Bánh với vị ngọt mát từ trái thốt nốt, mềm béo từ bột, sữa, bánh được chế biến với hai nguyên liệu chính là trái thốt nốt chín mọng, và đường thốt nốt, người dân Khmer thường chọn ra những trái thốt nốt chín thơm nhất để chế biến bánh, nhờ thế mà bánh bò thốt nốt có màu vàng đẹp cùng độ ngót mát, hương thơm thì quyến rũ thực khách.
- Tập tin đính kèm
-
- banh-bo-thot-not-2.jpg (50.12 KiB) Đã xem 1188 lần
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 770
- Tham gia: 17:45, 21/03/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
hoanghac16 đã viết:mon Ba khia va mon banh bo thot not nhe ba con
- Tập tin đính kèm
-
- chỉ mục.jpg (7.08 KiB) Đã xem 1187 lần
- hoanghac16
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1082
- Tham gia: 08:59, 12/05/14
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
MẮM BỒ HÓC
Hằng năm, cứ vào mùa nước nổi, trên dòng Mê Kông các loại rau đua nhau nở, phát triển. Cá linh lớn nhanh và từng đàn xuôi về các nhánh sông Tiền, sông Hậu. Có mẻ lưới kéo lên được vài chục kí, khi cả trăm kí. Cá ăn không hết, có người dùng làm nước mắm, người dùng vào việc chăn nuôi. Người dân tộc Khmer thường dùng cá linh để làm mắm bồ hóc, cũng có khi làm bằng cá lóc hay các loại cá khác, nhưng ít. Và dần dần, món mắm đặc biệt này đã không còn là món ăn riêng của người Khmer.
Cá được đem rửa sạch, dùng cây chít (gần giống cây lau) để đâm làm bong vảy. Sau đó ngâm khoảng hơn một đêm cho tới khi nào cá sình nổi lên, đem ra chặt đầu (nếu là cá lóc thì phải mổ bụng moi hết ruột) rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng với: muối, đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ vừa đủ. Hỗn hợp này cho vào khạp đậy nắp kín. Khi mắm bốc mùi thì cho thính vào trộn đều, đậy nắp kín để ở nơi thoáng mát, không nên để gần bếp, bị nóng mắm dễ bị có mùi khó chịu. Khoảng từ 60 ngày là có thể ăn được. Mở nắp khạp ra, mùi thơm béo ngậy bốc hơi, ta cứ muốn ăn ngay. Phía trên hũ mắm nổi lên một lớp nước màu vàng nhạt sánh như mật ong, như nước mắm nhĩ, độ đạm rất cao. Người ta thường chắt lớp nước này riêng ra, đậy nút kín để dùng dần, pha chế như loại nước mắm quý. Phần cái sền sệt còn lại gọi là "chả" được chế biến thành nhiều cách ăn. Phải là khách quý, thân như người trong gia đình mới được chủ nhà tiếp bằng mắm bồ hóc.
Lúc mùa màng bận rộn, gấp gáp, sáng ngủ dậy chỉ cần cơm nguội ăn với dưa leo, hoặc rau đắng chấm mắm bồ hóc có thêm tỏi, ớt hiểm cũng rất ngon. Thông thường, người ta lấy cái mắm vằm nhuyễn cho thêm gia vị: tiêu, tỏi, đườâng, gừng, bột ngọt và một ít thịt ba chỉ hoặc hột vịt rồi chưng lên, hoặc cho thêm ít bột mì tinh cuốn thành bánh chả chiên giòn, ăn rất thú. Khi ăn có kèm thêm các loại rau như: lá cách, ngò gai, rau đắng, hoặc các loại rau thơm khác theo ý thích của mỗi người. Nếu chế biến thành lẩu thì khi ăn cần thêm rau cù nèo, rau ngổ, diếp cá, ăn kèm với khế chua, chuối chát. Mỗi miếng mắm bồ hóc cùng với gia vị sẽ đọng lại trong ta một cảm giác khó quên với nhiều mùi: có mùi ngậy, béo, bùi của thịt cá, lại có mùi thơm của thính hơi chua chua, ngọt ngọt, có vị cay cay, đăng đắng của rau, gừng, tiêu, tỏi, ớt... Có khi ta lấy nước cốt của mắm bồ hóc để nấu canh tạp tàng (nhiều loại rau ở vườn) không cần thêm bọt ngọt, ăn cũng rất ngon.
Hằng năm, cứ vào mùa nước nổi, trên dòng Mê Kông các loại rau đua nhau nở, phát triển. Cá linh lớn nhanh và từng đàn xuôi về các nhánh sông Tiền, sông Hậu. Có mẻ lưới kéo lên được vài chục kí, khi cả trăm kí. Cá ăn không hết, có người dùng làm nước mắm, người dùng vào việc chăn nuôi. Người dân tộc Khmer thường dùng cá linh để làm mắm bồ hóc, cũng có khi làm bằng cá lóc hay các loại cá khác, nhưng ít. Và dần dần, món mắm đặc biệt này đã không còn là món ăn riêng của người Khmer.
Cá được đem rửa sạch, dùng cây chít (gần giống cây lau) để đâm làm bong vảy. Sau đó ngâm khoảng hơn một đêm cho tới khi nào cá sình nổi lên, đem ra chặt đầu (nếu là cá lóc thì phải mổ bụng moi hết ruột) rồi cho vào cối giã nhuyễn cùng với: muối, đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ vừa đủ. Hỗn hợp này cho vào khạp đậy nắp kín. Khi mắm bốc mùi thì cho thính vào trộn đều, đậy nắp kín để ở nơi thoáng mát, không nên để gần bếp, bị nóng mắm dễ bị có mùi khó chịu. Khoảng từ 60 ngày là có thể ăn được. Mở nắp khạp ra, mùi thơm béo ngậy bốc hơi, ta cứ muốn ăn ngay. Phía trên hũ mắm nổi lên một lớp nước màu vàng nhạt sánh như mật ong, như nước mắm nhĩ, độ đạm rất cao. Người ta thường chắt lớp nước này riêng ra, đậy nút kín để dùng dần, pha chế như loại nước mắm quý. Phần cái sền sệt còn lại gọi là "chả" được chế biến thành nhiều cách ăn. Phải là khách quý, thân như người trong gia đình mới được chủ nhà tiếp bằng mắm bồ hóc.
Lúc mùa màng bận rộn, gấp gáp, sáng ngủ dậy chỉ cần cơm nguội ăn với dưa leo, hoặc rau đắng chấm mắm bồ hóc có thêm tỏi, ớt hiểm cũng rất ngon. Thông thường, người ta lấy cái mắm vằm nhuyễn cho thêm gia vị: tiêu, tỏi, đườâng, gừng, bột ngọt và một ít thịt ba chỉ hoặc hột vịt rồi chưng lên, hoặc cho thêm ít bột mì tinh cuốn thành bánh chả chiên giòn, ăn rất thú. Khi ăn có kèm thêm các loại rau như: lá cách, ngò gai, rau đắng, hoặc các loại rau thơm khác theo ý thích của mỗi người. Nếu chế biến thành lẩu thì khi ăn cần thêm rau cù nèo, rau ngổ, diếp cá, ăn kèm với khế chua, chuối chát. Mỗi miếng mắm bồ hóc cùng với gia vị sẽ đọng lại trong ta một cảm giác khó quên với nhiều mùi: có mùi ngậy, béo, bùi của thịt cá, lại có mùi thơm của thính hơi chua chua, ngọt ngọt, có vị cay cay, đăng đắng của rau, gừng, tiêu, tỏi, ớt... Có khi ta lấy nước cốt của mắm bồ hóc để nấu canh tạp tàng (nhiều loại rau ở vườn) không cần thêm bọt ngọt, ăn cũng rất ngon.
TL: Cùng tám chuyện vui buồn và kể những mẩu chuyện có ý ngh
dồi chó nhậu cũng thích lắm, món quen thuộc của các anh hào 
