Đạo & Đời
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
-------------------------------------------------------
Tôi có quen một "thầy bói" ThamLang81 rất nổi tiếng ở Hải Phòng. Thầy nói với tôi, trong mấy chục năm xem số cho người, phàm những ai giàu sớm thì thường chết sớm hoặc cuối đời không đâu vào đâu cả. Khi đó tôi không hiểu vì sao, hỏi thầy, thầy cười bảo :" Trẻ nó sướng, cái gì trên đời nó cũng hưởng rồi, còn gì nữa mà không chết quách"
Sau này tôi mới nghiệm ra, quả vậy, đàn ông có tiền thì thường sa đọa, nhất là những người trẻ. Vì có tiền trong tay khi còn trẻ, đàn ông thường tìm đến rượu và gái. Tuyệt đối không nằm ngoài hai thứ này, chúng nó luôn đi cùng với nhau, gái rượu rượu gái, 1 đôi bạn thân. Rượu và gái không chỉ cướp đi sức khỏe mà nó còn cướp đi cả hạnh phúc gia đình và sự nghiệp đang thăng tiến. Thử nhìn lại xem bao nhiêu quan chức trong và ngoài nước bị bắt, bị thất thế, bị khống chế đều "vì gái quên thân". Bao nhiêu gia đình hạnh phúc cũng tan nát đều "vì dâm phục vụ". Trong phạm trù nhà Phật mà nói, đó gọi là tự đánh mất phước báo của mình.
"Đại phú do trời, tiểu phú do cần", có người sinh ra trong nhung lụa, có người mở mắt đã là ăn xin, khi sinh ra con người chẳng thể chọn được. Đó là phước báo. Phước báo có tuần hoàn, có tăng trưởng và có tiêu diệt. Vậy làm thế nào để phước báo được tăng trưởng?
Bill Gates biết làm từ thiện ngay khi kiếm được những đồng đô la đầu tiên từ phần mềm. Khi tài sản chưa là gì so với giới tỷ phú Mỹ, Bill đã nổi tiếng với việc làm từ thiện chuyên cần, không dùng đồ sa sỉ và tiệc tùng nhậu nhẹt. Đến nay tài sản của Bill tăng dần từ vài tỷ lên đến hơn 80 tỷ USD, không một ai vượt qua được Bill trong suốt vài thập kỷ qua. Và ông vẫn tiếp tục làm từ thiện đều đều.
Còn ai có phước báo lớn hơn những ông hoàng, bà chúa thời phong kiến khi xưa. Nhưng tại sao hầu hết các triều đại phong kiến đều kết thúc với những cái chết nhục nhã, lẩn trốn và kiệt quệ. Bởi vì hầu hết các triều đại vua chúa, cuối cùng đều đắm chìm trong rượu và gái.
Có thể còn đó những nguyên nhân khác nữa nhưng tựu chung lại nói rằng khi đó phước báo đã hưởng hết rồi! Ngay như cá nhân tôi cũng từng chứng kiến nhiều gia đình bè bạn là đại gia, thậm chí từng là nguyên thủ quốc gia, cũng không có ăn chơi sa đọa nhưng đến cuối đời cũng rơi vào cảnh túng quẫn bần hàn. Bởi vì phước báo họ đã hưởng hết mà không biết cách chăm sóc, vun trồng phước báo mới... Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua biết bao đại gia đã thành kẻ không nhà, đời người chỉ trong một chớp mắt, tất cả đã thành bình địa.
Khi xưa Phật Tổ dạy con người để giữ được phước báo, tài sản ta kiếm được thì hãy chia thành 4 phần:
Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
Và một phần để làm từ thiện, công đức.
Như vậy có tới 2 phần là để làm từ thiện, để cho đi. Không biết tay Bill Gates có phải là Phật tử không mà lại làm đúng như vậy. Điều ngược đời là muốn giữ được phước báo thì lại phải cho đi thật nhiều, chứ không giống như quan điểm của đại đa số người đời là anh muốn ôm cả đất, anh muốn ôm cả trời. Làm từ thiện, làm công đức không phải chỉ cho bản thân mà còn cho cả con cháu sau này.
St
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện.
Trước kia tôi có kết giao với một số người khéo mồm khéo miệng, giỏi biện luận, lúc ấy tôi cho rằng đó là một loại tài năng, cũng không thật sự suy nghĩ kỹ về quan hệ giữa giỏi biện luận và thiện ác ra sao.
Sau này lại kết giao với một số người nhẫn nhục không tranh luận, ít nói không tranh giành, mới nhận ra cảnh giới tinh thần giữa họ sai khác rất nhiều.
Cho đến một ngày, đọc được một câu cuối cùng trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử: “Thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh” (đạo của Thánh nhân, là làm mà không tranh giành), mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. Đúng vậy! Bao biện sắc sảo thật ra cũng không phải thật sự có tài năng, nhẫn nhịn không tranh biện mới là cảnh giới tu dưỡng cao nhất của đời người.
“Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” là một câu trích trong “Đạo Đức Kinh – Chương 81”, nguyên văn là: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín. Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện. Tri giả bất bác, bác giả bất tri.”
Ý nói là: Lời thành thật không nhất định sẽ êm tai, lời nói êm tai không nhất định sẽ thành thật. Người tốt trên thế gian sẽ không nói lời ngon ngọt, người nói hay không nhất định là người tốt. Người khôn ngoan không nhất định sẽ thông thái, người có kiến thức rộng rãi không nhất định sẽ thật sự khôn ngoan. Trọng điểm học tập của cuộc đời nằm ở chữ “Làm” mà không ở chữ “Biện” (Tranh luận – biện luận).
Chân lý không cần phải tranh luận thắng thua mỗi ngày. Suốt ngày tranh luận hơn thua không ngớt, cũng chưa chắc có thể tranh luận ra chân lý. Hết thảy chân lý và chính đạo, chỉ có chính thức dụng tâm mà làm, mới có thể thật sự lĩnh ngộ.
Khổng Tử trong “Luận Ngữ – Lý Nhân” nói: “Quân tử dục nột vu ngôn nhi mẫn vu hành.” (Người quân tử không nên nói nhiều mà quan trọng ở việc làm). Trong “Luận Ngữ – Học Nhi” còn nói: “Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn” (Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an ổn, chăm làm mà cẩn trọng trong lời nói). Từ đó có thể thấy, trong cuộc sống nên nói ít làm nhiều, điểm này thì chủ trương của Khổng Tử và Lão Tử là hoàn toàn nhất trí.
Vì vậy, bất kể là học tập trong cuộc đời hay các hoạt động xã hội, dù làm bất cứ việc gì cũng đều nên làm đến nơi đến chốn, không thể chỉ nói êm tai ngon ngọt mà không có hành động thực tế.
Suy ngẫm sâu thêm mà nói, người thiện có năng lực không cần cùng người khác biện luận, sẽ không chỉ dùng ngôn từ đi tranh luận để chứng minh mình đúng, dù đối mặt với phỉ báng hay công kích xúc phạm thân thể, thì họ cũng có thể dùng hành động để chứng minh sự vô tội và thanh bạch của chính mình.
Người nhẫn nhục không tranh luận thường thường đều vùi đầu làm việc, người đó nhất định có một nội tâm không tranh quyền thế hơn thua. Trái lại, những người giỏi tranh luận hơn thua với người khác không nhất định là người thật sự có năng lực, dẫu cho họ cứ tranh luận khắp nơi với người khác về năng lực của bản thân, còn người lương thiện thật sự không cần lời hay tiếng ngọt để nhận được khen ngợi từ người khác, nói suông mà không có hành động thực tế là hành vi của kẻ vô tích sự.
Tu khẩu đức (tu cái đức trong lời nói) trước tiên cần rời xa sự ba hoa khoác lác, không tùy tiện bình phẩm người khác; chân thành đối xử với mọi người, thiện chí giúp người, gặp lúc trắc trở ma nạn thì nhẫn nhịn không tranh luận, mới chính là chỗ hành xử của chính nhân quân tử.
ST
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
*******************
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Thứ nhất, “học nhận lỗi“. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
Thứ ba, “học nhẫn nhục“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tư, “học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, “học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Một chàng trai trẻ đến xin học một vị cao tăng. Anh lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.Một lần khi chàng ta than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, vị thiền sư im lặng lắng nghe ,lát sau đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ rồi yêu cầu chàng trai uống thử.-Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lờiVị cao tăng dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước rồi cũng với yêu cầu tương tự.-Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.Cuối cùng vị cao tăng chậm rãi nói:"Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này ,tuy nhiên mỗi người lại chọn cách hoà tan khác nhau.Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.Bởi vậy khi đớn đau,cách tốt nhất con có thể làm là hãy giải tỏa cảm giác của mình . Đừng như cốc nước nhỏ,hãy là mặt hồ lớn."Sưu tầm
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
LÊN TÂY BẮC VÒNG XUỐNG BIỂN ĐÔNG

- Tập tin đính kèm
-
- 10267763_1588011178132685_6955843479036133861_n.jpg (47.86 KiB) Đã xem 769 lần
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
- Bạn được cuộc đời trao tặng một cơ thể: Dù bạn yêu hay ghét cơ thể mình, nó vẫn sẽ là của bạn đến suốt cuộc đời.
- Bạn sẽ được trao tặng những bài học quý giá: Phần lớn thời gian bạn sẽ theo học ở một ngôi trường không có nhiều quy tắc gọi là "Cuộc đời". Mỗi ngày ở trường học ấy, bạn sẽ được học những bài học khác nhau. Có thể bạn thích chúng, hay sẽ xem chúng là những bài học vô bổ và buồn tẻ.
- Không hề có lỗi lầm, tất cả là những bài học: Trưởng thành là kết quả của quá trình trải nghiệm những thử thách và sai lầm. Thất bại sẽ là một phần quan trọng trong quá trình đó quyết định sự trưởng thành của bạn.
- Nếu bạn chưa nhận ra, bài học sẽ lặp lại: Một bài học sẽ đến với bạn dưới nhiều cách thức tiếp cận khác nhau đến khi bạn thấu hiểu được. Khi ấy, bạn sẽ tiếp tục chuyển sang bài học tiếp theo.
- Không có giới hạn của sự học hỏi: Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nếu bạn còn hiện hữu trên cuộc đời này, bạn cần phải học hỏi liên tục.
- Hãy bằng lòng với những điều bạn đang có: Khi những điều bạn mong muốn đã trở thành sự thật, bạn sẽ tiếp tục mong muốn một điều khác mà đối với bạn, nó hấp dẫn hơn cả thứ bạn đang có.
- Những người xung quanh chỉ là tấm gương phản chiếu chính bạn: Bạn không thể yêu hay ghét điều gì đó ở một người khác trừ khi điều đó phản ánh điều mà bạn yêu, ghét ở chính bản thân mình.
- Bạn là người quyết định cuộc sống của mình: Bạn có sẵn mọi công cụ cũng như mọi nguồn lực mà bạn cần. Bạn có đủ quyền năng để quyết định cách sử dụng chúng. Quyền lựa chọn là ở chính bạn.
- Câu trả lời về cuộc đời luôn nằm trong chính bản thân bạn: Tất cả những điều bạn cần làm là ngắm nhìn, lắng nghe và tin tưởng.
- Ngay từ khi mới sinh ra, bạn sẽ quên tất cả những điều cần phải nhớ: Nếu bạn muốn, bạn vẫn có thể nhớ bằng cách lắng nghe sự hiểu biết từ bên trong.
Sưu tầm
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
“Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành.
Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ, Vì nếp sống tu hành thanh bần, tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân.Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại phải đi xin một mảnh vải che thân khác.
Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn.Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo.
Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn. Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin rơm về nuôi bò.
Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ.
Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể, phải gọi người đến làng giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú.
Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư, bỏ vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa.
Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán.
Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, ‘thưa thầy, thật tâm con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận’
Sư phụ thở dài, ‘xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ đó rồi làm sao có thể thoát được ?’.
Mây Vô Danh
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một sợi chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng. Nơi thờ phụng sợi chuỗi chỉ có thầy trụ trì và 7 đệ tử biết.
7 người đệ tử đều rất có ngộ tính, thầy trụ trì cảm thấy tương lai đem y bát truyền cho bất kỳ người nào trong bọn họ, đều có thể làm rạng rỡ Phật Pháp. Không ngờ, sợi chuỗi đột nhiên biến mất.
Thầy trụ trì bèn hỏi 7 đệ tử: “Các ngươi ai đã lấy sợi chuỗi, chỉ cần trả về vị trí cũ, ta sẽ không truy cứu, Phật tổ cũng không trách tội.” Các đệ tử đều lắc đầu.
7 ngày trôi qua, sợi chuỗi vẫn không được trả về. Thầy trụ trì lại nói: ”Chỉ cần ai đó thừa nhận, sợi chuỗi sẽ thuộc về người đó.“ Lại trải qua 7 ngày, vẫn không ai thừa nhận.
Thầy trụ trì rất thất vọng: “Ngày mai các người hãy rời khỏi chùa xuống núi hết đi, riêng kẻ đã lấy sợi chuỗi ta cho phép ở lại đây.“
Qua ngày hôm sau, 6 đệ tử thu dọn xong hành lý, thở nhẹ một hơi dài, nhẹ nhàng ra đi. Chỉ có một người ở lại.
Thầy trụ trì hỏi đệ tử ở lại :
– Sợi chuỗi đâu ?
– Con không lấy.
– Vậy tại sao chịu mang lấy tiếng trộm cắp?
– Mấy ngày nay các huynh đệ đều nghi ngờ lẫn nhau, nếu có người đứng ra, mới giải thoát cho chuyện này.
Lại nói:
– Sợi chuỗi tuy mất , Phật vẫn còn đây.
Thầy trụ trì cười, lấy sợi chuỗi từ tay áo mình ra, đeo vào tay người đệ tử.
Đây là câu chuyện làm tôi cảm ngộ rất lâu.
Không phải mọi việc đều cần nói rõ ràng, cái quan trọng hơn nói rõ ràng đó là: có thể gánh vác, có thể hành động, có thể hóa giải, có thể sắp xếp, có thể thay đổi, nghĩ về mình, càng phải nghĩ cho người khác, đây chính là Pháp.
Người hiểu bạn, không cần phải giải thích, người không hiểu bạn, giải thích cũng vô ích. Đây không chỉ là một loại cảnh giới mà hơn hết là một loại đại trí huệ.