Đôi điều về các loài hoa
TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA MẪU ĐƠN
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Bạn có biết rằng, xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh "Chúa của muôn hoa". Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.
Thành phố Luoyang (Giang Nam ?) - Trung Quốc, nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn Louyang - Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15/4 - 25/4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm. Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Bạn có biết rằng, xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh "Chúa của muôn hoa". Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.
Thành phố Luoyang (Giang Nam ?) - Trung Quốc, nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn Louyang - Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15/4 - 25/4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, phieudieu, HoaSenTuoiSang
TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA PENSÉE (HOA BƯỚM)
Người VN thường gọi hoa pensée với những cái tên rất mộc mạc "hoa bướm", "hoa Păng-xê" hay "hoa tương tư". Hoa Bướm, có lẽ vì cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành. Một cách quý phái hơn, hoa pensée được biết đến với tên gọi "Tử La Lan".
Tên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư", với thông điệp là "Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi". Hoa Pensée cón có tên gọi tiếng Anh là Pansy, tên Latin là Violatricolor. Chữ "tricolor" là "ba màu" và "Viola" là do hoa thuộc họ hoa tím Violet (Violaceae). Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa Pensée, nhưng ba màu này được "tổ hợp ngẫu nhiên" từ các màu tím, đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam để tạo nên nhiều giống hoa Pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn.
Người đời đã yêu mến tặng cho loài hoa này nhiều biệt danh khác nhau, mà quen thuộc nhất có lẽ là "Heartsease", bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim này có phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, an ủi những nỗi đau tình yêu, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì bạn sẽ chắc chắn nhận được tình yêu của người mình yêu. Pansy là một thành phần trong "Bùa Yêu" của người Celt (ở Anh). Chính Shakespeare cũng đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng "Giấc Mộng Đêm Hè" - với vài giọt nước cốt hoa Pansy nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu "sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy".
Pensée còn có nghĩa là "Sự thanh thản", là biểu tượng cho "vật kỷ niệm".
Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là, từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy, nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời.
Păng-xê là một bông hoa Tình Yêu làm người ta liên tưởng đến thánh Valentine. Từ lâu, bông hoa đã được những người đang yêu trao gửi cho nhau như lời nhắn nhủ thương nhớ "Thinking of You". Tuy nhiên, theo dân gian, người ta cho rằng không nên hái đóa hoa Păng-xê khi trên nó có đọng giọt sương, bởi vì như thế có thể gây nên cái chết của người yêu và rất nhiều nước mắt sẽ phải tuôn rơi...
Người VN thường gọi hoa pensée với những cái tên rất mộc mạc "hoa bướm", "hoa Păng-xê" hay "hoa tương tư". Hoa Bướm, có lẽ vì cánh hoa nhiều màu sắc, mỏng mượt như nhung và có hình dạng như con bướm đang đậu trên cành. Một cách quý phái hơn, hoa pensée được biết đến với tên gọi "Tử La Lan".
Tên hoa Pensée có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "nỗi nhớ nhung, tơ tưởng, tương tư", với thông điệp là "Nhớ về em (Thinking of You); Người đã chiếm giữ mọi ý nghĩ của tôi". Hoa Pensée cón có tên gọi tiếng Anh là Pansy, tên Latin là Violatricolor. Chữ "tricolor" là "ba màu" và "Viola" là do hoa thuộc họ hoa tím Violet (Violaceae). Tuy số lượng ba màu ở mỗi hoa không bao giờ thay đổi và đã trở thành đặc trưng của hoa Pensée, nhưng ba màu này được "tổ hợp ngẫu nhiên" từ các màu tím, đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam để tạo nên nhiều giống hoa Pensée với những màu sắc lạ, rất hấp dẫn.
Người đời đã yêu mến tặng cho loài hoa này nhiều biệt danh khác nhau, mà quen thuộc nhất có lẽ là "Heartsease", bởi vì người ta tin rằng những cánh hoa hình trái tim này có phép màu tình yêu kỳ diệu, có thể chữa lành những trái tim tan vỡ, an ủi những nỗi đau tình yêu, và nhất là, nếu bạn luôn giữ chúng bên mình thì bạn sẽ chắc chắn nhận được tình yêu của người mình yêu. Pansy là một thành phần trong "Bùa Yêu" của người Celt (ở Anh). Chính Shakespeare cũng đã đưa ý tưởng này vào trong vở kịch nổi tiếng "Giấc Mộng Đêm Hè" - với vài giọt nước cốt hoa Pansy nhỏ lên mắt khi say ngủ, Titania đã yêu "sinh vật đầu tiên mà nàng nhìn thấy".
Pensée còn có nghĩa là "Sự thanh thản", là biểu tượng cho "vật kỷ niệm".
Theo một truyền thuyết của Đức, ngày xưa Pansy có mùi hương thơm ngào ngạt. Người ta kéo nhau đi từ hàng dặm xa đến chỉ để được ngửi mùi hương đó. Nhưng chính vì vậy mà lớp cỏ xung quanh bị giẫm nát, tàn phá. Pansy cầu xin Chúa giúp đỡ những ngọn cỏ mong manh đó. Thế là, từ đó, Chúa lấy đi hương thơm của Pansy, nhưng bù lại cho nó một vẻ đẹp tuyệt vời.
Păng-xê là một bông hoa Tình Yêu làm người ta liên tưởng đến thánh Valentine. Từ lâu, bông hoa đã được những người đang yêu trao gửi cho nhau như lời nhắn nhủ thương nhớ "Thinking of You". Tuy nhiên, theo dân gian, người ta cho rằng không nên hái đóa hoa Păng-xê khi trên nó có đọng giọt sương, bởi vì như thế có thể gây nên cái chết của người yêu và rất nhiều nước mắt sẽ phải tuôn rơi...
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, phieudieu
TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA NHẠN LAI HỒNG
Hoa NHẠN LAI HỒNG có màu xanh tinh tế và rất hài hòa với những nơi râm mát mà nó mọc lên. Loài thực vật nhỏ bé này tự gắn chặt mình vào đất nơi nó tự cho mình là vật trang trí. Những nhánh mềm bò lan khắp mặt đất và phủ đầy hoa trông như đang phản chiếu màu sắc của bầu trời.
Ở PHÁP, Nhạn lai hồng được xem là biểu tượng của ”Tình bạn chân thiết” và vì thế nó được sử dụng rộng rãi nhờ nhôn ngữ loài hoa mà chúng có.
Đối với người Anh, Loài cây xanh quanh năm này có ý nghĩa là ”những hồi ức dịu dàng”.
Ở Ý, dân quê làm những vòng hoa bằng nhạn lai hồng để đặt lên quan tài của những đứa trẻ chết vì bệnh và gọi nó là ”hoa của cái chết” .
Ở ĐỨC, nó lại là biểu tượng của ‘’sự bất tử” vì những chiếc lá xanh tươi, bóng bẩy của cây vẫn phát triển tốt suốt mùa đông.
Hoa NHẠN LAI HỒNG có màu xanh tinh tế và rất hài hòa với những nơi râm mát mà nó mọc lên. Loài thực vật nhỏ bé này tự gắn chặt mình vào đất nơi nó tự cho mình là vật trang trí. Những nhánh mềm bò lan khắp mặt đất và phủ đầy hoa trông như đang phản chiếu màu sắc của bầu trời.
Ở PHÁP, Nhạn lai hồng được xem là biểu tượng của ”Tình bạn chân thiết” và vì thế nó được sử dụng rộng rãi nhờ nhôn ngữ loài hoa mà chúng có.
Đối với người Anh, Loài cây xanh quanh năm này có ý nghĩa là ”những hồi ức dịu dàng”.
Ở Ý, dân quê làm những vòng hoa bằng nhạn lai hồng để đặt lên quan tài của những đứa trẻ chết vì bệnh và gọi nó là ”hoa của cái chết” .
Ở ĐỨC, nó lại là biểu tượng của ‘’sự bất tử” vì những chiếc lá xanh tươi, bóng bẩy của cây vẫn phát triển tốt suốt mùa đông.
- Tập tin đính kèm
-
- Nhan lai hong1.jpg (5.05 KiB) Đã xem 1837 lần
-
- Nhan lai hong.jpg (73.36 KiB) Đã xem 1837 lần
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, phieudieu
TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA OẢI HƯƠNG
Cây oải hương - Lavende là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng , xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (laver).
Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương.
Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herbe de l'amour )
Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Nó từng được dùng để sát trùng vết thương trong thời chiến.
Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh.
Hàng thế kỉ nay, oải hương đã được dùng như một loại thảo mộc kẹp trong nhà bếp. Trà làm từ những bông hoa có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu. Nước rửa mặt từ hoa oải hương kích thích tế bào phát triển và giúp chống mụn.
Oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng (được dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai).
Suốt thế kỉ 13 và 14, oải hương được trồng trong khu vườn của những tu viện để dùng chữa bệnh. Những người làm găng tay ở Grasse (Pháp?) dùng dầu oải hương tạo mùi thơm cho da, vì thế mà người ta nói rằng họ ít bị những bệnh dịch.
Thế kỷ 18, Madame De Sévigné khuyến khích nên dùng oải hương để chống lại các loại nhậy ( ăn vải dệt của quần áo ) , dùng dầu oải hương pha với dầu hạnh đào ( amande amère) thoa bóp lên người cho thư giãn!
Nhà nước hoa nổi tiếng Yardley đã chế biến ra loại nước hoa của oải hương và làm cho giới quý tộc của Anh quốc yêu thích và họ đã thành công không ít trong việc xuất cảng loại nước hoa này đến tận Ấn- độ.
Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.
Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Người ta cũng nói nhiều về những điều kì bí huyền hoặc của loài hoa này, như là cầm oải hương và hít nó sẽ làm bạn có thể nhìn thấy những hồn ma. Một nhành oải hương kết hợp với một nhành hương thảo (rosemary) là biểu tượng của sự trinh bạch.
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương.
Cây oải hương - Lavende là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng , xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (laver).
Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương.
Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herbe de l'amour )
Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Nó từng được dùng để sát trùng vết thương trong thời chiến.
Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh.
Hàng thế kỉ nay, oải hương đã được dùng như một loại thảo mộc kẹp trong nhà bếp. Trà làm từ những bông hoa có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu. Nước rửa mặt từ hoa oải hương kích thích tế bào phát triển và giúp chống mụn.
Oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng (được dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai).
Suốt thế kỉ 13 và 14, oải hương được trồng trong khu vườn của những tu viện để dùng chữa bệnh. Những người làm găng tay ở Grasse (Pháp?) dùng dầu oải hương tạo mùi thơm cho da, vì thế mà người ta nói rằng họ ít bị những bệnh dịch.
Thế kỷ 18, Madame De Sévigné khuyến khích nên dùng oải hương để chống lại các loại nhậy ( ăn vải dệt của quần áo ) , dùng dầu oải hương pha với dầu hạnh đào ( amande amère) thoa bóp lên người cho thư giãn!
Nhà nước hoa nổi tiếng Yardley đã chế biến ra loại nước hoa của oải hương và làm cho giới quý tộc của Anh quốc yêu thích và họ đã thành công không ít trong việc xuất cảng loại nước hoa này đến tận Ấn- độ.
Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.
Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Người ta cũng nói nhiều về những điều kì bí huyền hoặc của loài hoa này, như là cầm oải hương và hít nó sẽ làm bạn có thể nhìn thấy những hồn ma. Một nhành oải hương kết hợp với một nhành hương thảo (rosemary) là biểu tượng của sự trinh bạch.
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương.
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, dung1989, | Thiên Thư |, phieudieu
TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA DIÊN VĨ - IRIS
Ý nghĩa : Lòng trung thành, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm, niềm hy vọng.
Tiếng Hy Lạp, "Iris" có nghĩa là Cầu Vồng. Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tín sứ của thần Zeus và nàng thường xuất hiện dưới hình một chiếc cầu vồng. Nàng là người đưa tin trên đỉnh Olympus, Iris mang thông điệp của các vị thần linh từ "con mắt Thiên Đường" xuống cho nhân loại trên trái đất qua vòng cung cầu vồng rực rỡ. Từ Iris cũng có nghĩa là "con mắt Thiên Đường" . Iris, như ta đã biết, là tên của một nữ thần Hy Lạp, một loài hoa, và nó còn có nghĩa là tròng đen trong con mắt chúng ta. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng ta đều mang trong mình một mảnh của Thiên Đường. Những người đàn ông Hy Lạp thường trồng hoa Diên Vĩ tím trên mộ những người phụ nữ mà họ yêu thương để tỏ lòng tôn kính nữ thần Iris, người mang sứ mệnh dẫn dắt những linh hồn phụ nữ này đến chốn Thiên Đàng.
Diên Vĩ là loài cây lưu niên có thân thảo vươn cao, lá hình lưỡi kiếm và những đóa hoa to nhiều màu sắc với ba cánh và ba đài hoa rũ xuống. Có hơn 300 loài hoa Diên Vĩ xinh đẹp khác nhau với các màu xanh da trời nhạt, tím, vàng, trắng, hồng, cam, nâu đỏ...đa dạng như màu sắc cầu vồng. Hoa Diên Vĩ được xem như sứ giả mang đến những điềm lành. niềm hy vọng. Ba cánh hoa Diên Vĩ đại diện cho lòng Trung Thành, sự Khôn Ngoan và lòng Dũng Cảm. Hoa Diên Vĩ vàng là biểu tượng của ngọn lửa và niềm đam mê
Hoa Diên Vĩ đã từng được thấy ở sa mạc, đầm lầy hay cả miền Bắc cực Siberia lạnh giá, nhiều nhất vẫn là ở các vùng khí hậu ôn hòa. Hoa Diên Vĩ thường được vẽ trong những bức tranh tĩnh vật, như của các danh họa Vincent van Gogh, Monet...Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và phía Nam Châu Âu, hoa Iris đã từng được những người Hy Lạp cổ đặt trên trán của Nhân Sư và trên vương trượng của đức vua xem như là biểu tượng của quyền lực. Vào năm 1479 trước Công Nguyên, ở Ai Cập, để ghi nhớ chiến công tại Syria, vua Thutmose III đã cho vẽ những bông hoa Diên Vĩ trên bức tường ngôi đền thờ của mình.
Nhà thờ La Mã xem hoa Diên vĩ là hiện thân của Đức Mẹ Đồng Trinh. Do có ba cánh đặc biệt, fleur-de-lis cũng được làm hình ảnh tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi linh thiêng (Sainte Trinité).
Hoa Diên Vĩ đã là biểu tượng của hoàng gia và sự che chở thần thánh suốt hàng thế kỷ trên khắp thế giới. Loài hoa đầy sức thu hút này được rất nhiều người ngưỡng mộ. Các vị vua chúa nước Pháp đã dùng nó làm biểu tượng hoàng gia và gọi nó là Fleur-de-lis. "Fleur-de-lis" có nguồn gốc từ tên "Fleur-de-Louis", sau thời vua Louis VII, năm 1147. Theo thời gian, tên đó chuyển thành "Fleur-de-luce", có nghĩa là hoa của ánh sáng ( fleur de lumière), cuối cùng đến ngày nay, nó được gọi là "Fleur-de-Lis". Fleur-de-Lis đã là biểu tượng của nước Pháp từ thế kỷ 13. Hoàng gia Pháp trang trí hoa Diên Vĩ trên áo choàng, các đồ vật trong cung điện và trên những bức tường như biểu hiện của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống. Có nhiều truyền thuyết khác nhau giải thích tại sao hoa Diên Vĩ được chế độ quân chủ Pháp chọn làm biểu tượng .
Tương truyền rằng, Clovis, vua nước Pháp (triều đại Mérovingiens) khi đối mặt với đội quân thiện chiến của Alamans (Đức) đến xâm chiếm vương quốc mình, ông đã nói với hoàng hậu Clotilde rằng ông sẽ theo đạo và chịu rửa tội nếu như Chúa phù hộ ông đánh thắng trận đấu này (trước đó hoàng hậu đã nhiều lần khuyên chồng mình vào đạo nhưng ông vẫn không nghe). Cuối cùng, ông thắng thật và nhận fleur-de-lis làm biểu tượng. Tiếp đó, vào thế kỷ 12, vua Louis trở thành hoàng đế nước Pháp đầu tiên khắc họa hoa Diên Vĩ trên chiếc khiên của mình. Nữ anh hùng nước Pháp, Jeanne d'Arc đã mang theo lá cờ trắng có biểu tượng Chúa hộ mệnh của hoàng gia (hoa Diên Vĩ) khi bà đánh bại quân Anh tại Orléans (1429).
Theo người Hồi giáo, hoa Diên vĩ lại được coi là loài hoa biểu tượng cho thần chết: L' Iris albicans, họ đã chọn Diên Vĩ để trang trí trên các ngôi mộ của những chiến sĩ đã chết trong chiến tranh.
Nhưng đó cũng là loài hoa của mùa xuân cho nên người Nhật rất quý và xem đây là hoa tẩy trần, còn tượng trưng cho chí khí anh hùng và dòng dõi quý phái. Hoa Diên Vĩ là một phần quan trọng trong lễ hội mùa xuân dành cho các bé trai. Người Pháp vùng Bretagne và Normandie họ trồng hoa này trên nóc nhà để tránh hoả hoạn!
Được xem như một loài hoa thiêng, người ta tin rằng hoa Diên Vĩ có khả năng chữa bệnh và đã được dùng làm thuốc từ thời xa xưa. Vào thế kỷ đâu tiên sau Công Nguyên, vị y sĩ Hy Lạp Dioscorides đã đưa ra bài thuốc dùng rễ cây hoa Diên Vĩ uống với mật ong, giấm hay rượu vang để chữa ho, cảm lạnh, khó tiêu và chứng đau thần kinh tọa. Rễ cây hoa Diên Vĩ cũng được dùng để tạo hương thơm.
Một trong những bức tranh đắt giá nhất thế giới đó là bức tranh nhóm hoa Diên vĩ vẽ bởi hoạ sĩ Vincent Van Gogh, trong lúc ông đang bệnh ở Saint-Rémy-de-Provence, một năm trước khi ông mất.
Ý nghĩa : Lòng trung thành, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm, niềm hy vọng.
Tiếng Hy Lạp, "Iris" có nghĩa là Cầu Vồng. Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tín sứ của thần Zeus và nàng thường xuất hiện dưới hình một chiếc cầu vồng. Nàng là người đưa tin trên đỉnh Olympus, Iris mang thông điệp của các vị thần linh từ "con mắt Thiên Đường" xuống cho nhân loại trên trái đất qua vòng cung cầu vồng rực rỡ. Từ Iris cũng có nghĩa là "con mắt Thiên Đường" . Iris, như ta đã biết, là tên của một nữ thần Hy Lạp, một loài hoa, và nó còn có nghĩa là tròng đen trong con mắt chúng ta. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng ta đều mang trong mình một mảnh của Thiên Đường. Những người đàn ông Hy Lạp thường trồng hoa Diên Vĩ tím trên mộ những người phụ nữ mà họ yêu thương để tỏ lòng tôn kính nữ thần Iris, người mang sứ mệnh dẫn dắt những linh hồn phụ nữ này đến chốn Thiên Đàng.
Diên Vĩ là loài cây lưu niên có thân thảo vươn cao, lá hình lưỡi kiếm và những đóa hoa to nhiều màu sắc với ba cánh và ba đài hoa rũ xuống. Có hơn 300 loài hoa Diên Vĩ xinh đẹp khác nhau với các màu xanh da trời nhạt, tím, vàng, trắng, hồng, cam, nâu đỏ...đa dạng như màu sắc cầu vồng. Hoa Diên Vĩ được xem như sứ giả mang đến những điềm lành. niềm hy vọng. Ba cánh hoa Diên Vĩ đại diện cho lòng Trung Thành, sự Khôn Ngoan và lòng Dũng Cảm. Hoa Diên Vĩ vàng là biểu tượng của ngọn lửa và niềm đam mê
Hoa Diên Vĩ đã từng được thấy ở sa mạc, đầm lầy hay cả miền Bắc cực Siberia lạnh giá, nhiều nhất vẫn là ở các vùng khí hậu ôn hòa. Hoa Diên Vĩ thường được vẽ trong những bức tranh tĩnh vật, như của các danh họa Vincent van Gogh, Monet...Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và phía Nam Châu Âu, hoa Iris đã từng được những người Hy Lạp cổ đặt trên trán của Nhân Sư và trên vương trượng của đức vua xem như là biểu tượng của quyền lực. Vào năm 1479 trước Công Nguyên, ở Ai Cập, để ghi nhớ chiến công tại Syria, vua Thutmose III đã cho vẽ những bông hoa Diên Vĩ trên bức tường ngôi đền thờ của mình.
Nhà thờ La Mã xem hoa Diên vĩ là hiện thân của Đức Mẹ Đồng Trinh. Do có ba cánh đặc biệt, fleur-de-lis cũng được làm hình ảnh tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi linh thiêng (Sainte Trinité).
Hoa Diên Vĩ đã là biểu tượng của hoàng gia và sự che chở thần thánh suốt hàng thế kỷ trên khắp thế giới. Loài hoa đầy sức thu hút này được rất nhiều người ngưỡng mộ. Các vị vua chúa nước Pháp đã dùng nó làm biểu tượng hoàng gia và gọi nó là Fleur-de-lis. "Fleur-de-lis" có nguồn gốc từ tên "Fleur-de-Louis", sau thời vua Louis VII, năm 1147. Theo thời gian, tên đó chuyển thành "Fleur-de-luce", có nghĩa là hoa của ánh sáng ( fleur de lumière), cuối cùng đến ngày nay, nó được gọi là "Fleur-de-Lis". Fleur-de-Lis đã là biểu tượng của nước Pháp từ thế kỷ 13. Hoàng gia Pháp trang trí hoa Diên Vĩ trên áo choàng, các đồ vật trong cung điện và trên những bức tường như biểu hiện của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống. Có nhiều truyền thuyết khác nhau giải thích tại sao hoa Diên Vĩ được chế độ quân chủ Pháp chọn làm biểu tượng .
Tương truyền rằng, Clovis, vua nước Pháp (triều đại Mérovingiens) khi đối mặt với đội quân thiện chiến của Alamans (Đức) đến xâm chiếm vương quốc mình, ông đã nói với hoàng hậu Clotilde rằng ông sẽ theo đạo và chịu rửa tội nếu như Chúa phù hộ ông đánh thắng trận đấu này (trước đó hoàng hậu đã nhiều lần khuyên chồng mình vào đạo nhưng ông vẫn không nghe). Cuối cùng, ông thắng thật và nhận fleur-de-lis làm biểu tượng. Tiếp đó, vào thế kỷ 12, vua Louis trở thành hoàng đế nước Pháp đầu tiên khắc họa hoa Diên Vĩ trên chiếc khiên của mình. Nữ anh hùng nước Pháp, Jeanne d'Arc đã mang theo lá cờ trắng có biểu tượng Chúa hộ mệnh của hoàng gia (hoa Diên Vĩ) khi bà đánh bại quân Anh tại Orléans (1429).
Theo người Hồi giáo, hoa Diên vĩ lại được coi là loài hoa biểu tượng cho thần chết: L' Iris albicans, họ đã chọn Diên Vĩ để trang trí trên các ngôi mộ của những chiến sĩ đã chết trong chiến tranh.
Nhưng đó cũng là loài hoa của mùa xuân cho nên người Nhật rất quý và xem đây là hoa tẩy trần, còn tượng trưng cho chí khí anh hùng và dòng dõi quý phái. Hoa Diên Vĩ là một phần quan trọng trong lễ hội mùa xuân dành cho các bé trai. Người Pháp vùng Bretagne và Normandie họ trồng hoa này trên nóc nhà để tránh hoả hoạn!
Được xem như một loài hoa thiêng, người ta tin rằng hoa Diên Vĩ có khả năng chữa bệnh và đã được dùng làm thuốc từ thời xa xưa. Vào thế kỷ đâu tiên sau Công Nguyên, vị y sĩ Hy Lạp Dioscorides đã đưa ra bài thuốc dùng rễ cây hoa Diên Vĩ uống với mật ong, giấm hay rượu vang để chữa ho, cảm lạnh, khó tiêu và chứng đau thần kinh tọa. Rễ cây hoa Diên Vĩ cũng được dùng để tạo hương thơm.
Một trong những bức tranh đắt giá nhất thế giới đó là bức tranh nhóm hoa Diên vĩ vẽ bởi hoạ sĩ Vincent Van Gogh, trong lúc ông đang bệnh ở Saint-Rémy-de-Provence, một năm trước khi ông mất.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Phongnuong, Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, dung1989, phieudieu
TL: Đôi điều về các loài hoa
VÌ SAO HOA BỒ CÔNG ANH CÓ THỂ MỌC Ở MỌI NƠI
Ngày xưa, xưa thật là xưa, vị thần của các loài hoa bay xuống Trái Đất để tìm loài hoa Cô yêu thích nhất. Cô đi khắp các cánh đồng, các khu rừng và cả các khu vườn. Trong khu vườn nọ, Cô gặp hoa Tulip sặc sỡ với toàn màu đỏ và cam, đứng ngạo nghễ và kiêu hãnh. Cô hỏi Tulip: “Này Tulip, em muốn sống ở đâu cả đời?”. Tulip dõng dạc nói: “Tôi muốn sống trong chậu kiểng với thảm cỏ xanh mượt làm nên. Ở đó, màu sắc của tôi sẽ nổi bật. Mọi người sẽ phải trầm trồ than phục vẻ đẹp của tôi”.
Vị thần hoa thất vọng vì sự ngạo mạn của Tulip và quay sang hỏi hoa hồng câu hỏi tương tự. Hoa Hồng đáp: “Em chỉ muốn sống bằng cách leo trên bờ tường lâu đài thôi. Bởi vì em yếu đuối và mong manh lắm, không thể tự đứng 1 mình. Em cần có sự giúp đỡ và che chở”.
Thần Hoa lại buồn bã quay đi và gặp hoa Violet trong một khu rừng. Cô lại hỏi: “Em muốn sống ở đâu cả đời?”. Violet nói ngay: “Tôi muốn ở đây, giữa các tán rừng, nơi có dòng suối làm mát chân tôi, nơi cây cối giúp sắc tím của tôi không bị sức nóng ánh nắng phá huỷ”.
Một lần nữa, Thần Hoa lại thất vọng đi tiếp cho đến khi thấy hoa Bồ công anh cứng cỏi có sắc màu vàng giữa đồng cỏ. Cô hỏi: “Em muốn sống ở đâu cả đời?”.
Bồ công anh từ tốn trả lời: “Em muốn sống ở nơi trẻ em có thể tìm thấy em và mang em đến trường, nơi mà chúng có thể chơi đùa với em. Em muốn sống ven đường, trên đồng cỏ, giữa những bức tường đá trong thành phố để mọi người có thể thư giãn với màu sắc của em”.
Thần Hoa hài lòng với sự tốt bụng của Bồ công anh, Cô nói: “Em chính là loài hoa đáng yêu nhất. Em sẽ nở khắp nơi từ mùa Xuân cho đến mùa Thu và em sẽ là Hoa của trẻ con”.
Kể từ đó, Bồ công anh được đặc quyền nở sớm và có thể sống khắp nơi từ bờ tường, cánh đồng, cạnh túp lều… với sức sống bền bỉ, hạnh phúc.
Ngày xưa, xưa thật là xưa, vị thần của các loài hoa bay xuống Trái Đất để tìm loài hoa Cô yêu thích nhất. Cô đi khắp các cánh đồng, các khu rừng và cả các khu vườn. Trong khu vườn nọ, Cô gặp hoa Tulip sặc sỡ với toàn màu đỏ và cam, đứng ngạo nghễ và kiêu hãnh. Cô hỏi Tulip: “Này Tulip, em muốn sống ở đâu cả đời?”. Tulip dõng dạc nói: “Tôi muốn sống trong chậu kiểng với thảm cỏ xanh mượt làm nên. Ở đó, màu sắc của tôi sẽ nổi bật. Mọi người sẽ phải trầm trồ than phục vẻ đẹp của tôi”.
Vị thần hoa thất vọng vì sự ngạo mạn của Tulip và quay sang hỏi hoa hồng câu hỏi tương tự. Hoa Hồng đáp: “Em chỉ muốn sống bằng cách leo trên bờ tường lâu đài thôi. Bởi vì em yếu đuối và mong manh lắm, không thể tự đứng 1 mình. Em cần có sự giúp đỡ và che chở”.
Thần Hoa lại buồn bã quay đi và gặp hoa Violet trong một khu rừng. Cô lại hỏi: “Em muốn sống ở đâu cả đời?”. Violet nói ngay: “Tôi muốn ở đây, giữa các tán rừng, nơi có dòng suối làm mát chân tôi, nơi cây cối giúp sắc tím của tôi không bị sức nóng ánh nắng phá huỷ”.
Một lần nữa, Thần Hoa lại thất vọng đi tiếp cho đến khi thấy hoa Bồ công anh cứng cỏi có sắc màu vàng giữa đồng cỏ. Cô hỏi: “Em muốn sống ở đâu cả đời?”.
Bồ công anh từ tốn trả lời: “Em muốn sống ở nơi trẻ em có thể tìm thấy em và mang em đến trường, nơi mà chúng có thể chơi đùa với em. Em muốn sống ven đường, trên đồng cỏ, giữa những bức tường đá trong thành phố để mọi người có thể thư giãn với màu sắc của em”.
Thần Hoa hài lòng với sự tốt bụng của Bồ công anh, Cô nói: “Em chính là loài hoa đáng yêu nhất. Em sẽ nở khắp nơi từ mùa Xuân cho đến mùa Thu và em sẽ là Hoa của trẻ con”.
Kể từ đó, Bồ công anh được đặc quyền nở sớm và có thể sống khắp nơi từ bờ tường, cánh đồng, cạnh túp lều… với sức sống bền bỉ, hạnh phúc.
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, phieudieu
- Phongnuong
- Nhị đẳng
- Bài viết: 330
- Tham gia: 13:41, 14/11/09
TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA BAN
Cây hoa Ban thân thiết với đời sống của người dân Tây Bắc. Ngày nay, hoa Ban được trồng ở khắp các cơ quan, trường học, hai bên đường phố. Nơi đâu ta cũng gặp cây hoa ban xanh ngắt, lá hình tim e ấp một nỗi niềm.
Không biết từ bao giờ, người Thái khắp vùng Văn Chấn và lân cận mở hội vui xuân ở chân núi có hang Thẩm Lé. Họ cầu khẩn đấng thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà và cầu cho bản làng ấm no, hạnh phúc. Trai gái rủ nhau đi xem hoa Ban nở, nghe chim hót và tâm tình. Mọi người cùng vui và đua tài: ném còn, mùa khèn, hát giao duyên, múa xoè, bắn nỏ và vào thăm hang núi.
Trong ngày hội đầu tiên, trai gái lên rừng chọn hai nhành ban đẹp nhất tặng cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo và trao cho nhau thay cho những lời hứa sắt son, chung thuỷ.
Tết đến, các nhà đều mở rộng cửa đón khách. Bữa cơm đãi khách hội xuân, khách sẽ được thưởng thức món ăn được chế biến từ hoa Ban. Hoa Ban còn có thể đồ xôi, xào hay nấu canh. Hoa Ban chín vẫn còn nguyên sắc trắng, không cần thêm thứ gia vị nào vẫn bùi thơm và ngọt mát.
Ngày nay, đồng bào Tây Bắc đã đưa loại hoa của núi rừng Tây Bắc về trồng ngay giữa lòng Hà Nội.
Cây hoa Ban thân thiết với đời sống của người dân Tây Bắc. Ngày nay, hoa Ban được trồng ở khắp các cơ quan, trường học, hai bên đường phố. Nơi đâu ta cũng gặp cây hoa ban xanh ngắt, lá hình tim e ấp một nỗi niềm.
Không biết từ bao giờ, người Thái khắp vùng Văn Chấn và lân cận mở hội vui xuân ở chân núi có hang Thẩm Lé. Họ cầu khẩn đấng thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà và cầu cho bản làng ấm no, hạnh phúc. Trai gái rủ nhau đi xem hoa Ban nở, nghe chim hót và tâm tình. Mọi người cùng vui và đua tài: ném còn, mùa khèn, hát giao duyên, múa xoè, bắn nỏ và vào thăm hang núi.
Trong ngày hội đầu tiên, trai gái lên rừng chọn hai nhành ban đẹp nhất tặng cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo và trao cho nhau thay cho những lời hứa sắt son, chung thuỷ.
Tết đến, các nhà đều mở rộng cửa đón khách. Bữa cơm đãi khách hội xuân, khách sẽ được thưởng thức món ăn được chế biến từ hoa Ban. Hoa Ban còn có thể đồ xôi, xào hay nấu canh. Hoa Ban chín vẫn còn nguyên sắc trắng, không cần thêm thứ gia vị nào vẫn bùi thơm và ngọt mát.
Ngày nay, đồng bào Tây Bắc đã đưa loại hoa của núi rừng Tây Bắc về trồng ngay giữa lòng Hà Nội.
Được cảm ơn bởi: phuonglinh61, mac19, phieudieu
TL: Đôi điều về các loài hoa
Hộ hoa sứ giả của Đại Tửu Lâu công phu quả nhiên kinh thế hãi tục hihi ^_^
=D>

TL: Đôi điều về các loài hoa
HOA CÚC
Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt thể hiện rõ qua những bộ tranh tứ quý :"Tùng Trúc Cúc Mai". Hoa Cúc là biểu tượng cao qúy của sự sống , của sự thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người.
Họ nhà cúc còn có nhiều loại mang những màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ, hương thơm mát, mang lại sức khỏe và sự sảng khoái cho con người.
Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.
Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy.
Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt thể hiện rõ qua những bộ tranh tứ quý :"Tùng Trúc Cúc Mai". Hoa Cúc là biểu tượng cao qúy của sự sống , của sự thịnh vượng và tình cảm thương yêu, hiếu thảo của con người.
Họ nhà cúc còn có nhiều loại mang những màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ, hương thơm mát, mang lại sức khỏe và sự sảng khoái cho con người.
Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.
Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, tthanh, Tử Phủ, phuonglinh61, mac19, dung1989, phieudieu