Đôi điều về các loài hoa

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Gemini
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 201
Tham gia: 01:16, 04/06/10

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi Gemini »

@ chu Phong Lan: hồi xưa nhà cháu có trồng hoa này, gọi là Ngô đồng chú ạ!
Đầu trang

meongaingu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 130
Tham gia: 23:47, 21/10/10

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi meongaingu »

Gemini đã viết:@ chu Phong Lan: hồi xưa nhà cháu có trồng hoa này, gọi là Ngô đồng chú ạ!
thưa chú, thế thì đúng là hoa ngô đồng r ah.phần trên cháu ngắt hết lá đi nên chỉ có đúng chùm hoa nhỏ đấy thôi ah.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7270
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi phonglan »

HOA HỒNG

Hình ảnh

Hoa hồng là một trong những lòai hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới, với đặc tính hoa to vừa phải, màu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng, hoa hồng được coi là” Hoàng hậu của các lòai hoa”. Hoa hồng biểu hiện cho hòa bình, tươi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị của niềm vui và sự tốt lành.

Hoa hồng trồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó là kết quả tạp giao của tầm xuân (Rosa multiflora) và Mai Khôi(Rosa Rugosa) và hoa hồng (Rosa indica)

Các loại hồng cổ nhất trên thế giới:
Rosa foetida bicolor 1590
Rosa centifolia parvifolia /Burgunderröschen, 1664, đỏ tươi
Rosa cent. De Meaux /1637, màu hồng nhạt
Rosa damascena Trigintipetala, Rose từKasanlik (1689) màu hồng
Rosa centifolia muscosa,1724
Rosa alba suaveolens (1750) màu trắng sữa

Các nhóm hồng:
Rosa damascena bifera ( nở mùa thu) 50 v.Chr.
Rosa alba maxima ( 1450) trắng đục,Jakobiter Rose
Rosa alba semiplana (1473) trắng màu sữa
Rosa damascena versicolor, York and Lancaster ( Monarde viết về loại này vào năm 1551) màu trắng có sọc
Rosa gallica versicolor,Rosa mundi, 1581
Rosa gallica francofortana,Frankfurt 1583, đỏ , màu huyết dụ
Rosa foetida, Clusius đưa loại này đến Hà Lan và Anh Quốc vào năm 1583,hoa hồng Thỗ Nhĩ Kỳ, màu vàng

Đa số giống hồng rất chịu nắng. Anh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng tốt. Do đó, trồng hồng nên trồng nơi thóang đảng trong mùa nắng hồng ít bị sâu bệnh tấn công, cây rất sung sức, cho hoa nhiều và sắc hoa tươi tắn. Mùa nắng phải tưới nước đầy đủ nên tưới nhiều lần nếu không cây sẽ bị xuống sức, dẫn đến chết héo.

Hoa hồng cũng chịu mưa nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm-2000mm mới thích hợp. Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì hồng càng bị nhiều lọai nấm và sâu bệnh tấn công. Hoa hồng lại không chịu úng ngập, do đó trồng hồng phải khai thông mương rãnh giúp việc thóat nước hữu hiệu. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng tốt của cây hồng là từ 18-25oC. Trồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông khá lạnh mới tốt.

Cây hồng cũng yếu ớt, chỉ đứng vững trứơc gió nhẹ(3m/s), vì vậy vào những tháng mưa to gió lớn cần phải có nhiều que chống đỡ mới được. Phải chuẩn bị giống trước khi trồng. Người ta có thể trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng với mật độ 40-50cm/cây, trước khi trồng phải bỏ bớt lá.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Tử Phủ, mac19, dung1989, phieudieu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7270
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi phonglan »

CÁCH TRỒNG HOA HỒNG

Hình ảnh


1.Đất trồng
Chọn đất bằng phẳng tơi xốp nhẹ pH 5,5-6,5 làm đất kỹ, lên luống rộng 1,2m. Phân bón lót trước khi lên luống khỏang 20-30 tấn/ chuồng mục + 400 supe lân + 500 vôi bột cho 1ha.
Đất phải trảng nắng, đất luôn ẩm nhưng không ướt. Trồng nơi thiếu ánh sáng, thiếu oxy hoa sẽ không có màu đẹp, mùi thơm sẽ mất.
2.Phân bón
Sản lượng hoa càng nhiều nhu cầu phân bón càng lớn. Hoa hồng là loại cây cho hoa liên tục vì thế quá trình hút dinh dưỡng tương đối đều đặn, ít biến động đối với cả nguyên tố đa lượng và vi lượng. Mặt khác hoa hồng là cây cho hoa nhiều năm, hoa liên tục bị cắt đi nên tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung kịp thời thì sinh trưỡng chậm, năng suất và chất lượng hoa kém. kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N,P,K là 18,8,17 đối với hoa hồng có ảnh hưởng tốt tới việc tăng diện tích lá, số cành hoa, chiều dài hoa. Nhiều K có tác dụng rõ rệt:tăng số lượng và chất lượng hoa vì K tăng vận chuyển sản phẩm quang hợp, tăng khả năng tổng hợp Prôtêin và đường. Hoa hồng cần nguyên tố vi lượng, các nguyên tố này có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây mà chủ yếu xúc tác cho phản ứng của men.
Nhìn chung ít khi cây bị thiếu vi lượng. Nhưng nếu trồng trong chất nền không đất thì cần bón bổ sung vi lượng.Bón thêm N kích thích sự hút Zn, Fe, Ca và Mo. Ngoài ra có thể bón thêm phân hửu cơ:phân chuồng, bã đậu tương, phân bùn…kết hợp với phân vô cơ sẽ cho kết quả tốt. Đặc biệt có thể bón phân gà để tăng pH của đất.
3.Nước tưới
Trồng hồng phải đảm bảo được nguồn nước tưới vì cây hồng rất cần nước, nhưng cũng từng trường hợp để việc tưới nước có hiệu quả hơn. Mùa nắng mỗi ngày nên tưới 2 lần: sáng sớm trước 9 giờ và buổi chiều trước 5 giờ. Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới thêm buối trưa và phải tưới thật đẩm, nếu không đất sẽ nóng lên là cây chết. Ban đêm không nên tưới nước, vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loài nấm mốc xâm nhập. Vào mùa mưa , chỉ tưới cho hồng trong những ngày nắng gắt, đồng thời phải có mương rảnh thoát nước tốt vì nếu để nước ngập gốc chỉ trong một buổi là cây hồng đã bị thối rễ rồi chết.
Đối với hồng trồng chậu, hàng ngày ta nên quan sát lổ thóat nước ở đáy chậu có thông hay không, nếu có sự bế tắc là phải khai thông ngay.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Tử Phủ, mac19, dung1989, phieudieu, HoaSenTuoiSang
Đầu trang

Gemini
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 201
Tham gia: 01:16, 04/06/10

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi Gemini »

Ở nhà cháu có trồng hoa hồng, có gốc ghép là hoa tầm xuân. Trồng được khoảng 2 năm thì gốc tầm xuân đâm chồi, lúc đầu không biết, toàn chặt cành tầm xuân bỏ đi. Ít nữa sẽ cho nó leo lên tường, tuyệt cú mèo ^^
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7270
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi phonglan »

Các thời vụ trồng chính và thu hoạch hoa Hồng ở Việt Nam

Tuy hoa hồng không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng, có thể sản xuất quanh năm, nhưng trong năm có một chu kỳ ngủ nghỉ, có tác dụng tích cực đến sinh lý của cây. Bởi vì quá trình cắt hoa đối với bộ rễ cần có thời gian để bù lại dinh dưỡng, đồng thời cũng cần có thời gian để cân bằng kích tố giữa phần trên và phần dưới mặt đất. Tuy hoa được cắt quanh năm nhưng không chắc có hiệu quả kinh tế cao, căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây và hiệu qủa kinh tế mà người ta sản xuất. Kế hoạch sản xuất hoa hồng có thể chia làm 3 loại hình:

1. Sản xuất hoa quanh năm

Phải sản xuất trong nhà kính có bảo ôn, đầu tư lớn, thiết bị phức tạp nhưng có hoa quanh năm, một năm có đến 4-5 đợt thích hợp với người chuyên trồng hoa. Sự điều tiết hoa được thực hiện bằng cách bấm ngọn và điều tiết nhiệt độ. Ngoài ra phải chú ý chọn giống thích hợp. Khi trồng trên nền đất cần chú ý cải tạo đất và phòng trừ sâu bệnh.Chi phí lao động chiếm 43,5%, chi phí quản lý 13% và chi phí phòng trừ sâu bệnh 9,8%.

Giống và cây con: Cần chọn giống có tính thích ứng mạnh

Chọn đất: đất có tầng canh tác sâu 50-100cm tơi xốp thóang khí, pH:6-6,5. EC 0,5 đất phải được tiêu độc, trước khi trồng 2-3 ngày phải tưới đủ nước.

Chăm sóc trước khi thu hái: Vụ đông nhiệt độ không khí thấp <100C cần che nilong để tăng nhiệt độ, vụ hè cần che bớt ánh sáng, nhưng phải đảm bảo thông thóang, pH đất 5,5-6,5; EC 0,5-1,2. Vịêc chăm sóc cần kết hợp các biện pháp bấm ngọn nhẹ, bấm ngọn đau, uốn cành, để thúc cây sinh trưởng và bồi dưởng càng mẹ cành hoa. Thời gian bấm ngọn cuối cùng là cuối tháng 8 đầu tháng 9, mỗi cây để 5 cành mẹ,cành hoa độ cao từ 1-1,2m thì nên bấm ngọn đau.

2. Sản xuất vụ hè

Thích hợp với vùng vĩ độ cao và vùng đồi núi cao vĩ độ thấp, có thể dùng nhà ấm bằng cách che nilong.

Giống: Chọn giống chịu được nhiệt độ cao>300 trở lên.

Thời vụ trồng:Đối với cây ghép trồng trước tháng 3 sau khi trồng tưới nước đảm bảo nhiệt độ khỏang 150 để đảm bảo tỷ lệ sống cao sinh trưởng tốt.

Chăm sóc trước khi ra hoa: chủ yếu là chăm sóc bồi dưỡng cây con. Trong 4 tháng đầu không ngắt hoa, nếu cây sinh trưởng khỏe thì tháng 9 có thể hái một lần.

3. Sản xuất hoa vụ đông

Sản xuất hoa vụ đông phù hợp với những nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ bình quân 180C, ở những nơi này chỉ cần tăng nhiệt độ một chút là có thể có hoa chát lượng cao.

Thiết kế: Tốt nhất là trồng trong nhà kính hoặc là che phủ nilong cứng

Chọn giống :Giống có hoa đẹp, chịu được nhiệt độ thấp, ít cành mù.

Thời vụ trồng: Trồng trước 15 tháng 3, chú ý tưới nước phân đầy đủ để cho rễ phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao.

Chăm sóc trước khi hái:bảo đảm nhiệt độ 16-17oC,nhiệt độ ban ngày 25-28oC , không bấm ngọn trong quá trình sinh trưởng. Có thể dùng cách uốn cành để tăng số lá và diện tích quang hợp, chú ý cuối tháng 8 là thời gian bấm hoa cuối cùng.

Chăm sóc sau khi hái: khống chế nghiêm ngặt nhiệt độ vụ đông, ban ngày từ 13-20oC, ban đêm 16-17oC , kết hợp bón phân NO2 với nồng độ 0.1%.


Tưới nước: Mùa đông mỗi tuần tưới một lần, mỗi lần 100mm3/1ha, mùa hè mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần 100-150mm3/1ha

Bón phân:Chủ yếu là phân nước một lần bón 45kg NPK pha vơi1000m2 nước cho 1ha

Sửa cành cắt nụ xong nên dùng hóa chất để kích cành gốc phát triển.
Được cảm ơn bởi: Hiền Lương, Tử Phủ, mac19, dung1989, phieudieu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7270
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi phonglan »

Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết

Hình ảnh

Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân - Xiết nước - Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp. Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng "tết ông Táo", nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết. Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "tết Ông Táo" thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, mac19, phieudieu
Đầu trang

hannatn
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 621
Tham gia: 10:32, 23/07/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi hannatn »

@ Bác Phong:
Cái avatar hình đại diện của Bác trông rất nghệ thuật!
Các bạn đoán thử xem?
Very artistic!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7270
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi phonglan »

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây hoa mai

Nguồn: http://agriviet.com" target="_blank


Hình ảnhHình ảnh



Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam.
Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:
1. Chọn đất trồng mai:
* Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại.
* Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.
2. Kỹ thuật bón phân
2.1 Mai trồng trên vườn, líp:
* Bón lót khi trồng:
Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân Đầu Trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.
* Bón thúc:
Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.
Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.
2.2 Mai trồng trong chậu
Tuỳ theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu.
* Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.
Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.

Hình ảnh

Kính chúc người yêu mai có được một cành mai theo ý muốn mỗi khi Xuân về

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, phieudieu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7270
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Đôi điều về các loài hoa

Gửi bài gửi bởi phonglan »

CÁCH CHĂM SÓC HOA MAI SAU TẾT

Việc chăm sóc mai đầu tiên lại là xuống tay khá "tàn nhẫn": cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới.

Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa như cách làm trên, còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời nơi có nắng sớm chiếu vào. Khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa còn lại.

Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành. Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa.

Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn.

Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn.

Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp.

Xong các công đọan uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất. Phun thuốc này 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ.

Việc chăm sóc mai sau tết còn bao gồm cả công đoạn thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá. Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu.

Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu. Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.
Được cảm ơn bởi: Tử Phủ, mac19, phieudieu, HoaSenTuoiSang
Đầu trang

Trả lời bài viết