Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Bài viết này tôi đọc trên báo, thấy hay, trích lại cho mọi người tham khảo. Đại ý muốn nói rằng: Số phận nằm trong tay mỗi người, và mọi người phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, đừng trách trời hay trách người. Kết quả của ta như thế nào ắt hẳn có nguyên nhân, không thể đổ lỗi cho số phận.

Suy nghĩ đó làm chúng ta nỗ lực, phấn đấu hơn trong cuộc sống, đặc biệt khi tuổi còn trẻ.

Fukuzawa: Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có sự khác biệt là do học vấn.


Trước hết xin có đôi lời về ông Fukuzawa Yukichi. Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Cuốn KHUYẾN HỌCđược ông bắt đầu viết ở tuổi 38 và hoàn thành 4 năm sau đó đã đánh thức dân tộc Nhật Bản đang ngủ mê trong tư tưởng Khổng giáo và chế độ phong kiến đầy bất công.
Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người.” Kể từ khi tạo hoá làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thoả mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hi vọng của Trời đối với con người.
Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.
Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt.” Câu nói trên cũng có thể hiểu: Sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.
Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử đụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Và một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chảng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được trời phú cho đâu. Ngạn ngữ có câu: “Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý.” Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.
Như tôi đã đề cập: Ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.
Học những môn thiết thực cho cuộc sống
Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.
Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chảng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn học quan trọng đến mức “phải thờ phụng nó” như các thầy dạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh. Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy Hán văn nào có được tài sản đáng kể, cũng như các thương gia vừa giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm.
Với lối học như hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng trong các bậc phụ huynh, nhà nông… những người hết lòng chăm lo việc học tập của con cái: “Chúng nó cứ học theo kiểu này, chắc có ngày tán gia bại sản mất.” Điều đó đúng. Vì lối học này không thực tế, không thể áp dụng kết quả học tập vào thực tiễn cuộc sống.
Vậy thì giờ đây chúng ta phải học cái gì và học như thế nào?
Trước hết phải học những môn học thực dụng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: phải thuộc lòng bảng 47 chữ cái Kana. Học cách soạn thảo thư từ, ghi chép trương mục kế toán. Sử dụng thành thạo bàn tính. Nhớ cách cân đong, đo, đếm. Tiếp đến là phải học các môn như Địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu. Vật lý là môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó. Học Sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc gia. Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia. Học môn Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi, hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người.
Cá nhân có độc lập thì gia đình mới độc lập. Và như thế quốc gia cũng độc lập.
Để học các môn này, cần thiết phải đọc tất cả các quyển sách của châu Âu đã được dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu được bản chất cơ bản của mọi sự vật. Học như vậy mới có ích cho cuộc sống. Đó là “Thực học” mà ai cũng phải học, là học vấn mà hết thảy mọi người đều phải tự trang bị, không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo.
Chính việc tự trang bị kiến thức này, từng cá nhân trên cơ sở làm trọn trọng trách của mình, sẽ điều hành quản lý tốt gia nghiệp được giao.
Cá nhân có độc lập thì gia đình mới độc lập. Và như thế quốc gia cũng độc lập.

Thân!
Được cảm ơn bởi: xiangyun, maianh_2012, Hoa Chau, Theghost, orez187
Đầu trang

học tử vi
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 179
Tham gia: 09:28, 18/01/11

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi học tử vi »

rất ý nghĩa cám ơn anh KHOCHU.
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi PMK »

học tử vi đã viết:rất ý nghĩa cám ơn anh KHOCHU.
Coi bộ chị bảo lãnh không lầm người nhỉ ;)
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Tiếp: Phê phán người khác thì dễ (Trích Khuyến học)

Người chỉ có suy nghĩ cao xa mà không có năng lực hành động thường cô độc, bị mọi người ghét bỏ xa lánh. Năng lực hành động đã không bằng người khác lại hay đem cái lý tưởng của mình ra soi rọi vào hành động của người khác và xem thường khinh miệt người khác. Ở đời, coi thường người một cách hồ đồ cũng sẽ bị người khác coi thường lại.

Có những kẻ bị người đời ghét bỏ vì tự cao tự đại, vì chỉ muốn giành phần hơn cho mình, vì toàn đòi hỏi ở người khác thật nhiều mà mình thì chẳng chịu nỗ lực, vì cứ mở miệng ra là nói xấu người khác. Sẽ là sai lầm nếu đem họ ra so sánh với những người xung quanh. Nếu cứ luôn lấy cái lý tưởng cao xa tự cho là đúng của bản thân mình ra làm thước đo để bình phẩm chê bai người ta và còn tùy tiện mang cái không tưởng áp đặt cho người ta thì sẽ tự chuốc lấy cảnh bị người ta ghét.

Các bạn thanh niên, các bạn sinh viên, tôi muốn cảnh báo các bạn thế này:

Nếu cảm thấy bất mãn với công việc người ta đang làm thì tự mình hãy đứng ra làm thử việc đó.

Nếu thấy cách làm ăn buôn bán của người ta rất dở thì tự mình hãy làm ăn buôn bán như người ta xem sao.

Nếu chán cảnh trước cuộc sống của hàng xóm thì hãy nhìn lại cuộc sống của nhà mình một chút.

Muốn phê bình tác phẩm của người ta thì trước hết tự mình cầm bút viết thử xem sao.

Muốn phê bình các học giả thì mình hãy trở thành một học giả.

Muốn phê phán các bác sĩ thì tự mình hãy trở thành bác sĩ.

Từ những việc trọng đại trong xã hội đến những việc cỏn con trong gia đình mình, dù là công việc gì đi nữa hay đứng vào vị trí của người khác, suy nghĩ và làm thử trước đã rồi có định góp ý thì hãy góp ý. Cần phải suy nghĩ cho kín kẽ, cho thấu đạo về độ khó dễ, về sự nặng nhẹ của công việc người khác rồi hãy bình phẩm. Trên cơ sở lấy nội dung công việc làm thước đo, thì dù có can dự vào nội dung công việc ấy, hay thậm chí cả những công việc khác nhau hoàn toàn về tính chất, mới không xảy ra những lần lẫn đáng tiếc khi so sánh chỗ đứng của bản thân mình với vị trí của người khác.

Tháng Tám năm Minh Trị thứ chín (tức năm 1875)

Thân!
Được cảm ơn bởi: orez187
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Nhân dịp xảy ra thiên tai, họa hoạn tại Nhật Bản và cả thế giới chứng kiến được tinh thần, nghị lực của người Nhật. Tôi xin trích dẫn ra đây một bài viết của Fukuzawa Yukichi trong Khuyến học tinh thần độc lập, tự chủ của người dân Nhật.

Cần phải nhắc lại là Fukuzawa Yukichi đóng góp phần rất quan trọng trong việc định hình tinh thần, tính cách, văn hóa của con người Nhật ngày nay.
Trước hết xin có đôi lời về ông Fukuzawa Yukichi. Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Cuốn KHUYẾN HỌCđược ông bắt đầu viết ở tuổi 38 và hoàn thành 4 năm sau đó đã đánh thức dân tộc Nhật Bản đang ngủ mê trong tư tưởng Khổng giáo và chế độ phong kiến đầy bất công.
Thân!
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Thường xuyên "tôi luyện chí khí tinh thần" là rất quan trọng (Trích dẫn Khuyến Học)

Như tôi đã trình bày, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia là mối quan hệ bình đẳng. Nhưng người dân nước đó thiếu tinh thần tự chủ, thiếu chí khí độc lập thì khó có thể tranh đấu với thế giới để bình đẳng về quyền lợi với tư cách là một quốc gia độc lập.

Đó là do ba lý do dưới đây.

Thứ nhất, Quốc dân không có tính cách độc lập thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm. Tính cách độc lập là gì? Là tính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác. Việc của mình, mình phải tự lo giải quyết. Người có tính cách độc lập là người không bị chi phối hoặc chịu ảnh hưởng của người khác, tự mình biết phân biệt sự thể đúng sai, phải trái, không phạm sai lầm trong hành động. Người độc lập về kinh tế là người có thể sống mà không cần dựa vào sự viện trợ của người khác.

Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính độc lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành kẻ chuyên ăn bám, đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, có nhìn thấy người mù lòa qua đường cũng không một ai chìa tay ra giúp đỡ.
Được cảm ơn bởi: orez187
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

(tiếp)

Cổ nhân có câu: "Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết". Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phải tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy cứ như nước đổ đầu vịt vậy.

Đây là lời răn dạy của Khổng Tử. Những lời răn này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế!

Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giải dụ dân số một quốc gia nọ là một triệu người, trong đó chỉ có một nghìn người có tri thức. Chín trăm chín mươi nghìn người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng một nghìn người có trí tuệ đó cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và chín trăm chín mười nghìn người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của "cha mẹ dân", sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa người cai trị và nhân dân sẽ thành quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng tới vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi.

Và cũng giả dụ, quốc gia này bị nước ngoài gây hấn, chiến tranh bùng nổ. Và cứ giải thử là không có một người dân nào phản bội. Vậy thì sự thể hiện sẽ ra sao?

Từ trước tới nay, dân chúng như bầy cừu ngoan ngoãn nghe theo chính phủ và họ cũng chẳng có điều gì phải phàn nàn về chính phủ cả, nhưng khi bảo họ phải hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước thì đừng tưởng rằng họ cũng một mực tuân theo. Tôi chắc chắn phần lớn sẽ tìm cách thoái thác, bỏ trốn. Tức là khi có việc đại sự như lúc đất nước lâm nguy thì người dân chỉ biết lo cho sự an toàn của bản thân, không có lòng yêu nước. Và như thế khó mà giữ được sự độc lập cho đất nước.
Được cảm ơn bởi: orez187
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Làm thế nào để hung đúc và gìn giữ được chí khí độc lập và tự do

Để bảo vệ độc lập cho đất nước trước hiểm họa, toàn thể quốc dân phải ý thức được tinh thần Độc lập và Tự do, trên dưới một lòng, coi vận mệnh của Tổ quốc như vận mệnh của bản thân, đem hết tinh thần và trách nhiệm với tư cách là người Nhật Bản ra phục vụ.

Người Anh coi nước Anh là Tổ quốc thì người Nhất chúng ta phải coi Nhật Bản là Tổ quốc. Đất đai của Tổ quốc là đất đai của mình, phải gìn giữ nó như gìn giữ nhà mình vậy, sẵn sàng dâng hiến tính mạng và tài sản. Như thế mới là đại nghĩa để báo đáp cho đất nước.

Đương nhiên, chính trị là công việc của chính phủ, nhân dân sống trong nền chính trị ấy. Nhưng chính phủ hay nhân dân, chẳng qua là sự phân chia vai trò, phân chia vị trí để mỗi bên gánh vác, chỉ khác nhau trong công viêc mà thôi.

Không có đạo lý nào cho phép chúng ta với tư cách là con người lại khoanh tay ngồi nhìn, bỏ mặc hay phó thác cho chính phủ giải quyết vận mệnh đất nước trước nguy cơ trọng đại liên quan tới sự tồn vong của Tổ quốc.

Tên, họ của chúng ta là "người Nhật Bản". Chức trách của chúng ta là "chức tránh của người Nhật Bản". Với tư cách đó, chúng ta mang trên mình bổn phận của quốc dân - quốc dân Nhật Bản. Hơn thế nữa, chúng ta đang được quyền tự do sinh sống, tự do hành động tại Nhật Bản. Vậy thì, đi đôi với quyền lợi đó, đương nhiên chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm.

PS: Đừng câu nệ câu chữ, hiểu ý quên lời
(còn tiếp...)
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Fukuzawa Yukichi và Khuyến học

Gửi bài gửi bởi kiennd »

OK, để anh làm thêm cái thông báo trên website.

Thân!
Đầu trang

Trả lời bài viết