Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

Ngô Bảo Châu-Đoàn Nguyên Đức, VN cần ai hơn?


Chủ nhật, ngày 29/08/2010, 15:05

Sự kiện: Ngô Bảo Châu - niềm tự hào dân tộc

(Tin tuc 24h) - Đưa ra một vấn đề như thế này, thoạt đầu cứ nghĩ là một sự so sánh khập khiễng. Một nhà khoa học nổi tiếng thế giới đoạt giải thưởng “Nobel Toán học”, trong đầu luôn tồn tại suy nghĩ phát kiến ra một vấn đề khoa học có giá trị. Và, người còn lại là một thương gia nổi tiếng top đầu Việt Nam, với tầm đã vươn ra thế giới, trong đầu luôn tồn tại suy nghĩ sẽ làm cách nào phát triển thương hiệu, của cải và sản sinh lợi nhuận tốt nhất. Nhưng, Việt Nam sẽ cần ai hơn?






Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Cái tên Ngô Bảo Châu, một tài năng toán học đặc biệt Việt Nam đã được giới truyền thông trong và ngoài nước nhắc đến suốt trong thời gian qua. Thời thơ ấu của Giáo sư như thế nào, học ở đâu, con đường khoa học phát triển ra sao… đều tràn ngập trên khắp phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói con đường đi đến thảm hoa hồng của GS. Ngô Bảo Châu hầu như chỉ đi theo một đường thẳng, được đào tạo trong môi trường tốt nhất của Toán học và để giành lấy những vinh quang cao nhất trong Toán học.
Hình ảnh
GS.Ngô Bảo Châu tại Philadelphia
Còn đại gia Đoàn Nguyên Đức lại là câu chuyện khác. Con đường ông đi xây đắp cho thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đạt đỉnh cao lại gian nan thăng trầm. Xuất thân là một cậu bé chăn trâu nghèo khổ trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định. Rồi ông gặp thời phất lên (điều quan trọng của sự thành công của một thương gia). Khởi đầu sự nghiệp của người đàn ông được mọi gọi thân mến bằng cái tên ông Ba Đức chỉ là việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Rồi, Ba Đức trở thành ông chủ của Tập đoàn HAGL – một tập đoàn tư nhân – hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh thu kể từ năm 2005 đã vượt quá 1.200 tỷ đồng, các năm sau đều cao hơn năm trước và dự kiến năm nay có thể lên đến 4.000 tỷ đồng. Các sản phẩm của HAGL group như đồ gỗ nội – ngoại thất cao cấp; đá granit ốp lát tự nhiên, mủ cao su… đã có mặt hầu khắp các thị trường các châu lục. Những phi vụ gần đây nhất của Ba Đức như việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD/tháng vào năm 2002; hợp tác với CLB bóng đá nổi tiếng của Anh Arsernal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG vào năm 2007 và cú “ra đòn” mua và sở hữu chuyên cơ riêng đầu tiên ở Việt Nam… khiến tiếng tăm của Đoàn Nguyên Đức cũng như HAGL nổi như cồn cả ở Việt Nam và trên thế giới.
Hình ảnh
Đại gia Đoàn Nguyên Đức - người đầu tiên sở hữu máy bay riêng
Triết lý, quan điểm của cả hai người này chắc chắn cũng là khác nhau.
Nhưng điều quan trọng, ở thời điểm này, ai là người mang đến nhiều lợi ích hơn cho Việt Nam?
Thành công của GS. Ngô Bảo Châu mang đến tiếng tăm vang dội cho một đất nước nhỏ bé, trải qua nhiều gian khó như Việt Nam trước thế giới. Đây sẽ là bệ phóng, mục tiêu hướng đến cho những học sinh, sinh viên đang theo đuổi con đường học tập, thậm chí đang cảm thấy hoang mang trước tương lai của mình. Còn Ba Đức, lợi ích ông tạo ra có phần trực tiếp hơn. Đó là việc làm, là cơ hội tỏa sáng, đổi đời cho những trẻ em nghèo đam mê quả bóng tròn, là những công trình địa ốc phục vụ cho nhu cầu của mọi người, góp phần thay đổi diện mạo mới đô thị phát triển. Sự lựa chọn, vì thế sẽ có rất nhiều, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Hình ảnh
GS.Châu với sinh viên Việt Nam
Còn sự lựa chọn nào nữa?
Trước khi GS. Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields, có một sự kiện khá đặc biệt đã diễn ra. Đó là việc ĐH Quốc gia TP.HCM thành lập Trung tâm xuất sắc John Von Neumann. Trung tâm xuất sắc đã được thành lập rất nhiều nơi trên thế giới, là nơi quy tụ những nhà khoa học hàng đầu của quốc gia, nơi đào tạo ra nhiều nghiên cứu sinh có chất lượng nhất, là môi trường tốt nhất để nghiên cứu khoa học. Tất nhiên điều này được xem là muộn màng nhưng rồi có thể Việt Nam lại có những Ngô Bảo Châu thứ 2, 3….n.
GS. TS Dương Nguyên Vũ – Giám đốc Trung tâm xuất sắc John Von Neumann tại Việt Nam cũng là một nhà khoa học có tên tuổi trong cộng đồng châu Âu. Ông nguyện đứng ra thành lập Trung tâm này để thu hút chất xám của nhiều nhà khoa học khác trên thế giới đóng góp cho đất nước. Nhưng để tạo ra một môi trường đúng chuẩn, có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học làm việc và phát triển thì còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù được ĐH Quốc gia TP.HCM tạo cho cơ chế hoạt động độc lập, riêng rẽ, trả lương theo mức đặc biệt (lấy từ nguồn chuyển giao các đề tài Nghiên cứu khoa học), nhưng rõ ràng như thế vẫn chưa đủ. Nếu như Trung tâm xuất sắc này nhận được sự đầu tư của những doanh nghiệp tại Việt Nam, chắc chắn sẽ hoạt động tốt và có hiệu quả hơn rất nhiều. Sự đầu tư ấy cũng giống như sự đầu tư của Bầu Đức dành cho học Viện bóng đá HAGL Arsenal JMG. Chỉ có điều, thay vì làm bệ phóng ước mơ cho những trẻ em nghèo mê bóng đá, thì John Von Neumann sẽ trở thành bệ phóng cho những Ngô Bảo Châu của tương lai.
Hình ảnh
VN có quyền tự hào những tài năng bóng đá thành danh trên thế giới được tào tạo từ Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG
Một mục tiêu giáo dục để có thể tạo nên một Ngô Bảo Châu tương lai, chắc chắn sẽ phải cần nhiều người có tiềm lực, thực lực như Đoàn Nguyên Đức. Khi những doanh nhân này góp tay vào (như trường Hạt giống lãnh đạo IPL mà trường doanh nhân PACE khởi xướng trước đó), mục tiêu này sẽ thành công nhanh hơn rất nhiều.
Việc lựa chọn ai giữa Ngô Bảo Châu và Đoàn Nguyên Đức lúc ấy sẽ không còn cần thiết mà sẽ trở thành việc lựa chọn cách nào mà cả hai người đặc biệt này đều có thể giúp ích cho đất nước. Một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, một doanh nhân có tiềm lực mạnh mẽ cùng góp tay vào, tất nhiên nền tảng giáo dục sẽ được nâng cao, lớn đến mức khó mà tưởng tượng.
Vậy còn bạn, giữa Ngô Bảo Châu và Đoàn Nguyên Đức, bạn chọn ai?
Ông bầu của đội bóng HAGL đã từng phát biểu: “Chính vì thi rớt đại học (ông Đức thi rớt ĐH 4 lần – PV), tôi lại thành đạt như bây giờ. Tôi có đọc cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, thấy có ai học đại học được đâu. Ông trùm máy tính của thế giới là Bill Gates giỏi lắm cũng mới học nửa chừng năm thứ hai của Đại học Harvard rồi bỏ học. Riêng tôi lại rất thích câu nói: Trường đại học của tôi chính là trường đời!.
Còn GS. Ngô Bảo Châu, trong một cuộc đối thoại với thương gia Nguyễn Trung Hà, một nhà đầu tư có tiếng ở Hà Nội, từng là một học sinh giỏi Toán quốc tế 20 năm trước (không phải người không hiểu biết về khoa học), đã có một số quan điểm khá đối lập. Ông Hà cũng là tiêu biểu cho nhiều doanh nhân khác và càng gần hơn với suy nghĩ của ông Ba Đức. Đó là quan điểm xã hội này cần tài chính, cần kinh tế hơn nhiều so với Toán học và “Toán là một trò chơi” (lời ông Nguyễn Trung Hà). Còn với GS. Ngô Bảo Châu, dĩ nhiên giáo dục mới là một trong ba thứ quan trọng nhất của xã hội, bên cạnh quốc phòng và y tế.


TAGS:
GS Ngô Bảo Châu, Ngô Bảo Châu, Đoàn Nguyên Đức, giải Fields, nobel toán học, học viện bóng đá HAGL

S.Gia (24H.COM.VN)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
PhucLong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 399
Tham gia: 09:49, 04/01/10
Đến từ: 2 vạn dặm dưới đáy biển

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi PhucLong »

[/i]
Vậy còn bạn, giữa Ngô Bảo Châu và Đoàn Nguyên Đức, bạn chọn ai?
Ông bầu của đội bóng HAGL đã từng phát biểu: “Chính vì thi rớt đại học (ông Đức thi rớt ĐH 4 lần – PV), tôi lại thành đạt như bây giờ. Tôi có đọc cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, thấy có ai học đại học được đâu. Ông trùm máy tính của thế giới là Bill Gates giỏi lắm cũng mới học nửa chừng năm thứ hai của Đại học Harvard rồi bỏ học. Riêng tôi lại rất thích câu nói: Trường đại học của tôi chính là trường đời!.
Còn GS. Ngô Bảo Châu, trong một cuộc đối thoại với thương gia Nguyễn Trung Hà, một nhà đầu tư có tiếng ở Hà Nội, từng là một học sinh giỏi Toán quốc tế 20 năm trước (không phải người không hiểu biết về khoa học), đã có một số quan điểm khá đối lập. Ông Hà cũng là tiêu biểu cho nhiều doanh nhân khác và càng gần hơn với suy nghĩ của ông Ba Đức. Đó là quan điểm xã hội này cần tài chính, cần kinh tế hơn nhiều so với Toán học và “Toán là một trò chơi” (lời ông Nguyễn Trung Hà). Còn với GS. Ngô Bảo Châu, dĩ nhiên giáo dục mới là một trong ba thứ quan trọng nhất của xã hội, bên cạnh quốc phòng và y tế.

Bài viết phía trên thì hợp lý rồi, ai cũng quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Còn đặt vấn đề ai hơn ai, bạn chọn ai thì chuối quá.
Đầu trang

Gemini
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 201
Tham gia: 01:16, 04/06/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi Gemini »

Tôi chẳng biết ai viết bài này nhưng thấy câu hỏi này nghe hết sức ngớ ngẩn, xứng tầm với 1 tờ báo lá cải :))
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »


NÕu chóng ta cã 50 hay 100 gi¸o s­­u nhu­ Ng« b¶o Ch©u liÖu ViÖt nam cã hÕt ngÌo? Nh­ung mét thùc tÕ nÕu chóng ta cã 50 hay 100 doanh nh©n nhu­ bÇu §øc th× kinh tÕ viÖt nam sÎ ph¸t triÓn h¬n. ViÖc cÇn ai h¬n trong hoµn c¶nh ViÖt nam hiÖn nay, mét quèc gia m¬i tho¸t nghÌo, thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ngu­êi cßn thÊp lµ ®iÒu hÕt søc quan träng. Nªu nhËn thøc vµ ®Þnh h­uíng sai th× chóng ta cã thÓ giÕt chÕt mét thÕ hÖ. ViÖt nam chóng ta vèn lµ mét quèc gia hiÕu häc, vµ t×m ®Õn con ®­uong häc cñng chØ mong sau ra lµm thÇy, lµm quan. Tu­ duy Êu trØ nµy cßn ¨n s©u vµo tiÒm thøc ngu­êi ViÖt . ViÖc t«n vinh gi¸o s­u lµ viÖc nªn lµm, nhu­ng nÕu lÊy ®ã ®Ó ®Þnh h­uíng cho c¶ mét thÕ hÖ th× hÕt søc nguy hiÓm. Thùc tÕ nh©n d©n ViÖt nam chóng ta ®ang cÇn nhÊt b©y giê lµ sao cho cã c¬m ngon, sao cho cã ¸o ®Ñp, sao cho c¬ së vËt chÊt h¹ tÇng hiÖn ®¹i, tiÖn nghi…®Õn mïa m­a ®õng ph¶i léi b× bám vµ cã nh÷ng c¸i chÕt th­u¬ng t©m….sao cho ®Õn c¸i TÕt trÎ em nµo cñng cã b¸nh ch­ung….V× vËy viÖc chóng ta cÇn lµm b©y giê lµ h·y d¹y cho lò trÎ biÕt c¸ch lµm viÖc c«ng nghiÖp, biÕt quý träng thêi gian, tiÒn b¹c, biÕt chÞu tr¸ch nhiÖm tr­íc viÖc m×nh lµm, biÕt ý thøc vµ cã lßng tù t«n d©n téc, biÕt l¨n x· vµo cuéc sèng ®Ó häc hái vµ ®óc rót kinh nghiÖm, biÕt chung tay g¸nh v¸c vµo c«ng cuéc x©y dùng ®Êt n­uíc….chø kh«ng ph¶i häc thËt nhiÒu ®Ó thµnh gi¸o s­? VËy ai sÎ lµm thî? Chóng ta vÉn cÇn nhiÒu doanh nh©n nhu­ bÇu §øc h¬n. C¶ ch©u ¸ chØ cã hai gi¸o s­u ®¹t gi¶i Field nh÷ng quèc gia cßn l¹i dï chu­a cã ai ®¹t gi¶i nµy nh­ung hä ®©u ph¶i lµ nh÷ng n­uíc ngÌo, mµ tr¸i l¹i cã nh÷ng quèc gia ®· trë thµnh c­uíng quèc kinh tÕ cña khu vùc cñng nhu­ thÕ giíi? V× sao vËy ? v× hä cã nhiÒu doanh nh©n giái , hä cã nhiÒu c«ng nh©n tay nghÒ cao h¬n thÕ n÷a chÝnh phñ hä biÕt hä lµ ai hä ®ang ë ®©u ®Ó ®Þnh hu­íng ®i ®óng cho d©n téc? Cã vÎ t­­u­ t­uëng chuéng h×nh thøc ­va phong trµo gièng nhu­ kiÓu h« hµo khÈu hiÖu tru­íc ®©y ®ang l¹i ®­uîc kh¬i dËy, råi l¹i ®¸nh trèng bá dïi, råi ®©u l¹i vµo ®Êy! d©n vÉn nghÌo nh­ung cè g¾ng häc mµ lµm thÇy lµm quan? «i vËn n­­uíc biÕt bao giê …..?
Đầu trang

muacuoi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 30
Tham gia: 13:10, 21/07/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi muacuoi »

này anh nhatminh8, anh viết gì thế?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

muacuoi đã viết:này anh nhatminh8, anh viết gì thế?




Nhờ BQT sửa phông chử giùm. không hiểu sao phông chử máy tôi bị lỗi. Thanks!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
EmLagio
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 369
Tham gia: 22:10, 02/06/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi EmLagio »

Đọc hiểu ji đâu mà sửa, nội dung cũng linh tinh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

Chủ Nhật, 29/08/2010 - 22:09
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Niềm tự hào Ngô Bảo Châu cần được nhân lên mạnh mẽ
(Dân trí)- Tối 29/8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 4.000 người đã tham dự buổi lễ chào mừng GS Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “GS Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước, rạng danh con người và trí tuệ Việt Nam”.
>> Tối nay, truyền hình trực tiếp lễ chào mừng GS Ngô Bảo Châu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: GS Ngô Bảo Châu là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: TTX)
Tại buổi lễ, Thủ tướng đã nhắc lại sự kiện ngày 19/8 vừa qua tại Đại hội Toán học thế giới tổ chức Ấn Độ, GS Ngô Bảo Châu - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam đã vinh dự được nhận huy chương Fields, giải thưởng cao quý nhất của toán học thế giới, đưa Việt Nam ta trở thành một nước đang phát triển nhận giải thưởng danh giá này...

Sự kiện này, càng nhân thêm niềm vui của đất nước ta khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang vui mừng kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc khánh 2/9, hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Giáo sư Ngô Bảo Châu. (Ảnh: TTXVN)

Mặc dù phải đến 20 giờ lễ vinh danh GS Ngô Bảo Châu mới chính thức bắt đầu, nhưng trước đó hơn 2 giờ đồng hồ, không khí xung quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã nóng lên. Hàng trăm học sinh, sinh viên đã tập trung rất đông trước cửa với hy vọng được “diện kiến” GS Ngô Bảo Châu.

Em Nguyễn Văn Hưng, Trường phổ thông trung học Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội phấn khởi: “Em đến từ 6 rưỡi để mong có được chỗ gần sân khấu để nhìn giáo sư thật rõ.”

Em Ngô Văn Sở, SV Trường ĐH Quốc gia Hà Nội sốt ruột đứng đợi ở đầu đường Phạm Hùng cùng nhóm bạn. “Tối nay em muốn được tận mắt nhìn thấy thiên tài toán học của nước ta và nghe những chia sẻ của giáo sư,” Sở nói.

Khoảng 19 giờ 15 phút, ban tổ chức buộc phải hạn chế khách mời. Rất nhiều người không thể vào được bên trong đã buồn bã ra về.

Bên trong, toàn bộ hội trường cũng đã được "phủ kín" bởi gần 4.000 SV, HS và khách mời. (Theo TTXVN)

Chính phủ đánh giá cao thời gian qua, mặc dù phải tập trung việc nghiên cứu giảng dạy ở nước ngoài nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn dành nhiều thời gian tham gia giảng dạy toán học tại Việt Nam, làm cầu nối giao lưu học hỏi giữa các nhà toán học Việt Nam, nghiên cứu trẻ Việt Nam với các nhà toán học thế giới. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho GS Ngô Bảo Châu thực hiện ý nguyện của mình và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển nền toán học nước nhà.

Thủ tướng mong muốn, Việt Nam cần có nhiều GS Ngô Bảo Châu và nước ta cần có xã hội học tập. Tất cả mọi người đều có cơ hội vươn lên tri thức hiện đại và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình. Chúng ta còn cần một nền kinh tế với nguồn nhân lực chất lượng ngày càng được nâng cao với cơ chế trọng dụng nhân tài được tôn trọng và thực thi đầy đủ. Niềm tự hào Ngô Bảo Châu cần được nhân lên mạnh mẽ trong thế hệ trẻ Việt Nam ở mỗi người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng GS Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Bích Ngọc)
Tại buổi lễ, Thủ tướng cho biết: "Tôi thực sự xúc động khi được Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân báo cáo, trong trưa nay gia đình GS Ngô Bảo Châu đã đến kính viếng và thắp hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vừa qua, Chính phủ đã giao cơ quan chức năng khẩn trương hoàn tất các thủ tục để có bằng khen cao quý của nhà nước cho GS Ngô Bảo Châu".

Thay mặt trường học nơi GS Ngô Bảo Châu đã học như Trường THCS Trưng Vương, khối chuyên Toán - ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên Hà Khương Duy (đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2009) đã bày tỏ niềm vui, sự ngưỡng mộ đối với GS Ngô Bảo Châu: “Em rất tự hào đã từng đạt Olympic quốc tế khi còn học dưới mái trường chuyên Toán A0, là nôi đào tạo nhân tài cũng là ngôi trường giáo sư đã từng học trước đây. Niềm khao khát vươn lên đạt kết quả cao nhất của giáo sư với 2 huy chương vàng Olympic quốc tế, với những khó khăn của thời kỳ bao cấp do các thầy các cô kể lại cho chúng em, để nhắc nhở chúng em rằng, dù trong hoàn cảnh nào, nếu cố gắng sẽ vươn đỉnh cao chói lọi.

Chúng em muốn được đứng trên vai giáo sư... Biết rằng leo vai người khổng lồ là quá trình chông gai nhưng chúng em không ngại, vì chúng em biết có một người đã học mái trường chúng em đang học, đã từng sống và ra đi từ đất nước chúng em đang sống và đã vươn lên đỉnh cao chói lọi. Đó là Ngô Bảo Châu. Chúng em tin ở đỉnh cao, anh sẽ giúp chúng em thực hiện ước mơ, hy vọng tương lai không xa, trên thế giới sẽ nhắc thêm một Ngô Bảo Châu mới”.


GS Ngô Bảo Châu nhận bó hoa chúc mừng từ học sinh. (Ảnh: Bích Ngọc)

Trước những tình cảm và lòng ngưỡng mộ của mọi người dành cho mình, GS Ngô Bảo Châu xúc động và bày tỏ lòng cảm kích tới Chính phủ và Nhà nước đã tổ chức buổi lễ ngày hôm nay với tấm lòng trân trọng và chân thành. GS Châu nói: Tôi cảm động và tự hào vì lần đầu tiên được chia sẻ với đồng bào cả nước và gặp những nét mặt hân hoan chào đón của học sinh, sinh viên. Niềm hân hoan và tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần.

Phần lớn bài phát biểu của mình GS Ngô Bảo Châu đã tâm sự về thành công của mình ngày hôm nay với các thầy giáo trong nước và các giáo sư nước ngoài đã giúp đỡ anh.
"Tôi sinh ra trong kháng chiến chống Mỹ, lớn lên trong thời kỳ bao cấp, tuy không ai thích ôn nghèo kể khổ, nhưng từ khi còn nhỏ tôi đã hiểu, bố mẹ đã phải nhịn ăn nhịn mặc nuôi tôi khôn lớn.

Tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, tôi hiểu rằng, tuổi thơ của tôi, các bạn của tôi có thể thiệt thòi về cái ăn cái chơi, nhưng việc học tập thì chưa chắc. Tôi sinh ra trong gia đình trí thức, được bố mẹ đầu tư và dành mọi điều kiện tốt nhất về học tập, có lẽ bố mẹ hiểu được giá trị đích thực của đỉnh cao khoa học nên nghiên cứu khoa học đã ngấm sâu vào tôi từ lúc nào cũng không biết. Trong hầu hết các gia đình ở Việt Nam việc học hành được coi là quan trọng nhất nhưng tình yêu trí thức và tình yêu khoa học theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn hiếm hoi.

Về điều kiện học hành của tôi, đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học Việt Nam theo nghĩa rộng là từ thầy Tôn Thân ở Trường Trưng Vương và thầy Phạm Hùng khối chuyên toán Ao... các thầy đã dạy tôi bằng tất cả tâm huyết của mình, bằng tấm lòng vô tư trong khi hoàn cảnh kinh tế thời đó vô cùng khó khăn như thầy Phạm Hùng khối chuyên toán, tôi đã học thầy trong căn phòng 8m vuông, lúc nào cũng nghi ngút khói thuốc bắc. Thứ duy nhất thầy nhận thù lao từ bố mẹ tôi, đôi khi chỉ là cân đường hay vỉ thuốc bổ.

Trong toán học việc người đi trước nắm tay người đi sau là việc tự nhiên. Gần đây sau khi có sự cọ xát với các nền khoa học khác, tôi nhận thấy tinh thần đoàn kết, yêu thương của cộng đồng toán học Việt Nam rất hiếm hoi và đáng quý. Khoa học Việt Nam sẽ chưa có vị thế xuất sắc trên thế giới, nếu không có sự đoàn kết cùng với sự nghiêm khắc không bao che yếu kém.


GS Ngô Bảo Châu trong vòng vây của người ngưỡng mộ. (Ảnh: Bích Ngọc)

Cái may mắn tiếp theo của tôi là được Chính phủ Pháp cấp học bổng. Là một sinh viên người nước ngoài nhưng trong học tập tại Pháp tôi chưa một lần nào tôi cảm thấy mình kém ưu tiên so với các sinh viên nước ngoài.

GS Châu cho biết, chính GS Gérard Laumon đã giúp anh từ một người thích học toán trở thành một nhà toán học chuyên nghiệp. Ông là người thầy tuyệt vời vì trong 7 người học trò của ông, tính đến nay đã có 2 người đoạt giải thưởng Fields và gần đây nhất cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong hàm Giáo sư tại ĐH Havard khi chưa tròn 28 tuổi...

"Tôi thật sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields trao cho cá nhân tôi và đem lại niềm vinh dự, hạnh phúc cho cộng đồng toán học Pháp và cộng đồng toán học Việt Nam".

Nói về thành công khi nghiên cứu “Bổ đề cơ bản”, GS Ngô Bảo Châu cho biết: "Từ hơn 3 năm nay tôi có hiếm hoi được làm việc ở Viện nghiên cứu cơ bản, viện được thành lập từ những năm 30. Viện là nơi Albert Einstein đã làm việc hơn 40 năm. Ngoài một số nhỏ những giáo sư cơ hữu ở viện, hầu hết các nhà vật lý, nhà toán học hàng đầu thế giới và thường xuyên có những nhà toán học trẻ đến làm việc từ 1- 2 năm. Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính rất lớn từ Chính phủ Mỹ, các tổ chức tư nhân, cách tổ chức công việc ở viện Princeton thật sự đáng để học tập, viện là lá cờ đầu về toán học và hiện là số 1 của Mỹ.

Khi làm việc ở Viện này thì Bổ đề cơ bản của tôi mới được hoàn thành và với sự tiếp xúc với các nhà toán học thiên tài trên thế giới như Langlands, tôi xác định rõ ràng được công việc tiếp theo của mình khi “Bổ đề cơ bản” đã được hoàn thành.


GS Ngô Bảo Châu: "Tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng". (Ảnh: Bích Ngọc)
Từ trải nghiệm ở Pháp và Mỹ, tôi hiểu được rằng môi trường học thuật lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ, môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp trong vị trí đầu tiên, cùng với sự bình đẳng của các nhà khoa học, không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học".

GS Châu cũng đã nhắc đến một người bạn cũng là người bạn lớn của Việt Nam là ông Henry Rogemorter, người tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp, phản đối chiến tranh ở Đông Dương. "Ông đã qua Việt Nam nhiều lần thành người bạn thân thiết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có được may mắn sống trong ngôi nhà ông nhiều năm và học được rất nhiều ở ông.

Qua những việc ông đã làm, tôi hiểu rằng được nhiệm vụ của nhà khoa học không đơn thuần là chuyên môn, mà còn bao gồm là việc đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể xuất xứ, hay người thân, cơ hội để tiềm năng họ phát triển, trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đây là điều tôi muốn nói với các nhà khoa học Việt Nam, nhà quản lý và tất cả những người làm cha làm mẹ.

Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như mong đợi, nhưng ý thức của mỗi người, sự số gắng của Chính phủ qua những quyết sách đứng đắn dũng cảm cũng như tiền đề cho sự chuyển biển tích cực. Chúc các bạn trẻ giữ được niềm tin, niềm say mê đi tiếp con đường mà mình đã chọn".

Buổi lễ chào mừng GS Ngô Bảo Châu diễn ra ngắn gọn và ấm cúng trong sự ngưỡng mộ và tự hào của hàng nghìn người trong khán phòng và hàng triệu người xem qua truyền hình.

Hồng Hạnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
PhucLong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 399
Tham gia: 09:49, 04/01/10
Đến từ: 2 vạn dặm dưới đáy biển

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi PhucLong »

Gemini đã viết:Tôi chẳng biết ai viết bài này nhưng thấy câu hỏi này nghe hết sức ngớ ngẩn, xứng tầm với 1 tờ báo lá cải :))

PL đã thấy bài viết này trên 2 tờ báo mạng là 24h và tờ gì nữa k nhớ, hì. Hỏi thế này có khác gì hỏi cái búa với cái cờ lê, cần cái nào hơn =))
Đầu trang

muacuoi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 30
Tham gia: 13:10, 21/07/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi muacuoi »

theo tôi cái nào cũng cần miễn sao giúp ích được cho nước nhà về danh và vật.
Đầu trang

Trả lời bài viết