Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
nmdung
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2254
Tham gia: 19:57, 25/04/09
Đến từ: home

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nmdung »

Trứng gà hay con gà có trước... (:|

Nhớ 24h đâu có lá cải. Thôi thì theo trào lưu GS. Châu vậy.
Đầu trang

Thiên Mã Cô Hành
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 237
Tham gia: 14:29, 08/06/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi Thiên Mã Cô Hành »

Thằng nào viết bài báo này thực là trong đầu sẽ có tư tưởng cục bộ trong nhiều vấn đề. Một đất nước dù phát triển hay đang phát triển thì cả hai và nhiều lĩnh vực nữa đều cần như nhau. Hãy cống hiến và hi sinh cho những gì mình yêu thích và theo đuổi thôi.
Được cảm ơn bởi: Gemini
Đầu trang

nobfebbig
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 930
Tham gia: 23:50, 03/02/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nobfebbig »

Sao lại hỏi Việt Nam cần ai hơn?
Muốn di chuyển chúng ta cần phải có đủ 2 chân, nếu thiếu 1 chân chắc chắn đi lại sẽ rất khó khăn!
Sự so sánh không phải khập khiễng mà là cực kỳ khập khiễng!
Bởi đó là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng lại thống nhất với nhau. Nó chứng minh tài năng và bản lĩnh của con người VIệt!

Với tôi, NGô Bảo Châu là thần tượng!
Với những người theo toán, giỏi toán mới đánh giá hết giá trị công trình của Ngô Bảo Châu, chứ với những "người trần mắt thịt" như chúng ta đọc cũng chả hiểu gì chứ đừng nói tới việc đánh với giá! Mà đã không đánh giá nổi thì đừng hi vọng nhận xét với chẳng so sánh!

Giải thưởng Fields là sự tôn vinh công trình và tài năng của Giáo sư. Và để được hàng ngàn bộ não hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học khó "nhăn nhở" như TOán học thừa nhận, khẳng định thì cũng mới chỉ vài chục con người trên cả thế giới này làm được! Dĩ nhiên, điều này lại còn đến với một nhà khoa học dưới 40 tuổi!

Làm sao mà không tự hào cho được?

Tôi không có duyên với các ngành kinh tế, nhưng cũng xin được nêu vài quan điểm thiển cận của mình về những con người như ông Đức! Không thiếu những tỉ phú ra đời từ những gia đình khó khăn, không thiếu những tỉ phú không bằng cấp gì, trượt lên trượt xuống, cũng không thiếu tỉ phú phá sản tới phá sản lui rồi mới thành công! HỌ có tài không? Có, không tài làm sao mà hái được tiền từ túi những người khác???? Nhưng họ có may không? Có!
Những ngành khoa học thực nghiệm như hóa và sinh, có cần may không? Có! Flemming mà không quên đổ cái đĩa petri vi khuẩn có lẽ cũng chả tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin cứu hàng triệu con người trong đại chiến thế giới II! Nhưng riêng với toán học, để có những công trình giá trị như anh CHâu làm thì không thể gọi là may được! Mà phải nói rằng đấy là một bộ óc cực kỳ thông minh!

Mà với trình độ khoa học của Việt Nam hiện nay, để mà hi vọng mong manh đặt được viên gạch con con xây lên hệ thống khoa học quả là khó như lên giời! Thế mà Ngô Bảo Châu đã làm được đấy!

TÔi không có ý hạ thấp việc mà những thương gia tài danh như ông ĐỨc làm được! Quả là nhìn vào núi tiền ông ta sở hữu đủ để hiểu trong đầu ông ấy chứa cái gì!

Nhưng với đa số mọi người, khi mà cơm chưa hẳn đã no, không làm một năm thì chết đói ngay thì tiền bạc vẫn là vấn đề nhức nhối! Khi người ta đói thì trong đầu chỉ có thể nghĩ tới thức ăn chứ làm sao mà nghĩ tới khoa học, tới kỹ thuật! Với lối suy nghĩ khoa học, kỹ thuật có làm tôi no bụng được đâu?

Chính vì lẽ đó, nói tới việc phát triển khoa học cơ bản đôi khi chỉ là khẩu hiệu! Bởi chúng ta quen với việc dùng cái máy tính có sẵn, ở trường chúng ta cũng được dạy theo lối ăn sẵn làm sao sử dụng được các công cụ chứ không bao giờ được dạy theo chiều hướng làm sao để tạo ra nó! Và thường trực trong đầu mọi người đều là ta chỉ cần dùng nó, việc làm nó không phải vấn đề! Thế nên giờ khoa học ở VIệt Nam vẫn ì ạch....các công trình hoặc là ăn cắp đâu đó, mô phỏng đâu đó, hoặc chỉ là để trang trí trong tủ!

Đi tắt đón đầu sự phát triển khoa học công nghệ, cần không? Cần! Dĩ nhiên là cần! Nhưng nếu không tự phát triển khoa học cơ bản của chính mình, không thể tự chế tạo những sản phẩm công nghiệp cho chính mình, xuất khẩu ra ngoài thì xem ra vài chục năm nữa Việt Nam mình cùng lắm vẫn chỉ xuất khẩu nông phẩm, cá ba sa với lao động nước ngoài mà thôi!
Được cảm ơn bởi: PhucLong
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

nobfebbig đã viết:Sao lại hỏi Việt Nam cần ai hơn?
Muốn di chuyển chúng ta cần phải có đủ 2 chân, nếu thiếu 1 chân chắc chắn đi lại sẽ rất khó khăn!
Sự so sánh không phải khập khiễng mà là cực kỳ khập khiễng!
Bởi đó là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng lại thống nhất với nhau. Nó chứng minh tài năng và bản lĩnh của con người VIệt!

Với tôi, NGô Bảo Châu là thần tượng!
Với những người theo toán, giỏi toán mới đánh giá hết giá trị công trình của Ngô Bảo Châu, chứ với những "người trần mắt thịt" như chúng ta đọc cũng chả hiểu gì chứ đừng nói tới việc đánh với giá! Mà đã không đánh giá nổi thì đừng hi vọng nhận xét với chẳng so sánh!

Giải thưởng Fields là sự tôn vinh công trình và tài năng của Giáo sư. Và để được hàng ngàn bộ não hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học khó "nhăn nhở" như TOán học thừa nhận, khẳng định thì cũng mới chỉ vài chục con người trên cả thế giới này làm được! Dĩ nhiên, điều này lại còn đến với một nhà khoa học dưới 40 tuổi!

Làm sao mà không tự hào cho được?

Tôi không có duyên với các ngành kinh tế, nhưng cũng xin được nêu vài quan điểm thiển cận của mình về những con người như ông Đức! Không thiếu những tỉ phú ra đời từ những gia đình khó khăn, không thiếu những tỉ phú không bằng cấp gì, trượt lên trượt xuống, cũng không thiếu tỉ phú phá sản tới phá sản lui rồi mới thành công! HỌ có tài không? Có, không tài làm sao mà hái được tiền từ túi những người khác???? Nhưng họ có may không? Có!
Những ngành khoa học thực nghiệm như hóa và sinh, có cần may không? Có! Flemming mà không quên đổ cái đĩa petri vi khuẩn có lẽ cũng chả tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin cứu hàng triệu con người trong đại chiến thế giới II! Nhưng riêng với toán học, để có những công trình giá trị như anh CHâu làm thì không thể gọi là may được! Mà phải nói rằng đấy là một bộ óc cực kỳ thông minh!

Mà với trình độ khoa học của Việt Nam hiện nay, để mà hi vọng mong manh đặt được viên gạch con con xây lên hệ thống khoa học quả là khó như lên giời! Thế mà Ngô Bảo Châu đã làm được đấy!

TÔi không có ý hạ thấp việc mà những thương gia tài danh như ông ĐỨc làm được! Quả là nhìn vào núi tiền ông ta sở hữu đủ để hiểu trong đầu ông ấy chứa cái gì!

Nhưng với đa số mọi người, khi mà cơm chưa hẳn đã no, không làm một năm thì chết đói ngay thì tiền bạc vẫn là vấn đề nhức nhối! Khi người ta đói thì trong đầu chỉ có thể nghĩ tới thức ăn chứ làm sao mà nghĩ tới khoa học, tới kỹ thuật! Với lối suy nghĩ khoa học, kỹ thuật có làm tôi no bụng được đâu?

Chính vì lẽ đó, nói tới việc phát triển khoa học cơ bản đôi khi chỉ là khẩu hiệu! Bởi chúng ta quen với việc dùng cái máy tính có sẵn, ở trường chúng ta cũng được dạy theo lối ăn sẵn làm sao sử dụng được các công cụ chứ không bao giờ được dạy theo chiều hướng làm sao để tạo ra nó! Và thường trực trong đầu mọi người đều là ta chỉ cần dùng nó, việc làm nó không phải vấn đề! Thế nên giờ khoa học ở VIệt Nam vẫn ì ạch....các công trình hoặc là ăn cắp đâu đó, mô phỏng đâu đó, hoặc chỉ là để trang trí trong tủ!

Đi tắt đón đầu sự phát triển khoa học công nghệ, cần không? Cần! Dĩ nhiên là cần! Nhưng nếu không tự phát triển khoa học cơ bản của chính mình, không thể tự chế tạo những sản phẩm công nghiệp cho chính mình, xuất khẩu ra ngoài thì xem ra vài chục năm nữa Việt Nam mình cùng lắm vẫn chỉ xuất khẩu nông phẩm, cá ba sa với lao động nước ngoài mà thôi!




Rất sôi nổi! ở đây chúng ta không nên bàn đến chuyện đoạt giải Field Của giáo sư, mà cái chúng ta phải nhìn nhận lại cái nhận thức ấu trĩ của người việt, mà đặc biết những người cầm cân nảy mực. Sau sự kiện này, không biết từ đâu sinh ra một loạt ý tưởng có tính phong trào, hô hào xây dựng hết trung tâm toán học, rồi dự án đào tạo khoa học. sao từ trước chúng ta không tính đến chuyện này? cho nên, có bài báo nào đó đã viết là "tư duy người việt châm lớn" tôi thấy chí lý! Còn thành công của giáo sư đạt được là một kỳ tích của người Việt củng như của thế giới không ai không khâm phục, nhưng trường hợp như giáo sư là đặc thù, số hiếm của người Việt ( xuất thân trong một gia đình tri thức cấp cao, có diều kiện được ăn học ở những môi trường cho sự phát triển tài năng của mình). Cho nên, chúng ta củng không nên lấy cái cá biệt đó để nhân thành điển hình cổ suý cho lớp trẻ theo phong trào học để làm giáo sư. rồi hô hào đầu tư cho khoa học cơ bản, xem khoa học cơ bản là quan trọng, quyết định, là tiềm năng....rồi sau đó lại đánh trống bỏ dùi vì tìm mãi củng khó có người thứ 2 như giáo sư. Mà cái chúng ta cần bây giờ là đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có thái độ làm việc công nghiệp, ..có nhiều trường học đạt chuẩn quốc tế theo đúng nghĩa. Còn cư hô hào học để làm thầy làm quan thì vậy ai sẻ làm thợ? cái đáng nói là tầm nhìn của những người cầm cân nảy mực con mang tính hình thức, thiếu thực tế lắm!
Đầu trang

nobfebbig
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 930
Tham gia: 23:50, 03/02/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nobfebbig »

hì, muốn có trường chuẩn quốc tế đâu phải dễ? Không nghiên cứu khoa học thì làm thế nào mà có đội ngũ giáo viên giỏi để mà đòi chuẩn? Giải quyết được vấn đề gì trước nhất thì phải làm ngay thôi!

Đầu tư mạnh nhất cho quốc phòng! Không bàn cãi!
Vấn đề thứ hai là khoa học và giáo dục!

Đã có trình độ thì việc làm giàu là hiển nhiên! Không ai sở hữu cái đầu có chất xám mà không hám làm giàu!
Chưa đồng bộ được một lúc thì cái gì cần phải làm trước...

Con gà hay quả trứng có trước! Sinh học chứng minh quả trứng có trước! Không có cái con vật bậc cao nào ra đời mà lại tạo ra từ cái khác quả trứng!!!!!!!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

nobfebbig đã viết:hì, muốn có trường chuẩn quốc tế đâu phải dễ? Không nghiên cứu khoa học thì làm thế nào mà có đội ngũ giáo viên giỏi để mà đòi chuẩn? Giải quyết được vấn đề gì trước nhất thì phải làm ngay thôi!

Đầu tư mạnh nhất cho quốc phòng! Không bàn cãi!
Vấn đề thứ hai là khoa học và giáo dục!

Đã có trình độ thì việc làm giàu là hiển nhiên! Không ai sở hữu cái đầu có chất xám mà không hám làm giàu!
Chưa đồng bộ được một lúc thì cái gì cần phải làm trước...

Con gà hay quả trứng có trước! Sinh học chứng minh quả trứng có trước! Không có cái con vật bậc cao nào ra đời mà lại tạo ra từ cái khác quả trứng!!!!!!!




giáo dục là quốc sách hàng đầu điều đó thì đã rõ. cách đây hơn 500 năm vị trung thần Thân Nhân trung củng đã khẳng định rỏ tầm quan trọng của giáo dục đối với vận mệnh quốc gia, mà quan trọng nhất là phải biết trọng dụng nhân tài, trên bia văn miếu quốc tử giám còn ghi rỏ câu nói của ông: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế cho nên được quí chuộng không biết nhường nào." (Văn bia văn miếu Quốc tử giám Hà Nội - 1442)

Tuy nhiên, củng với tư tưởng này nhưng chúng ta nhìn nhận nó với cách rập khuôn. Cái nhân tài ngày xưa mà Thân Nhân Trung nói đến chỉ là một thiểu số những người được học hành đổ đạt và có chí hướng làm quan phung sự cho giai cấp thống trị để hưởng bổng lộc vinh hoa phú quý ( đại đa số). Cho nên, những người không đổ đạt thì không được xếp vào bậc hiền tài. Như vậy hiền tài phải gắn liền với bằng cấp, học vấn. và tư tưởng này củng đã ăn sâu bám rể vào tư duy của người việt. nhưng ngày nay, chúng ta hãy nhìn xem ra ngoài thế giới. Những người đóng góp lớn lao cho xã hội chúng ta hẳn gì họ đã được học tới nơi tới chốn? có thể họ chỉ là những nông dân có những sáng kiến mang lại những hiệu quả kinh tế trong lao động sản xuất, hay những người thợ tạo nên những sản phẩm mang lại những giá trị thiệt thực cho cuộc sống...họ không phải lầ những người hiền tài sao? họ không vì tổ quốc này sao? nếu đối tượng cần được chúng ta nêu gương và tôn vinh nhiều nhất là những con người đó . Có vậy mới mong rẳng trong tương lai không xa việt nam chúng ta mới băt kịp được cùng với sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực. còn những thành tích khác đó chỉ như giúp chúng ta tạo thêm cho mình một thương hiệu để thế giới biết đến chúng ta mà thôi. Chứ bản thân chúng không thể là động lực thúc đẩy chúng ta phát triển. Còn đầu tư về khao học cơ bản đó là một chặng đường dài, không thể một sớm một chiều, và không phải có một người giỏi như Giáo sư mà chúng ta có thể thực hiện thành công được. Giáo sư chỉ là một mắt xích quan trọng trong những mắt xích khác, chúng ta cần phải có đội ngủ khoa học đủ mạnh, cơ sở vật chất đủ tốt, cơ chế, chính sách của nhà nước hợp lý....rất nhiều cái cần. mà để đầu tư vào khoa học cơ bản chưa bức thiết và quan trọng bằng đầu tư cho giáo dục mầm non, giấo dục tiểu học, các em đang lớn từng ngày, đang được thụ hưởng một nền giáo dục mà có lẽ không cần phải nói nhiều vì " nói rồi khổ lắm nói mãi". đấy đừng mơ xa quá mà khi tỉnh mộng "mèo vẫn lầ mèo" . Muốn thầnh hổ châu á thì cần phải có cái nhìn thiết thực hơn!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
PhucLong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 399
Tham gia: 09:49, 04/01/10
Đến từ: 2 vạn dặm dưới đáy biển

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi PhucLong »

haha, tôn vinh GS NBC là việc cần thiết, tôn vinh những hiền tài không bằng cấp như bác nhatminh nói cũng cần thiết. Nhưng ảo tưởng về giáo dục, nghiên cứu từ sự kiện GS NBC thì thật là ngớ ngẩn. Đầu tiên cứ xem GS NBC có ở lại phụng sự đất nước không? Ở lại rồi có đóng góp được thành tựu gì cho phát triển đất nước không? Chính sự thực đó chứng minh cho cách giáo dục và sử dụng hiền tài đất nước.
Đầu trang

Gemini
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 201
Tham gia: 01:16, 04/06/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi Gemini »

Riêng tôi nghĩ GS Châu cứ đến nơi nào mà tài năng của GS tiếp tục được phát huy, ở VN hay ở đâu không quan trọng. Tin vào sự quyết định sáng suốt của GS.
Đầu trang

nobfebbig
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 930
Tham gia: 23:50, 03/02/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nobfebbig »

PhucLong đã viết:haha, tôn vinh GS NBC là việc cần thiết, tôn vinh những hiền tài không bằng cấp như bác nhatminh nói cũng cần thiết. Nhưng ảo tưởng về giáo dục, nghiên cứu từ sự kiện GS NBC thì thật là ngớ ngẩn. Đầu tiên cứ xem GS NBC có ở lại phụng sự đất nước không? Ở lại rồi có đóng góp được thành tựu gì cho phát triển đất nước không? Chính sự thực đó chứng minh cho cách giáo dục và sử dụng hiền tài đất nước.
Hẳn là PhucLong sẽ chỉ giúp đỡ ai mà PhucLong biết chắc chắn sẽ có lợi gì cho mình à?

Hiện tượng Giáo sư NGô Bảo Châu thực sự là khiến cho chúng ta phải suy ngẫm! Người Việt MÌnh cũng có những tài năng lỗi lạc đứng được vào hàng thế giới thế cơ mà! Một nước bé như mình nuôi dưỡng được con người tài năng thế cơ mà! Để làm một vì sao sáng như anh Châu không phải nhiều! Nhưng còn đang trôi nổi trên cái đất nước này, và phòng khi có mà không được khai quật thì không phải là phí lắm đó sao?

Một người tài năng như thế, cống hiến như thế! Cháy hết mình vì khoa học như thế, ở VIệt Nam trong tình trạng hiện nay thì không thể có tiếng vang như thế! Vậy bài toán đặt ra là gì? Phải có những thay đổi! Thay đổi ở đâu? Cái đó còn xem tầm nhìn, chiến lược và khả năng của các bác to nhà mình thế nào? Và cả bản thân chúng ta, sắp, đang và đã là những ông bố bà mẹ chúng ta cũng phải biết mà đầu tư, tập trung cho con cái mình sau này nên vào đâu? làm gì?

CÒn đương nhiên, khi môi trường ở Việt Nam đã thuận lợi, thì các nhà khoa học sẽ về!
Cô giáo hướng dẫn mình vốn là một nhà khoa học có tài được trọng dụng ở nước ngoài, cô có tay nghề! Bọn mình đã từng hỏi cô sao họ mời mà cô không ở lại, và cô đã nói rằng: Em tưởng tương rằng em rđang ở nước ngoài, đi trên 1 chuyến xe bus, cạnh chỗ em còn một chỗ trống, xe rất đông mà không ai thèm ngồi với em, lúc đó em sẽ hiểu cảm giác của người tha hương nó thế nào!!!!
Mình cũng đã thấy cô giáo mình nói chuyện với 2 anh đã làm sau tiến sĩ, đang làm việc ở Úc và Sing về VIệt Nam. ngỏ ý mời họ làm việc ở trường mình, mặc dù bên đó họ đã làm việc ổn định ở viện. Họ cũng ngỏ ý muốn về và hỏi thăm mức lương, nhưng thực tế là...mức luơng trả quá bèo bọt! Cô giáo mình cũng không thể làm hơn được, và họ đã từ chối, nói thẳng quan điểm vì lương thấp quá nên không về được! Chứ bản thân họ thực sự muốn về, ở nơi đất khách quê người mãi rồi thấy cũng mệt mỏi!

Bạn chưa gặp, chưa nghe họ nói thì bạn chưa tin! Bạn nghĩ rằng họ chỉ nói cho vui chứ đời nào họ chịu về! Họ về thật đấy! Họ muốn về thật đấy!

Không riêng gì các nhà khoa học đâu, kể cả một vài người mình từng biết làm ăn rất khá, cũng gọi là tương đối giàu, sau nhiều năm phiêu bạt nước ngoài, về nước họ đều dạy mình một điều mà mình luôn tâm niệm dạy cho bọn học sinh: Không đâu làm giàu dễ như Việt Nam đâu!

Nob ủng hộ quan điểm phải đầu tư mạnh tay vào ngành giáo dục! Đầu tư vào đâu? Nob thiển cận nghĩ rằng cần phải đầu tư vào các trường đại học trước nhất, nâng cao được một số trường lên tầm quốc tế. Muốn thế thì phải dám làm! Làm là phải bỏ tiền, tiền rất nhiều và quan trọng hơn nữa là phải quản lý, quản lý thực sự hiệu quả và đã làm là phải cho ra được sản phẩm! ! Nếu những bác già đã không còn đủ nhiệt huyết, năng lực nữa rồi thì dám đổi mới đưa lớp trẻ lên thay thế, họ dám nghĩ, dám làm! Phải mạnh tay đầu tư lấy một hai viện thực sự là viện chứ không phải như cái viện sinh học ....trên HOàng Quốc VIệt! Vào lương 1tr4/tháng, giấy tờ ký suốt ngày mà chả thấy tiền đâu! Người có tài, có tâm cũng chả được sử dụng mấy...rồi lại phải đi! Có ai thèm giữ đâu? Các nước họ vồ vập, họ cho cái nọ, biếu cái kia câu ở lại! Mình thì... hic, mới có vài nơi hiếm hoi dám có chính sách đãi ngộ đặc biệt tốt đó!
Đầu trang

TNHP
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 21:56, 26/08/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi TNHP »

Khoan đã tính đến chuyện KH cơ bản hay sản xuất doanh thương. Mấy pác chỉ cần đặt 1 phép tính hết sức đơn giản thế này: Để các quốc gia trên thế giới biết đến 2 chữ Việt Nam với 1 thái độ thiện chí thì VN phải chi phí bao nhiêu cho Marketing và cái chi phí xây dựng Brand Vietnam đó đủ để mua bao nhiu cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai? Các pác nhớ cho ko có Brand thì đừng có mơ xuất hàng ra khỏi biên giới mà lấy $ về cho các đại gia đi mua máy bay và du thuyền nhé. Và các pác cũng nhớ cho để 2 chữ Việt Nam xuất hiện trên trang nhất của The Times 1 kỳ thôi đc tính bằng triệu $ đó, đủ mua 2 con máy bay của bầu Đức rồi, đó là chưa tính hàng ngàn tờ báo và tạp chí danh tiếng của tất cả các nước trên thế giới đồng loạt cho xuất hiện 2 chữ VN ở trang nhất nhé. Nếu muốn tính thành tiền để đo ai hơn ai thì các pác cứ tính VN phải chi phí bao nhiu cho vụ PR đình đám này nếu ko có giải Fields của Ngô Bảo Châu. Các pác đừng có tham tép cỏ mà bỏ tôm hùm nhé.

Đó là chưa đề cập đến hệ quả tương lai nhé. Các pác tính xem bầu Đức đã xử bao nhiu rừng nguyên sinh của 3 nước Đông Dương? Các pác có bít là về cơ bản Tây Nguyên đã bị xóa sạch rừng ko? 1 cánh rừng phòng hộ biến thành $ chạy vào túi 1 đại gia thì người dân ở hạ nguồn phải trả giá bao nhiu cho 1 mùa lũ các pác bít ko? Phải mất bao nhiu năm để rừng tái sinh thành rừng nguyên sinh, các pác cứ nhân lên thì sẽ biết lợi bất cập hại là thế nào nhé.
Được cảm ơn bởi: Gemini
Đầu trang

Trả lời bài viết