Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

TNHP đã viết:Khoan đã tính đến chuyện KH cơ bản hay sản xuất doanh thương. Mấy pác chỉ cần đặt 1 phép tính hết sức đơn giản thế này: Để các quốc gia trên thế giới biết đến 2 chữ Việt Nam với 1 thái độ thiện chí thì VN phải chi phí bao nhiêu cho Marketing và cái chi phí xây dựng Brand Vietnam đó đủ để mua bao nhiu cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai? Các pác nhớ cho ko có Brand thì đừng có mơ xuất hàng ra khỏi biên giới mà lấy $ về cho các đại gia đi mua máy bay và du thuyền nhé. Và các pác cũng nhớ cho để 2 chữ Việt Nam xuất hiện trên trang nhất của The Times 1 kỳ thôi đc tính bằng triệu $ đó, đủ mua 2 con máy bay của bầu Đức rồi, đó là chưa tính hàng ngàn tờ báo và tạp chí danh tiếng của tất cả các nước trên thế giới đồng loạt cho xuất hiện 2 chữ VN ở trang nhất nhé. Nếu muốn tính thành tiền để đo ai hơn ai thì các pác cứ tính VN phải chi phí bao nhiu cho vụ PR đình đám này nếu ko có giải Fields của Ngô Bảo Châu. Các pác đừng có tham tép cỏ mà bỏ tôm hùm nhé.

Đó là chưa đề cập đến hệ quả tương lai nhé. Các pác tính xem bầu Đức đã xử bao nhiu rừng nguyên sinh của 3 nước Đông Dương? Các pác có bít là về cơ bản Tây Nguyên đã bị xóa sạch rừng ko? 1 cánh rừng phòng hộ biến thành $ chạy vào túi 1 đại gia thì người dân ở hạ nguồn phải trả giá bao nhiu cho 1 mùa lũ các pác bít ko? Phải mất bao nhiu năm để rừng tái sinh thành rừng nguyên sinh, các pác cứ nhân lên thì sẽ biết lợi bất cập hại là thế nào nhé.


nếu không nhầm thì người này bên ngành truyền thông! nếu viết theo dạng thông tin cho độc giả thì hay lắm! nhưng ở đây cái chúng ta cần suy nghỉ nhiều hơn không phải so sánh ai hơn ai mà làm thế nào để Việt nam chúng ta tiến xa hơn. Còn thương hiệu Việt xin thưa ở mổi lĩnh vực đều cần có những mặt hàng mà bản thân nó phải được khách hàng thừa nhận và chúng ta đã và đang làm được : như cà fe trung nguyên, cá bá sa, phở ...còn nếu nói tới hình ảnh Việt nam phải là tà áo dài tất cả đó đã làm nên thương hiệu Việt, còn bây giờ bên khoa học chúng ta có Giáo sư . Với thành công của giáo sư thì thế giới mới chỉ thừa nhận trí tuệ Việt có tiềm năng để làm khoa học chứ chưa hẳn các sản phẩm khoa học của người Việt chúng ta làm ra được thế giới công nhận. Nếu nói trường hợp thành công của giáo sư chỉ có vai trò PR cho Việt nam thì thiết nghỉ cái nhìn này còn hơi thiện cẩn và kiến thức chỉ đang còn ở mức độ góp nhặt chứ bản thân chưa có hiểu biết sâu sắc về các sự vật hiện tượng. Nếu nói về việc bầu Đức gây thiệt hại về rừng cho Việt nam thì hẵng đã bàn, cái quan trọng nhất chúng ta đáng ca ngợi con người này dành được những thành công hôm nay lại xuất phát từ gia đình nông dân nghèo mà đi lên, phải tự vật lộn và bươn chãi trong cuộc sống chứ không được may mắn như những người khác. Còn nếu khi bàn đến việc gây thiệt hại cho việt nam này thì hãy ngẩng mặt lên nhìn trên các vị quan to ấy, những kẻ hút máu trên thân xác khô gầy của người dân ấy. hàng ngìn tỷ thất thoát để người dân phải gồng mình gánh nợ trên những khoản thuế, mà không hiểu sao ngày càng nhiều thuế vậy? để đóng góp xây dựng đường xá, trường học, bệnh viên? nhưng sao đến mùa mưa đường vẫn phải lội bì bỏm, sao đến mùa bệnh dịch phát thì lại bệnh viện chứa ko đủ, không đủ thuốc dùng...? sao trẻ em nghèo vẫn phải học trrong những ngôi trường dột nát...? Ở đây chúng ta không đặt phép so sánh vì mọi so sánh đều là khấp khiểng cái mà chúng ta cần quan tâm là hướng đi nào cho Việt nam trong tương lai, nên đầu tư vào đâu để có thể giúp Việt nam phát triển bền vững. Chứ đừng làm theo phong trào, chỉ biết hô hào rồi sau đâu lại vào đó, mà nguy hiểm hơn là nếu định hướng sai cho lớp trẻ sẻ giết chết cả một thế hệ. Nếu cứ đà này, thì e răng lớp trẻ việt nam lại đua nhau đi học, tìm thầy giỏi để học, học đêm học ngày để thành giáo sư rồi đến lúc vợ mông thầy củng không râ thầy thợ củng không ra thợ ? trách ai bây giờ.

Mà chúng ta nhìn sang nước bạn xem, như Hàn quốc, Singaporre.. chẳng hạn họ đâu có Giáo sư nào đạt được giải Field mà sao kinh tế họ phất triển vậy, thế giới biết nhiều đến họ thế? phải chăng họ đang đầu tư sai. Có vẻ chủ nghĩa Sùng bái danh , chủ nghĩa hình thức còn ăn đậm trong tư duy người Việt lắm. thực tế, người công nhân và người nông dân Việt nam họ chưa bao giờ được thực sự coi trọng và đánh giá đúng và như vậy thì Việt nam còn lâu mới được tiến xa .
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
PhucLong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 399
Tham gia: 09:49, 04/01/10
Đến từ: 2 vạn dặm dưới đáy biển

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi PhucLong »

nobfebbig đã viết:
PhucLong đã viết:haha, tôn vinh GS NBC là việc cần thiết, tôn vinh những hiền tài không bằng cấp như bác nhatminh nói cũng cần thiết. Nhưng ảo tưởng về giáo dục, nghiên cứu từ sự kiện GS NBC thì thật là ngớ ngẩn. Đầu tiên cứ xem GS NBC có ở lại phụng sự đất nước không? Ở lại rồi có đóng góp được thành tựu gì cho phát triển đất nước không? Chính sự thực đó chứng minh cho cách giáo dục và sử dụng hiền tài đất nước.
Hẳn là PhucLong sẽ chỉ giúp đỡ ai mà PhucLong biết chắc chắn sẽ có lợi gì cho mình à?

Hiện tượng Giáo sư NGô Bảo Châu thực sự là khiến cho chúng ta phải suy ngẫm! Người Việt MÌnh cũng có những tài năng lỗi lạc đứng được vào hàng thế giới thế cơ mà! Một nước bé như mình nuôi dưỡng được con người tài năng thế cơ mà! Để làm một vì sao sáng như anh Châu không phải nhiều! Nhưng còn đang trôi nổi trên cái đất nước này, và phòng khi có mà không được khai quật thì không phải là phí lắm đó sao?

Một người tài năng như thế, cống hiến như thế! Cháy hết mình vì khoa học như thế, ở VIệt Nam trong tình trạng hiện nay thì không thể có tiếng vang như thế! Vậy bài toán đặt ra là gì? Phải có những thay đổi! Thay đổi ở đâu? Cái đó còn xem tầm nhìn, chiến lược và khả năng của các bác to nhà mình thế nào? Và cả bản thân chúng ta, sắp, đang và đã là những ông bố bà mẹ chúng ta cũng phải biết mà đầu tư, tập trung cho con cái mình sau này nên vào đâu? làm gì?

CÒn đương nhiên, khi môi trường ở Việt Nam đã thuận lợi, thì các nhà khoa học sẽ về!
Cô giáo hướng dẫn mình vốn là một nhà khoa học có tài được trọng dụng ở nước ngoài, cô có tay nghề! Bọn mình đã từng hỏi cô sao họ mời mà cô không ở lại, và cô đã nói rằng: Em tưởng tương rằng em rđang ở nước ngoài, đi trên 1 chuyến xe bus, cạnh chỗ em còn một chỗ trống, xe rất đông mà không ai thèm ngồi với em, lúc đó em sẽ hiểu cảm giác của người tha hương nó thế nào!!!!
Mình cũng đã thấy cô giáo mình nói chuyện với 2 anh đã làm sau tiến sĩ, đang làm việc ở Úc và Sing về VIệt Nam. ngỏ ý mời họ làm việc ở trường mình, mặc dù bên đó họ đã làm việc ổn định ở viện. Họ cũng ngỏ ý muốn về và hỏi thăm mức lương, nhưng thực tế là...mức luơng trả quá bèo bọt! Cô giáo mình cũng không thể làm hơn được, và họ đã từ chối, nói thẳng quan điểm vì lương thấp quá nên không về được! Chứ bản thân họ thực sự muốn về, ở nơi đất khách quê người mãi rồi thấy cũng mệt mỏi!

Bạn chưa gặp, chưa nghe họ nói thì bạn chưa tin! Bạn nghĩ rằng họ chỉ nói cho vui chứ đời nào họ chịu về! Họ về thật đấy! Họ muốn về thật đấy!

Không riêng gì các nhà khoa học đâu, kể cả một vài người mình từng biết làm ăn rất khá, cũng gọi là tương đối giàu, sau nhiều năm phiêu bạt nước ngoài, về nước họ đều dạy mình một điều mà mình luôn tâm niệm dạy cho bọn học sinh: Không đâu làm giàu dễ như Việt Nam đâu!

Nob ủng hộ quan điểm phải đầu tư mạnh tay vào ngành giáo dục! Đầu tư vào đâu? Nob thiển cận nghĩ rằng cần phải đầu tư vào các trường đại học trước nhất, nâng cao được một số trường lên tầm quốc tế. Muốn thế thì phải dám làm! Làm là phải bỏ tiền, tiền rất nhiều và quan trọng hơn nữa là phải quản lý, quản lý thực sự hiệu quả và đã làm là phải cho ra được sản phẩm! ! Nếu những bác già đã không còn đủ nhiệt huyết, năng lực nữa rồi thì dám đổi mới đưa lớp trẻ lên thay thế, họ dám nghĩ, dám làm! Phải mạnh tay đầu tư lấy một hai viện thực sự là viện chứ không phải như cái viện sinh học ....trên HOàng Quốc VIệt! Vào lương 1tr4/tháng, giấy tờ ký suốt ngày mà chả thấy tiền đâu! Người có tài, có tâm cũng chả được sử dụng mấy...rồi lại phải đi! Có ai thèm giữ đâu? Các nước họ vồ vập, họ cho cái nọ, biếu cái kia câu ở lại! Mình thì... hic, mới có vài nơi hiếm hoi dám có chính sách đãi ngộ đặc biệt tốt đó!
Ở đây không bàn về nhân cách, tình cảm của những người dân Việt lựa chọn sống, làm việc tại nước ngoài. Điều đang nói chuyện là quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đất lành chim đậu là lẽ tự nhiên từ xưa đến nay. Vai trò nhà nước trong lĩnh vực này là tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực chất lượng cao phát huy được tài năng. Vì vậy mới bảo cứ nhìn vào thực tế, những người tài như GS Châu có ở, trở về cống hiến được cho đất nước không, và ở lại, trở về rồi có dùng tài năng của mình mà tạo được thành quả gì cho đất nước hay không.
Còn quan hệ giữa kinh tế và giáo dục, PL cho rằng quan tâm phát triển kinh tế là việc hoàn toàn đúng đắn, nhưng phát triển phải bắt đầu từ ổn định và tiếp theo là bền vững. Muốn ổn định bền vững thì chính sách về an sinh xã hội, về tài nguyên môi trường là ngọn, còn cái gốc chính là Quốc sách Giáo dục (cái rễ là nền Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc)
Nhưng giáo dục cái gì, giáo dục như thế nào? Khi một vị bộ trưởng giáo dục mới nhậm chức, PL nghe thấy tên rất hay, trông thấy mặt rất đẹp những tưởng rằng con người thông tuệ này sẽ có những biện pháp cải cách giáo dục thực sự. Nhưng một cánh én không làm nên mùa xuân, và cánh én đấy cũng chỉ có thể đưa ra những biện pháp vá chằng vá đụp. Các bác nào có con chuẩn bị vào lớp một thì cứ xếp hàng thi vào trường mầm non đi nhé. Các cháu học hết lớp 12 rồi thì cũng đừng hi vọng nhiều là các cháu nhớ được Việt Nam có bao nhiêu triều đại, triều đại nhà Nguyễn trải qua bao đời vua. Gần đây thì lại a dua theo hiệu ứng GS NBC mà đề xướng phong trào lọ phong trào chai, đành rằng khuyến khích sự học nhưng có chủ quan duy ý chí không hay lại chém gió vèo vèo cho xôm tụ.
PL xin phép không nói chi tiết vì đây là diễn đàn lý số không phải diễn đàn chính trị.
Đầu trang

TNHP
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 21:56, 26/08/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi TNHP »

@Nhatminh8: Bạn ah! Sở dĩ tui phải đưa ra cái phép tính đơn giản kia là vì có những người như bạn đem 1 nhà khoa học đạt giải Field đi so sánh với bầu Đức. Tôi dám cá cược với bạn rằng nếu VN có 100 bầu Đức thì VN vẫn trong bảng xếp hạng top 50 nước nghèo. Nhưng nếu VN có 100 Ngô Bảo Châu VN sẽ trong top 50 nước giàu. Bạn có dám cá cược với tui ko?

Tui thiển cận nên tui luôn đặt ra những phép tính đơn giản nhất, tính đc cái lợi trước mắt và lợi lâu dài, lợi nào lớn hơn tui chọn. Còn bạn uyên bác nên mới đi đem nhà khoa học so với 1 thương gia...haha...
Đầu trang

TNHP
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 21:56, 26/08/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi TNHP »

@Nhậtminh: Mà tui dám chắc bạn còn ko biết lý do tại sao Ngô Bảo Châu đạt giải Field, bạn tự hỏi lại xem mình đã có khái niệm sơ khai nào về "Bổ đề cơ bản" chưa?

Bạn có biết hôm nay tui với bạn gặp nhau trên ko gian ảo này là nhờ cái gì ko? Những thuật toán từ đâu ra? Ăn quả thì phải nhớ kẻ trồng cây, thấy cây trái dễ dàng hái ăn quá lại đâm ra hư.

Tui cũng nói cho bạn biết là GDP của hơn 80 triệu dân VN chỉ bằng doanh số của Microsoft, mà Microsoft nó lấy tiền thiên hạ chỉ bằng những thuật toán đó.

May là bạn còn ở VN, chứ bạn ra khỏi biên giới mà với cái tư tưởng này thì phải cần mấy Ngô Bảo Châu để mà thay đổi hình ảnh người Việt nam trong mắt bè bạn quốc tế.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
PhucLong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 399
Tham gia: 09:49, 04/01/10
Đến từ: 2 vạn dặm dưới đáy biển

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi PhucLong »

TNHP đã viết:@Nhatminh8: Bạn ah! Sở dĩ tui phải đưa ra cái phép tính đơn giản kia là vì có những người như bạn đem 1 nhà khoa học đạt giải Field đi so sánh với bầu Đức. Tôi dám cá cược với bạn rằng nếu VN có 100 bầu Đức thì VN vẫn trong bảng xếp hạng top 50 nước nghèo. Nhưng nếu VN có 100 Ngô Bảo Châu VN sẽ trong top 50 nước giàu. Bạn có dám cá cược với tui ko?

Tui thiển cận nên tui luôn đặt ra những phép tính đơn giản nhất, tính đc cái lợi trước mắt và lợi lâu dài, lợi nào lớn hơn tui chọn. Còn bạn uyên bác nên mới đi đem nhà khoa học so với 1 thương gia...haha...
nhatminh8 đã viết:Ở đây chúng ta không đặt phép so sánh vì mọi so sánh đều là khấp khiểng cái mà chúng ta cần quan tâm là hướng đi nào cho Việt nam trong tương lai, nên đầu tư vào đâu để có thể giúp Việt nam phát triển bền vững. Chứ đừng làm theo phong trào, chỉ biết hô hào rồi sau đâu lại vào đó, mà nguy hiểm hơn là nếu định hướng sai cho lớp trẻ sẻ giết chết cả một thế hệ.
Được cảm ơn bởi: nhatminh8
Đầu trang

TNHP
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 21:56, 26/08/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi TNHP »

@nhatminh8: Tôi dám cá cược với bạn rằng nếu VN có 100 bầu Đức thì VN vẫn trong bảng xếp hạng top 50 nước nghèo. Nhưng nếu VN có 100 Ngô Bảo Châu VN sẽ trong top 50 nước giàu. Bạn có dám cá cược với tui ko?

Vậy bạn muốn ở trong top 50 nước nghèo, hở 1 chút là giơ tay xin viện trợ, có bao nhiu tài nguyên thiên nhiên thì xơi sạch sành sanh, ko khéo sau này con cháu bạn nghe nhắc đến rừng lại tưởng trong câu chuyện cổ tích. Hay bạn muốn ở trong top 50 nước giàu, hàng năm vinh danh những nhà khoa học hàng đầu thế giới và vinh danh những nghệ sỹ đã thực sự sáng tạo ra cái đẹp cho đời?

Đúng là "giấc mơ con đè nát cuộc đời con", thế nên mãi cứ đi loanh quanh ko thể ra biển lớn được là phải.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

TNHP đã viết:@nhatminh8: Tôi dám cá cược với bạn rằng nếu VN có 100 bầu Đức thì VN vẫn trong bảng xếp hạng top 50 nước nghèo. Nhưng nếu VN có 100 Ngô Bảo Châu VN sẽ trong top 50 nước giàu. Bạn có dám cá cược với tui ko?

Vậy bạn muốn ở trong top 50 nước nghèo, hở 1 chút là giơ tay xin viện trợ, có bao nhiu tài nguyên thiên nhiên thì xơi sạch sành sanh, ko khéo sau này con cháu bạn nghe nhắc đến rừng lại tưởng trong câu chuyện cổ tích. Hay bạn muốn ở trong top 50 nước giàu, hàng năm vinh danh những nhà khoa học hàng đầu thế giới và vinh danh những nghệ sỹ đã thực sự sáng tạo ra cái đẹp cho đời?

Đúng là "giấc mơ con đè nát cuộc đời con", thế nên mãi cứ đi loanh quanh ko thể ra biển lớn được là phải.





Đúng bạn nói đúng! tại sao chúng ta còn giơ tay xin viện trở? tại sao chúng ta lại bán hết tài nguyên? vì chúng ta đã và đang giáo dục thế hệ con em chúng ta sai lệch? không ai lại đi dạy đất nước ta rừng vàng biển bạc, khoáng sản dồi giào? vì như vậy vô tình nói rằng chúng ta giàu lắm cứ bán đi củng đủ ăn rồi, rồi dân tộc ta đánh bại bao đế quốc, có nhiều anh hùng làngười thông minh nhất, can đảm nhất....và chúng ta cứ sống vọng tưởng với quá khứ. cho nên hãy dạy cho con em chúng ta biết rỏ rằng chúng ta còn nghèo lắm, tài nguyên khoảng sản thì hạn hẹp, không có con đường nào khác là phải tự thân vận động, phải lao đông thực sự mới mong thoát ngèo? và chính nhờ giáo dục con em như vậy mà nhật bản đã trở thành cường quốc kinh tế! Còn về khoa học quan trọng lắm chứ như thực tế hiện nay chúng ta có đủ nhân lực vật lực để thực hiên cái này hay chưa và nên chăng phải hình thành cái nào trước toán học hay vật lý hay hoá học hay sinh học...? phải củ thể nó ra cái gì lợi cái gì hại cái gì là nhân tố uqyết định chứ không thể gào suông vậy được . Nghe nó hô hào hình thức lắm!
Đầu trang

TNHP
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 21:56, 26/08/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi TNHP »

@nhatminh8: Ơ hay cái pác này, tui có đi gào suông cái gì đâu, tui chỉ tính cái nào lợi hơn tui theo, vấn đề thế nào là Lợi lại tùy thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người. Pác nhớ bài vè Thằng Bờm có cái quạt mo ko? Với thằng Bờm thì chỉ cần cục xôi là okie, là happy, là sự lựa chọn sáng suốt... Còn với thằng Mỹ thì nó chọn IT, chọn Nasa, chọn Ngô Bảo Châu... đại loại thế.

Còn tui ko bàn về giáo dục và chính trị nha, mỗi người có 1 cuộc đời nên hãy tự chịu trách nhiệm vè cuộc đời mình và cuộc đời của những người thân của mình. 1 con người sinh ra ko thể phó thác toàn bộ cho trường lớp mà còn có nhìu thiết chế khác cùng tham gia vào việc dạy dỗ 1 con người.

Túm lại là thế này, gốc cỏ lau thì ko thể mọc cây cổ thụ đc, nên cỏ lau thì ngàn đời vẫn là cỏ lau, muốn có cổ thụ thì phải ươm mầm gốc cổ thụ. Tui thấy sự việc hết sức đơn giản thế, mà thiên nhiên cũng chứng minh thế rồi. Còn pác có phép thuật gì để làm cho gốc cỏ lau mộc lên cây cổ thụ thì xin mời pác ra tay cho bọn tui đc nhờ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

TNHP đã viết:@nhatminh8: Ơ hay cái pác này, tui có đi gào suông cái gì đâu, tui chỉ tính cái nào lợi hơn tui theo, vấn đề thế nào là Lợi lại tùy thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người. Pác nhớ bài vè Thằng Bờm có cái quạt mo ko? Với thằng Bờm thì chỉ cần cục xôi là okie, là happy, là sự lựa chọn sáng suốt... Còn với thằng Mỹ thì nó chọn IT, chọn Nasa, chọn Ngô Bảo Châu... đại loại thế.

Còn tui ko bàn về giáo dục và chính trị nha, mỗi người có 1 cuộc đời nên hãy tự chịu trách nhiệm vè cuộc đời mình và cuộc đời của những người thân của mình. 1 con người sinh ra ko thể phó thác toàn bộ cho trường lớp mà còn có nhìu thiết chế khác cùng tham gia vào việc dạy dỗ 1 con người.

Túm lại là thế này, gốc cỏ lau thì ko thể mọc cây cổ thụ đc, nên cỏ lau thì ngàn đời vẫn là cỏ lau, muốn có cổ thụ thì phải ươm mầm gốc cổ thụ. Tui thấy sự việc hết sức đơn giản thế, mà thiên nhiên cũng chứng minh thế rồi. Còn pác có phép thuật gì để làm cho gốc cỏ lau mộc lên cây cổ thụ thì xin mời pác ra tay cho bọn tui đc nhờ...




rồi nó sẻ chọn cậu! ha ha ha. cậu hợp với nước mỹ lắm!
Đầu trang

TNHP
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 21:56, 26/08/10

TL: Giáo sư và doanh nhân cần ai hơn?

Gửi bài gửi bởi TNHP »

@nhatminh8: Tui hợp với ai là chuyện riêng của cá nhân tui còn thằng Mẽo nó chọn ai là việc đại sự của nó. Tui thấy nó ko liên quan gì đến câu chuyện chúng ta đang bàn cả.

Tui cũng tự thấy tui còn thiển cận, "kiến thức chỉ đang còn ở mức độ góp nhặt chứ bản thân chưa có hiểu biết sâu sắc về các sự vật hiện tượng" nên tui cứ thấy gì lợi hơn là tui nhào vô, cái gì làm cho tui đc khai trí, mở mang đầu óc là tui theo.
Đầu trang

Trả lời bài viết