Loạn loạn rồi anh Thộn ơi. Tử vi như võ học. Anh kết hợp các môn quyền pháp khác nhau. Anh leng keng rồi.Whitebear1 đã viết:5-Tồn tại điểm gì chung, hoặc một lý thuyết nào sâu hơn đứng đằng sau:
+Lý thuyết Phan Tử Ngư về bát tự luận đoán tuần hoàn ở mức độ Thần sát.
+Lý thuyết Longnguyenquang về xem vận và tương ứng ngày-năm.
+Lý thuyết xem nguyệt vận của Thiên Lương.
+Lý thuyết sử dụng vị trí lộc vị của CAN NGÀY để khán vận của NV Hoạt.
+Lý thuyết Thiên niên của Hà Uyên.
Bốn cánh chim trời đối ứng đôi
Hóa đến lại đi hóa vậy thôi
Thiên niên hóa nhập miền quá khứ
Địa niên hóa xuất báo tương lai
Lấy cung làm dụng sao làm thể
Tiến lui xa gần bởi nhân niên !
Góc riêng của tutruongdado
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 159
- Tham gia: 12:36, 15/01/10
TL: Góc riêng của tutruongdado
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 159
- Tham gia: 12:36, 15/01/10
TL: Góc riêng của tutruongdado
Đem bắc phái hỏi đứa học nam phái đúng là làm khó nhau.Whitebear1 đã viết:2-Tuổi Canh, vậy cung Canh Thìn có quan hệ gì với chú mày?
Cụ thể, cung có can trùng với can tuổi.
Khổ thân em nó.
Cứ để cho em nó học nhuyễn Nam Phái đi bố ạ. Như MINHMINH í hay kim hạc... cần gì quan tâm lý thuyết bắc phái.
Bắc phái coi cung có can trùng can năm sinh là cung có khả năng chi phối mạnh tứ hoá năm sinh.
oe oe đúng chưa anh Thộn. có gì anh bổ sung giúp em. Nhân thể em xin anh cho em làm học trò Trung châu của anh.
- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Góc riêng của tutruongdado
Hehe, em nghe qua cũng biết kiến thức tứ hóa Bắc Phái rồi, cơ mà không quan tâm làm gì cho mệt
. Thay vì để ý can của cung ảnh hưởng, lưu hóa thế nào với mình, em lại để ý cái can, chi suy ra cục của cung đó. Chơ mà mặc kệ, giờ không phải lúc nghiên cứu, đang bận nhiều việc 


-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 23
- Tham gia: 00:12, 27/03/13
- Whitebear1
- Lục đẳng
- Bài viết: 2959
- Tham gia: 06:28, 09/03/11
- Liên hệ:
TL: Góc riêng của tutruongdado
Việc nhận thấy sử dụng Ngũ Hành Nạp Âm của các cung để luận đoán, chứng tỏ hiểu biết cốt lõi của Tử Vi Đẩu Số.
7-Ta có thể nói gì, khi so sánh tương tác về cục của cung mệnh, cục của cung thân và cục của cung Thiên Di.
7-Ta có thể nói gì, khi so sánh tương tác về cục của cung mệnh, cục của cung thân và cục của cung Thiên Di.
- Whitebear1
- Lục đẳng
- Bài viết: 2959
- Tham gia: 06:28, 09/03/11
- Liên hệ:
TL: Góc riêng của tutruongdado
Việc nhận thấy sử dụng Ngũ Hành Nạp Âm của các cung để luận đoán, chứng tỏ hiểu biết khá cốt lõi của Tử Vi Đẩu Số.
7-Ta có thể nói gì, khi so sánh tương tác về cục của cung mệnh, cục của cung thân và cục của cung Thiên Di.
8-Có sử dụng ngũ hành nạp âm của Nguyệt lệnh hay không?
7-Ta có thể nói gì, khi so sánh tương tác về cục của cung mệnh, cục của cung thân và cục của cung Thiên Di.
8-Có sử dụng ngũ hành nạp âm của Nguyệt lệnh hay không?
- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Góc riêng của tutruongdado
Haizz. Bác cai tử vi rồi mà, cứ vào đây vặn em mà làm gì. Những cái này nếu có biết thì em cũng có tiện đánh máy lên đây hay không nữa chứ 

- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Góc riêng của tutruongdado
Chúa Trời .... và bệnh lười.
Nghe thì chẳng liên quan gì đến nhau. Vâng, tôi là 1 thằng lười, và đang cố gắng cặm cụi đánh máy mấy dòng này cho các bạn. Nhưng toàn bộ cái bài viết này, chẳng nêu ra được cách nào hiệu quả để chữa trị cái bệnh (mà cũng chẳng phải là bệnh) này. Nên nếu ai đó hi vọng đọc mấy lời chém gió mà chăm chỉ hơn, thì đập tan cái hi vọng đó sớm đi.Tôi lười, phải rồi. Và chắc cũng có rất, rất nhiều bạn giống như tôi. Không tập trung nổi vào việc gì 1 thời gian dài, làm việc thiếu hiệu quả, phân chia thời gian không hợp lý, không tự rèn dũa được bản thân, khả năng tự học, tự làm kém, cứ phải có người khác đe nẹt, dọa thì mới làm được. Thật đáng sợ, căn bệnh này đang ngày ngày lan rộng ra, và giới trẻ có vẻ càng ngày càng lười hơn.
Tôi từng tự hỏi mình rất nhiều lần, tại sao mình lại lười thế. Mặc dù trong cuộc đời đã có những sự kiện, những điểm nhấn rất lớn, mà đáng lý ra, nhờ những sự kiện đó, mình sẽ phải thay đổi, phải chăm chỉ, cần cù hơn. Nhưng lạ thay, tôi vẫn lười, lười như trước và thậm chí có dấu hiệu lười hơn. Mặc dù lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian, cảm thấy căng thẳng, nhưng vẫn cứ lười.
Lười đến mức, cứ ngồi vào bàn, là loay hoay mãi mới vào việc chính được, vào việc chính cũng chỉ tập trung được tí chút, rồi làm việc nọ việc kia. Ngồi 1 thời gian dài chút thôi là thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng. Và cần nghỉ ngơi.
Ngày xưa, tôi thậm chí từng tự hào về bệnh lười của mình, tự hào rằng, mình lười, mình học ít nhưng vẫn giỏi, vẫn có thành tích. Còn nhớ rằng, năm cấp 2 đi học nghe những đứa bạn kể chuyện đêm học đến 12h, có đêm thức trắng mà mình ngạc nhiên đến không tin nổi. Và còn cười tự sướng nữa. Sau này mới nhận ra, thật là sai lầm khi nghĩ như thế, thật ngu ngốc khi tự sướng vì mình lười. Tai hại hơn, tôi thấy rất nhiều vị phụ huynh tự hào rằng : “con tôi nó thông minh đó cô giáo ạ, chẳng qua nó lười thôi”. “Con tôi nó nhanh lắm, nếu nó mà chăm chắc thi này thi nọ rồi, mỗi tội nó lười quá.”
Ôi trời, cha mẹ như thế thì hỏi sao con kém mãi vẫn kém. Vì cho dù có đầu óc thần đồng, mà không có sự cần cù, chăm chỉ thì chẳng thể làm cái gì ra hồn được. Chẳng có vị tiến sĩ, giáo sư hay người nổi tiếng nào mà lại lười nhác cả, ai cũng khổ luyện, cần cù.
Một thông tin đáng báo động là Năng suất lao động của Việt Nam đang thuộc hàng đáy của khu vực, thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần... Nguyên nhân lớn là do lười chứ do đâu. Thế hệ của chúng ta hiện tại là thế hệ lười nhác. Và thế hệ tương lai sẽ như thế nào đây….
Trở về với câu hỏi mà tôi lâu nay vẫn kiếm tìm câu trả lời. Tại sao tôi lười. Tại sao tôi không thể chăm lên được??????
Phải đến khi làm quen với môn Phân Tâm Học tôi mới vỡ lẽ ra. À, lười cũng có nguyên nhân của nó, và chữa lười khó lắm. Khó ngang lên trời.
Các bạn vẫn đang đọc đó chứ?. Tốt, tôi có tật nói dông nói dài, nói loanh quanh mãi mới vào vấn đề chính. Vậy cốt lõi của vấn đề là gì.
Theo Phân Tâm Học, hệ thống tâm lý của con người được chia làm 3 phần, vô thức, tiềm thức và ý thức. Mỗi hành động của chúng ta đều bị tác động bởi 3 phần này. Ở đây chỉ bàn kĩ về Vô Thức mà thôi.
Vô thức là gì, là những ham muốn “mang tính bản năng” của mỗi con người. Những ham muốn này vì những điều kiện xã hội, rào cản đạo đức mà ít nhiều bị kiềm chế. Ví dụ: tôi thích gái đẹp, đó là ham muốn mang tính bản năng, bản năng duy trì nòi giống. Nó mãnh liệt lắm. Những thích trong đầu vậy thôi, chứ chẳng dám làm gì cả, lơ mơ là đi tù liền à. Chưa kể người đời chia bai, bôi xấu.
Vô thức, nằm ở tầng dưới cùng, khó có thể nhận biết và vô tình chi phối rất nhiều hành động của con người.
Còn ý thức là những gì chúng ta tiếp nhận trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ học toán, chúng ta biết nó khó. Người lớn bảo phải vào ĐH mới có tương lai, thế là cố vào ĐH. Đó chính là ý thức.
Theo bác sĩ Freud, còn 1 vấn đề lớn khác nữa. Đó là Ý niệm gốc. Tức là những thứ bị gieo vào Vô Thức, tuy không mang tính “ham muốn bản năng”. Nhưng khi lớn lên, nó cũng chi phối con người.
Hà hà, đọc đến đây có vẻ các bạn bắt đầu rối loạn rồi. Một số bạn có vẻ bắt đầu chán. Nhưng các bạn cố gắng đọc tiếp, tôi nghĩ là bí mật sắp sáng tỏ rồi.
Trở lại với tiêu đề, “Chúa trời… và bệnh lười”. Trong số các bạn, có ai theo đạo Thiên Chúa không. Chắc cũng có nhiều. Những người theo đạo Thiên Chúa từ nhỏ, nhỏ tí, lúc mà họ còn chưa phân biệt được Vô Thức và Ý Thức, họ đã được dạy rằng: Chúa Trời là đấng tối cao, Chúa Trời là có thật, chúng con tin vào Chúa. Vâng, và những ý niệm đó được gieo vào đầu con trẻ từ lúc nhỏ, nó hình thành Ý niệm gốc trong đầu những đứa trẻ, và tác động cũng chẳng khác gì Vô Thức cả.
Đến nỗi sau này những đứa trẻ lớn lên, đứa thì làm bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học, tất thảy đều biết Chúa Trời là không có thật, nhưng những Ý niệm gieo vào từ lúc còn bé thơ lớn đến mức, mỗi khi nghĩ đến chuyện đó, là họ cảm thấy khó chịu, họ không muốn tin. Và họ vẫn cầu nguyện, vẫn tin vào chúa, vẫn tin vào sự phù hộ của Chúa dành cho họ.
Và có lẽ, bệnh lười của tôi cũng vậy thôi các bạn ạ. Tôi lười vì sao?. Đơn giản thôi, vì tôi lười, lười từ bé, từ lúc bé tí ti, chẳng ai dạy tôi cách chăm chỉ, chẳng ai nói với tôi: lười là không tốt. Và xã hội cũng chỉ lên án những người lười mà thành tích kém cỏi, chứ chẳng ai lên án, trêu chọc những người lười mà vẫn có thành tích tốt. Lạ thật, đáng ra họ nên trêu tôi cho tôi biết thẹn mà chăm lên chứ.
Phải nói, mẹ tôi là 1 người mẹ tuyệt vời. Mẹ chăm lo cho tôi từng li từng tý, miếng ăn giấc ngủ, cố gắng làm mọi thứ để tôi học tập tốt. Nhưng có lẽ mẹ không biết 1 việc quan trọng. Mẹ dạy tôi làm toán sớm, dạy tôi nhiều thứ, nhưng lại chẳng dạy tôi cách chăm chỉ nhưng mẹ từng chăm chỉ, cần cù.
Việc của tôi chỉ là hằng ngày đến lớp, cô bảo gì làm cái đó. Về nhà, cô giao bài tập gì làm bài tập đó, làm xong là đi ngủ. Ừ, thì đáng ra với trẻ em thì chỉ cần thế là đủ. Nhưng tôi nghĩ, nó là khởi đầu của sự tệ hại về sau. Tức là, ngoài những gì thầy cô giao, tôi chẳng làm gì khác cả.
Ngủ sớm dường như thành thói quen của tôi, suốt từ cấp 1, cấp 2 cho đến cấp 3. Và làm đủ bài tập về nhà cũng thành thói quen như vậy. Trong đầu tôi có lẽ đã hình thành 2 ý niệm gốc: 1 là, phải hoàn thành bài tập về nhà, không là sẽ có chuyện lớn. Thật sự, lúc nào tôi cũng cố hoàn thành, không hoàn thành là tôi khó chịu lắm. Và 2 là, hoàn thành rồi thì có thể chơi. Được phép lười, được phép ngủ.
Ý niệm từ nhỏ như thế, đến tận bây giờ, nên cái việc tự học đối với tôi, nó luôn là 1 áp lực lớn, 1 cái gì đó cực kì khó khăn. Các bạn biết rồi đó, việc chống lại bản năng nó khó như thế nào. Ai dám cản bạn không được phép thích 1 cô gái đẹp (chống lại bản năng duy trì nòi giống). Hoặc tự tử cũng là điều cực khó (chống lại bản năng sinh tồn).
Vậy nên, việc tự học đối với tôi, đôi khi ví von 1 chút, giống như việc cố gắng tự tử. Đầu óc luôn cố gắng chống lại, vì với cái bộ não của tôi, việc tự học, việc làm thêm bài tập ngoài những bài thầy cô giao, là cái gì đó rất nguy hiểm, đáng lên án, không cần thiết và không nên.
Thế hệ trước vì sao chăm hơn thế hệ chúng ta. Sinh viên nông thôn mà có điều kiện học ĐH tại sao lại thường chăm hơn sinh viên thành phố. Vì đơn giản, họ không được dạy thêm học thêm nhiều, họ phải tự lực rất nhiều, tự lực, tự học từ nhỏ đến lớn, từ lúc bé tí ti, chưa phân biệt được vô thức và ý thức. Ý niệm của họ là phải học, học. Nên đối với những người này, khi lười nhác, họ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
Trẻ em Mỹ và các nước Phương Tây, họ cũng được dạy cách tự học, tự tìm tòi nghiên cứu từ khi còn rất nhỏ. Vì thế đối với họ, chuyện được tự học, tự tìm tòi nghiên cứu là chuyện dễ dàng, họ làm 1 cách thoải mái, không nặng nề. Chứ không như ở VN, đôi khi việc học chăm là do áp lực từ gia đình, áp lực kinh tế và áp lực tương lai đè nặng.
Tất nhiên, không thể phủ nhận 1 điểm quan trọng khác, đó là gen từ khi sinh ra. Cũng có gen chăm và gen lười. Người có gen chăm thì sinh ra họ đã chăm. Chăm như vô thức, như bản năng sẵn có. Còn người có gen lười, nếu không được uốn nắn sớm, thì lười thành thói quen tệ hại.
Vậy là, tôi đã tìm hiểu được nguyên nhân mình lười. Các bạn đọc xong có đồng tình với tôi không. Việc chữa bệnh lười, đôi khi cũng khó như người theo đạo Thiên Chúa không tin vào Chúa nữa, cũng khó như việc cố gắng Tự Tử vậy.
Chữa bệnh lười hiện tại chỉ có cách áp đặt, áp những quy củ, phải dựa vào người khác đe dọa, rèn cho mình thôi. Chứ để tự người lười rèn dũa cho chăm lên, khó lắm. Nó như là bản năng rồi. Bởi vì mỗi khi họ cố gắng chăm chỉ, như 1 việc chống lại bản năng, thì bộ não sẽ phản ứng lại. Não sẽ căng thẳng, sẽ đau đầu, sẽ mệt mỏi, đôi khi là buồn ngủ, mà khuyến khích chúng ta nên nghỉ ngơi.
Tôi thì có lẽ, phải cố kiếm vợ sớm, để vợ giúp tôi chăm chỉ hơn thôi. Chứ cứ lười thế này thật là nguy hiểm. Và sau này, sẽ rút kinh nghiệm từ đời cha, mà tìm cách nuôi dạy con cái thật tốt, thật hợp lý. Để con mình không đi vào vết xe đổ của người cha nữa.
Còn các bạn, nếu đồng tình với tôi, nếu thấy quan điểm của tôi hợp lý, thì hãy share bài viết này, dù không thay đổi được thế hệ này, thì sẽ góp phần thay đổi thế hệ tương lai tốt hơn, chăm chỉ cần cù hơn, mạnh mẽ hơn. Không những trị bệnh lười mà còn trị nhiều bệnh ăn sâu vào vô thức khác nữa.
Vì tương lai con em chúng ta.
Vì con trai con gái yêu quý của bố. Bố yêu các con.
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 46
- Tham gia: 18:59, 26/12/12
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 13
- Tham gia: 23:47, 24/11/12