Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Giác thư Budapest hay bản ghi nhớ Budapest là giác thư được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1994 tại Budapest trong khuôn khổ hội nghị của tổ chức OSCE. Kết quả là từ năm 1994 đến 1996, Belarus, Kazakhstan và Ukraina đã từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ để đổi lấy sự cam kết bảo hộ .
Cho đến thời điểm đó, Ukraine có kho kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba, trong đó Ukraina có quyền kiểm soát thực tế, nhưng không hoạt động. Một mình Nga kiểm soát các mã cần thiết để vận hành vũ khí hạt nhân thông qua các liên kết hành động cho phép điện tử do Nga kiểm soát và hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Nga

Tổng thống Zelensky nhấn mạnh những "thất bại của Bản ghi nhớ Budapest". Theo thỏa thuận năm 1994, Ukraine tự nguyện giao nộp kho vũ khí hạt nhân của mình để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.
Tuy nhiên điều này đang dần bị sai lệch
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân bên trong Ukraine hiện nay

Lực lượng dân tộc cực đoan ở Ukraine đặc biệt bất mãn với việc nước này từ bỏ vị thế sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhiều tuyên bố của họ chứa đựng các cụm từ kêu gọi khôi phục kho vũ khí hạt nhân cho Ukraine.

Tuyên bố cương lĩnh của tổ chức "Người yêu nước Ukraine" đề cập đáng kể việc phục hồi vũ khí hạt nhân. Tổ chức này được lập ra vào năm 2014.

Năm 2009, "Hội đồng khu vực Ternopil" yêu cầu lãnh đạo nhà nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội Ukraine giai đoạn đó chấm dứt Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 (về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân) và khôi phục lại vị thế hạt nhân của Ukraine.

Mong muốn của Ukraine về sở hữu vũ khí hạt nhân gia tăng đặc biệt sau tháng 2/2014. Tháng 3 năm đó, trả lời phỏng vấn của báo USA Today, nghị sĩ Ukraine Pavel Rizanenko đã gọi việc Ukraine gia nhập "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" là một "sai lầm lớn". Sau đó vài ngày, đại diện của đảng Batkivshchyna đệ trình dự luật về rút khỏi hiệp ước nói trên.

Tháng 9/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geletey cũng bày tỏ mong muốn phát triển vũ khí hạt nhân.

Tháng 12/2018, cựu Đại diện của phái đoàn Ukraine tại NATO, tướng Pyotr Garashchuk, tuyên bố Ukraine có khả năng thực sự tạo ra vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Năm 2019, Aleksandr Turchinov gọi việc Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân là "sai lầm lịch sử".

Tháng 4/2021, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrey Melnik tuyên bố rằng nếu phương Tây không giúp đỡ Ukraine đối đầu với Nga thì Ukraine sẽ phát động chương trình hạt nhân của mình và tự chế tạo bom hạt nhân.

Vào ngày 19/2/2022, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố tại Hội nghị an ninh Munich rằng Ukraine có quyền từ bỏ Bản ghi nhớ Budapest 1994.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Khả năng kỹ thuật chế tạo bom hạt nhân của Ukraine .

Ukraine thực sự có khả năng đó. Làm giàu urani-235 đến mức tinh khiết cần thiết để tạo ra phản ứng dây chuyền là rất tốn kém do phải tạo ra các máy ly tâm tách các đồng vị. Nhưng bên cạnh phương pháp tách đồng vị như thế này, còn có công nghệ khác, như đã dùng để tạo ra quả bom nguyên tử thả xuống 2 thành phố Nhật Bản trong năm 1945.

Hơn nữa, ngoài bom urani còn có bom plutoni.

Các lò phản ứng breeder được sử dụng để tổng hợp nguyên tố hóa học này, thường sử dụng công nghệ lò phản ứng nước nặng. Các lò phản ứng nghiên cứu có năng lực sản xuất plutoni cấp độ vũ khí.

Hiện tại có một cơ sở nghiên cứu hạt nhân ở Viện Vật lý và Công nghệ Kharkov, và một lò phản ứng VVR-M thích hợp sản xuất plutoni tại Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraine ở Kiev.

Bên cạnh đó, Ukraine còn có năng lực kỹ thuật để tạo ra một vũ khí hạt nhân dựa trên urani-233 hơn là urani-235. Mỹ từng thử nghiệm một quả bom tương tự vào năm 1995, với sức công phá tương đương quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản.

Theo RT, có các dấu hiệu gián tiếp về việc Ukraine chuẩn bị cho cả phiên bản hạt nhân urani và plutoni sau năm 2014.

Vào năm 2021, Ukraine hoàn toàn cấm xuất khẩu sang Nga nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng (SNF). SNF là một nguồn cung cấp plutoni cấp độ vũ khí
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Đồn đoán về các lựa chọn hạt nhân của Ukraine tăng lên sau khi Tổng thống Volodymyr Zelensky vào ngày 17/10 vừa qua cho biết ông đã nói với ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà Trump vào tháng 9 rằng Kiev phải gia nhập NATO hoặc theo đuổi năng lực hạt nhân để bảo vệ đất nước.

Tổng thống Zelensky sau đó đã rút lại bình luận này, nói rằng Kiev không theo đuổi vũ khí hạt nhân và những phát biểu này được đưa ra nhằm nhấn mạnh những "thất bại của Bản ghi nhớ Budapest". Theo thỏa thuận năm 1994, Ukraine tự nguyện giao nộp kho vũ khí hạt nhân của mình để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.

Tuy nhiên đây hẳn là nhầm lẫn lời nói có mục đích .
Để khiến cả Nga và Phương Tây dè dặt trong mọi nước đi khi quyết định số phận Ukr , và ngầm hiểu rằng , Ukr vẫn còn con át chủ bài .

Trước đó, Tờ Times đưa tin vào ngày 13/11 rằng Ukraine có thể phát triển một quả bom hạt nhân thô sơ trong vòng vài tháng nếu viện trợ quân sự của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump chấm dứt, theo một tài liệu tóm tắt được chuẩn bị cho Bộ Quốc phòng Ukraine mà tờ báo này xem được.

Báo cáo tóm tắt cho rằng Ukraine có thể nhanh chóng chế tạo một thiết bị cơ bản sử dụng plutoni và công nghệ tương tự như quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Nagasaki (Nhật Bản) năm 1945.

Tài liệu viết rằng: "Việc tạo ra một quả bom nguyên tử đơn giản, như Mỹ đã làm trong Dự án Manhattan, sẽ không phải là nhiệm vụ khó khăn sau 80 năm".
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Ngày 21/11, Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo chiến lược siêu vượt âm thế hệ mới Oreshnik, có thể mang đầu đạn hạt nhân tập kích cơ sở sản xuất hàng không vũ trụ của Ukraine. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tên lửa chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân được sử dụng trên chiến trường.

Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau những thông tin từ phía Nga cho rằng Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và Storm Shadow do Anh viện trợ có tầm bắn 300 km để tấn công vào các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ của Nga.

Dù rằng mới chỉ nhắm các mục tiêu quân sự, nhưng những động thái cứng rắn từ cả hai bên, cùng với việc Nga điều chỉnh học thuyết hạt nhân sửa đổi, mở rộng khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong xung đột đang tạo nguy cơ đẩy cuộc xung đột quân sự giữa hai bên và là bước leo thang mới trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

"Thêm dầu vào lửa"

Cuộc xung đột Nga - Ukraine thêm nóng khi các nước phương Tây đều ra tín hiệu cam kết viện trợ nhiều hơn cho Ukraine.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte khẳng định: "Chúng tôi sẽ thảo luận về cách có thể giúp Ukraine chiếm ưu thế. Điều đó có nghĩa là cần viện trợ nhiều hơn, nhiều tiền hơn cung cấp cho họ".

Thủ tướng Anh Keir Starmer bày tỏ quan điểm: "Chúng tôi cần đảm bảo rằng Ukraine có những gì cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Nga".

Bản thân ông Trump dù dc nhiều dự đoán sẽ giúp Nga và Ukr chấm dứt xung đột .
Tuy nhiên chính ông Trump cũng đồng ý việc cho Ukr bắn tên lửa của Mỹ vào đất Nga .
Và nên nhớ rằng , ông Trump chưa bao giờ muốn nhượng bộ Nga .
Nên dù có cách hòa bình từ Trump , thì đó cũng là cách mà Nga khó lòng thỏa mãn để nhanh chóng chấp thuận .
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Trước sức ép từ phương Tây, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới, cho phép Nga dùng vũ khí hạt nhân tấn công một quốc gia không có vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh quốc gia thù địch nói trên được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn, thách thức toàn vẹn lãnh thổ của Nga.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố: "Chúng tôi tin rằng vũ khí hạt nhân trước hết là vũ khí để kiềm chế, ngăn chặn bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào".

Cũng trong tuần qua, Quốc hội Ukraine đã thông qua mức ngân sách quốc phòng kỷ lục là 54 tỷ USD, chiếm hơn một nửa ngân sách quốc gia năm 2025. Hạ viện Nga cũng thông qua ngân sách quốc phòng năm 2025 ở mức cao kỷ lục 13,5 nghìn tỷ Ruble (khoảng hơn 133 tỷ USD)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Người phát ngôn Điện Kremlin – Dmitry Peskov thông tin: "Tổng thống Nga thường xuyên nhắc lại rằng, ông đã sẵn sàng cho việc tiếp xúc và tiến hành các cuộc đàm phán. Tổng thống cũng đã nói rằng bất kỳ phương án nào để đóng băng cuộc xung đột này đều sẽ không thể chấp nhận được đối với chúng tôi. Điều quan trọng đối với chúng tôi là đạt được các mục tiêu của mình, mà mọi người đều biết rõ những mục tiêu này".

Giới chuyên gia cho rằng dù nguy cơ leo thang xung đột từ cả hai phía vẫn rất cao trong thời gian gần đây, nhưng đây là các hành động mang tính toán chính trị nhiều hơn.

Ông In Kelly (Đại học Northwestern, Mỹ) nhận định: "Đến tháng 2 tới là xung đột diễn ra 3 năm và tôi nghĩ đã có sự mệt mỏi với cuộc chiến này và có một mong đợi ở cả Mỹ và châu Âu về việc cần phải tiến hành các động thái ngoại giao. Nếu làm thế, cần phải đặt Ukraine vào vị thế mạnh hơn cả về quân sự và chiến thuật. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục hỗ trợ quân sự để chuẩn bị cho bất cứ giải pháp thương lượng nào".

Mấu chốt của vấn đề, theo giới quan sát, là cách Nga phản ứng trước các động thái tăng tốc hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nếu Nga đáp trả mạnh mẽ các động thái này, việc khởi động các đối thoại nhằm tìm giải pháp ngoại giao cho xung đột khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nắm quyền sẽ trở nên khó khăn hơn.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Nhóm ông Trump vạch kế hoạch chấm dứt xung đột Nga-Ukraine
Ngày 24-11, hạ nghị sĩ Mike Waltz - người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn làm Cố vấn An ninh Quốc gia, đã vạch ra chiến lược của chính quyền mới để giải quyết xung đột Nga-Ukraine.

Nói với đài Fox News, ông Waltz nhấn mạnh rằng ưu tiên chính của chính quyền mới sẽ là tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về một lệnh ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Ông Waltz nói rằng các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ ông Trump.

“Chúng ta cần giải quyết vấn đề này một cách có trách nhiệm. Cần khôi phục sự răn đe, lập lại hòa bình và chủ động kiểm soát tình hình leo thang thay vì chỉ chạy theo để đối phó” - ông Waltz nói.

Ông Waltz cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa các đồng minh châu Âu vào quá trình này.

“Tất cả các đồng minh và đối tác của chúng tôi cần tham gia quá trình này vì việc giải quyết xung đột sẽ đòi hỏi sự hợp tác quốc tế” - nhà lập pháp nói thêm.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6617
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Hiếp ước Budapest - và khả năng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Chưa phải "hạ thủ bất hoàn"
"Tôi có thể xác nhận rằng Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) thử nghiệm...", phó thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh loan báo trong cuộc họp báo trưa 21-11 (tức 2h sáng 22-11 giờ Việt Nam).

Bà Singh giải thích: "Bộ Quốc phòng mô tả tên lửa đạn đạo tầm trung này là "thử nghiệm" vì đây là lần đầu tiên một loại vũ khí như vậy được sử dụng trên chiến trường ở Ukraine". Bà Singh cho biết tên lửa được phóng này mang đầu đạn thông thường, song bà cũng cho biết loại tên lửa này cũng có thể được lắp các đầu đạn khác, thông thường hoặc hạt nhân.

"Đây là một loại năng lực sát thương mới được triển khai trên chiến trường - bà Singh nói - Điều đó chắc chắn là mối quan tâm đối với chúng tôi... Tôi không có đánh giá về tác động của nó ngay bây giờ, nhưng đó là điều mà, tất nhiên, chúng tôi quan tâm".

Có thể thấy tình hình rất căng thẳng. Song bà Singh có loan báo một chi tiết rất quan trọng: "Mỹ đã được thông báo trước, một cách ngắn gọn, trước vụ phóng, thông qua các kênh giảm thiểu rủi ro hạt nhân", bản tin của Bộ Quốc phòng Mỹ đề ngày 21-11 ghi lại.

Chi tiết "được thông báo trước" này, mà bà Singh thông tin là điều đã được ấn định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), theo đó "Nga phải thông báo cho Mỹ 48 giờ trước khi một tên lửa liên lục địa (ICBM) hoặc một tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm (SLBM) nhiên liệu rắn mới rời khỏi cơ sở sản xuất Votkinsk, và khi nó đến nơi đến, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát bằng các phương tiện nhà nước quốc gia, chẳng hạn như vệ tinh".

Tuy vào ngày 21-2-2023, phía Nga đã tuyên bố sẽ đình chỉ tham gia Hiệp ước New START, song một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga, thiếu tướng Yevgeny Ilyin, đã nói với Viện Duma quốc gia (Hạ viện Nga) rằng Nga sẽ tiếp tục tuân thủ các hạn chế đã thỏa thuận đối với hệ thống phân phối hạt nhân (tên lửa và máy bay ném bom chiến lược), cung cấp cho Washington các thông báo về việc triển khai hạt nhân để ngăn chặn báo động giả, điều này rất quan trọng để duy trì sự ổn định chiến lược, theo Hãng tin Reuters.

Các thông tin mới nhất trên từ phía phó thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép nghĩ rằng cuộc đôi co giữa hai bên Nga - Mỹ cũng chưa đến điểm "hạ thủ bất hoàn", không quay đầu lại được, và rằng vẫn còn những kênh liên lạc.
Đầu trang

Trả lời bài viết