huyền bí tâm linh

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

Ai có tin gì hay về chuyện lạ, bí ẩn, khả năng đặc biệt của con người vào đây cho mọi người cùng xem nhỉ;
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

Chuyện tưởng như không có thật--- Mà lại có thật.--Câu chuyện tôi kể sau đây--Các bạn cùng tham khảo ,Bình luận nhé .Nhiều khi có những sự việc ta biết, muốn nhận xét hoặc cho một lời khuyên. nhưng rồi lại ngại vì nghĩ nó thuộc về tâm linh. …”. (Anh tôi sinh ngày 15/12/1950, tôi còn một chị và một em gái. Năm 1954, bố tôi mất. Mấy năm sau, mẹ đi bước nữa thêm em trai và hai cô em gái. Năm 1968, gia đình tôi vẫn ở 174 phố Huế - Hai Bà Trưng - Hà Nội Thì anh đi bộ đội. Thư cuối anh gửi về đầu năm 1969 vì bí mật anh báo tin theo ẩn dụ ở một cốt truyện chỉ gia đình tôi biết anh là đặc công, là tiểu đội phó tốp 3 người, rồi bặt tin. Năm 1975 qua đi, gia đinh tôi mỏi mắt chờ không thấy anh về. Năm 1977, mẹ lên thành phố kêu mới được nhận giấy báo tử. Nay mẹ và em tôi ở 55A, ngõ 281 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. mọi sinh hoạt, hộ khẩu thì vẫn ở phường Ngô Thì Nhậm.).
Hôm sau hai chị em hăm hở đến gặp cô...
Dạo này trên ti vi, báo có nói về tìm mộ bằng ngoại cảm của cô Phan Thị Bính Hằng và những nhà ngoại cảm khác. Tôi lên mạng internet lần tìm địa chỉ, đọc được những câu chuyện cảm động… (Áp vong vào thân nhân tìm mộ liệt sĩ). Tôi thuyết phục mẹ tìm một nhà ngoại cảm có tên trong danh sách thử nghiệm của 3 cơ quan,(theo thông tin từ website: http://www.uia.edu.vn" target="_blank):
- Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng(uia)
- Viện khoa học hình sự ----Bộ công an
- Trung tâm bảo trợ văn hoá kỹ thuật truyền thống
Bởi lẽ anh tôi là liệt sĩ nên g/đ tôi cần các cấp chính quyền giúp đỡ về thủ tục hành chính giấy tờ…nếu tìm được, để trả lại quyền lợi tên tuổi mà anh đáng được hưởng. Gia đình tôi chọn Cậu Liên Tứ Kỳ, Hải Dương
Tôi, em trai cùng chị xuống Hải Dương. Đông quá….Cầm tờ giấy tên chị tôi không biết nộp cho ai, không ai nhận. Chờ đợi mất một ngày.
Hôm sau thứ 6 (16/4 âm) tôi nhờ em gái Cậu nộp hộ. Thứ 7, CN Cậu chỉ khám bệnh không tìm mộ.
Thứ hai chúng tôi vào sớm bằng ôtô nhà, 7g30 đã có mặt. Mỗi người 2 gói xôi 2 ngàn ăn sáng và trưa với 1chai lavi. Là ngày tìm mộ nhân dân nhưng chúng tôi không dám về sợ có thay đổi. Chiều tối đi xe ôm ra đường QL5 bắt xe buýt về Hà Nội. (Hàng ngày chúng tôi đi về như vậy).
Thứ ba, ngày tìm mộ LS. Nhìn bó giấy to Cậu cầm không biết có tên chị tôi hay không, tôi mua 1 tờ nữa điền tên tôi Nguyễn Thị Hồng tìm mộ LS. Đợi đến trưa mọi người ra ngoài tôi đặt lên bàn Cậu. Đầu giờ chiều không biết ai đã vứt xuống ghế dưới. Giờ Cậu làm việc tôi không rời mắt khỏi tờ giấy của mình. Đến cuối ngày, đợi Cậu đứng lên đi ra, tôi chạy nhanh vào cầm tờ giấy nhân lúc mọi người nhốn nháo đặt lên bó đơn L.S của Cậu. Một người trẻ tuổi trong nhà Cậu xếp bó lại mang lên gác. Nhìn tên mình nằm trong vòng dây đỏ tôi hồi hộp mừng.
Thứ tư,ngày tìm mộ nhân dân (tuỳ ý của Cậu). Chúng tôi vẫn chầu chực không dám về.
Thứ năm chúng tôi tin tưởng là được vì em tôi baỏ hôm nay kêu các quan nhà mình cùng đi trải tiền cầu đường cho các quan, đến nơi giở sôi ra ăn, em tôi mua xôi đỗ đen tôi không ăn_sợ đen (1) lại ngày nhân dân.
Thứ sáu tìm mộ LS ,em tôi bận định chiều vào. Đợi đến10g35 tiếng gọi tên tôi vang lên, tôi dạ liên tiếp rõ to, tim đập thùng thình chạy vào ngồi dưới, chị ngồi trên. Chưa nói gì Cậu đã hỏi: “Tìm bố hay tìm anh”. Hai chị em dồng thanh: “Tìm anh”. Cậu: “Tìm anh của chúng mình, vậy đã tìm những đâu rồi?”. Chị chối: “Chưa tìm đâu cả, đến đây là một”. Cậu: “Đã tìm 4 nơi rồi, nói thật tôi tìm cho không thì thôi”.
Chúng tôi đành khai thật là đã từng gọi hồn dưới Hải phòng, đã đến thầy Bẩy Kim Liên, đã xem thầy Hoằng Hàng Bột (vì mới quen nên chúng tôi gọi là thầy Hoằng). Cậu nói: “Cô Hoằng, nhà có 3 đường vào, gần nhà thờ…”;(sau này chúng tôi mới biết là đúng còn bấy giờ nghĩ là cậu nói sai).
Sau một hồi căn vặn, Cậu cũng vẽ cho chúng tôi 1 tấm bản đồ có những nhánh sông uốn lượn tụ nhánh những con đường đi về Tân Xuân, Hoóc Môn, Sài gòn, ngôi đền cổ, và những ngôi mộ...
Cậu nói: “Tìm khó khăn đấy, có đi không?”. Hai chị em không ai bảo ai cùng đồng thanh: “Đi bất cứ đâu”. Cậu bắt đầu nói để thu băng: “Đi bằng gì?”. “Bằng báy bay ạ!” (vì chúng tôi muốn tiết kiệm thời gian dồn cho việc tìm kiếm).
“Đi máy bay 9g – 1g đến nơi,hoặc đi 7g – 11g đến nơi. Đi tắc xi thẳng về Hooc Môn không cần qua Phú Nhuận xuống ấp 3 cuối xã Tân Xuân giáp nhánh sông ấy của sông chẩy ra Sài Gòn. Đơn vị này bị nó đánh bom , Đứng ở tại gia,hỏi ấp 3 vào hỏi bà Nghĩa và một bà nữa chính bà nuôi anh mình mấy ngày dưới hầm lên,nay trạc 73t. Một người nữa là du kích địa phương nay nghỉ già tại quê hơi lân lẫn tên chính là ông Bẩy Thành, hay thạch thường gọi Bỉ Hưng ông này biết chỗ chôn. Năm đó bị nó đánh bao vây, đánh quét làng. Đơn vị đấu súng, anh minh bị nó bắn toác mất một bên má, sau rồi phơi xác nửa ngày ,chiều tối đoàn cờ đỏ, còn gọi đoàn cộng hoà của địa phương kéo đi chôn gần dẫy tre trong xóm chếch ra. Đứng ở đấy mới nhận ra ,hỏi nhân chứng họ chỉ cho. ở đấy họ đã chuyển nhiều mộ ra nghĩa trang Tân Xuân còn gọi nghĩa trang Cây Dừa,nghĩa trang guộc.Mình vào đấy hỏi nhân chứng rồi gọi cho tôi,hỏi rồi gọi cho tôi, tôi chỉ cho. Cậu nói thêm: thông minh 3 ngày tìm ra”.
Nhận bản đồ và cuận băng chúng tôi cám ơn Cậu đi về.
Chị tôi bảo in ra 3 bản mỗi người giữ 1 bản, còn tôi muốn dịch chữ ghi đầu trang xem Cậu viết chữ gì?
Em tôi bảo: “Chị hâm à, chị phô tô nóng âm binh của Cậu chạy hết, mà chị cũng không cần biết chữ gì em thấy của ai Cậu cũng viết như thế”(2). Tôi giật mình suýt nữa thì sai lầm. Tối tôi tra cứu bản đồ trên mạng internet, in ra bản đồ chi tiết của huyện Hoóc Môn. Tôi nhận định xã Tân Xuân không có nhánh sông như Cậu vẽ, cuối xã nó nằm ở Đông Thạch, ấp 3. Hướng tây bắc bên kia sông là Củ Chi, đông bắc bên kia sông là xã Nhị Bình.
Chị tôi muốn trước khi đi, xuống cô Phương Hàm rồng ở Thanh hoá. Tôi và em không muốn vì sợ nhiễu thông tin. Tôi nói dối là đặt vé rồi thứ hai đi, ra cô Phương cũng rất đông, sợ nhỡ.
Chương trình đi chúng tôi cũng góp được nhiều thông tin, thí dụ mua sắm,lễ bái như thế nào, thủ tục trải tiền cầu đường.gạo muối dẫn đường.v.v..(3)
Mẹ tôi ra phường Ngô thì Nhậm xin giấy tờ, sau khi nghe mẹ trình bầy đi tìm mộ anh tôi bằng ngoại cảm...Thật ngoài sự mong đợi,họ niềm nở và hướng dẫn mẹ rất nhiệt tình. Vậy là xong phần giấy tờ.
Tôi nói với mẹ: “Mẹ báo cho tất cả mọi người trong gia đìng và họ hàng biết đi, để khi đó mỗi người giúp một việc”. Mẹ tôi bảo: “Để chắc chắn đã, mẹ sợ mọi người cười”;Tôi nói: “Mẹ phải tin là tìm được, mẹ hãy tin chúng con, chính quyền còn không cười mẹ, mình tìm mộ liệt sĩ, anh là niềm tự hào của gia đình mình. Con đọc trên mạng internet người ta còn gọi anh là vong linh của Tổ quốc. Tìm được hay không mọi người chỉ có thể chia sẻ cảm thông chứ không ai dám cười mẹ, hãy tin là tìm được. Hàng ngày, mẹ thắp hương kêu cho chúng con”. Mẹ nghe và báo cho tất cả mọi người.
(còn nữa)
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

(tiếp theo là cuộc hành trình đi tìm nhân chứng) : Thứ hai, 7g ba chị em tôi cất cánh, 9g30 xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Con gái chị tôi cùng chồng ra đón, chúng tôi đi vào đến ngã 3, xã Đông thạch nhìn đồng hồ đúng 11g như Cậu nói. Mọi người tản ra hỏi tin, trời nắng như đổ lửa. Tôi đi vào một ngả đường có cổng to dựng theo lối cổ nhìn biển nhà 2 bên đường đúng ấp 3. Đi khoảng 40m bên tay trái có một nghĩa trang nhỏ cuối có con đường nhỏ dẫn vào chùa. Tự nhiên thấy người gai lạnh như cảm, lâng lâng nhưng không mệt đầu vẫn tỉnh táo, tôi vẫn đi gặp một ông chạc trên 60t, hỏi: “Bác cho cháu hỏi nhà bà Nghĩa ở đâu ạ”. Ông nói: “Cứ đi đến gần cầu thì hỏi”. Đi một quãng nữa gặp một bà cũng chạc như vậy,tôi hỏi: “Má cho con hỏi nhà bà Nghĩa ở đâu ạ”.Bà nói: “đi đến gần câù có con đường nhỏ đi vào hỏi bà ba Nghĩa”. Tôi đi tiếp người cứ gai gai, lạnh lạnh. Chưa bao giờ tôi bị như vậy, tôi nghĩ chắc có vấn đề gì đây hay âm dẫn đường…Tự nhiên thấy trào lên sự háo hức, hăm hở. Nhìn thấy cầu và con đường nhỏ bên phải tôi rẽ ngay vào, đi khoảng 30m thấy bên phải có mấy ngôi mộ, đằng sau là 3 bụi tre to nằm cạnh ngôi nhà lá lụp sụp trong khu đất khoảng 1000m2, tôi nghĩ không lẽ anh ở đây, đi tiếp vào gõ cửa một nhà hỏi bà nghĩa họ chỉ nhà sát cầu. Ra ngoài, người đã hết gai lạnh tôi thấy bên phải là một khuôn viên du lịch tư nhân của ông Ba Nghĩa là công an làm việc từ năm 75 rồi ở luôn tại đây. Không phải bà Nghĩa tôi cần tìm. Quay ra nghiã trang có ngôi chùa, tôi vẫy mọi người mang đồ vào lễ, nói với em tôi: “hình như ở khu vực này”. Lễ xong tìm nhà nghỉ tại đây cho tiện việc tìm kiếm. Vì không biết nên chúng tôi ở tận ấp 5. Lúc quay vào hỏi thăm không ai biết bà Nghĩa và ông bẩy Thạch, toàn những người mới về sau năm 75 trở đi nhà cũng mọc lên san sát. Người ta nói ngày trước lác đác còn toàn đồi, cây, sông rạch. Ở đây nhà ai cũng rộng. Trong vườn ai cũng có vài ngôi mộ, trước cửa nhà nào cũng có cây hương. Chúng tôi tìm vào lễ cả chùa gần cầu Rạch gia, mé ngoài có ngôi đền cổ đóng cửa, đầu ấp 3. Dân ở đây rất tốt, nhất là cô bán hàng nước gần cầu cuối ấp 3 người đậm, xinh gái, nhiệt tình còn đèo chúng tôi đi đến nhà một bà rất già để chúng tôi hỏi chuyện. Bà lẫn nên không hỏi được gì. Chúng tôi hỏi thăm những người nhiều tuổi đến từng nhà nói chuyện.
Chuyện má Năm Long, má từng nuôi bộ đội nằm hầm mang theo đứa con nhỏ để che mắt bọn ngụy…
Chuyện ông Tư Cưng nhà gần cầu Rạch gia, phía bên kia cầu là địa đạo Củ chi, ông là một nhà cách mạng lão thành, từng nằm vùng và chiến đấu ở khu vực này. Nghe ông kể những cuộc chiến đấu mà cả hai bên cách nhau một con sông nó ví như “Nồi da, xáo thịt”…chết không kịp chôn, những thương binh phải bỏ lại, những câu chuyện rùng rợn, những hố chôn tập thể …
Tất cả cũng chỉ ở đây từ năm 70 (còn nữa )
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

(Tiếp theo- Hoang mang,bơ vơ ):Sáng hôm sau tôi nói về hiện tượng người gai lạnh mà tôi đã bị, chị tôi bảo: “ở đây nhiều ma quá thì bị chứ làm sao” nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi vào khu đó thẳng ra cầu, cuối đường ấp 3 đó là cầu Bà Mến đựơc xây dựng về sau, sang bên kia là xã Nhị Bình. Nhìn hai bên cầu,ngắm nghía địa hình, đoán già đoán non, em tôi bảo: “em cũng có linh cảm giống chị nhưng nó chỉ thoáng qua thôi”. Đi sâu vào trong gặp ai cũng hỏi, không tin tức gì.
Gần trưa, đứng trên cầu tôi gọi cho Cậu, Cậu trả lời nghe mơ hồ ,xa xăm: “Tìm đi, ở đâu ,tìm cho tôi”, rồi cúp máy. Tôi hoang mang, tâm trạng rối bời, hụt hẫng, như bị bỏ rơi. “Hay là Cậu quên chúng tôi rồi? hay là mình tìm chưa hết?...”, mọi người nhìn, tôi không dám nói gì chỉ lắc đầu. Lại tìm, bất cứ thông tin gì , ở đâu có người nhiều tuổi , các nghĩa trang liệt sĩ chúng tôi đều tìm đến....
Chúng tôi đến ngôi đền cổ mà Cậu vẽ trên sơ đồ, chụp ảnh. Đền có từ ngày xưa, bị phá mới được trùng tu cạnh cầu Rạch Gia. Thắp hương xong đi vòng ra sau đền trên đường nhìn thấy tờ 100 ngàn đồng, tôi bảo, chị nhặt lên. Sau đình có nhiều mộ, có 3 ngôi không tên, mong đó là anh. Thắp hương khấn vái, chúng tôi ước có hiện tượng gì xẩy ra. Chếch một chút là ngôi chùa tư nhân mà chúng tôi đã vào thắp hương hôm qua. Chị tôi nói muốn vào để dâng 100 ngàn nhặt được. Đợi lâu, tôi vào thấy chị đang khóc với một nhà sư trung niên. Thầy đảo mắt khi thấy tôi, chị giới thiệu: “là em”. Thầy nói: “được rồi tôi giúp cho, nếu có ở khu vực này thì sẽ tìm ra ngay”. Rồi thầy dẫn chúng tôi vào điện thờ 3 mẫu. Ra gọi em, tôi thấy nó có vẻ không bằng lòng và đi ra cửa, tôi vào thấy thầy dẫn một bà to béo ngồi vào ghế giữa 2 mẫu và hỏi thông tin. Chị đặt lễ 50 ngàn, khai tên tuổi anh tôi. Bà khấn, rồi sổ ra một tràng nghe lủng củng tôi đoán là tiếng Miên. Bà phán: “không thấy xác, không thấy hài cốt ở đất này, bây giờ phải làm lễ, làm mộ phao, mộ giả..”. Tai ù lên nghe loáng thoáng, tôi bỏ ra ngoài gặp em nhìn ánh mắt dò hỏi, tôi nói: “bà nói chẳng còn gì…”giọng nghẹn lại. Em tôi khóc rất to, nức nở, vừa nói vừa hướng về khu mộ vô danh, tôi nghe câu được câu chăng: “bà ấy phá không cho tìm anh, anh ở đâu..”.Chưa bao giờ tôi thấy đàn ông nào lại khóc to và khóc nhiều như vậy. Hai chị em cùng khóc, đưa cho nó gói giấy ăn tôi nghĩ: “vậy là nó thực tâm muốn đón anh tôi về”.Tôi nói với nó: “mình lên huyện đi, mặc kệ chị ấy, gặp cũng không nói gì, tự biết lỗi.”(Về sau tôi nghĩ đây cũng là một sự thử thách).
Tiếp chúng tôi trên xã là 2 chị trung niên, niềm nở hỏi han và khuyên đi sang Nhị Bình, qua cầu Bà Hồng, chị kể: “cầu bà Hồng có nhiều chuyện về các vong, nhất là buổi trưa không ai dám đi, chạm vào tường cũng không dám, rồi chuyện ông hàng xóm đi câu cá thấy có bóng người cứ trèo lên miệng hầm lại tụt xuống, đến gần không thấy gì. Tôi nghe không thấy sợ, buột miệng nói: “tội nghiệp người ta không siêu thoát được”, nghĩ đến anh mình nước mắt tôi trào ra. Sang Nhị Bình qua cầu Bà hồng theo hướng khác tìm ấp 3. Toàn bộ dân bên này là theo đạo nhà nào cũng thờ chúa. Hỏi thăm họ cũng nhanh nhâủ bắt chuyện. Nhưng hỏi đến người đã từng nuôi bộ đội thì họ cũng thật thà: “không có đâu, có thì cũng bắn bỏ…”. Chúng tôi thấy lạnh lẽo không có cảm giác gì, lại quay về ấp 3 Đông thạch. (Còn nữa )
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

(Tiếp theo---tìm nhân chứng theo sự điều khiển từ xa.) Lúc này là khoảng 3g chiều, đứng ở đầu ấp thảo sẵn 1 bài để gọi cho Cậu (vì hàng ngày Cậu làm việc có rất nhiều cuộc điện thoại ở khắp nơi gọi về, mình phải nói nhanh, đầy đủ thông tin, Cậu mới điều chỉnh toạ độ cho mình được.). Tôi đọc một lèo: “Lạy Cậu chúng con đang ở ấp 3 Đông Thạch, huyện Hoóc môn chúng con đã hỏi khắp nơi không ai biết bà Nghĩa ở đâu hay chết rồi, Cậu chỉ cho chúng con tiếp ạ!”.
Cậu nói: “Đi về hướng đông nam, gặp bà Loan hỏi cho tôi”. Tôi mừng rỡ, cảm giác bị bỏ rơi tan biến. Em tôi đang xoay la bàn định hướng thì có chị bán hành gần đấy vui vẻ nhận dẫn đường (vì chúng tôi bật loa điện thoại to nên chị cũng nghe được).
Hai vợ chồng chị Loan tiếp chúng tôi. Nhìn chị tôi nghĩ “không biết trẻ vậy thì giúp được gì đây”. Sau khi nghe chúng tôi nói chuyện chị bảo: “Tôi rất ngạc nhiên tại sao người ta lại biết tôi?”. Tôi nói: “Em cũng rất ngạc nhiên tại sao Cậu lại bảo gặp chị?”. Mời nước chúng tôi xong chị nói: “có thể là tôi phụ trách về dân số và phụ nữ mà người ta bảo gặp tôi chăng, hiện giờ thì tôi không nhớ bà Nghĩa nhưng ông Bẩy thạch thì tôi nghe rất quen”. Tiễn chúng tôi chị hứa sẽ tìm giúp rồi gọi điện cho.
Tranh thủ ra nghĩa trang Tân xuân xem danh sách liệt sĩ không có tên anh mình. Có rất nhiều mộ liệt sĩ vô danh. Chúng tôi thắp hương khấn vái cầu mong có một hiện tượng, một phép mầu. Không dám gọi điện cho Cậu bởi việc của chúng tôi Cậu cho trước sau vẫn là “Tìm nhân chứng”.
Hôm sau (thứ tư), chúng tôi đến gặp chị Loan nhưng chị đã đi họp trên xã nên lại vòng vèo đi tìm nơi nọ nơi kia. Từ khi vào toàn đi bằng xe ôm, biết chúng tôi ở nơi khác nên họ thường lấy đắt. Buổi trưa quay về cầu Bà Mến (chắc dân ở đây họ cũng ngạc nhiên lắm vì họ nhiệt tình chỉ cho chúng tôi đi đông, tây, nam, bắc, lúc sau lại thấy chúng tôi lếch thếch quay về). Mấy chị em ngẩn ngơ, rò rẫm từng gốc cây, từng bụi tre, đo đường chim bay, định hướng ngôi đền cổ, dòng sông, hướng chảy… Sang bên kia cầu chúng tôi thảo sẵn một bài, không dám đứng chỗ râm mát sợ Cậu chửi là lười, tôi gọi cho Cậu nói liền một hơi không nghỉ: “Lạy Cậu, chúng con đang đứng ở đầu cầu Bà Mến cuối ấp 3 Đông thạch giáp Nhị Bình, chúng con đã hỏi bà Loan, bà không biết gì, Cậu hướng dẫn tiếp cho ch...” tôi chưa nói hết câu thì Cậu đã bảo: “Đi qua cầu đi về hướng tây bắc tìm cho tôi”. Vậy chúng tôi phải trở về bên kia-ấp3 đông thạch rồi đi về hướng tây bắc. Không có đường đi, vào nhờ một bãi rác (sau mới biết là nơi làm mía). Ghập ghềnh, bì bõm vì nước, nếu cố gắng leo trèo chắc sang được mấy ngôi mộ vô danh đằng sau ngôi đền cổ, bởi cầu Bà mến-cầu Rạch gia-cổng ấp 3 tạo thành một hình tam giác. Trèo lên một đống rác cao nhìn xuống giữa mấy bụi tre thấy có một bà già đang ngồi bóc măng trên con đường nhỏ giữa hai nhà, tôi nói: “con chào má! Cho phép con sang bên kia!”. Bà nói giọng cằn nhàn: “Làm gì có đường mà đi,rào hết rồi”. Tôi lùi lại nói với em tôi: “bà không cho đi”. Nó trèo xuống nói với bà: “Bác cho cháu sang nhờ cháu chụp ảnh”. Bà nói: “sang thì sang tôi nói không có đường đi người ta rào hết rồi chứ có nói không cho đi đâu”.
Đúng là cụt đường. Lại gọi cho cậu, Cậu nói: “Tìm nhân chứng hỏi cho tôi”. Chúng tôi vội hỏi thăm má có biết bà Nghĩa năm 69 đã từng nuôi anh tôi,rồi anh bị bắn toác bên má, bị phơi xác, rồi đoàn cộng hoà kéo đi, rồi ông Bẩy Thạch biết chỗ chôn… Bà nghe lắc đầu không biết rồi quay vào nhà,vừa lúc đó có một cô gái trẻ đi ra nói: “ở chỗ bãi rác kia kìa má, nghe nói ngày xưa có chôn chung hơn chục ông việt cộng, đã nghe thấy ai nói bốc hồi nào đâu, ở chỗ đống này này…”Lập tức bà Sáu (sau mới biết tên) quay ra nói: “Mày biết gì, người ta đâu có hỏi vậy, năm đó có một anh việt cộng mặc chiếc quần đùi trôi rạt nằm phơi ở đằng kia kìa rồi người ta kéo xác đi chôn, tôi nhìn xa thấp thoáng cái mũi, đầu cuấn băng. Chúng tôi đồng thanh: “má chỉ cho chúng con ở đâu ạ?”(về sau chị tôi bảo ly kỳ cứ như trong chuyện cổ tích, cho đi vào chỗ không có đường rồi có bà (như bụt hiện) giữa bụi tre chắn đường, rồi có khó khăn lại có người trẻ đến giúp, trùng lặp y như trường hợp của bà Loan). Tất cả đi theo má ra ngoài đường, qua đường, đi vào con đường nhỏ tới chỗ có mấy ngôi mộ và mấy bụi tre, chính chỗ ngày đầu tiên người bị gai lạnh tôi đã đi vào. Chôn đâu má không nhớ. Lập tức tôi gọi cho Cậu bởi tôi nghĩ má Sáu cũng là “một nhân chứng”:
- “Lạy Cậu chúng con đã hỏi nhân chứng và nhân chứng đã dẫn chúng con vào đây,Cậu soi cho chúng con ạ”.
- Cậu bảo: “Dưới gốc cây vú sữa, đào đi”. (Còn nữa)
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

(sự thử thách và nhân chứng cuối cùng) tiếp theo-Mấy người đi theo ngạc nhiên tại sao cây vú sữa chết lâu lắm rồi mà Cậu lại biết.Tôi và chị vội vàng lấy hương hoa ra thắp khắp nơi. Vừa khóc, tôi kêu: “anh ơi, anh đã chỉ cho em rồi mà em ngu quá không biết anh ở đây...” Em tôi bảo chị đừng làm ầm lên người ta kéo đến. Cô chủ nhà cũng bảo nếu các chị đào thì mình cũng lặng lẽ mà làm thôi, sợ người ta gây khó khăn.Sau khi hứa sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ nhà. Chúng tôi về nhà trọ lấy đồ lễ hoa quả tiền vàng, thuốc lá, trà, rượu, trầu cau, gạo muối… đầy đủ, còn xôi và thịt gà thím tôi ở Sài gòn làm cho, các em họ tôi mang vào. Cậu chủ nhà nghỉ bên ấp 5 giúp gọi mấy người thợ đào. Quay lại khu mộ, dân tình kéo đến rất đông Cô bán hàng nước_người giúp nhiều thông tin nói với chúng tôi: “Em thấy các chị từ xa đến tìm người thân cực.., em không vì lợi lộc gì đâu, em chỉ giúp các chị thôi. Các chị nên thuê người ở đây đào. Em biết anh Ba (nhân vật Ba đen khi xuất hiện có câu chuyện kể cho chúng tôi nhưng vì một phần mải sắp lễ lại loá mắt tin chắc ở đây nên chúng tôi không thèm nghe anh ta nói). Ảnh ở ngay trong này, ảnh không lấy đắt đâu, ảnh chuyên đi bốc mộ ở khu vực này nên có kinh nghiệm họ làm tốt hơn. Em gọi cả anh phụ trách an ninh ấp này cho các chị mình làm đàng hoàng ,yên tâm hơn”; rồi rút điện thoại gọi luôn. Chúng tôi cám ơn cô người rất sởi lởi lại xinh gái.Tốp thợ bên ấp 5 em tôi làm luật cho họ về. Anh cán bộ đến ngay, anh xúc động cũng khóc động viên chúng tôi. Lễ xong chuẩn bị đào.
Cây vú sữa nằm đâu? Tất cả mọi người đều xác nhận ngày xưa có 2 cây vú sữa rất to nhưng đã chết từ lâu. Nó nằm chính xác ở đâu thì không ai nhớ, người bảo ở đây, người bảo kia. Đành đào hú hoạ mỗi chiều khoảng 5m, sâu 4--50phân. Tôi gọi cho Cậu. Cậu bảo: “hỏi nhân chứng, đào đất cũ, mấy cái bà chán...đào đất cũ không đào cứ đào đất mới”. Nhìn lại đúng là đất mới, toàn đất và cát pha, đất cũ phải là đất đá.
Vậy gốc 2 cây vú sữa ở đâu ?. Lại nổ ra cuộc tranh cãi, người bảo tôi đã từng trèo lên cây hái quả, cây đỏ nằm trong, cây trắng nằm ngoài.Vừa nói xong thì một người khác lại nói:”tôi chuyên sang đây ăn trộm trái còn bị đuổi, cây trắng nằm trong, cây đỏ nằm ngoài.” Rồi chuyện cụ chủ đất thường quét sạch bóng dưới gốc 2 cây vú sữa, chăm sóc ngôi mộ nay cụ đã mất..rồi chuyện con chó nó tha được cái đầu lâu chôn đằng kia có đào tôi chỉ cho..cứ loạn cả lên. Má Sáu bảo chúng tôi đi vào giữa ba khóm tre đào, còn cái đầu lâu là của thằng ngụy chôn tít ở ngoài má biết. Đào khá sâu vẫn không thấy, Em tôi gọi cho Cô Hoằng, Cô soi nói số người đào, kích thước hố đào, những khóm tre, những ngôi mộ rất chính xác, không thấy anh. Tôi và chị khóc rất nhiều. Tôi nói với má Sáu: “Má ơi, 18 tuổi anh con đi bộ đội không một lần được về thăm nhà giờ anh nằm ở đây khổ thân anh con quá, con thương anh, con thấy đau trong người…” Má cũng khóc. Chiều tối ra về lòng nặng trĩu, con gái chị cũng ở lại. Đêm chúng tôi ngủ không yên giấc.
Sáng dậy sớm gọi đồ ăn sắp đũa, mời anh ăn trước. Trong suốt chuyến đi, kể cả trên máy bay chúng tôi đều mời anh ăn trước, uống trước rồi mới xin anh, ăn sau. Chỉ ăn sáng làm việc cả ngày, tối chúng tôi mới ăn,.Gót chân sưng mọng nuớc giơ cho chị tôi xem, hai ngày sau không để ý đã thành sẹo. Ở nhà đi xa một tí là tôi hay bị cảm,vậy mà trong suốt cuộc hành trình tôi chả ốm đau gì. Chị tôi bị huyết áp rất yếu,say xe…rồi cũng chả ốm, chả say.(4)
Vào đến cuối đường, má Sáu đón chúng tôi ở hàng nước: “Má nhớ ra rồi ở đây người ta đã bốc đi hết, chính cậu Trăng đã bốc, má dẫn đến nhà khỏi đào tốn kém. Đến hỏi tin tức cậu Trăng, cậu nói cũng lơ mơ,dập khuôn. Tôi lại cùng chị đi vào khu mộ còn em tôi cùng cậu Trăng lên điểm tập kết mộ ngày xưa dặn tôi không đào nữa. Tôi nghĩ, Cậu bảo đào đi, thì mình cứ đào, bao giờ Cậu bảo thôi, thì thôi. (Vì chúng tôi đã chứng kiến hôm ở nhà Cậu, có gia đình Cậu bắt vào rừng đào đúng ba ngày. Xong Cậu bảo: “chúng mày chạy nhanh ra nghĩa trang tao chỉ cho.”). (Về sau tôi nghĩ đây cũng là một sự thử thách) Lại tiếp tục đào.
Ba đen lại ba hoa về ngôi mộ của người lính đặc công mà theo anh ta kể, chính tay anh ta đào thấy khi xây mộ cho bố hay mẹ của một ông C.A...
Em tôi lên xã về, lắc đầu thất vọng. Không liên lạc được với Cậu, Hỏi cô Quý em Cậu, mới biết Cậu nghỉ đi lấy máy. Em tôi lại cầu cứu đến Cô Hoằng. Cô soi số người đào, nói rất chính xác rồi bảo đưa điện thoại cho chủ nhà cô nói chuyện. Cô chỉ nền nhà cũ, nhà mới, cầu, rồi bảo đào ở vườn mía. Anh Nhung chủ nhà xác nhận cô nói rất đúng, nền vườn mía ngày xưa có trồng, nay trồng khoai, còn cầu chị tôi tưởng có cây cầu hoá ra cầu tiêu nhỏ khoảng 80 phân vuông anh Nhung dựng cho hai cô con gái nhỏ, mọi người cười ồ, cô bảo con gái lớn nhà Nhung hay nằm mơ, Tôi hỏi cô chủ, cô nói đúng cháu hay kể. Cô Hoàng nói: “có bóng ba anh bộ đội luôn đi cùng nhau, một anh đứng ở chum uống nước(tôi mua nước trà đá để ở đấy) thấy các anh đứng đấy nên xác định toạ độ đào thử,” Lại đào.. ,anh Nhung bảo mai sắm lễ bà chúa đất và gia tiên trong nhà theo phong tục ở đây. Tôi nhờ anh sắm hộ. Má Sáu nói phải xin keo (ngoài bắc gọi xin đài).
Hôm sau (thứ 6)chúng tôi vào ăn mỳ ở đầu ấp, lúc lấy đũa, nhìn bình đũa đạy nắp trông khá sạch sẽ mở ra một con chuột chui lên. Sợ quá ăn mất ngon, con chị tôi bảo: “hay bác nằm dưới bụi tre, đũa là tre.”(5)
Theo phong tục ở đây, lễ chúa đất ngoài hoa quả tiền vàng.. còn có 3 đĩa gồm thịt, trứng và tôm, lễ ngoài sân xong không được mang vào nhà.
Đặt lễ trong nhà, khu mộ ngoài vườn và chỗ đất đang đào. Chúng tôi khấn vái xin keo lần nào cũng được, xin gì cũng cho. Đào bới tung cả khu vườn vòng quanh bụi tre. Đến giờ Cậu làm việc tôi lại gọi: “Lạy Cậu chúng con đang ở gốc cây vú sữa ấp 3 Đông thạch, Cậu soi chúng con đào thế này đã đúng chưa ạ?”.
Cậu bảo: “được rồi, dọc bụi tre mà đào.” Rất nhanh tôi nhẩy sát vào lấy tay đập vào bụi tre: “Lạy Cậu con có phải bứng cả gốc tre này đi không ạ?.”
Cậu bảo: “không cần cứ sát gốc tre có tán chẽ về hướng đông mà đào về cái hố xốp cho tôi.” Chúng tôi cứ hướng đông mà đào, đất khá mềm, đào khá sâu, có người vào nói: “ngày xưa không chôn sâu thế đâu, chỉ 5-60 phân thôi, chôn sâu quá cũng bị nó bắn tội thương việt cộng. Tôi bảo: “không chôn sâu, vậy sao sâu thế mà vẫn có mảnh bát, mảnh sành. Đào được chiếc lọ cao cũ, chị tôi vồ lấy rửa sạch giữ khư khư nghĩ là kỷ vật của anh mình. Đào sâu 1m em tôi gọi cho cậu. Cậu hỏi: “kích thước bao nhiêu?”
-Dạ sâu 1m rộng 80 phân ạ.
-Nhầm rồi, đấy là cái hầm tăng xê bị đánh sập, ngược về gốc cây me cách đấy 9m, cây me giống cây me ngoài bắc, đào về hướng tây bắc, hố xốp đào cho tôi.
Mọi người xanh le mắt, đúng có cây me cách 9m thật, thân cây bé chưa bằng cổ tay tôi, còn cái hố xốp thì thật xốp, đào mãi toàn mùn. Hố đào mỗi chiều rộng khoảng 5m, sâu 60 phân. Trời tối, chúnh tôi về nghỉ.
Ở nhà mọi người liên tục gọi điện hỏi tình hình và đã làm xong mọi thủ tục, mẹ rất lo hỏi em tôi: “không tìm thấy thì về hả.” Em tôi trả lời: “nếu không tìm được anh con không về nhà.” (Tôi nghĩ vậy là nó quyết tâm đón anh tôi về, tôi thật sự yên tâm, tin tưởng nó.) Trời tối ra về, chị tôi bảo: “Ngày mai là mùng 1, mình phải sắm một cái lễ như hôm nay, cũng có cả xôi, thịt hoa quả tiền vàng…Tao nghĩ có vấn đề gì đây, mình đang bị thử thách, anh chưa muốn về, mình phải sắm một lễ tương đối để anh chia tay. Bởi tính anh sông sêng lắm. Trước khi đi anh liên hoan bạn bè kéo đến chật cả nhà..”.(hồi anh đi bộ đội tôi đi sơ tán cùng các em ở tận Thái nguyên).
Ngày hôm sau(1/5). Chúng tôi dậy rất sớm, 5g đã đi vào, tuy không có gà nhưng cũng có xôi thịt, rượu, hoa quả, tiền, vàng, bánh kẹo..thôi thì nhập gia tuỳ tục. Sắp lễ xong khấn vái kêu cầu, khóc lóc: “Anh ơi về thôi, về với mẹ đi, mẹ già rồi, mong anh từng ngày, anh bỏ chúng em côi cút anh chia tay bạn bè, cô, bác, chú, dì đi, về nhà của anh đi.” Chị tôi còn thêm câu: “nếu anh nhớ mọi người thì anh vẫn có thể quay lại đây thăm mọi người cơ mà, về thôi, không ở đây nữa.” Kể cũng lạ, suốt từ hôm vào đây lúc nào tôi và chị cũng có thể khóc được, vừa khóc vừa kể lể đầy sự oan ức, ngon lành như không, nước mắt ở đâu mà lắm vậy? Lễ xong Anh Ba đen đến, lại bắt đầu bài diễn thuyết của mình: “Tôi nói mà không ai tin tôi hết. chính tôi đào thấy ảnh khi xây mộ cho gia đình ông C.A. Ổng đánh nhau ở vùng này rồi làm việc ở đây luôn. Bây giờ ổng chết rồi. Nhưng hồi ấy, khi đào thấy ảnh tôi có gọi ổng ra, Nhìn trang phục ổng nói với mọi người: “anh này là đặc công.” Chính tay tôi bốc cốt cho ảnh, có cả giải mũ, quần, viên đạn, tôi cũng bốc tất vào tiểu cho ảnh. Ông C.A.trả tiền, ổng nói chôn cất đàng hoàng ai nhận thì chỉ cho người ta.”
Tôi bảo: “được rồi để xem thế nào, tí nữa gọi điện cho cậu đã.” (Về sau tôi nghĩ anh Ba đen cũng là một nhân chứng, nhà anh cũng trong con hẻm nhỏ này. Nếu chúng tôi bình tĩnh, thông minh một chút, Chịu nghe anh ta nói ngay khi anh ta xuất hiện thì chúng tôi đã tìm được sau đúng 3 ngày như Cậu nói. Như vậy thì sự việc quá dễ dàng, quá đơn giản, không còn gì để nói.)
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

( Anh là ai? [-O< sự sợ hãi và điều không thể lý giải) .Phần tiếp theo:

.) Đến 8g em tôi gọi cho Cậu, Cậu bảo: “không đào nữa,ở đây người ta đã chuyển đi nhiều mộ, hãy ra nghĩa trang.”Chúng tôi quay sang anh Ba bảo chỉ cho ngôi mộ mà anh kể. Anh dẫn chúng tôi vào nghĩa trang có con đường nhỏ dẫn vào chùa mà ngày đầu tiên đi đến đấy tôi thấy gai người. Ngôi mộ nhỏ cách chỗ chúng tôi đào theo đường chim bay khoảng 40m. Đứng trước mộ, em tôi gọi cho Cậu, Cậu bảo: “đúng rồi, sắm lễ đi để anh chia tay.” Thắp bó hương xin đài không được, hoang mang, chúng tôi gọi cho cô Hoằng nhờ cô soi hộ. Một lúc cô nói: “đúng anh rồi, hôm qua cô xin các cửa đều cho hôm nay tìm được, xin cả cửa Cậu cũng vậy.” Tôi và chị bật khóc kêu: “anh ơi, anh chỉ cho em làm thế nào bây giờ, trời ơi, không biết có phải anh không?..”.Hoảng sợ, hoang mang, lại xin keo vẫn không được. Không biết cầu cứu ai, không dám chống lại, nhỡ đúng anh mình thì sao. Như người mộng du, tôi và chị vừa khóc vừa đi chuẩn bị đồ lễ, xôi không có, chỉ có thịt, hoa quả tiền vàng, rượu thuốc,bánh kẹo..Khi lễ em tôi bàn giờ mình lại gọi cho cô Hoằng giả vờ hỏi giờ bốc để cô soi. Cô nói: “trong mộ có 4 viên gạch vỡ, chiếc tiểu không bằng phẳng hơi vênh, xương cốt cũng không còn nhiều. Đúng anh đấy.” Rồi cô dặn 3g chiều bốc.
Qua câu chyện rời rạc của anh Ba, chúng tôi hiểu là (Khi ông C.A.thuê anh Ba xây mộ cho g/đ ổng gần gốc cây cách ngôi mộ này khoảng 5-6m đào phải anh tôi, anh Ba gọi ổng ra, Ổng nhìn trang phục ổng nói anh này là đặc công. Rồi họ lôi anh tôi ra để bờ rào. Xong việc, họ mới mang anh ra tượng đài mua tiểu cho vào xây ra chỗ khác, vùng này là ngụy chiếm đóng. Lính chủ lực rất ít toàn người Nam, bốc cốt nhìn người Nam hay Bắc biết ngay. Người bắc hàm răng đẹp trắng bóc”..
Ra ngoài em tôi nói: “Vợ em bảo nếu không phải anh, mà là đồng đội của anh thì mình cũng coi là anh, cứ đón về.” Rồi nó đi lo thủ tục giấy tờ, Vào chùa xin xác nhận của sư thầy, vì là đất chùa. Rồi lên huyện. Qua nhà nghỉ thanh toán, Để khi xong việc, chúng tôi sẽ về luôn.
Ra mộ dưới cái nắng chang chang, tôi gục xuống khóc như mưa như gió: “Anh ơi, anh chỉ cho em đi, anh ở đâu?, anh đã theo chúng em suốt từ nhà vào đây anh nỡ để em bê người khác về sao?, anh muốn người khác vào nhà mình sao?, nếu không phải anh thì anh ngăn chúng em lại đi, ngăn chúng em lại đi, em xin anh đấy, chỉ cho em đi..” Nước mắt lưng tròng, tôi vào nhà và mộ ông CA. Ngay cạnh nghĩ trang, xin phép vào thắp hương ông, tỏ lời cám ơn, đặt lễ 300 ngàn, Xin ông cho phép tôi đón anh tôi về. Tôi cùng chị vào cám ơn má Sáu, vợ chồng anh Nhung rồi ra đợi em tôi.
Chị tôi hoang mang tợn, tôi nghe chị gọi điện cho bà Nhung ở phố Cấm Hải Phòng nhà thờ điện khá to, bà cũng có một số quyền phép. Tôi nghe chị nói: “Làm thế nào bây giờ? làm thế nào...chúng nó cứ mang về đây này, em sợ lắm, làm thế nào?..đây chị nói chuyện với nó đi,” Rúi điện thoại cho tôi, tôi nghe bà nói rất nhiều, rất lâu, đại khái là: “chị đừng làm thế, em soi rồi, anh chị không còn gì đâu, chị bê người khác về không có lợi cho mình đâu, không tốt đâu. Nếu đúng là anh mình thì phải có một vật sáng gì đấy, một cái cát tút 10 phân.”...Tôi chỉ vâng dạ cho xong, trí đã quyết. Trả điện thoại cho chị, không nói một lời. (Về sau tôi nghĩ đây cũng là một sự thử thách.)
Ra mộ anh tôi khấn: “Nếu phải anh thì khi bốc mộ xin cho em thấy một vật gì đó 10 phân.” Xin keo được ngay. Nói lại với chị lòng cầu mong đúng như vậy.
Em tôi quay về, giấy tờ đã xong. Chính quyền xã họ rất nhiệt tình thủ tục nhanh gọn chỉ đưa em tôi tờ phô tô. Em tôi nói lúc xin xác nhận của sư thầy, thầy khóc có vẻ giấu điều gì không nói, chắc thầy biết anh bị phơi hàng rào như vậy.
Đến giờ bốc, nhìn đội ngũ anh Ba 4-5 người, nào cuốc, nào xẻng, nào xà beng…Trông thật hùng hậu. Để sẵn chậu rượu, thắp bó nhang xin phép. Em tôi lại gọi cho Cậu giả vờ xin Cậu cho về bằng máy bay để Cậu soi. (Vì khi ở nhà Cậu chúng tôi chứng kiến có g/đ đã ôm tiểu rồi mà Cậu còn bắt chôn trả lại, chỉ cái khác) Gọi cho Cậu, Cậu nói giọng bùi ngùi: “anh mình đấy, xương cốt chẳng còn nhiều, rồi bảo muốn nói chuyện với anh Ba.” Tôi nghe Ba đen liến thoắng: “dạ chính tay con bốc cho ảnh, chính tay con chôn…”.rồi vâng vâng dạ dạ liên tục..Xong Cậu dặn chúng tôi đi chuyến muộn. Khi tôi hỏi anh Ba Cậu nói gì thì ảnh nói không có gì. Chúng tôi đứng tránh để anh Ba và một anh béo vào. Anh Ba giơ cuốc(bụp)chiếc nắp mỏng vỡ vụn rơi xuống trơ chiếc tiểu lộ thiên nằm ngay trên mặt đất, 2/3 là nước và một túm nylon đời mới thò ra ngoài. Như thế này gọi là chôn sao? Sau giây sững sờ, tôi dấm dứt khóc: “Em thương anh quá, khổ thân anh quá, tại sao lại thế này..” Trong lòng trào lên nỗi oán trách mà không biết trách ai. Chị gái tôi cũng thò tay vào cùng anh béo nhấc hai túi nylon đời mới rách lên xương cốt rơi tả tơi nát tươm, hai anh rửa từng ít một Còn một chiếc quần đùi nilon rách sơ, một đoạn dây đai mũ tai bèo đã ngả mầu, một túm túi nilon buộc dây rất chặt đựng xác còn khoảng 30 phân rỡ ra gần như còn tốt, ở dưới rách nát vụn, chắc vì kéo lê, một mẩu viên đạn em tôi gói lại cất vào túi áo ngực. Còn một chiếc đinh 10 phân, chị giơ lên ngắm nghía ngập ngừng, tôi định giữ, chị ném đi, em tôi cũng lẩm bẩm: “Vứt nó đi.” Chắt trong chậu và tiểu còn đất cát cho tất vào túi khác. Ở dưới đáy có 4 viên gạch vỡ đúng như cô Hoằng nói. Là gạch lát mộ của nhà họ mầu mận, chắc còn thừa. Nhìn lớp cát vàng mỏng dưới đáy, tôi nghĩ người này cũng biết chút ít phép đây.
Trải tấm nylon, trải vải đỏ anh Ba xếp xương, Tuy xương mủn nhiều nhưng hàm dưới anh còn nguyên, hàm trên tìm chỉ có một nửa và 3 chiếc răng cửa nhỏ trắng muốt rời rạc. Tôi lẩm bẩm: “đúng mất một bên hàm.” Ngầm khẳng định với chị đúng là anh như trong băng Cậu nói. Anh Ba gấp khăn tôi bảo anh giở ra, em tôi nói nhờ anh kêu hộ, chưa dứt câu, tôi đã bật miệng kêu lên vừa khóc: “Ba hồn bẩy vía anh nguyễn hữu thắng ở đâu, đông, tây, nam, bắc, quay về nhập xác, để em đưa anh về Hà nội.” Đúng ba lần. Tôi cũng chả hiểu tại sao tôi lại có thể kêu trôi chẩy như vậy, ở nhà tôi nghĩ chắc phải nhờ người khác.
Con chị tôi mua 3kg chè bồm trải vào valy có đáy mỏng và 1 bộ quần áo bộ đội thật, đẹp, lót cho anh nằm khỏi đau (vì thông tin anh đi trinh sát chỉ mặc một chiếc quần đùi, cô Phan thị Bích Hằng nói chưa nhìn thấy vong nào mặc quần áo giấy. Để chắc ăn tôi bảo mua quần áo thật cho anh.(4).
Hậu tạ anh Ba xong, chúng tôi đi tắc xi ra thẳng sân bay. Trên đường, em tôi bảo:“lạ lắm, có mỗi 3kg chè, anh chỉ còn một ít, cái valy thì mỏng, mà xách nặng chĩu, lúc lại nhẹ tênh.”
Tôi nói với mọi người, vậy là không phải cái cát tút 10 phân mà là cái đinh10 phân, anh có giấu giấy tờ tuỳ thân thì cũng chỉ cho vào vật nhỏ xíu thôi, chứ tút đạn 10 phân thì lộ hết.
Chị biết tôi ám chỉ ai nên nói: “người ta nhầm thì thôi, ờ mà cái đinh 10 phân có khi nào mà anh bị người ta yểm không nhỉ?”
Tôi: có thể lắm,vì khi n/t đào thấy anh, như người khác là phải tránh sang bên, đắp trả, có phải đất nhà người ta đâu, anh đã nằm đấy từ năm 1969cơ mà. Đằng này lại kéo anh ra hàng rào. Xây của mình xong, rồi mới bốc vào túi nylon vừa bé vừa rách phải lồng 2 túi mang ra chỗ khác, dúi vào tiểu làm gì mà chả nát. Tiểu thì không nắp, để ngay trên mặt đất. Như vậy người ta gọi là: “không táng.” Mà lôi đi lôi lại còn gì. Đến Cậu soi cũng không ra ngay. Cô Hoằng soi cứ thấy ba anh bộ đội đi cùng nhau. ở nhà Cô nói anh có kỷ vật mà mấy người khác cũng nói vậy. Chuyện này khi về phải hỏi cho ra.? (5)
Đến sân bay, đi chuyến 8g30. Thím tôi, em Đức cũng ra tiễn. Con gái chị tôi nói: “khiếp mọi người trông bẩn quá.”Nhìn lại, tôi thấy kinh thật, mới mấy ngày mà mặt mũi ai cũng đen nhẻm, tóc tai bết lại, quần áo lấm lem, nước mắt lúc nào cũng trào ra mà không dám khóc, lén lút như kẻ trộm.
Chúng tôi nhất trí nếu bị giữ lại, cùng ở lại, đi cùng đi, không gửi vào chỗ gửi đồ, không rời anh.
Qua cửa thứ nhất chót lọt. Cửa thứ 2 anh bị giữ lại, trình giấy tờ lại là giấy phô tô, xin sỏ không được. Họ nói nếu gửi đồ phải làm giấy cam đoan mất không kiện cáo thì cho đi, còn không, phải có giấy kiểm dịch. Đành về khách sạn nghỉ. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, quần áo gọn gàng, chị em bảo nhau: Anh không cho đi hôm nay là phải. Trông mấy chị em như một lũ mọi, đi chui đi lủi giấy tờ thì phô tô. Lúc anh đi bộ đội trống dong, cờ mở. Lúc anh về cũng phải đàng hoàng, danh chính ngôn thuận.
Hôm sau (2/5âm) em tôi dậy sớm vào xã lấy lại tờ giấy đóng dấu.Tôi cùng chị đưa anh đi kiểm dịch.
Đến chiều ra sân bay, nhờ có cháu rể nên mọi việc cũng suôn sẻ. Xuống sân bay Nội bài. Anh em, họ hàng ra đón khá đông. Đưa anh qua nhà, rước ảnh vào để lên ban, thắp nén nhang.chị em

tôi khóc :anh ơi đến nhà rồi , chúng em đã đua anh về với mẹ rồi. Mẹ ơi
bốn anh em chúng con đi cùng nhau, ăn cùng nhau, nằm cạnh nhau, có sợ gì đâu, sao anh không được vào nhà, khổ thân anh, về nhà rồi mà không được vào.”
Vì mẹ tôi nghe người ta không muốn đưa hài cốt vào nhà.
Tất cả mọi người đưa anh xuống nhà tưởng niệm ở nghĩa trang liệt sĩ Ngọc hồi. Anh trông coi nghĩa trang này cũng là một thương binh, rất giầu lòng nhân ái, đêm hôm vẫn chờ, giúp chúng tôi tận tình. Tôi nói với mẹ: “Mẹ ạ, anh con bây giờ đã theo chúng con về, em con, nó cũng thật tâm với anh. mọi việc chăm lo, lễ bái mẹ cứ để cho vợ chồng em con nó làm”. Mẹ tôi: “Ừ,thì nó muốn làm gì, thì làm”.
Mùng 3/5 âm chúng tôi đến cô Hoàng nhờ cô xem ngày, giờ tốt để hạ huyệt. nhân thể nhờ cô lễ cho.
Cô cho 6 giờ ngày 4/5/07 Hạ huyệt. Chính quyền phường, hội cựu chiến binh cũng đến đọc điếu văn tiễn đưa anh. Lễ hạ huyệt xong, đặt tay lên mộ anh tôi khấn: “Anh ơi chúng em đã đòi được quyền lợi cho anh rồi, từ nay anh không còn bị phơi nắng nữa, anh đã có nơi yên nghỉ. Đã được mát mẻ rồi.”
8giờ ngày 6/5/07 Làm lễ. Anh xin lễ tương đối to, lễ tại đài tưởng niệm, lễ tượng trưng cho cả khu nghĩa trang này, Cô tụng kinh rất lâu.
Tôi hỏi :”Thưa cô lễ này mình có thể gọi là đàn không?” Cô bảo : “được.”
Tôi thấy lòng thanh thản, nước mắt không còn rơi, vì nhớ đến cô Phan thị Bích Hằng trên ti vi có nó

i
: “Hôm thiền sư Thích nhất Hạnh lập đàn cầu siêu trong nam cô nhìn thấy hàng trăm vong lũ lượt kéo về nghe tụng kinh.” Cô kêu gọi nên lập nhiều đàn cầu siêu cho các linh hồn chết oan uổng.”
Chúng tôi hỏi cô Hoằng về cái đinh 10 phân trong xương của anh. Cô bảo :nếu theo thầy bên Miên họ yểm đinh vào làm hồn phát tán không nhập được vào xác. cô soi cứ thấy ba anh bộ đội, có thể là ba hồn của anh. Không soi được phần cốt, cái này phải hỏi cậu thì rõ hơn. Lễ xong cô bảo chiều đi tạ Cậu.
Em tôi định làm xôi thịt lợn luộc, tôi nhớ ra hôm ở nhà Cậu tôi có nói:” nếu mình xong việc thì phải lễ các quan xôi gà.”
Dâng các quan xong, chúng tôi vào gặp.Cậu. Mới chào. Cậu đã nói: “tìm thấy anh rồi thì thôi” Tôi đem điều băn khoăn của mình trình bầy với Cậu. Cậu vẫn nhắc đi nhắc lại : “Tìm thấy anh rồi thì thôi, một thằng nó đào, một thằng gom. Tìm thấy anh rồi thì thôi.” (về sau chị tôi bảo, anh mình đúng là được nó gom thật. gom tất vào túi nylon vừa bé lại vừa rách, rúi vào tiểu, làm gì mà chả vỡ nát)
Ra về, bứt dứt tôi nói: “Cậu bảo tìm thấy anh rồi thì thôi là thế nào” ?
Em tôi: “Chắc Cậu sợ mình kiện cáo.”
Tôi: “Kiện thật chứ còn gì nữa, bắt nó phải bồi thường cho anh mình.”
Chị: “Nó chết rồi kiện cái gì. ? bồi thường cái gì.” ?
Tôi: “Nó chết thì mới kiện được chứ, kiện âm mà, nó sống kiện làm sao được? mà Cậu bảo thôi là thôi thế nào? -chả hiểu được ?.”..
Tất cả những điều tôi tường thuật trên đây đều đúng sự thật, mắt thấy, tai nghe, và những suy nghĩ của chị em tôi. Có thể có những chi tiết tôi quên không ghi vào, còn không hề thêm thắt. Trong suốt cuộc hành trình này. Tôi thấy nó cứ hư hư, lại thực thực, thực thực, lại hư hư. Đối với tôi đến bây giờ vẫn còn là một điều bí ẩn. Mọi người tin hay không thì tuỳ.,.
Nhân bài này. Gia đình tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến :
-Cậu Nguyễn văn Liên Tứ kỳ, Hải Dương .
-Cô Nguyễn Đức Hoằng số nhà 15 ngách 60 ngõ 221 Phố Tôn Đức Thắng.
-Bí thư chi bộ quận Hai Bà Trưng. Hà Nội.
- Các cấp Chính quyền, Hội, cụm 3 phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà nội
-Chính quyền ấp3, xã Đông thạch, huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ chí Minh.
- Cùng toàn thể nhân dân ấp 3, xã Đông Thạch, anh em, họ hàng, bạn bè gần xa, Bà con khối phố.
Những người đã nhiệt tình theo sát giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông với gia đình chúng tôi. Giúp cho gia đình chúng tôi hoàn thành được sứ mệnh này.,.
Hà nội ,ngày 02 tháng 07 năm 2007.


( Ghi chú :1,2,3,4,5, - Có thể chỉ là ngộ nhận, )



Bài đã được đăng trên website: timnguoithan.net/diendan trong mục Tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm.
Đầu trang

trahong
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 21:41, 03/03/10

TL: huyền bí tâm linh

Gửi bài gửi bởi trahong »

trahong đã viết:Chuyện tưởng như không có thật--- Mà lại có thật.--Câu chuyện tôi kể sau đây--Các bạn cùng tham khảo ,Bình luận nhé .Nhiều khi có những sự việc ta biết, muốn nhận xét hoặc cho một lời khuyên. nhưng rồi lại ngại vì nghĩ nó thuộc về tâm linh. pHẦN 1: …”. (Anh tôi sinh ngày 15/12/1950, tôi còn một chị và một em gái. Năm 1954, bố tôi mất. Mấy năm sau, mẹ đi bước nữa thêm em trai và hai cô em gái. Năm 1968, gia đình tôi vẫn ở 174 phố Huế - Hai Bà Trưng - Hà Nội Thì anh đi bộ đội. Thư cuối anh gửi về đầu năm 1969 vì bí mật anh báo tin theo ẩn dụ ở một cốt truyện chỉ gia đình tôi biết anh là đặc công, là tiểu đội phó tốp 3 người, rồi bặt tin. Năm 1975 qua đi, gia đinh tôi mỏi mắt chờ không thấy anh về. Năm 1977, mẹ lên thành phố kêu mới được nhận giấy báo tử. Nay mẹ và em tôi ở 55A, ngõ 281 đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. mọi sinh hoạt, hộ khẩu thì vẫn ở phường Ngô Thì Nhậm.).
Hôm sau hai chị em hăm hở đến gặp cô...
Dạo này trên ti vi, báo có nói về tìm mộ bằng ngoại cảm của cô Phan Thị Bính Hằng và những nhà ngoại cảm khác. Tôi lên mạng internet lần tìm địa chỉ, đọc được những câu chuyện cảm động… (Áp vong vào thân nhân tìm mộ liệt sĩ). Tôi thuyết phục mẹ tìm một nhà ngoại cảm có tên trong danh sách thử nghiệm của 3 cơ quan,(theo thông tin từ website: http://www.uia.edu.vn" target="_blank):
- Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng(uia)
- Viện khoa học hình sự ----Bộ công an
- Trung tâm bảo trợ văn hoá kỹ thuật truyền thống
Bởi lẽ anh tôi là liệt sĩ nên g/đ tôi cần các cấp chính quyền giúp đỡ về thủ tục hành chính giấy tờ…nếu tìm được, để trả lại quyền lợi tên tuổi mà anh đáng được hưởng. Gia đình tôi chọn Cậu Liên Tứ Kỳ, Hải Dương
Tôi, em trai cùng chị xuống Hải Dương. Đông quá….Cầm tờ giấy tên chị tôi không biết nộp cho ai, không ai nhận. Chờ đợi mất một ngày.
Hôm sau thứ 6 (16/4 âm) tôi nhờ em gái Cậu nộp hộ. Thứ 7, CN Cậu chỉ khám bệnh không tìm mộ.
Thứ hai chúng tôi vào sớm bằng ôtô nhà, 7g30 đã có mặt. Mỗi người 2 gói xôi 2 ngàn ăn sáng và trưa với 1chai lavi. Là ngày tìm mộ nhân dân nhưng chúng tôi không dám về sợ có thay đổi. Chiều tối đi xe ôm ra đường QL5 bắt xe buýt về Hà Nội. (Hàng ngày chúng tôi đi về như vậy).
Thứ ba, ngày tìm mộ LS. Nhìn bó giấy to Cậu cầm không biết có tên chị tôi hay không, tôi mua 1 tờ nữa điền tên tôi Nguyễn Thị Hồng tìm mộ LS. Đợi đến trưa mọi người ra ngoài tôi đặt lên bàn Cậu. Đầu giờ chiều không biết ai đã vứt xuống ghế dưới. Giờ Cậu làm việc tôi không rời mắt khỏi tờ giấy của mình. Đến cuối ngày, đợi Cậu đứng lên đi ra, tôi chạy nhanh vào cầm tờ giấy nhân lúc mọi người nhốn nháo đặt lên bó đơn L.S của Cậu. Một người trẻ tuổi trong nhà Cậu xếp bó lại mang lên gác. Nhìn tên mình nằm trong vòng dây đỏ tôi hồi hộp mừng.
Thứ tư,ngày tìm mộ nhân dân (tuỳ ý của Cậu). Chúng tôi vẫn chầu chực không dám về.
Thứ năm chúng tôi tin tưởng là được vì em tôi baỏ hôm nay kêu các quan nhà mình cùng đi trải tiền cầu đường cho các quan, đến nơi giở sôi ra ăn, em tôi mua xôi đỗ đen tôi không ăn_sợ đen (1) lại ngày nhân dân.
Thứ sáu tìm mộ LS ,em tôi bận định chiều vào. Đợi đến10g35 tiếng gọi tên tôi vang lên, tôi dạ liên tiếp rõ to, tim đập thùng thình chạy vào ngồi dưới, chị ngồi trên. Chưa nói gì Cậu đã hỏi: “Tìm bố hay tìm anh”. Hai chị em dồng thanh: “Tìm anh”. Cậu: “Tìm anh của chúng mình, vậy đã tìm những đâu rồi?”. Chị chối: “Chưa tìm đâu cả, đến đây là một”. Cậu: “Đã tìm 4 nơi rồi, nói thật tôi tìm cho không thì thôi”.
Chúng tôi đành khai thật là đã từng gọi hồn dưới Hải phòng, đã đến thầy Bẩy Kim Liên, đã xem thầy Hoằng Hàng Bột (vì mới quen nên chúng tôi gọi là thầy Hoằng). Cậu nói: “Cô Hoằng, nhà có 3 đường vào, gần nhà thờ…”;(sau này chúng tôi mới biết là đúng còn bấy giờ nghĩ là cậu nói sai).
Sau một hồi căn vặn, Cậu cũng vẽ cho chúng tôi 1 tấm bản đồ có những nhánh sông uốn lượn tụ nhánh những con đường đi về Tân Xuân, Hoóc Môn, Sài gòn, ngôi đền cổ, và những ngôi mộ...
Cậu nói: “Tìm khó khăn đấy, có đi không?”. Hai chị em không ai bảo ai cùng đồng thanh: “Đi bất cứ đâu”. Cậu bắt đầu nói để thu băng: “Đi bằng gì?”. “Bằng báy bay ạ!” (vì chúng tôi muốn tiết kiệm thời gian dồn cho việc tìm kiếm).
“Đi máy bay 9g – 1g đến nơi,hoặc đi 7g – 11g đến nơi. Đi tắc xi thẳng về Hooc Môn không cần qua Phú Nhuận xuống ấp 3 cuối xã Tân Xuân giáp nhánh sông ấy của sông chẩy ra Sài Gòn. Đơn vị này bị nó đánh bom , Đứng ở tại gia,hỏi ấp 3 vào hỏi bà Nghĩa và một bà nữa chính bà nuôi anh mình mấy ngày dưới hầm lên,nay trạc 73t. Một người nữa là du kích địa phương nay nghỉ già tại quê hơi lân lẫn tên chính là ông Bẩy Thành, hay thạch thường gọi Bỉ Hưng ông này biết chỗ chôn. Năm đó bị nó đánh bao vây, đánh quét làng. Đơn vị đấu súng, anh minh bị nó bắn toác mất một bên má, sau rồi phơi xác nửa ngày ,chiều tối đoàn cờ đỏ, còn gọi đoàn cộng hoà của địa phương kéo đi chôn gần dẫy tre trong xóm chếch ra. Đứng ở đấy mới nhận ra ,hỏi nhân chứng họ chỉ cho. ở đấy họ đã chuyển nhiều mộ ra nghĩa trang Tân Xuân còn gọi nghĩa trang Cây Dừa,nghĩa trang guộc.Mình vào đấy hỏi nhân chứng rồi gọi cho tôi,hỏi rồi gọi cho tôi, tôi chỉ cho. Cậu nói thêm: thông minh 3 ngày tìm ra”.
Nhận bản đồ và cuận băng chúng tôi cám ơn Cậu đi về.
Chị tôi bảo in ra 3 bản mỗi người giữ 1 bản, còn tôi muốn dịch chữ ghi đầu trang xem Cậu viết chữ gì?
Em tôi bảo: “Chị hâm à, chị phô tô nóng âm binh của Cậu chạy hết, mà chị cũng không cần biết chữ gì em thấy của ai Cậu cũng viết như thế”(2). Tôi giật mình suýt nữa thì sai lầm. Tối tôi tra cứu bản đồ trên mạng internet, in ra bản đồ chi tiết của huyện Hoóc Môn. Tôi nhận định xã Tân Xuân không có nhánh sông như Cậu vẽ, cuối xã nó nằm ở Đông Thạch, ấp 3. Hướng tây bắc bên kia sông là Củ Chi, đông bắc bên kia sông là xã Nhị Bình.
Chị tôi muốn trước khi đi, xuống cô Phương Hàm rồng ở Thanh hoá. Tôi và em không muốn vì sợ nhiễu thông tin. Tôi nói dối là đặt vé rồi thứ hai đi, ra cô Phương cũng rất đông, sợ nhỡ.
Chương trình đi chúng tôi cũng góp được nhiều thông tin, thí dụ mua sắm,lễ bái như thế nào, thủ tục trải tiền cầu đường.gạo muối dẫn đường.v.v..(3)
Mẹ tôi ra phường Ngô thì Nhậm xin giấy tờ, sau khi nghe mẹ trình bầy đi tìm mộ anh tôi bằng ngoại cảm...Thật ngoài sự mong đợi,họ niềm nở và hướng dẫn mẹ rất nhiệt tình. Vậy là xong phần giấy tờ.
Tôi nói với mẹ: “Mẹ báo cho tất cả mọi người trong gia đìng và họ hàng biết đi, để khi đó mỗi người giúp một việc”. Mẹ tôi bảo: “Để chắc chắn đã, mẹ sợ mọi người cười”;Tôi nói: “Mẹ phải tin là tìm được, mẹ hãy tin chúng con, chính quyền còn không cười mẹ, mình tìm mộ liệt sĩ, anh là niềm tự hào của gia đình mình. Con đọc trên mạng internet người ta còn gọi anh là vong linh của Tổ quốc. Tìm được hay không mọi người chỉ có thể chia sẻ cảm thông chứ không ai dám cười mẹ, hãy tin là tìm được. Hàng ngày, mẹ thắp hương kêu cho chúng con”. Mẹ nghe và báo cho tất cả mọi người.
(còn nữa)
Đầu trang

Trả lời bài viết