Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

tặng pàkon tấm ảnh của hội nhiếp ảnh gia Nghệ An: khụ
khụ khụ....dáng em chuẩn wá!











Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

TL: Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

1. Never do photography to become a rock-star.
1. Đừng bao giờ chụp ảnh để thành siêu sao nhạc rock

2. Enjoy what you are shooting.
2. Thưởng thức cái bạn chụp.

3. Prepare well for your shooting, realizing that your battery isn’t charge when you’re setting up for that sunrise shoot is too late!

3. Chuẩn bị kỹ để chụp, nhận thức rằng bạn chưa sạc pin khi chụp mặt trời mọc là quá trễ

4. Always take one warm garment more than you actually need with you
4. Luôn mặc áo ấm hơn bạn cần

5. Pay attention to your thoughts and emotions while you are shooting
5. Thêm sự chú ý vào suy nghĩ và cảm xúc của bạn khi chụp ảnh

6. Set goals you can achieve
6. Đưa mục tiêu bạn có thể đạt được

7. Write tips about photography, because writing is also learning
7. Viết ra những mẹo chụp ảnh, bởi viết cũng là học

8. Never go shooting without a tripod
8. Đừng bao giờ đi chụp mà thiếu tripod

9. Be pleased with the little prosperities
9. Hài lòng với một chút thành công

10. Build relationships with potential photo buddies
10. Tạo quan hệ với những bạn nhiếp ảnh tiềm năng

11. Watch the place you want to shoot first with your heart then with the camera
11. Quan sát nơi bạn chụp bằng trái tim trước cái máy ảnh

12. Always stay calm
12. Luôn luôn điềm tĩnh

13. Know that you tend to overestimate yourself
13. Biết rằng bạn có khuynh hướng tự đề cao mình

14. Perspective is the killer
14. Phối cảnh là một sát thủ

15. Dedicate yourself to photography, but never browbeat yourself too much
15. Cống hiến cho nhiếp ảnh, nhưng đừng bao giờ nghiêm khắc với bản thân quá

16. Take part in a photography community
16. Tham gia vào cộng đồng nhiếp ảnh

17. Keep your camera clean
17. Giữ camera sạch sẽ

18. Never compare yourself to others in a better or worse context
18. Đừng bao giờ so sánh bạn với người khác trong một tình huống chung dù tốt hay xấu hơn

19. Find your own style of photography
19. Tìm phong cách riêng của bạn

20. Try to compose more and to hit the shutter less
20. Cố gắng bố cục hơn và chụp tính toán hơn

21. Seek out and learn to accept critique on your images
21. Tìm và chấp nhận sư phê bình ảnh của bạn

22. Do something different to recover creativity
22. Làm khác đi để tìm được sự sáng tạo

23. Get inspiration from the work of other photographers
23. Lấy cảm hứng từ công việc của những nhiếp ảnh gia khác

24. Criticize honestly but respectfully
24. Phê bình trung thực nhưng kính cẩn

25. Get feedback from your lady
25. Nhận phản hồi từ người phụ nữ của bạn

26. Don’t copy other photographer’s style
26. Đừng bắt chước phong cách của người khác

27. Be bold
27. Can đảm

28. Take care of the golden ratio
28. Quan tâm đến tỉ lệ vàng

29. 10mm rocks!
29. Những viên đá 10mm

30. Take selfportraits
30. Chân dung tự chụp

31. Read books about photography
31. Đọc sách về nhiếpp ảnh

32. To give a landscapephotograph the extra boost, integrate a person (maybe yourself)
32. Cho vào ảnh phong cảnh thêm sự bao trùm. một con người (có thể là bạn)

33. Every shooting situation is different than you expect
33. Mọi tình huống chụp đều khác hơn bạn mong đợi

34. Pay attention to s-curves and lines
34. Thêm vào yếu tố đường cong và thẳng

35. Always shoot in RAW
35. Luôn luôn chụp RAW

36. Keep your sensor clean, so you can save some work cleaning your image in post production
36. Giữ sạch sensor, bạn sẽ tiết kiệm công việc làm sạch ảnh

37. Discover the things you think are beautiful
37. Khám phá những thứ bạn nghĩ là đẹp

38. It takes time to become a good photographer
38. Phải mất thời gian để thanh nhiếp ảnh gia

39. The best equipment is that what you have now
39. Trang bị tốt nhất là những gì bạn có lúc này

40. You can’t take photographs of everything
40. Bạn không thể chụp tất cả mọi thứ

41. Break the rules of photography knowingly, but not your camera
41. Ph1 luật một cách có hiểu biết, không phải phá cái camera của bạn

42. Pay attention to the different way that light falls on different parts of your scene
42. Thêm vào những góc khác nhau của ánh sang chiếu xuống những phần khác nhau của cảnh

43. The eye moves to the point of contrast
43. Con mắt di chuyển tới điểm tương phản

44. Clouds increase the atmosphere of a landscape
44. Những đám mây tăng không khí của phong cảnh

45. Start a photoblog
45. Bắt đầu một blog ảnh

46.Accept praise and say “thank you”
46. Chấp nhận sự tán dương và nói “Thank you”

47. ‘Nice Shot’ is not a very useful comment to write
47. ‘Ảnh đẹp’ thì không là một nhận xét có ích để viết

48. ‘Amazing!’ isn’t useful either. Try to describe specifically what you like or don’t like about an image.

48. ‘Kinh ngạc’ củng vậy. Cố gắng mô tả đặc điểm mà bạn thích hoặc không thích về bức ảnh

49. You are not your camera
49. Bạn không phải là camera của bạn

50. Ask a question at the end of your comment on a photo to get a ping-pong conversation with the photographer

50. Hỏi một câu hỏi ở cuối góp ý của bạn trên bức ảnh để lấy kinh nghiệm trao đổi với người chụp ảnh

51. Do a review of your archives on a regular basis, the longer you photograph - the more diamonds are hidden there

51. Xem lại những thanh quả bạn đạt được, càng chụp lâu – càng nhiều kim cương được ẩn giấu trong đó

52. Always clarify what the eyecatcher (focal point) will be in your image
52. Luôn sàn lọc điểm nhấn sẽ có trong ảnh của bạn

53. No image is better than a bad one
53. Không có ảnh tốt hơn là ảnh xấu

54. Everyone has to start little
54. Mọi người đều khởi đầu tầm thường

55. Your opinion about photography is important!
55. Ý kiến của bạn về nhiếp ảnh là quan trọng

56. Leave a funny but thoughtful comment
56. Bỏ khôi hài nhưng góp ý chín chắn

57. Speak about your experiences with your photo buddies
57. Nói về kinh nghiệm chụp ảnh với bạn than của bạn

58. Limit your photograph to the substance
58. Giới hạn ảnh của bạn tới một triết lý nào đó

59. Participate in Photocontests
59. Sắp xếp ảnh trong gallery

60. Post processing = Optimizing your image to the best result
60. Lạc quan pose ảnh bạn để đạt kết quả tốt

61. Shoot exposure latitudes as often as possible
61. Chụp nhiều vùng bạn có thể

62. Use photomatix as seldom as possible, HDR’s always have a synthetic flavor
62. Đừng sài nhiều photomatrix, HDR luôn có mùi thơm giả tạo

63. Always remember what brought you to photography
63. Luôn nhớ cái gì đem bạn tới nhiếp ảnh

64. Never shoot a person who doensn’t want to be photographed
64. Đừng bao giờ chụp người không thích chụp ảnh

65. Always turn arround, sometimes the better image is behind you
65. Luôn đi vòng vòng, đôi khi ảnh đẹp hơn ở phía sau bạn

66. It’s who’s behind the camera, not the camera
66. Vấn đề là ai ở sau máy ảnh, không phải máy ảnh

67. Mistakes are allowed! The more mistakes you make, the more you learn!
67. Lỗi là xảy ra! Càng nhiều lỗi bạn học được càng nhiều

68. If you have an idea and immediately you think : No, this is not going to work - Do it anyway. When in doubt - always shoot.

68. Nếu bạn có ý định ngay lúc bạn nghĩ: Không, đây không phải là công việc - bỏ no đi. Khi lưỡng lự - luôn luôn chụp

69. Understand and look to your histogramm while shooting. It delivers very important information about your image
69. Hiểu và nhình histogram khi chụp. Nó cho thong tin rất quan trọng về ảnh của bạn

70. Know your camera, because searching the menu button in the night is time you don’t want to waste
70. Hiểu máy ảnh của bạn, bởi vì khi tìm kiếm nút menu trong đêm bạn sẽ không phí thời gian

71. Shoot as often as possible
71. Chụp thường xuyên khi có thể

72. Believe in yourself
72. Tự tin

73. Don’t be afraid of getting dirty
73. Đừng sợ bẩn

74. Pay attention to qualitiy in your image
74. Thêm chất vào ảnh

75. Your photographs are a personal map of your psychan
75.Ảnh của bạn là bản đồ cá nhân của tâm hồn bạn

76. Re-check your ISO-Settings. It’s aweful to detect the wrong settings on your screen.
76. Kiểm lại iso setting. Thật tệ khi phát hiện ra sai sót trong cài đặt

77. Be thankful for long and thoughtful comments on your images
77. Cảm ơn những góp ý dài và chin chắn về ảnh của bạn

78. Never trust your LCD. Normally it is brighter and sharper as the original image.
78. Đừng tin vào LCD, Thường thì nó sang và nét hơn ảnh gốc

79. Provide for enough disc space, because it’s cheap and you will need it.
79. Thêm dung lượng thẻ vì nó rẻ và bạn sẽ cần nó

80. Learn to enjoy beautful moments when you don’t have a camera with you.
80. Học cách thưởng thức khoảnh khắc đẹp khi bạn không đem camera

81. Always arrive at least half an hour earlier before sunrise / sundown, composing in a hurry is a bad thing.
81. Luôn đến sớm hơn 30 phút trước khi mặt trời mọc hay lặn, bố cục vội vã là điều tệ hại

82. Try to amplify your mental and physical limits. Takes some extra shots when you think “it’s enough”
82. Cố gắng mở rộng tinh thần và thể chất của bạn, chụp thêm nữa khi bạn nghĩ đủ rồi

83. Pay attention to structures in the sky and wait until they fit into structures in the foreground
83. Thêm vào những kết cấu trên bầu trời đến khi chúng hợp với kết cấu tiền cảnh

84. Visit the same place as often as possible. Light never shows the same mountain.
84. Đến cùng một nơi thường xuyên nếu có thể. Ánh sang không bao giờ chỉ thấy như ngọn núi

85. Print your images in big size. You will love it.
82. In khổ lớn. Bạn sẽ yêu nó.

86. Calibrate your monitor. Working with a monitor that is not accurate is like being together with someone you can’t trust. It always ends badly.
86. Chỉnh monitor. Làm việc với monitor không chính xác giống làm việc với người không tin cậy. Kết quả luôn tồi tệ.

87. Don’t think about what others may say about your image. If you like it, it’s worth publishing.
87. Đừng nghĩ về những người nói về ảnh của bạn. Nếu bạn thích, nó đáng được xuất bản.

88. Never address reproaches to yourself. Learn from your mistakes and look forward, not backward.
88. Đừng bao giờ chỉ trích bản than. Học từ lỗi lầm và trông về phía trước, không phải ở sau.

89. Fight your laziness ! Creativitiy comes after discipline.
89. Chiến thắng sự lười biếng! sáng tạo đến từ rèn luyện

90. Ask yourself : What do you want to express in your images ?
90. Tự hỏi: bạn muốn nói gì trong ảnh?

91. Always try to think outside the box, collect new ideas about photographs you could do and ask yourself : Why not?
91. Luôn nghĩ ngoài cái hộp, sưu tầm nhiều ý kiến về ảnh bạn có thể làm và tự hỏi: sao không?

92. Search for a mentor.
92. Tầm sư

93. Photography is never a waste of time.
93. Chụp ảnh thì không bao giờ mất thời gian

94. Every community has it’s downsides. Don’t leave it out of an emotional response.
94. Mọi chia sẻ có mặt xấu của nó. Đừng bỏ ra khỏi những lời đáp cảm động

95. There will always be people who will not like what you are doing.
95. Luôn có người sẽ không thích cái bạn làm

96. Henri Cartier-Bresson was right when he said that “Your first 10,000 photographs are your worst.”
96. Henri Carter-Bresson đúng khi nói” 10.000 tấm ảnh đầu là tệ nhất

97. A better camera doesn’t guarantee better images.
97. Máy ảnh tốt không đảm bảo ảnh tốt

98. Always have printing in mind when you postprocess your images.
98. Luôn in trong đầu khi bạn xử lý ảnh

99. Photography is fair : You gain publicity with the quality of your images. Unless the images are stolen, there is no way of cheating yourself higher.

99. Nhiếp ảnh thì công bằng: Bạn nổi tiếng với ảnh đẹp. Trừ khi bị ăn cắp, không trò lừa dảo nào cao cấp hơn

100. Write a 100 things list
100. Viết 100 điều trong list
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

TL: Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

Photography Glossary - thuật ngữ nhiếp ảnh
Các thuật ngữ sẽ được tổ chức thành các phần có liên quan đến nhau

1. Phần Camera
2. Phần Phơi sáng
3. Phần Ảnh số
4. Phần Quang học

Em xin bắt đầu bằng phần Camera & Camera settings.

- Để vận dụng tốt nhất các khả năng của camera, phục vụ cho nhu cầu sáng tạo trong chụp ảnh, ta cần hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng trong các camera.

Đầu tiên là dSLR = digital Single Lens Reflex - Máy ảnh số ống kính đơn dùng gương phản chiếu.
- Ánh sáng đi vào ống kính, gặp hệ thống gương phản chiếu, hắt vào khung ngắm (View Finder) để người chụp nắm bắt khung hình sẽ được chụp.
- Khi chụp, gương sẽ lật lên để ánh sáng đi vào bộ cảm biến. Vì thế, ta thấy khung ngắm chợt tối đen trong khoảnh khắc chụp hình. Và vì thế, máy dSLR không quay được phim, vì đa số thời gian, gương phản chiếu đều che kín bộ cảm biến.

Các máy PnS thì hoạt động khác, nó không có gương hắt, và khung ngắm của nó (nếu có) là khung ngắm điện tử (Electronic View Finder - EVF), nhìn vào EVF ta thấy khác hẳn với VF của máy dSLR. Cảm biến không bị che trong toàn thời gian, nên nhiều máy PnS quay được phim.


I. Các thông số kỹ thuật của máy chụp hình

1. Sensor (bộ cảm biến ảnh)
Là một ma trận các điểm thu nhận tín hiệu ánh sáng đi qua ống kính, nó biến đổi tín hiệu tương tự (analog) của cuộc sống thực, thành các giá trị số (digital) để rồi được xử lý, lưu trữ, và tái tạo lại để chúng ta xem. Số lượng các điểm cảm biến trên một sensor thường được ghi bằng đơn vị Mega-Pixel (số triệu điểm thu nhận). Ví dụ 5.1 MP, 7.2 MB. 12.4MP.

1a. Cảm biến CCD (charge-coupled device) là loại cảm biến rất phổ biến, trước đây được coi là ưu việt nhất trong chế tạo máy ảnh số, thường được trang bị trong các máy du lịch, chuyên nghiệp, bán chuyên. Được phát minh năm 1969 tại phòng thí nghiệm 1969 AT&T Bell Labs bởi Willard Boyle and George E. Smith.

1b. Cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) là một loại cảm biến khác. Thế hệ đầu của nó rất thua kém so với CCD về nhiều mặt, nên nó được áp dụng vào các camera giá rẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, CMOS thế hệ kế tiếp đã có nhiều ưu điểm kỹ thuật, vì vậy nó đã được áp dụng cho các camera cao cấp. (hầu hết các camera bán chuyên và chuyên nghiệp của Canon đều dùng CMOS)

CCD và CMOS khác nhau cơ bản về cách truyền tín hiệu.

Mỗi tế bào CCD nhận tín hiệu ánh sáng, rồi vài hoặc nhiều tế bào CCD truyền tín hiệu đó về một node, từ đó các tín hiệu mới được số hoá (digitalized).

Ngược lại, mỗi tế bào CMOS tự nó chuyển tín hiệu từ analog sang digital, ngoài ra mỗi tế bào CMOS còn được trang bị thêm phần khuyếch đại tín hiệu, phần xử lý nhiễu (noise)...

CCD hay CMOS ưu việt hơn? Đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên gần đây nhiều camera của Nikon đã chuyển sang dùng CMOS thay vì CCD.

Xin tham khảo thêm về so sánh CCD-CMOS từ các nguồn thông tin khác trên Internet.

2. Kích thước Sensor[
Do nhiếp ảnh có một lịch sử lâu đời với nhiều kích cỡ film khác nhau, trong đó có lẽ phổ biến nhất là film 35mm (mỗi ô phim có kích thước 35x24mm). Sau này, khi chế tạo cảm biến máy ảnh KTS, người ta cũng căn cứ vào kích thước đó.




2a. Cảm biến đúng kích thước (full-frame)
Sensor có kích thước xấp xỉ đúng 35x24mm
2b. Cảm biến cỡ nhỏ (cropped sensor)
Sensor có kích thước nhỏ hơn full-frame, theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ 1/1.5, 1/1.6

Reduced: 93% of original size [ 428 x 596 ] - Click to view full image



ợi ích của các kích thước cảm biến là khác nhau tuỳ thuộc mục đích chế tạo máy ảnh. Về so sánh Full-Frame (FF) và cropped đã có bài trên diễn đàn, mời các bác chịu khó đọc tham khảo.

Từ đây, phát sinh vấn đề FOV (field of view) và crop factor (hệ số kích thước) hoặc còn được gọi là hệ số nhân tiêu cự - Focal Lenght Multiplier (FLM).

Một ống kính có tiêu cự 28-90mm lắp trên thân máy full-frame sẽ cho một trường nhìn đúng với tiêu cự mà nhà sản xuất ống kính nhắm tới, nhưng lắp trên một thân máy có sensor cỡ nhỏ hơn sẽ cho trường nhìn khác, nó bằng


hệ số crop x tiêu cự ống kính



VD: OK 28-90mm lắp trên máy crop 1.5x sẽ cho trường nhìn là 42-135mm

Hình minh hoạ

Reduced: 78% of original size [ 508 x 430 ] - Click to view full image


3. Các chế độ chụp hình của camera.

Để giúp người chụp giảm nhẹ các thao tác khó khăn, các camera đời mới thường có sẵn các chế độ được lập trình, để vận dụng trong các tình huống khác nhau.

3a. Full-Auto - Chế độ tự động hoàn toàn - có thể ký hiệu bằng chữ A
Ở mode này, camera sẽ tự động điều chỉnh mọi thông số liên quan để cho ra bức ảnh tạm được. Người chụp chỉ cần thao tác chọn bố cục, lấy nét, bấm và chụp (gần như là Point-and-Shoot, viết tắt là PnS)

3b. Programmed Mode - Chế độ lập trình - thường ký hiệu là P
Ở mode này, máy cũng sẽ tự động chọn các thông số, tuy nhiên, nó chừa lại một số thông số khác cho nguừơi chụp tự chỉnh

3c. Portrait Mode - chế độ chụp chân dung
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất (theo tình huống và tính toán của nó) để ra hình chân dung đẹp, ví dụ nó sẽ ưu tiên mở khẩu lớn để xoá phông nền chẳng hạn

3d. Landscape mode - Chế độ chụp phong cảnh
Máy sẽ hiệu chỉnh tốt nhất để chụp phong cảnh, ví dụ như đóng khẩu nhỏ để đạt độ nét sâu nhất

3e. Sport mode - chế độ chụp thể thao
Máy sẽ hiệu chỉnh để chụp các hoạt động nhanh, ví dụ tự chuyển sang chế độ chụp liên tiếp nhiều hình để bắt các khoảnh khắc đẹp, tự đặt chế độ lấy nét tự động toàn thời gian để luôn giữ đối tượng được lấy nét đúng

3f. Night Portrait mode - chế độ chụp chân dung đêm
Máy sẽ tự chỉnh để có ảnh chân dung đêm đẹp nhất theo tính toán của nó, ví dụ mở màn trập trong thời gian dài để thu nhận cả ánh sáng của hậu cảnh, của môi trường xung quanh

3g. Macro mode - chế độ chụp cận cảnh
Máy hiệu chỉnh để chụp cận cảnh: hoa lá, các đối tượng nhỏ

3h. Av - Aperture value - Chế độ ưu tiên khẩu - trên máy Nikon ký hiệu là A = Aperture
Ở chế độ này, người chụp tự điều chỉnh khẩu độ ống kính, máy sẽ cho ra thời gian chụp tốt nhất. Mode này thường được sử dụng để kiểm soát độ sâu trường ảnh (Depth of Field-DOF) hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu, cần ưu tiên khẩu to để thu được nhiều ánh sáng hơn


Khái niệm f-stop: giá trị khẩu mở


Reduced: 76% of original size [ 525 x 607 ] - Click to view full image


3i. Tv - Time value - Chế độ ưu tiên tốc độ - trên máy Nikon ký hiệu là S = Shutter Speed
Người chụp chọn thời gian mở màn trập, máy tự chọn giá trị khẩu để phối hợp. Mode này dùng để kiểm soát thời gian bấm máy, trong trường hợp thời gian bấm máy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
VD nếu để thời gian quá dài, ảnh sẽ nhoè do run tay chẳng hạn, hoặc ngược lại, cần phơi sáng lâu để thu nhận ánh sáng của khung cảnh xung quanh trong trường hợp chụp phong cảnh thành phố về đêm.
Các giá trị Tv tuỳ theo máy, có thể từ 1/8000 giây đến 30 hoặc 60 giây

3j. Chế độ Manual - Chỉnh tay hoàn toàn - M
Người chụp tự thiết đặt mọi thông số để phục vụ nhu cầu chụp của mình. Thường dành cho các tay máy đã có chút ít kinh nghiệm.

3k. Chế độ A-DEP - Auto Depth of Field
Hình như chế độ này chỉ có trên thân máy Canon, nó nhằm mục đích tự điều khiển khẩu mở sao cho các đối tượng nằm trong vùng tiêu cự đều được lấy nét tốt.

Lúc này, camera dùng tất cả các điểm lấy nét mà nó có, mỗi điểm sẽ lấy nét tốt cho đối tượng mà nó bắt được(có cái thì ở gần, có cái thì ở xa), sau đó điều chỉnh khẩu mở sao cho các đối tượng cùng nét tốt.

Các ký hiệu của chế độ chụp có thể khác nhau đối với từng nhà sản xuất máy ảnh. Và có thể còn có những mode khác mà em không biết.

4. Focusing - Lấy nét

4a. Focus - points - Điểm lấy nét
Các máy đời mới thường có nhiều hơn 01 điểm lấy nét, và người dùng thoải mái lựa chọn một điểm bất kỳ làm tâm lấy nét cho khung hình.

Cái này tiện cho các bác nào lười lia ống kính để chọn bố cục, thì chọn luôn điểm lấy nét bên trái/phải, chĩa điểm đó vào đối tượng, lấy nét và chụp xong là có luôn bố cục 1/3 chính xác luôn nhé

Reduced: 71% of original size [ 560 x 346 ] - Click to view full image


4b. Flexi-Zone - Điểm lấy nét linh hoạt
Có một số máy cho phép ta dịch chuyển điểm lấy nét linh hoạt đến bất cứ chỗ nào của khung hình (như Canon G9 chẳng hạn)




4c. AF - Auto Focus - Lấy nét tự động
Camera tự điều chỉnh ống kính để lấy nét cho đối tượng. Thao tác của người chụp là chĩa điểm lấy nét vào đối tượng, rồi nhấn 1/2 nút chụp (shutter button) để máy lấy nét. Khi lấy được nét rồi, máy thường xác nhận bằng một tiếng bip nhỏ hoặc có đèn báo lấy nét chính xác.

4d. MF - Manual Focus - Lấy nét tay
Người chụp tự vặn vòng lấy nét trên ống kính

4e. One shot Focus - Lấy nét cho một cú chụp
Ở chế độ này, máy tự động lấy nét cho đối tượng chụp, nhưng người chụp phải lấy nét mỗi lần cho các cú bấm máy khác nhau.

4f. AI Servo focus - Lấy nét liên tục - Continuous focusing
Các máy được trang bị tính năng này, có thể phát hiện đối tượng chuyển động và liên tục điều chỉnh ống kính để bắt nét đối tượng

4g. AI Focus - Chế độ trung gian giữa lấy nét một lần và liên tục.
Nó tự điều chỉnh camera về One Shot focus nếu đối tượng đứng yên, và chuyển sang AI servo nếu nó phát hiện đối tượng chuyển động.

4h. Out of Focus - Đối tượng nằm ngoài vùng nét

4i. Soft Focus - Lấy nét đúng, nhưng đối tượng không nét căng mà hơi mờ ảo mềm mại hơn một tý

4j. AF assist - hỗ trợ lấy nét
Các máy có chức năng này thường có một đèn, chiếu tia sáng vào chủ thể được chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, để hỗ trợ ống kính lấy nét chính xác. Nó có thể là một đèn riêng, hoặc có máy dùng luôn đèn flash để hỗ trợ lấy nét

5. WB - White balance - Cân bằng trắng.
Mục đích của cân bằng trắng là để có được màu sắc tốt nhất theo ý của người chụp (phản ánh trung thực màu cuộc sống, hay ám tông này tông khác tuỳ theo mục đích sáng tạo)

Khi chụp hình, tuỳ theo tình huống ánh sáng mà người ta chỉnh WB trên máy sao cho nó đáp ứng nhu cầu.

5a. Auto WB - cân bằng trắng tự động.
Máy sẽ tự phân tích ánh sáng mà nó thu được để chỉnh WB thích hợp

5b. Daylight - ánh sáng ban ngày ~ 5200oK

5c. Shade - bóng râm ~ 7500oK

5d. Cloudy - trời nhiều mây ~ 6000oK

5e. Lamp - đèn dây tóc ~ 3000oK

5f. Fluorescent - Đèn Neon ~ 4000oK

5g. Flash - đèn chớp ~ 5500oK




5h. Custom WB - cân bằng trắng tự chọn.
Chụp một tấm giấy trắng trong điều kiện ánh sáng cụ thể, rồi dùng nó làm căn cứ để đặt làm màu trắng tiêu chuẩn cho phiên chụp hình ở ánh sáng đó.

Cái này các bác quay phim rất cần, ta thường thấy, trước khi bấm máy, ông cameraman thường sai bảo ông camera assistant đưa một tờ giấy trắng để quay mẫu, đặt WB tiêu chuẩn cho điều kiện ánh sáng cụ thể.

5i. Temperature WB: cân bằng trắng theo nhiệt độ màu
Các máy có trang bị tính năng này có thể cho phép người chụp tự đặt WB theo nhiệt độ màu, thường thì từ 2.000oK đến 10.000oK, mỗi nấc chênh nhau 100oK

5j. WB SHIFT: dịch chuyển cân bằng trắng
Các máy có chế độ này, cho phép người dùng dịch chuyển điểm cân bằng trắng trên đồ thị màu có 2 trục, trục đứng là dịch chuyển Green-Magenta, còn trục ngang là Blue-Amber. Khi WB được dịch chuyển sang điểm khác, máy sẽ chụp ra các tấm hình có màu ám theo thông số đặt trước.




6. Drive mode - Số lần chụp.

6a. Single frame, single shot - một khuôn hình
Mỗi lần bấm máy, chụp một tấm hình

6b. Burst shots - continuous shots - chụp liên tục
Mỗi lần bấm máy, chụp liên tiếp nhiều hình tuỳ theo khả năng của máy

6c. Timer shots - chụp hẹn giờ
Máy sẽ chụp hình sau một khoảng thời gian hẹn trước: 10 giây, 20 giây, etc.

6d. Interval shots - chụp cách quãng - Intervalometer
Máy sẽ chụp hình ngắt quãng sau những khoảng thời gian định trước, VD cứ sau 30 phút lại nháy một tấm. Dùng để chụp theo dõi một bông hoa nở chẳng hạn

7. EV+, EV- Bù phơi sáng - Exposure Value Compensation

Khi chụp hình, có thể do lý do nào đó mà tấm hình không được đúng sáng như ý, ta có thể dùng chức năng này để tăng sáng hay giảm sáng cho cú bấm tiếp theo. Khi đó máy sẽ điều khiển tốc độ chụp, hoặc khẩu mở để tăng hoặc giảm sáng. Thường thì mỗi nấc tương đương với 1/3 EV step





Reduced: 94% of original size [ 425 x 337 ] - Click to view full image



8. BKT - Bracketing - Úp sọt
Các máy có chế độ này, giúp người chụp "úp sọt" đối tượng bằng 3 bức hình chụp cho một lần bấm máy. He he đây là chiến thuật "bắt nhầm còn hơn bỏ sót" đây ạ.

8a. AEB - Auto Exposure Bracketing- Úp sọt điểm phơi sáng
Máy chụp 3 cú, một cú ở chế độ giảm sáng -EV, một cú ở EV, và một cú ở +EV, các giá trị cộng trừ này tuỳ theo người đặt. Có thể là -1/3 --- 0 --- +1/3 etc


Reduced: 71% of original size [ 560 x 232 ] - Click to view full image



8b. WB BKT - White Balance Bracketing - Úp sọt điểm cân bằng trắng
Máy cũng chụp 3 cú, lần lượt ở -WB --- WB 0 --- WB +
Tuỳ theo người chụp đặt.

8c. AF BKT - Auto Focus Bracketing - úp sọt điểm lấy nét
Tương tự như 2 kiểu BKT trên, nhưng lần này là BTK focus point.

Kết quả của việc chụp Bracket là để có các tấm hình được chụp ở 3 chế độ khác nhau, rồi sau đó người chụp lựa tấm ổn nhất cho mình.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

TL: Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

Cách sử dụng đèn chớp


Hình ảnhThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 846x592.
Hình ảnh This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 846x592.
Hình ảnh
Hình ảnhThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 846x402.
Hình ảnh This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 846x402.
Hình ảnh


Sử dụng đèn chớp để bù ánh sáng mặt trời

Đèn chớp thường gọi là đèn flash được dùng khá rộng rãi trong việc hỗ trợ ánh sáng nghịch trong chụp ảnh hay những trường hợp ánh sáng không đủ. Tốc độ chớp của đèn flash khoảng 1 phần vài ngàn giây. Ánh sáng được phát ra từ một bóng đèn khá nhỏ. Ánh sáng từ đèn flash gần như ánh sáng mặt trời nên thích hợp dùng cho phim lọai daylight. Mỗi đèn có một chỉ số phát sáng GN (guide number) khác nhau. Trị số GN càng lớn thì độ phát sáng càng mạnh, tầm phát sáng càng xa, ngược lại trị số GN càng nhỏ thì độ phát sáng càng yếu. Chỉ số GN = f/stop x khoảng cách từ đèn đến chủ đề.

- Khi muốn tính độ mở ống kính ta lấy GN chia cho khoảng cách từ đèn đến chủ đề.

GN ghi trên đèn được tính theo độ nhạy sáng 100 ISO. Khi độ nhạy sáng thay đổi thì chỉ số GN cũng thay đổi. Cụ thể là độ nhạy sáng tăng gấp 2 lần thì GN tăng 1,4 lần. Ngược lại độ nhạy sáng giảm một nửa thì GN giảm 0,7.

Trên thân máy có lọai có đèn đi kèm, có loại không. Đèn trên máy sử dụng khá đơn giản. Chỉ cần mở đèn, đợi sau khoảng 10s cho điện nạp đủ là có thể chụp. Khi ấn nút chụp thì đèn sẽ tự động phát sáng. Tuy sử dụng đơn giản nhưng đèn trong máy thường có GN nhỏ, chỉ đủ chụp trong khoảng 3m trở lại. Trường hợp không có đèn trên máy hay đèn trên máy không đủ mạnh thì sử dụng đèn bên ngoài gắn vào. Trên thân máy có chỗ cắm đèn ngoài gọi là hot shoe. Chỉ cần cắm đèn vào hot shoe là đủ, các máy và đèn thế hệ sau này không còn dùng day nối. Ngoài flash thì có hãng còn gọi là speedlight.


Hình ảnhThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x884.
Hình ảnh This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x884.
Hình ảnh

Nguồn sáng là một phần rất quan trọng trong chụp ảnh. Ấn tượng một bức ảnh phụ thuộc vào hướng chiếu sáng lên chủ đề. Nguồn sáng từ phía sau người chụp chiếu sáng lên chủ đề gọi là nguồn sáng thuận. Nguồn sáng chiếu vào trước mặt người chụp gọi là nguồn sáng nghịch.

Chụp một tấm ảnh chụp nhanh (snap shot) hay một tấm ảnh kỷ niệm thông thường... để có ảnh sáng toàn bộ chi tiết người ta thường chụp với ánh sáng thuận. Thế nhưng với nguồn sáng thuận hơi mạnh thì hình ảnh sẽ không có khối. Một nguồn sáng chếch hay ngược sáng thì dễ tạo khối. Nếu là chơi ảnh nghiệp dư thì bạn cứ thử chụp ngược sáng xem sao. Chụp ngược sáng thì bạn có thể gặp trở ngại. Khi nguồn sáng nghịch quá mạnh, phần sáng (phía sau) và phần tối (trên chủ đề) chên lệch nhau quá nhiều thì có thể chủ đề bị tối đen hay phông nền trắng xóa. Lúc này bạn sẽ sử dụng đèn flash để làm sáng chủ đề (fill flash). Như vậy đèn flash không chỉ dùng trong phòng hay buổi tối mà còn dùng cả cho lúc ban ngày nữa. Ánh sáng mặt trời tự nhiên và ánh sáng đèn flash tương tự nhau nên sử dụng đèn flash với ánh sáng ban ngày hoàn toàn thích hợp.


Dùng đèn flash trong phòng

Hình ảnhThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x844.
Hình ảnh This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x844.
Hình ảnh

Chụp một bình hoa đặt ở cửa sổ trong phòng có dùng đèn flash.

Chụp một tấm ảnh trong phòng đa số chỉ sử dụng đèn flash một cách đơn thuần. Thế nhưng có một cách sử dụng đèn khác.Để ý quan sát nơi cạnh cửa sổ. Cái này giống như một studio tuyệt hảo. Ánh sáng mềm mại từ bên ngoài chiếu vào tạo ra một nguồn sáng nghịch. Đặt chậu hoa chỗ này và chụp thử.

Trước hết để nguyên như thế và chụp. Kết quả là tấm hình bị tối. Lý do là do ta chụp với nguồn sáng nghịch từ ngoài phòng chiếu vào. Sau đó chụp với đèn flash ta sẽ thấy rõ hơn. Ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào phía sau chủ đề, kết hợp với ánh sáng đèn flash chiếu vào chính diện, tạo cảm giác lập thể rõ ràng. Hơn nữa độ tương phản trong ảnh cũng giảm xuống phù hợp hơn. Ở đây nếu không chú ý đến vấn đề dùng đèn thì ảnh sẽ giống như là ta nhìn hoa khi tắt đèn trong phòng.

Ở ánh sáng có một yếu tố gọi là nhiệt độ màu. Ánh sáng mặt trời và đèn huỳnh quang hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại film được chế tạo để chụp ở một nhiệt độ định trước. Vì thế nếu chụp film dưới ánh sáng có nhiệt độ màu khác thì màu sắc in lên film sẽ khác với thực tế mắt ta nhìn thấy. Hiện tại thì film loại daylight dựa trên cơ sở nhiệt độ màu của ánh sáng mặt trời nên nếu như chụp dưới ánh sáng đèn huỳnh quang thì hình ảnh cuối cùng sẽ bị phủ màu xanh lục hay còn gọi là ám sắc xanh.

Ngoài việc sử dụng đèn flash ra còn có thể dùng tấm phản quang để làm mất bóng đen do ánh sáng nghịch. Cách này là dùng chính một phần nguồng sáng nghịch được phản xạ lại để chiếu sáng lên chủ đề.

Hình ảnhThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x410.
Hình ảnh This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x410.
Hình ảnh
Hình ảnh This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 675x372.
Hình ảnh

Chụp ảnh ban đêm với chức năng slow synchro flash, người và hậu cảnh cả hai đều sáng.

Để hình dung chúng ta sẽ xem hai bức ảnh minh họa chụp chân dung ban đêm ở trên. Bức ảnh bên dưới hấu như không thấy được hậu cảnh. Người trong ảnh được đèn flash chiếu sáng đủ còn hậu cảnh thì đèn flash không thể phát sáng tới. Còn tấm đầu tiên ở trên cả hậu cảnh được chụp rõ. Kỹ thuật này gọi là Slow Synchro.Chụp tốc độ chậm với đèn flash.

Thoạt nhìn chỗ tối chụp không có đèn flash, nhưng chụp với tốc độ chậm, thời gian màn chắn mở lâu ánh sáng vào film tăng dần dần khiến cho cảnh sáng lên. Lúc này đèn flash chớp kết hợp đồng bộ nên gọi là slow synchro. Nói tóm lại là muốn chụp hậu cảnh ban đêm sáng rõ thì chỉ cần chụp tốc độ chậm. Thế nhưng vì có người trong ảnh nên cần ánh sáng đèn flash giúp bắt đứng, vì thời gian phát sáng của đèn rất nhanh. Ngoài ra cần lưu ý đến chỉ số phát sáng GN của đèn để đặt chủ đề trong khoảng cách thích hợp.

Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
jangdonggun
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 248
Tham gia: 09:35, 10/08/10

TL: Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Gửi bài gửi bởi jangdonggun »

Chụp ảnh Khi di du lịch

Áp dụng 3 yếu tố Góc độ, Cự ly và Bố cục


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x995. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x995.


Khi đi du lịch, chụp lại những bức ảnh kỷ niệm ghi nhớ những nơi mình đã đến thật là thú vị. Thế nhưng khi nhìn những bức ảnh không đẹp thì những cảm giác lúc chụp ảnh của bạn sẽ bị mất đi.Và không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội để chụp lại lần nữa.Một chuyến đi công phu vất vả, sự mong đợi thật lớn vào chiếc máy ảnh mà bạn mang theo. Chú ý một chút khi chụp hình thì bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp.

Trước hết bạn phải nắm phương pháp chụp ảnh phong cảnh. Đầu tiên là chú ý đường chân trời nên đặt nằm ngang và theo bố cục 1/3, bầu trời trong ảnh là 1/3 và phần mặt đất là 2/3. Nếu trong ảnh có những chi tiết lớn như một cái cây một tảng đá to... thì không nên đặt ở ngay trung tâm ảnh. Mới bắt đầu nên bạn áp dụng hai điều cơ bản này trước cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp hơn.


Chụp phong cảnh

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x917. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x917.




Khi đến một vườn hoa, công viên hay một nơi tham quan nào đó. Hẳn là bạn sẽ thấy rất nhiều hoa.Bạn sẽ chú ý những yếu tố sau khi chụp vườn hoa để có những tấm ảnh vừa ý. Chụp cảnh vườn hoa hay cảnh tương tự, nên để phần bầu trời trong ảnh thật ít. Kế đến chọn lựa góc chụp thích hợp, không nên để máy ở một độ cao nhất định mà có thể bạn nâng cao hay hạn thấp để tìm ra góc chụp thích hợp.Sau cùng chú ý đến hướng của ánh sáng, chọn hướng sao cho ánh sáng tạo cảm giác lập thể trên ảnh.



Chụp ảnh kỷ niệm có người.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x988. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x988.



Trong những bức ảnh kỷ niệm trong một chuyến đi thì không phải chỉ có ảnh phong cảnh mà còn có những ảnh chụp có người trong đó. Những tấm ảnh này dù không mang tính nghệ thuật nhưng bạn cũng thử chú ý đến những yếu tố căn bản ở trên xem sao. Tất nhiên những bức ảnh này sẽ khác với những tấm chỉ chụp đơn thuần là quang cảnh hay hoa lá. Phần đầu tiên chúng ta hay gặp đó là nhân vật trong hình bị nhỏ. Liên quan đến vấn đề này là khoảng cách chụp. Thông thường người được chụp hay có thói quen đứng gần một cái gì đó để chụp như một ngôi nhà chẳng hạn. Thế nhưng ngôi nhà thì lại lớn hơn người được chụp rất nhiều. Vì thế khi chụp được hình ảnh có ngôi nhà thì người được chụp sẽ rất nhỏ. Trong trường hợp này người cầm máy sẽ chọn khỏang cách chụp sao cho lấy được quang cảnh phía sau, sau đó đặt người được chụp vào phía trước ống kính với khỏang cách thích hợp để người được chụp có độ lớn như ý. Tất nhiên khi nhân vật tiến gần ống kính hơn thì lớn hơn và bị cắt mất một phần. Và người chụp sẽ chọn khoảng cách sao cho chỗ cắt hợp lý với khuôn hình. Kế tiếp sau là bạn sẽ quan sát xem có những chi tiết nào ở hậu cảnh làm ảnh hưởng đến nhân vật trong hình như một cái cây hay cột điện lộ ra ngay trên đầu, bị một tảng đá đè xuống... Sau cùng là chú ý đến nguồn sáng chiếu vào nhân vật. Ánh sáng thuận quá mạnh có thể làm bẹt hình hay tạo những chỗ tối sáng trên khuôn mặt. Những nguồn sáng từ trên đỉnh đầu chiếu xuống hay từ dưới hắt thẳng lên tạo ra một khuôn mặt không đẹp. Để tránh những khuyết điểm này bạn có thể dùng miếng phản quang hay đèn flash bù sáng khi chụp.




Chụp lễ hội
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x941. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 900x941.


Ảnh chụp lễ hội cũng trở thành một lọai ảnh mang một số tính đặc thù riêng và bạn sẽ hay gặp khi đi du lịch.Chụp ảnh lễ hội trước hết bạn phải chụp được bầu không khí và chu vi của lễ hội. Trong ví dụ ở trên là hình ảnh một lễ hội của người Nhật trong mùa đông. Thật là thiếu sót nếu trong ảnh mà không thể hiện đượcái cảm giác lạnh. Trong hai tấm ảnh ở trên. tấm bên dưới chỉ đơn thuần thể hiện một người đang dội nước. Tấm bên trên nhờ vào màu da ửng đỏ, trời mù sương mà người xem có thể cảm nhận được được cái cảm giác tắm nước lạnh vào mùa đông.

Xét ở tấm ảnh chụp lễ hội đốt lửa ban đêm. Tấm bên trên người chụp đã chụp khi còn sót lại một ít ánh sáng tự nhiên, cộng thêm khoảng cách xa hơn nên nên đã thu vào ảnh được quang cảnh xung quanh rộng hơn. Cho ta thấy được bầu không khí lúc đó.

Những tấm ảnh chụp nhanh giúp ta có được những sắc thái, những khuôn mặt rất tự nhiên trong lễ hội cũng là điều không thể thiếu. Bạn cũngnên lưu ý là có thể có một vài người không thích khi bạn hướng ống kính vào họ. Điều quan trọng nhất là tìm đối tượng để chụp. Cần tìm những đối tượng thích hợp với bầu không khí lễ hội.

Chụp ảnh lễ hội bạn phải chụp trong đám đông vì thế trang phục rất quan trọng. Nếu mang theo túi đựng máy quá lớn bạn sẽ rất khó di chuyển. Bạn nên mặc lọai áo khoác có nhiều túi lọai dành cho thợ để đựng các thứ cần thiết.
(pho to.vn)
Được cảm ơn bởi: Tôn nữ
Đầu trang

Tôn nữ
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 685
Tham gia: 16:06, 10/09/10

TL: Kiệt tác của nhiếp ảnh!

Gửi bài gửi bởi Tôn nữ »

Có công lượm lặt :D
Đầu trang

Trả lời bài viết