Đây là một tác phẩm rất nổi tiếng của Trung Hoa, mình xin trích một đoạn làm lời giới thiệu...
ĐẠO LÝ VẬN MỆNH I– Luận về lập mệnh
1. Khổng Tiên Sinh đoán rõ định mệnh.
Ta lúc nhỏ thân phụ mất sớm, lão mẫu dạy bỏ không theo cử nghiệp mà theo học nghề y, vì học y cũng có thể mƣu sinh, có thể cứu ngƣời giúp đời mà khi y thuật tinh thông thì đƣợc thành danh, đó là ý nguyện sớm có của cha con vậy.
Sau đó tại chùa Từ Vân, ta gặp một lão nhân râu dài, tƣớng mạo tốt đẹp có vẻ tiên phong đạo cốt, nên ta dùng lễ mà cung kính lão nhân ấy. Ông bảo ta rằng: Ngƣơi là ngƣời trong sĩ lộ. Năm tới tức phải nhập học, tại sao lại không theo học vậy? Ta nói rõ nguyên cớ cho vị lão nhân ấy nghe, và lễ phép hỏi danh tính cùng xuất xứ của lão nhân. Lão nhân nói: Lão họ Khổng, ngƣời Vân Nam. Lão đƣợc Thiệu Khang Tiết tiên sinh chân truyền Hoàng cực số, lão nghĩ cũng nên truyền cho ngƣơi. Ta thỉnh lão nhân về nhà, và báo cáo với lão mẫu thì ngƣời dạy phải nên tiếp đãi cho thật cẩn thận tử tế và thử xem ông ấy đoán số ra sao, thì thấy mọi việc lớn nhỏ ông đều đoán trúng cả.
Ta bèn có ý định theo đòi việc đèn sách và bàn với biểu huynh là Thẩm Xứng thì biểu huynh bảo: có Úc Hải Cốc tiên sinh mở lớp dạy tại nhà ông Thẩm Hữu Phu, ta gởi ngƣơi tới đó trọ học thì rất là thuận tiện. Ta bèn bái Úc tiên sinh làm sƣ phụ. Khổng tiên sinh lấy số cho ta thì khi khảo thí ở huyện, đỗ đồng sinh đứng hạng thứ 14, thi ở phủ đứng vào hạng thứ 71, và thi ở tỉnh do quan đề đốc học viện làm chủ khảo thì đỗ vào hạng thứ 9. Năm tới đi thi, thì ở cả ba nơi số hạng đều đúng y nhƣ thế.
Sau đó lại lấy số chung thân cho ta, dự đoán những việc cát hung cho cả một đời và bảo rằng vào năm nào thì đƣợc khảo thí đứng hạng mấy, năm nào thì đƣợc bổ khuyết lẫm sinh (tức đƣợc cấp phát lƣơng ăn học bằng gạo), năm nào thì làm cống sinh, và sau khi làm cống sinh, năm nào thì đƣợc tuyển làm trƣởng quan ở Tứ Xuyên, tại chức sau 3 năm rƣỡi thì cáo quan về hƣu. Năm 53 tuổi vào giờ sửu ngày 14 tháng tám thì mất trên giƣờng bệnh, tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả.
Từ đó về sau, phàm mỗi khi gặp kì khảo thí, danh số trƣớc sau đều đúng nhƣ Khổng tiên sinh đã dự đoán sẵn. Chỉ có một dự đoán là khi nào số gạo cấp lƣơng lẫm sinh của ta đƣợc tới 91 thạch 5 đấu (1 thạch là 10 đấu) thì lúc đó sẽ đƣợc bổ làm cống sinh, nhƣng kịp tới khi ta đƣợc lãnh hơn 70 thạch thì Đồ tông sƣ (quan đề học), đã phê chuẩn cho ta đƣợc bổ làm cống sinh, duy chỉ có chỗ đó làm ta có điểm hoài nghi.
Nhƣng thực ra sau đó, sự phê chuẩn này bị quan thự ấn họ Dƣơng bác bỏ. Mãi tới năm Đinh Mão, tông sƣ Ân Thu Minh thấy bị quyển nơi trƣờng thi của ta (quyển nộp thi đáng đƣợc chấm đậu mà bị bỏ rớt lại) thì than rằng: bài ngũ sách đúng là năm thiên tấu nghị, văn chƣơng quảng bác, ý tứ sâu sắc thông suốt của một nho sĩ sao nỡ để cho mai một mãi ru, bèn truyền cho huyện quan dâng thỉnh nguyện lên để ông phê chuẩn cho đƣợc bổ cống sinh. Nếu tính số lƣợng gạo đƣợc cấp từ trƣớc trải qua thời gian bị bác bỏ cho tới khi đƣợc bổ thì thực đúng là 91 thạch 5 đấu vậy.
Nhân thế, ta càng tin rằng sự tiến thoái, thăng trầm nhanh hay chậm đều có thời, có số cả, nên an nhiên tự tại chẳng cần mong cầu sự gì cả. Sau khi đƣợc bổ cống sinh, ta phải đi Yến Đô (tức Bắc Kinh), ở lại kinh đô một năm, suốt ngày tĩnh tọa mà không màng tới việc đèn sách.""
II– Vân Cốc khuyên cải tạo vận mệnh...
Liễu Phàm tứ huấn.
TL: Liễu Phàm tứ huấn.
Trích trên thuvienhoasen
"Tác giả họ Hoàng tên Khôn Nghi, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ vào hiệu Vạn Lịch thứ 14, đời nhà Minh. Nguyên lai số không có con, khoa bảng đề danh không được cao, và chỉ sống tới năm 53 tuổi; vì biết định mệnh đã an bài như thế nên cứ điềm nhiên an phận thủ thường không cầu cạnh gì. Nhưng tới sau gặp được thiền sư Vân Cốc chỉ cho cách biến đổi số mệnh, nên cầu được sinh con năm 74 tuổi. Tác giả đem cái kinh nghiệm quý báu của đời mình soạn thành bốn bài gia huấn để lưu truyền đời sau, gọi là Liễu Phàm Tứ Huấn...."
"Tác giả họ Hoàng tên Khôn Nghi, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ vào hiệu Vạn Lịch thứ 14, đời nhà Minh. Nguyên lai số không có con, khoa bảng đề danh không được cao, và chỉ sống tới năm 53 tuổi; vì biết định mệnh đã an bài như thế nên cứ điềm nhiên an phận thủ thường không cầu cạnh gì. Nhưng tới sau gặp được thiền sư Vân Cốc chỉ cho cách biến đổi số mệnh, nên cầu được sinh con năm 74 tuổi. Tác giả đem cái kinh nghiệm quý báu của đời mình soạn thành bốn bài gia huấn để lưu truyền đời sau, gọi là Liễu Phàm Tứ Huấn...."