Gia đình là một tế bào của xã hội. Sự phát triển thịnh suy của một quốc gia củng phụ thuộc rất nhiều đến sự thịnh suy của mổi gia đình. Theo quan điểm Nho giáo cho rằng : “ Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nghĩa là muốn làm nên đại sự trước hết cần phải quản lý gia đình của anh thật tốt sau đó mới nói đến việc trị nước, an dân làm cho trăm họ được hưởng yên vui, hòa bình. Điều đó củng cho thấy rằng tư tưởng nho giáo rất nhấn mạnh đến vai trò quyết định và hết sức quan trọng của gia đình trong sự tồn vong của một quốc gia. Việt Nam nói riêng và các quốc gia Châu Á nói chung chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng văn hóa nho giáo của Trung Hoa. Nhiều giá trị đạo đức của Nho giáo đã trở thành chuẩn mực làm thước đo cho các hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể, cá nhân với cộng đồng trong xã hội Việt nam. Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Việt nam củng không nằm ngoài các chuẩn mực đạo đức mà tư tưởng nho giáo của Trung hoa đã đề ra. Ở đây, tôi chỉ xin bàn đến văn hóa ứng xử giữa chưa mẹ và con cái trong gia đình Việt nam hiện đại.
Tục ngữ Việt nam có câu : “ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” hay “ muốn nói ngoa làm cha mà nói” hoặc “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”….Cho thấy trong gia đình Việt nam cha mẹ là người năm quyền tuyệt đối, mọi hoạt động của con cái phải nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của cha mẹ, thậm chí ngay cả việc lựa chọn nghề nghiệp hay đến cả chuyện hôn nhân của một đời người phải được sự sắp xếp và quyết định của cha mẹ. Việc con cái làm trái lại những mong muốn, sắp xếp của cha mẹ được xã hội xem là trái với các nguyên tắc về chuẩn mực đạo đức, trái với luân thương đạo lý, trái với phong tục tập quán của dân tộc, và cho đó là đứa con hư, thiếu giáo dục, không được xã hội chấp nhận. Dưới chế độ phong kiến, việc con cái dám chống lại những quyết định của cha mẹ ít khi xảy ra, vì nó đã được xã hội thời đó xem các chuẩn mực đạo đức trên tương đương đương với giá trị pháp lý khiến cho con trẻ chỉ biết răm rắm tuân thủ các mệnh lệnh hay những quyết định mà cha mẹ đưa ra. Một đứa trẻ được giáo dục trong thời phong kiến phải nằm vững những chuẩn mực đạo đức mà tư tưởng nho giáo đề ra đó là nhân, lễ, trí, dũng. Trong gia đình, Lễ được đặt lên hàng đầu. Lễ ở đây bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa, lễ không chỉ là lễ nghĩa, lễ phép mà nó bao hàm cả những phép tắc ứng xử đúng mực theo chuẩn mực đạo đức củ Nho giáo đề ra. Phép tắc ứng xử trong gia đình Việt nam giữa con cái và cha mẹ có thể được củ thể hóa bằng chữ hiếu, “làm con chữ hiếu làm đầu” hay “ Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chử hiếu mới là đạo con”. Con cái phải biết nghe lời cha mẹ, hi sinh mình để báo hiếu cha mẹ, thậm chí bán mình để báo hiếu cha mẹ.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, nhiều trào lưu tư tưởng mới của Phương tây đã thâm nhập vào Việt nam như tư tưởng dân chủ, nhân quyền dẫn đến những giá trị truyền thống của gia đình đang dần bị phá vỡ, văn hóa ứng xử giữa cha mẹ và con cái trở nên bị xung đột và đối kháng. Quan niệm “con cãi lại cha mẹ trăm đường con hư” hay “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hay quan niệm chử “ hiếu” không còn giữ nguyên giá trị của nó. Việc cha mẹ áp đặt con cái trong mọi hoạt động dường như đã lỗi thời.
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, lớp trẻ ngày càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với những tri thức mới, quan điểm mới mà các bậc cha mẹ không thể bắt kịp. Lớp trẻ ngày nay năng động hơn, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống sớm hơn tư tưởng tự do trong sinh hoạt cuộc sống hay tự lập, dám làm dám chịu trách nhiệm ngày càng được lớp trẻ tôn sùng. Những tư tưởng này ban đầu gặp nhiều sự phản kháng quyết liệt từ xã hội từ các bậc cha mẹ nhưng dần dần đã được thừa nhận như một sự phù hợp tất yếu của quy luật phát triển.Việc chống đối lại quyết định không đúng của cha mẹ như là lẽ đương nhiên, việc tranh cãi về những giá trị đạo đức mới với những giá trị đạo đức cũ phần thắng đang nghiêng dần về lớp trẻ. Điều này dẫn tới một cách nhìn nhận mới về thế hệ trẻ ngày nay của xã hội củng như của các bậc cha mẹ. Việc các bậc cha mẹ tôn trọng các quyết đinh của con cái, tôn trọng cách nghĩ, cách làm của con cái được xem như là một chuẩn mực đạo đức mới trong văn hóa ứng xử của gia đình hiện nay.
Như một sự thật hiển nhiên, nhiều giá trị văn hóa ứng xử truyền thống trong gia đình theo Nho giáo xưa không còn phù hợp với thời đại mới. Các bậc cha mẹ dần buộc phải thay đổi cách ưng xử, cách nhìn nhận về con trẻ. Phải tạo cho lớp trẻ được sống trong một môi trường gia đình văn minh, dân chủ và bình đẳng trong cách nghĩ củng như trong mọi nét ứng xử trong gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội. Việt nam đang hướng tới một đất nước công nghiệp, hiện đại dân chủ, văn mình trước hết cần phải xây dựng những tiêu chí trong đó trong mỗi gia đình, mà để làm được điều đó trước hết các bậc cha mẹ cần phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận mới về vị trí củng như vai trò của con trẻ trong gia đình.
Nhật Minh
Một vài cách nhìn mới về văn hóa ứng xử trong gia đình Việt
TL: Một vài cách nhìn mới về văn hóa ứng xử trong gia đình V
7. Biết ơn
Hơn tất cả, có những khi bạn cần phải biểu lộ lòng biết ơn của mình tới bạn đời. Những cảm xúc trân trọng nhau ấy sẽ giúp hai người vượt qua tranh cãi, giữ cho mình cái nhìn tích cực. Nhớ rằng bạn yêu người ấy, không muốn đẩy người ấy ra xa chỉ vì những vấn đề lẽ ra có thể giải quyết được.
8. Thỏa hiệp
Hơn tất cả, có những khi bạn cần phải biểu lộ lòng biết ơn của mình tới bạn đời. Những cảm xúc trân trọng nhau ấy sẽ giúp hai người vượt qua tranh cãi, giữ cho mình cái nhìn tích cực. Nhớ rằng bạn yêu người ấy, không muốn đẩy người ấy ra xa chỉ vì những vấn đề lẽ ra có thể giải quyết được.
8. Thỏa hiệp