Những câu chuyện đầu xuân
Thần tụng
Nhân câu chuyện đầu xuân, lại ngẫm đến bọn Bát kỳ phong, ta chép lại khúc Thần tụng lên đây. Đôi khi cứ tự hỏi, đâu là thể phách? đâu là tinh anh?
Trước ngọn thần đăng
chập chờn gió lốc
lạc giữa tang thương
hồn nào cô độc?
bao trời viễn ảnh chờ cuối quan san
một khối thiên tư nằm trong u ngục
lũ chúng ta:
mấy kẻ không nhà, tưởng đành bạc đức với nhân tình nên mê tràn tâm sự, có buổi vò nhung xé lụa, chưa mời giăng một tiệc đà nhắc giọng Lưu Linh
trong giờ thoát tục, đã quyết vô tâm cùng thể phách thì đốt trọn tinh anh, đòi phen khóc nhạc cười hoa, chẳng luyến mộng mười năm cũng nòi tình Đỗ Mục
chiều Thăng Long sầu xuống bâng khuâng, cửa Đế Thánh bỏ ngỏ, hằng gợi khí đời lạnh sương bay
hồn Do Thái gió lên bát ngát, niềm tâm ý đi xa, luống ngại lúc trời thanh sao mọc
nhân thế bỏ hoài nhân thế; ồ! bao phen dâu bể ngậm ngùi giấc mộng Châu Dương, ai đến đó xin bày riêng Ngự Uyển, còn khi liễu ủ đào phai
hồng nhan để mặc hồng nhan; ôi! những trận cuồng phong tan tác cành hoa Thục Nữ, ta về đây thử đốt hết A Phòng, này lúc thành say lửa bốc
mê thiên hạ vào một đêm hồng phấn, để ta quên nửa giấc u hoài
gọi sinh linh sang từng cuộc truy hoan, cho người tránh nghìn năm oan khốc
nhờ men phá hoại, xót giang sơn cười ngả cười nghiêng
mượn bút tung hoành, lỗi thời thế xoay ngang xoay dọc
hỡi ơi!
luỵ tài hoa vẫn đành đoản mệnh, có say đâu một làn hương thoảng? có yêu đâu một nét mày hờ? sao còn ngộ, còn điên, còn dại? trí cảm thông mờ ngủ dưới chân đèn
mộ nhan sắc đến nỗi vong tình, chẳng mê vì một bóng tiên qua, chẳng chết vì một bầy yêu đến, mà cũng hờn, cũng giận, cũng ghen, hồn lưu lạc mỉm cười trong đáy cốc
chúng ta đây:
mấy lòng vương giả bơ vơ từ thuở suy vong, nửa cuộc giao tranh sầu đến tâm tình gỗ đá, kẻ phong sương, người lữ quán, dù chưa dựng kinh kỳ ảo tưởng đã xoay nghiêng gác phấn, lầu son
từng điểm tinh anh lang thang những chiều tái tạo, bốn mùa hôn phối hiện lên thanh sắc cỏ cây, màu quân tử, nét văn khôi, tuy chẳng ơn mưa móc từ bi cũng bừng nở cành vàng, lá ngọc
nào hiểu đâu thiên lương lúc mờ, lúc tỏ? vì hiện thân chốc chốc mỗi hư huyền, sớm rồi sớm nhớ màu xiêm mặc khách, vũ đài kia ai tỉnh với ai mê?
sao chẳng biết hình hài là có, là không? nhưng trường mộng đêm đêm hằng thấp thoáng, ngày lại ngày thương nét mặt nhân gian, thế sự ấy nên cười hay nên khóc?
lũ chúng ta:
một đoàn đãng tử, lấy bút thơ mà phác hoạ Vũ Trụ chi Tình, lại truyền bá Vô Vi chi Đạo, xét giang hồ chi khí cốt thực đã nên bốn phương huynh đệ, mười dặm thân sơ
xóm quê nhà:
trăm họ thanh bình, dùng hương phấn để hình dung Giao Đài chi Cảnh, còn vun trồng Khoái Lạc chi Hoa, ngẫm tuyết nguyệt chi ân tình thì cũng đáng một nét phù vân, nghìn vàng tơ tóc
làng yên hoa tha thướt dáng yêu đào, này sân hồng lý, này mái Tây hiên, giao những bóng bào huynh xá muội, gần đây cũng tư thất son vàng
chiều lưu đãng ngẩn ngơ đường xa mã, có bước hồi hương, có giờ ái mộ, chen những hồn du mục tha phương, ghé đâu chẳng giang san gấm vóc
đồng cảm, đồng tâm, ai nói gì vong quốc hận? vì đây cũng cửa đình Thét Nhạc, gọi hồn non nước tiêu sơ, sao chẳng muốn đeo bầu viễn thú, chở phăng lòng tới Giang Nam?
một mình, một bóng, ta gợi chi cố viên tình? mà đó thì bên gối Dâng Hương, cảm khói trường đình man mác, vậy cứ mơ lâm tẩu vân du, hướng thẳng hồn sang Tây Trúc?
phù dung bên phù thế, cõi nào thực cõi tiêu tao?
hồng phấn lẫn hồng trần, đâu đã vì đâu ô trọc?
ta hát mà chơi, ta sống đó tuy hư lại thực, giữa chợ đời vất vưởng bóng sầu nhân, thì bán rẻ linh hồn cho Quỷ, tìm hỷ thần kết bạn tâm giao
ngươi cười cho thoả, ngươi ở đây dẫu ác mà hiền, gần cửa mộ lạc loài hồn dị khách, hãy nhập chung tinh thể với Người, dùng độc dược thử lòng thế tục
lũ chúng ta:
xoay nhỡn tiền lại nhắm hiện thân
lấy kỳ thư về làm sách học
mới hay:
hồn hỡi hồn!
trời đất ngủ trong chiều khói lửa
hồn chập chờn bên cửa Dung Nhan
gọi nhau vào cuộc bi hoan
ta thiêu thể phách giải oan hồn về
hồn lại đặt cơn mê cơn tỉnh
hồn lại bầy đêm quạnh đêm vui
hồn xui rượu nói lên lời
khói dâng thành ý, nhạc cười ra hoa
hồn bắt ai tiêu ma ngày tháng
hồn giúp ai quên lãng hình hài
hồn từ siêu thoát phàm thai
sầu trong tà dục, vui ngoài thiện tâm
hồn ở khắp sơn lâm, hồ hải
hồn sống trùm hiện tại, tương lai
mênh mang một tiếng cười dài
hồn lay bốn vách Dạ Đài cho tan
hồn hỡi hồn!
hồn phá hoại điêu tàn cuộc sống
hồn điểm trang ảo mộng đời tiên
hồn về nhập xứ thuyền quyên
mượn duyên bèo nước làm duyên đá vàng
hồn thả bướm dựng làng Hồng Phấn
hồn tung hoa bày trận Hương Say
hồn gieo phách ngọt, đàn hay
quần hồng phất phới, hồn bay xuống trần
hồn mơn trớn ái ân cánh nhạc
hồn đẩy đưa khoái lạc thuyền ca
trắng đêm mở cặp thu ba
mặt phai nét phấn, môi nhoà màu son
hồn hỡi hồn!
nào đâu xứ cô đơn hồn ngự?
nào đâu nơi lữ thứ hồn đi?
phóng tâm ta đón hồn về
đắm say mỗi sớm, điên mê từng chiều
hồn hỡi hồn!
hồn bắc nhịp phù kiều trong rượu
hồn gợi câu "tiến tửu" bên hoa
hồng tô sắc mặt dương hoà
tiếng cười rạn cốc, lời ca nghiêng bình
hồn ngồi với Lưu Linh cuồng khách
hồn nhập vào Lý Bạch trích tiên
hồn xoay đổ núi ưu phiền
đốt tình cháy lửa cho quên Dáng Tình
hồn nhốt trí phù sinh vào hũ
hồn khép tay thế sự trong vò
gào to một tiếng: ô hô!
của ai này những cơ đồ không tên!
hồn hỡi hồn!
có hồn đây đảo điên vũ trụ
có hồn đây nghiêng ngửa giang san
vắng hồn lạnh lẽo nhân gian
say đâu nước biển, suối ngàn mà say
hồn hỡi hồn!
hồn vốn sẵn bàn tay nhung lụa
hồn lại còn "cặp má hồng nâu"
hồn cho đơn thuốc nhiệm mầu
khêu lên ngọn lửa, tiêu sầu thế nhân
hồn thấu đáo phong trần lục địa
hồn cảm thông tình nghĩa năm châu
mê hồn ai phụ hồn đâu?
cười trên nghìn cuộc bể dâu, thương đời!
hồn hỡi hồn!
ta gọi hồn chơi vơi ngọn lửa
ta cầu hồn nức nở bài kinh
tỏ mờ trong cõi U Minh
nghe ta hồn hỡi có linh thời về!
mặc sinh tử, ước thề khó diệt
tàn thịt xương, mệnh kiếp khôn sai
về đây! từ Cửu Trùng Đài
gió âm ty lạnh hình hài thế gian
hồn sầu bên cửa dung nhan
ta thiêu thể phách giải oan hồn về
thơ huyền diệu bốn bề khói toả
nhạc dị kỳ vạn ngả sao rơi
về đây, hồn hỡi! hồn ơi!
tâm hương một nén muôn đời không tan.
Trước ngọn thần đăng
chập chờn gió lốc
lạc giữa tang thương
hồn nào cô độc?
bao trời viễn ảnh chờ cuối quan san
một khối thiên tư nằm trong u ngục
lũ chúng ta:
mấy kẻ không nhà, tưởng đành bạc đức với nhân tình nên mê tràn tâm sự, có buổi vò nhung xé lụa, chưa mời giăng một tiệc đà nhắc giọng Lưu Linh
trong giờ thoát tục, đã quyết vô tâm cùng thể phách thì đốt trọn tinh anh, đòi phen khóc nhạc cười hoa, chẳng luyến mộng mười năm cũng nòi tình Đỗ Mục
chiều Thăng Long sầu xuống bâng khuâng, cửa Đế Thánh bỏ ngỏ, hằng gợi khí đời lạnh sương bay
hồn Do Thái gió lên bát ngát, niềm tâm ý đi xa, luống ngại lúc trời thanh sao mọc
nhân thế bỏ hoài nhân thế; ồ! bao phen dâu bể ngậm ngùi giấc mộng Châu Dương, ai đến đó xin bày riêng Ngự Uyển, còn khi liễu ủ đào phai
hồng nhan để mặc hồng nhan; ôi! những trận cuồng phong tan tác cành hoa Thục Nữ, ta về đây thử đốt hết A Phòng, này lúc thành say lửa bốc
mê thiên hạ vào một đêm hồng phấn, để ta quên nửa giấc u hoài
gọi sinh linh sang từng cuộc truy hoan, cho người tránh nghìn năm oan khốc
nhờ men phá hoại, xót giang sơn cười ngả cười nghiêng
mượn bút tung hoành, lỗi thời thế xoay ngang xoay dọc
hỡi ơi!
luỵ tài hoa vẫn đành đoản mệnh, có say đâu một làn hương thoảng? có yêu đâu một nét mày hờ? sao còn ngộ, còn điên, còn dại? trí cảm thông mờ ngủ dưới chân đèn
mộ nhan sắc đến nỗi vong tình, chẳng mê vì một bóng tiên qua, chẳng chết vì một bầy yêu đến, mà cũng hờn, cũng giận, cũng ghen, hồn lưu lạc mỉm cười trong đáy cốc
chúng ta đây:
mấy lòng vương giả bơ vơ từ thuở suy vong, nửa cuộc giao tranh sầu đến tâm tình gỗ đá, kẻ phong sương, người lữ quán, dù chưa dựng kinh kỳ ảo tưởng đã xoay nghiêng gác phấn, lầu son
từng điểm tinh anh lang thang những chiều tái tạo, bốn mùa hôn phối hiện lên thanh sắc cỏ cây, màu quân tử, nét văn khôi, tuy chẳng ơn mưa móc từ bi cũng bừng nở cành vàng, lá ngọc
nào hiểu đâu thiên lương lúc mờ, lúc tỏ? vì hiện thân chốc chốc mỗi hư huyền, sớm rồi sớm nhớ màu xiêm mặc khách, vũ đài kia ai tỉnh với ai mê?
sao chẳng biết hình hài là có, là không? nhưng trường mộng đêm đêm hằng thấp thoáng, ngày lại ngày thương nét mặt nhân gian, thế sự ấy nên cười hay nên khóc?
lũ chúng ta:
một đoàn đãng tử, lấy bút thơ mà phác hoạ Vũ Trụ chi Tình, lại truyền bá Vô Vi chi Đạo, xét giang hồ chi khí cốt thực đã nên bốn phương huynh đệ, mười dặm thân sơ
xóm quê nhà:
trăm họ thanh bình, dùng hương phấn để hình dung Giao Đài chi Cảnh, còn vun trồng Khoái Lạc chi Hoa, ngẫm tuyết nguyệt chi ân tình thì cũng đáng một nét phù vân, nghìn vàng tơ tóc
làng yên hoa tha thướt dáng yêu đào, này sân hồng lý, này mái Tây hiên, giao những bóng bào huynh xá muội, gần đây cũng tư thất son vàng
chiều lưu đãng ngẩn ngơ đường xa mã, có bước hồi hương, có giờ ái mộ, chen những hồn du mục tha phương, ghé đâu chẳng giang san gấm vóc
đồng cảm, đồng tâm, ai nói gì vong quốc hận? vì đây cũng cửa đình Thét Nhạc, gọi hồn non nước tiêu sơ, sao chẳng muốn đeo bầu viễn thú, chở phăng lòng tới Giang Nam?
một mình, một bóng, ta gợi chi cố viên tình? mà đó thì bên gối Dâng Hương, cảm khói trường đình man mác, vậy cứ mơ lâm tẩu vân du, hướng thẳng hồn sang Tây Trúc?
phù dung bên phù thế, cõi nào thực cõi tiêu tao?
hồng phấn lẫn hồng trần, đâu đã vì đâu ô trọc?
ta hát mà chơi, ta sống đó tuy hư lại thực, giữa chợ đời vất vưởng bóng sầu nhân, thì bán rẻ linh hồn cho Quỷ, tìm hỷ thần kết bạn tâm giao
ngươi cười cho thoả, ngươi ở đây dẫu ác mà hiền, gần cửa mộ lạc loài hồn dị khách, hãy nhập chung tinh thể với Người, dùng độc dược thử lòng thế tục
lũ chúng ta:
xoay nhỡn tiền lại nhắm hiện thân
lấy kỳ thư về làm sách học
mới hay:
hồn hỡi hồn!
trời đất ngủ trong chiều khói lửa
hồn chập chờn bên cửa Dung Nhan
gọi nhau vào cuộc bi hoan
ta thiêu thể phách giải oan hồn về
hồn lại đặt cơn mê cơn tỉnh
hồn lại bầy đêm quạnh đêm vui
hồn xui rượu nói lên lời
khói dâng thành ý, nhạc cười ra hoa
hồn bắt ai tiêu ma ngày tháng
hồn giúp ai quên lãng hình hài
hồn từ siêu thoát phàm thai
sầu trong tà dục, vui ngoài thiện tâm
hồn ở khắp sơn lâm, hồ hải
hồn sống trùm hiện tại, tương lai
mênh mang một tiếng cười dài
hồn lay bốn vách Dạ Đài cho tan
hồn hỡi hồn!
hồn phá hoại điêu tàn cuộc sống
hồn điểm trang ảo mộng đời tiên
hồn về nhập xứ thuyền quyên
mượn duyên bèo nước làm duyên đá vàng
hồn thả bướm dựng làng Hồng Phấn
hồn tung hoa bày trận Hương Say
hồn gieo phách ngọt, đàn hay
quần hồng phất phới, hồn bay xuống trần
hồn mơn trớn ái ân cánh nhạc
hồn đẩy đưa khoái lạc thuyền ca
trắng đêm mở cặp thu ba
mặt phai nét phấn, môi nhoà màu son
hồn hỡi hồn!
nào đâu xứ cô đơn hồn ngự?
nào đâu nơi lữ thứ hồn đi?
phóng tâm ta đón hồn về
đắm say mỗi sớm, điên mê từng chiều
hồn hỡi hồn!
hồn bắc nhịp phù kiều trong rượu
hồn gợi câu "tiến tửu" bên hoa
hồng tô sắc mặt dương hoà
tiếng cười rạn cốc, lời ca nghiêng bình
hồn ngồi với Lưu Linh cuồng khách
hồn nhập vào Lý Bạch trích tiên
hồn xoay đổ núi ưu phiền
đốt tình cháy lửa cho quên Dáng Tình
hồn nhốt trí phù sinh vào hũ
hồn khép tay thế sự trong vò
gào to một tiếng: ô hô!
của ai này những cơ đồ không tên!
hồn hỡi hồn!
có hồn đây đảo điên vũ trụ
có hồn đây nghiêng ngửa giang san
vắng hồn lạnh lẽo nhân gian
say đâu nước biển, suối ngàn mà say
hồn hỡi hồn!
hồn vốn sẵn bàn tay nhung lụa
hồn lại còn "cặp má hồng nâu"
hồn cho đơn thuốc nhiệm mầu
khêu lên ngọn lửa, tiêu sầu thế nhân
hồn thấu đáo phong trần lục địa
hồn cảm thông tình nghĩa năm châu
mê hồn ai phụ hồn đâu?
cười trên nghìn cuộc bể dâu, thương đời!
hồn hỡi hồn!
ta gọi hồn chơi vơi ngọn lửa
ta cầu hồn nức nở bài kinh
tỏ mờ trong cõi U Minh
nghe ta hồn hỡi có linh thời về!
mặc sinh tử, ước thề khó diệt
tàn thịt xương, mệnh kiếp khôn sai
về đây! từ Cửu Trùng Đài
gió âm ty lạnh hình hài thế gian
hồn sầu bên cửa dung nhan
ta thiêu thể phách giải oan hồn về
thơ huyền diệu bốn bề khói toả
nhạc dị kỳ vạn ngả sao rơi
về đây, hồn hỡi! hồn ơi!
tâm hương một nén muôn đời không tan.
Được cảm ơn bởi: Memphisto79, TranThuHa
TL: Những câu chuyện đầu xuân
Theo yêu cầu của bọn Bát kỳ phong.
Gió của tám phương là: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nẫy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Phòng. Vạn vật sinh sớm nay đã đến kỳ có hoa như vậy có thể xem thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai chi là Mão. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt. Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Thìn. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, Dương khí phát triển đạt đến cực điểm. Thanh Minh Phong lại hướng Tây đến ở bảy sao của tú Tinh, Liễu. Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, Dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, Mười Can là Bính Đinh. Âm Dương giao nhau, Dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, Âm khí dần dần thịnh, mở đầu. Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, Dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, Âm khí vượng thịnh, Dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo Dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến thì chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi. Thời đó Dương khí đã bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần còn nhỏ yếu, không kham nổi dùng vào việc, vì vậy nên vẫn còn phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quý. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được. Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đã tự dưỡng thành hình, nhưng vẫn còn chưa phá đất mà xuất ra
Gió của tám phương là: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nẫy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Phòng. Vạn vật sinh sớm nay đã đến kỳ có hoa như vậy có thể xem thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai chi là Mão. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt. Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Thìn. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, Dương khí phát triển đạt đến cực điểm. Thanh Minh Phong lại hướng Tây đến ở bảy sao của tú Tinh, Liễu. Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, Dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, Mười Can là Bính Đinh. Âm Dương giao nhau, Dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, Âm khí dần dần thịnh, mở đầu. Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, Dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, Âm khí vượng thịnh, Dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo Dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến thì chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi. Thời đó Dương khí đã bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần còn nhỏ yếu, không kham nổi dùng vào việc, vì vậy nên vẫn còn phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quý. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được. Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đã tự dưỡng thành hình, nhưng vẫn còn chưa phá đất mà xuất ra
Được cảm ơn bởi: Memphisto79, TranThuHa, Nhược Trần
- Nhược Trần
- Mới gia nhập
- Bài viết: 29
- Tham gia: 16:54, 14/02/10
TL: Những câu chuyện đầu xuân
NT có lời cảm ơn chân thành tới Ngọc Hồ đã không quản công sức sưu tầm và post lên những thông tin trên.
TL: Ngọc Hồ
Mai Hoa đã viết:Lã Bất Vi... biết 10 mà không biết 11... tâm tướng ư? để ta kể chuyện Ngọc Hồ cho mà nghe!
Ngọc Hồ không phải là cái Hồ Ngọc, mà là cái bình ngọc... Chữ hồ trên có bộ sĩ, dưới có bộ mịch và chữ á.. là cái hồ rượu! Lã Bất Vi hẳn biết.. "Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ", chữ Hồ trong này là Hồ như trên ta đã nói đấy
Bài thơ đầy đủ của Vương Xuơng Linh là:
Phù Dung lâu tống Tân Tiệm
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô
Bình minh tống khách Sở sơn cô
Lạc Dương thân hữu như tương vấn
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ
Tạm dịch nghĩa Việt (bản dịch của Tương Như):
Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm
Mưa lạnh tràn song, đêm đến Ngô
Sáng ra tiễn khách, núi buồn trơ
Lạc Dương nếu có người thân hỏi
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.
Sau này “phiến băng tâm tại ngọc hồ” để mô tả khát vọng và những sở thích cao quý. Tại sao?
Người khác nhau có những hoài bão và mơ ước khác nhau, vì thế họ có những theo đuổi riêng. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, một vài người nghĩ rằng tiền là quan trọng nhất và họ theo đuổi sự giàu có suốt đời họ. Một vài người đánh giá danh tiếng và theo đuổi nó hết sức. Vài người xem quyền lực là tất cả và đặt hết sức lực cá nhân vào nó như là ưu tiên hàng đầu. Cuối cùng, vài người thì tìm kiếm tình cảm như là thứ quan trọng nhất trong đời. Chỉ có vài người có thể vượt qua thế tục này và không bị mê ảo bởi danh và lợi.
Lã buôn vua liệu có món hàng Ngọc Hồ không?
Lã không nằm trong tam giới, chẳng thuộc ngũ hành cho nên mới mang danh BẤT VI....hiihi. Nàng là giống phàm sao hiểu được giống "bất vi" như ta. Ta đã nói rồi, ta chẳng giống Khổng tủ hữu vi, chẳng giống Lão tử vô vi....ta là bất vi mà...hêhee....
Thiên hạ lắm kiểu người, ta cũng không ngoại lệ....Nàng thì cũng chẳng thế sao, ngày thì đi chụp nhền nhện...tối thì thơ phú cho cái hồn nó thành ngọc....lơ mơ là làm ngọc nữ mãi mãi...hihi...rồi một ngày sẽ được làm thánh cô....cần đến gã giang hồ như ta làm chỗ gối đầu...hihi!
Hàng ngọc ta có...xong dành cho vĩ nhân. Lã ta mang tiếng buôn vua, xong chẳng qua chỉ khéo mối lái mà thôi. Đem người ngọc cho kẻ cần ngọc. Dung Ngọc Hồ vào chỗ sang quý....chứ có đâu như người ta...chả chịu chăm bón gì nàng, để nàng tối ngày đi chụp mạng nhện....chẳng uổng phí tấm lòng ngọc ngà của nàng sao????
Thế gian sao lắm nỗi...chẳng hay giời xanh cứ mang gỗ đá ra thử tấm lòng vàng của nàng????
Kho lắm thay
Lã
TL: Những câu chuyện đầu xuân
Bàn về gió, ngoài 8 loại gió kể trên thì trên giang hồ cũng còn nổi danh rất nhiều cơn gió khác như.
Hắc Toàn Phong,Âu Dương Phong,Tô Chấn Phong,Hồ Quốc Phong,Phong Nương,Phong Thủy,Đại Phong,Thanh Phong, ...
Trong Kinh Dịch, Tốn vi Phong hành mộc, đã là Phong thì phải cần đến Thủy để dưỡng mộc. cho nên cho phép tại hạ góp thêm cơn gió biển Hải Phong để cùng chung vui.
Hắc Toàn Phong,Âu Dương Phong,Tô Chấn Phong,Hồ Quốc Phong,Phong Nương,Phong Thủy,Đại Phong,Thanh Phong, ...

Trong Kinh Dịch, Tốn vi Phong hành mộc, đã là Phong thì phải cần đến Thủy để dưỡng mộc. cho nên cho phép tại hạ góp thêm cơn gió biển Hải Phong để cùng chung vui.
TL: Những câu chuyện đầu xuân
Hehe, đây là chỗ Mai Hoa mua vui kể chuyện vãn, Apollo nói "cho phép" là nhầm chỗ rồi!apollo đã viết:Bàn về gió, ngoài 8 loại gió kể trên thì trên giang hồ cũng còn nổi danh rất nhiều cơn gió khác như.
Hắc Toàn Phong,Âu Dương Phong,Tô Chấn Phong,Hồ Quốc Phong,Phong Nương,Phong Thủy,Đại Phong,Thanh Phong, ...
Trong Kinh Dịch, Tốn vi Phong hành mộc, đã là Phong thì phải cần đến Thủy để dưỡng mộc. cho nên cho phép tại hạ góp thêm cơn gió biển Hải Phong để cùng chung vui.
Lại nói "bàn về gió", 8 loại gió này đâu phải thứ gió thường mà là "Kỳ Phong" , chủ gió 8 hướng, còn những loại gió kia ... Kinh Dịch hở?? ừ thì Kinh Dịch! bọn Phong ấy chỉ là Phong Thiên Tiểu Súc. Có 8 loại nay đã lấp đầy 7 hướng, còn Cảnh Phong.... còn khuyết. Nghe bọn vong nó đồn Bất Chu Đại Sư huynh đang tìm người ứng với chữ Cảnh.
Coi như có túc duyên cái đèn lồng, ta kiếm chuyện mua vui làm quà cho mấy anh em Bát Phong...
TL: Những câu chuyện đầu xuân
Nay lại nói tiếp chuyện... Ngọc Hồ..
Này Lã Bất Vi, văn chương đôi khi nó cũng vô tình như đao kiếm, ma mị như hồ ly.. Ta kể chuyện Ngọc Hồ cho Lã cố tình để hở lưng... mà Lã cũng bị cuốn theo cái sự ma mị của câu chữ...
Ta kể tiếp 1 chuyện Ngọc Hồ..
Có 1 ả giang hồ xuất thân, tình cờ số tốt thế nào lại đánh đĩ lên bà... cũng xúng xính tí chữ mà lấy hiệu là Ngọc Hồ, tự là Băng Tâm Khách.. hehe. cụ Tú Mỡ có làm bài thơ vịnh cô Ngọc Hồ made in VN này như sau
LỠM CÔ NGỌC HỒ
(Mỹ tự là băng Tâm khách)*
Tưởng băng trắng muốt, tuyết trong veo,
Tuyết lấm băng nhơ, rõ chán phèo.
Tiết sạch coi nhàm, trăng gió nhởn,
Hoa tàn rứ mãi bướm ong theo.
Hồ tù ngán nỗi con rồng lộn,
Ngọc vết thương tình kẻ cố đeo.
Nhắn khách Băng Tâm ai đó tả
Mỹ danh hai chữ nghĩ buồn teo !
Kỹ ra thì ối từ khá .... bậy, nhà nho ngoài thâm thúy ra thì chửi bới cũng hàng chợ quá! mà chửi ai cho đáng, như Cao Tiên sinh chửi vua chửi quan cho nó đáng mặt anh hùng ... đằng này đi chửi.... cô Ngọc Hồ!
Hì hì, hôm ấy cố tình để thành không nhà trống xem công lực của Lã thế nào... vậy mà... Lã ơi là Lã!
Còn chắc là cũng có kẻ qua đây đọc chuyện Ngọc Hồ rồi cười khẩy... bảo sao mà....
Thôi, kết thúc câu chuyện xuân ở đây, và bằng 2 câu ca dao:
"Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói lên đến tận thiên tào.."
Này Lã Bất Vi, văn chương đôi khi nó cũng vô tình như đao kiếm, ma mị như hồ ly.. Ta kể chuyện Ngọc Hồ cho Lã cố tình để hở lưng... mà Lã cũng bị cuốn theo cái sự ma mị của câu chữ...
Ta kể tiếp 1 chuyện Ngọc Hồ..
Có 1 ả giang hồ xuất thân, tình cờ số tốt thế nào lại đánh đĩ lên bà... cũng xúng xính tí chữ mà lấy hiệu là Ngọc Hồ, tự là Băng Tâm Khách.. hehe. cụ Tú Mỡ có làm bài thơ vịnh cô Ngọc Hồ made in VN này như sau
LỠM CÔ NGỌC HỒ
(Mỹ tự là băng Tâm khách)*
Tưởng băng trắng muốt, tuyết trong veo,
Tuyết lấm băng nhơ, rõ chán phèo.
Tiết sạch coi nhàm, trăng gió nhởn,
Hoa tàn rứ mãi bướm ong theo.
Hồ tù ngán nỗi con rồng lộn,
Ngọc vết thương tình kẻ cố đeo.
Nhắn khách Băng Tâm ai đó tả
Mỹ danh hai chữ nghĩ buồn teo !
Kỹ ra thì ối từ khá .... bậy, nhà nho ngoài thâm thúy ra thì chửi bới cũng hàng chợ quá! mà chửi ai cho đáng, như Cao Tiên sinh chửi vua chửi quan cho nó đáng mặt anh hùng ... đằng này đi chửi.... cô Ngọc Hồ!
Hì hì, hôm ấy cố tình để thành không nhà trống xem công lực của Lã thế nào... vậy mà... Lã ơi là Lã!
Còn chắc là cũng có kẻ qua đây đọc chuyện Ngọc Hồ rồi cười khẩy... bảo sao mà....
Thôi, kết thúc câu chuyện xuân ở đây, và bằng 2 câu ca dao:
"Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói lên đến tận thiên tào.."
TL: Những câu chuyện đầu xuân
Có câu: vầng trăng ai sẻ làm đôi, nửa in đáy nước, nửa treo trên trời!
Tạo hoá sinh ra ai, cũng có 2 phần, phần là mình, phần là nửa kia thiếu thốn. Cay nghiệt làm sao tạo hoá sáng tạo ra bộ gien để chúng thiếu thốn, thèm thuồng mà đi tìm nhau. Đại văn hào Tra Kim Dung tạo ra không biết bao nhiêu cặp như vậy. Yêu nhau...trải bao khó khăn...mới ở được với nhau. Quách tỉnh ngu ngốc đần độn lại được hoàng dung ranh mãnh bổ trợ, Thánh cô cao cả lại mắc nợ kẻ say quân tử...rất nhiều cặp như vậy trong tác phẩm của Kim Dung. Đời người ai cũng mắc nợ một ai đó...song Lã chỉ thấy Mai Hoa chỉ đóng cửa trong 4 bức tường văn chương mà tu luyện....bỗng chốc đã được mấy mươi năm thành 1 đạo cô trên DD. Dịch có câu: Cô âm bất trưởng, cô dương bất sinh. Đã không vướng vào vòng âm dương thì số má lấy bằng phần mêm của Lyso.vn chả có ảnh hưởng gì hết. Trước hết Lã chúc mừng MH đã đắc đạo vượt khỏi vòng âm dương mà thay đổi được số phận, thật công lực cũng ghê gớm lắm.....hihi.
Xuân đến cúc đắng bên suối lại trổ hoa, đạo cô có nghe tiếng suối chảy bên cây cúc đắng không??? ong bay lượn ra vào? Đạo cô có nghe tiếng khóc của người chôn hoa trong hồng lâu mộng không???
Ngày xuân đến, Lã chúc đạo cô có luồng sinh khí mới thúc giục nàng trở lại với vòng đời trần tục mà vui vẻ này...
Lã.
Tạo hoá sinh ra ai, cũng có 2 phần, phần là mình, phần là nửa kia thiếu thốn. Cay nghiệt làm sao tạo hoá sáng tạo ra bộ gien để chúng thiếu thốn, thèm thuồng mà đi tìm nhau. Đại văn hào Tra Kim Dung tạo ra không biết bao nhiêu cặp như vậy. Yêu nhau...trải bao khó khăn...mới ở được với nhau. Quách tỉnh ngu ngốc đần độn lại được hoàng dung ranh mãnh bổ trợ, Thánh cô cao cả lại mắc nợ kẻ say quân tử...rất nhiều cặp như vậy trong tác phẩm của Kim Dung. Đời người ai cũng mắc nợ một ai đó...song Lã chỉ thấy Mai Hoa chỉ đóng cửa trong 4 bức tường văn chương mà tu luyện....bỗng chốc đã được mấy mươi năm thành 1 đạo cô trên DD. Dịch có câu: Cô âm bất trưởng, cô dương bất sinh. Đã không vướng vào vòng âm dương thì số má lấy bằng phần mêm của Lyso.vn chả có ảnh hưởng gì hết. Trước hết Lã chúc mừng MH đã đắc đạo vượt khỏi vòng âm dương mà thay đổi được số phận, thật công lực cũng ghê gớm lắm.....hihi.
Xuân đến cúc đắng bên suối lại trổ hoa, đạo cô có nghe tiếng suối chảy bên cây cúc đắng không??? ong bay lượn ra vào? Đạo cô có nghe tiếng khóc của người chôn hoa trong hồng lâu mộng không???
Ngày xuân đến, Lã chúc đạo cô có luồng sinh khí mới thúc giục nàng trở lại với vòng đời trần tục mà vui vẻ này...
Lã.
TL: Những câu chuyện đầu xuân
"Ngọc Hồ" đây có ý gì không thế?Nhược Trần đã viết:NT có lời cảm ơn chân thành tới Ngọc Hồ đã không quản công sức sưu tầm và post lên những thông tin trên.