Giới thiệu sách "Phép tắc của loài sói"
Thi nhân Bắc Đảo từng viết: Sự hèn hạ là giấy thông hành của kẻ hèn hạ, sự cao thượng là văn khắc trên bia của người cao thượng. Chúng ta có thể nói, sự yếu đuối là đòn chí mạng của kẻ yếu đuối, sự dũng cảm là vũ khí của người dũng cảm. Muốn đứng vững trong thời đại thay đổi chớp nhoáng, kẻ mạnh phải dũng cảm đương đầu. Đặc biệt là người trên thương trường, khi đương đầu với thử thách, càng cần phải có tinh thần của loài sói.
Việc tôn thờ loài sói đã trở nên rất phổ biến trong nhiều doanh nghiệp lớn. Tập đoàn Haier, Huawei, General Electric, Fedex, không quân Canada, bộ đội đặc chủng KSK Đức... đều xem soi là "Tô-tem" trong thế giới tâm linh, là tinh thần của cá nhân và tập thể. Sói là hình tượng thần kỳ thể hiện sự tinh tuý của văn hoá doanh nghiệp.
Mềm nắn rắn buông là bẩm sinh của động vật. Kẻ mạnh ăn kẻ yếu là quy luật sắt của tự nhiên. Ta biết tấn công, nhưng cũng biết nhượng bộ. Ta không sợ trần trụi, nhưng cũng rất giỏi ngụy trang. Ta vừa có thể chiến đấu đơn độc, vừa giỏi tấn công tập thể. Ta am hiểu những quy tắc của rừng rậm hoang dã, vì vậy, ta vẫn mãi mãi là kẻ chiến thắng.
Sói có tinh thần hi sinh và tinh thần tập thể rất mạnh. Để săn được những con vật tương đối lớn, sống thành bầy như bò, ngựa, dê, hươu… chúng sẽ trinh sát, phục kích và tấn công luân phiên.
Mục lục:
Chương 1: Phớt lờ nguy hiểm – ung dung tự tại trong rừng sâu
Chương 2: Cạnh tranh tàn khốc – kẻ thắng làm vua
Chương 3: Cười trước thất bại – vững bước tiến lên
Chương 4: Trạng thái tinh thần của kẻ mạnh – xưng hùng thiên hạ
Chương 5: Kiêu hãnh, độc lập – bản sắc riêng
Chương 6: Tính kiên nhẫn, bền bỉ của sói
Chương 7: Luôn chú tâm – luôn hoàn thiện
Chương 8: Trí tuệ vô song của loài sói – thay đổi là không thay đổi
Chương 9: Khí phách mạnh mẽ – biết ơn sâu sắc
Chương 10: Bắt tay hợp tác – thuận buồm xuôi gió
Chương 11: Sống trong nghịch cảnh, kẻ thắng làm vua
Chương 12: Can đảm – bách chiến bách thắng
Chương 13: Linh hoạt để giành thắng lợi, mượn sức người khác để thành công
Chương 14: Dựa vào sói mà sống, lấy sói làm chuẩn
Chương 15: Bình tĩnh lạc quan
Chương 16: Quyết liệt theo đuổi mục tiêu
Chương 17: Đầy kiên nhẫn, chờ thời cơ
Chương 18: Bộc phát sức mạnh hoang dã, nỗ lực vươn lên
Chương 19: Tấn công vào những bất lợi của địch
Chương 20: Tổ chức và kỷ luật là cơ sở của thành công
Chương 21: Vận dụng triệt để sách lược trí tuệ bất cứ lúc nào
“Phép tắc sinh tồn của kẻ mạnh;
Dũng cảm, cô độc, đoàn kết, tàn khốc là thế giới của loài sói;
Trong thế giới này, không có đúng, không có sai, chỉ có thành công;
Không có chính nghĩa, không có tội ác, chỉ có mục đích duy nhất: SINH TỒN.”
PS: Hiểu ý, quên lời!
Phép tắc của loài sói!!!
TL: Phép tắc của loài sói!!!
Những cái sách như thế này tràn ngập trên thị trường. Tôi nghĩ, con người đã tiến hoá so với các loài động vật khác. Cái chính yếu để loài người có thể chế ngự được các loài khác là ở "tư duy con người" thay cho "phép tắc động vật" giống như cái "phép tắc của loài sói" này, chỉ nên áp dụng cho bầy đàn động vật, có mức tư duy ở cấp thấp. Nó không giống với Tư duy con người. Bởi ngoài cái "Bản năng tự nhiên" như của loài sói, con người khác loài động vật ở chỗ có Yêu thương ghét muốn, ái ố nộ hỷ. Những người tôn thờ và áp dụng các lý thuyết động vật vào đời sống con người thì thực chất chưa xứng đáng là con người.
Tôi cũng đọc qua sách này, nhưng tôi không thích bởi vì nó mang cái lý thuyết cắn xé nhau của loài vật vào áp dụng cho xã hội loài người. Tôi không biết là những người đã đọc và yêu thích cuốn sách này, có cảm nghĩ thế nào khi mà bỏ đi cái sự tiến hoá của làoi người, để quay về với cái chưa tiến hoá, với cái bản năng gốc của loài vật.
Thật không đáng để giới thiệu.
Tôi cũng đọc qua sách này, nhưng tôi không thích bởi vì nó mang cái lý thuyết cắn xé nhau của loài vật vào áp dụng cho xã hội loài người. Tôi không biết là những người đã đọc và yêu thích cuốn sách này, có cảm nghĩ thế nào khi mà bỏ đi cái sự tiến hoá của làoi người, để quay về với cái chưa tiến hoá, với cái bản năng gốc của loài vật.
Thật không đáng để giới thiệu.
TL: Phép tắc của loài sói!!!
Những sách thế này rất dễ gây người khác hiểu lầm, nên không phải ai cũng nên đọc. Bạn nói thế thì là chưa đọc kỹ hay hiểu ý của cuốn sách rồi. Sách không áp dụng cho cuộc sống đời thường, mà áp dụng cho cuộc sống thương trường, hay dành cho nhưng người phải đấu tranh trong cuộc sống và cần phải đứng vững.
Sách nào cũng thế, biết nhìn cái hay của nó. Tuỳ người đọc sách mà cảm nhận được.
PS: Hiểu ý, quên lời!
TL: Phép tắc của loài sói!!!
Sói là động vật hoang dã, có tổ chức thành tập đoàn hay đơn lẻ, hợp tác tốt đến mấy cũng chỉ biết vì một mục đích săn mồi kiếm ăn. Khi đánh nhau với địch thì thằng bị thương phải chết (Sói không nuôi thương binh nhá), thằng mạnh muốn tồn tại còn phải chiến đấu trong đàn để đạt được mục đích ngôi vị cao trong bầy để ăn được nhiều miếng ngon và giao phối với nhiều con cái.
Xét mục đích đó, nếu con người sát phạt nhau cũng như vậy (trên thương trường hoặc trong bất kỳ một lĩnh vực nào) thì muốn học Sói phải học luật lệ Bầy Đàn. Trong 1 đàn có thủ lĩnh, còn lại là hạng hai. Trừ phi kiếm mồi thì cùng hợp tác, còn lại để phát triển trong đàn phải cắn xé nhau.
Đội quân Đức Quốc xã cũng rất ưa sói! đúng, vì cách hành xử cũng na ná nhau. Quân Mông Cổ lấy sói làm totem, vì tập quán du mục hoang dã cần chất Sói để tồn tại. Vì bản chất Sói đó, vó ngựa quân Mông cổ chà nát Châu Âu và nửa châu Á, đến chiếm, đốt và giết sạch - Sói là thế! Ta tồn tại thì đối phương phải chết không được ngắc ngoải!
Cái lũ Sói Nguyên mông đã thất bại trước dân Việt. Ta sống có nhà cửa gia đình và tính NHÂN BẢN chứ không phải bầy đàn hoang dã phải giết đển tồn tại
Thành ngữ có câu "lòng lang dạ sói".
Giờ có người đi học tập PHÉP TẮC của Sói. - Vậy tính NHÂN BẢN để đâu? hay Thương trường không cần NHÂN BẢN?
PS: Đọc kỹ từng lời và cố mà hiểu ý!
Xét mục đích đó, nếu con người sát phạt nhau cũng như vậy (trên thương trường hoặc trong bất kỳ một lĩnh vực nào) thì muốn học Sói phải học luật lệ Bầy Đàn. Trong 1 đàn có thủ lĩnh, còn lại là hạng hai. Trừ phi kiếm mồi thì cùng hợp tác, còn lại để phát triển trong đàn phải cắn xé nhau.
Đội quân Đức Quốc xã cũng rất ưa sói! đúng, vì cách hành xử cũng na ná nhau. Quân Mông Cổ lấy sói làm totem, vì tập quán du mục hoang dã cần chất Sói để tồn tại. Vì bản chất Sói đó, vó ngựa quân Mông cổ chà nát Châu Âu và nửa châu Á, đến chiếm, đốt và giết sạch - Sói là thế! Ta tồn tại thì đối phương phải chết không được ngắc ngoải!
Cái lũ Sói Nguyên mông đã thất bại trước dân Việt. Ta sống có nhà cửa gia đình và tính NHÂN BẢN chứ không phải bầy đàn hoang dã phải giết đển tồn tại
Thành ngữ có câu "lòng lang dạ sói".
Giờ có người đi học tập PHÉP TẮC của Sói. - Vậy tính NHÂN BẢN để đâu? hay Thương trường không cần NHÂN BẢN?
PS: Đọc kỹ từng lời và cố mà hiểu ý!
TL: Phép tắc của loài sói!!!
Thẽm này không biết đọc sách chưa mà phán linh tinh. Một cuốn sách viết ra, được nhiều người đọc, bởi cái hiểu và lý giải của nó không phải như mọi người đã nghĩ. Các vị chưa đọc, chỉ nhìn thấy giới thiệu mà suy luận linh tinh. Không biết thì hỏi, chưa chi đã phản đối, bày tỏ quan điểm của mình, quá ư là để cách nhìn phiến diện chi phối. Sách viết ra mà đơn giản như vậy thì chả ai cần đọc nữa làm gì.
Vào đây mà đọc http://www.sachhay.com/book/20100521452 ... i-soi.aspx" target="_blank
Một triết gia từng nói: con người trong gió đều phải chịu được sức gió! Mỗi một con người trong công việc, sau khi trải qua sự rèn luyện bản tính của loài sói, thì sẽ coi sói là thầy, sẽ học những cái hay của sói. Khi chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm đối với loài sói và tiến thẳng vào bản chất không ai sánh kịp của loài sói, chúng ta sẽ có được những thu hoạch lớn. Khi chúng ta nhìn mọi thứ bằng sự ngạo mạn như loài sói, chúng ta sẽ trở thành kẻ mạnh thực sự!
Nên nhớ, những người mạnh và giàu có mới chính là những người đi làm từ thiện, hay giúp đỡ được nhiều nhất. Những kẻ mà mình còn lo không xong, thì sao lo được cho gia đình, rồi tới xã hội, suốt ngày đạo lý thì làm được cái gì. Ngoài cái tâm hồn chân thiện, ta phải cần một chí khí dũng cảm ở đời, hai cái đó kết hợp lại mới tạo nên giá trị cho mình, gia đình và xã hội. Sách này là nói về cái chí khí, dũng cảm, bàn về chữ Dũng.
Tôi nói thế thôi, sau sẽ không tranh luận với bạn nữa, vì chắc trước đó bạn đã không có thiện cảm với tôi. Tôi cũng không thích để tâm nhiều tới người không có thiện cảm.
Thân!
Vào đây mà đọc http://www.sachhay.com/book/20100521452 ... i-soi.aspx" target="_blank
Một triết gia từng nói: con người trong gió đều phải chịu được sức gió! Mỗi một con người trong công việc, sau khi trải qua sự rèn luyện bản tính của loài sói, thì sẽ coi sói là thầy, sẽ học những cái hay của sói. Khi chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm đối với loài sói và tiến thẳng vào bản chất không ai sánh kịp của loài sói, chúng ta sẽ có được những thu hoạch lớn. Khi chúng ta nhìn mọi thứ bằng sự ngạo mạn như loài sói, chúng ta sẽ trở thành kẻ mạnh thực sự!
Nên nhớ, những người mạnh và giàu có mới chính là những người đi làm từ thiện, hay giúp đỡ được nhiều nhất. Những kẻ mà mình còn lo không xong, thì sao lo được cho gia đình, rồi tới xã hội, suốt ngày đạo lý thì làm được cái gì. Ngoài cái tâm hồn chân thiện, ta phải cần một chí khí dũng cảm ở đời, hai cái đó kết hợp lại mới tạo nên giá trị cho mình, gia đình và xã hội. Sách này là nói về cái chí khí, dũng cảm, bàn về chữ Dũng.
Tôi nói thế thôi, sau sẽ không tranh luận với bạn nữa, vì chắc trước đó bạn đã không có thiện cảm với tôi. Tôi cũng không thích để tâm nhiều tới người không có thiện cảm.
Thân!