TÁNH VĨNH HẰNG !

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

A Nan! Ông còn chưa rõ tất cả các tướng huyển hóa
nơi tiền trần, ngay đó sinh ra, ngay đó diệt mất, huyển
vọng nên gọi là tướng, nhưng tánh chân thật vốn là thể
giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu (Diệu giác minh thể). Như
vậy cho đến ngũ uẩn, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến
thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh
ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt. Sao ông
không biết sinh diệt đến đi vốn là Như Lai tạng thường
trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn
đầy, không lay động. Ở trong tánh chân thường ấy mà
cầu những tướng đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không
thểđược.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phật dạy rằng :
- A Nan! Tại sao ngũ uẩn chính là Như Lai tạng, là
tánh chân như nhiệm mầu? A Nan! Ví như có người dùng
mắt thanh tịnh để nhìn bầu trời quang đãng, chỉ thấy một
khoảng không trong vắt. Người kia vô cớ nhìn sững
chẳng nháy mắt, nhìn lâu hóa ra mỏi mệt, nên thấy hoa
đóm loạn xạ trong hư không, lại là tất cả tướng giả dối
không thật. Nên biết, ngũ uẩn cũng như vậy. A Nan! các
hoa đóm lăng xăng ấy chẳng phải từ hư không mà đến,
cũng chẳng phải từ mắt mà ra. Đúng vậy, A Nan! Nếu từ
hư không đến, thì phải trở về với hư không. Nếu có ra có
vào tức chẳng phải hư không. Hư không nếu chẳng không
thì chẳng được tướng hoa đóm sinh diệt kia. Như thân thể
A Nan thì chẳng dung nạp thêm một A Nan nào nữa. Nếu
hoa đóm từ mắt mà có thì phải trở về trong mắt. Nếu
tánh của hoa đóm từ mắt mà có thì lẽ ra nó phải thấy
được. Nếu nó thấy được thì khi làm ra hoa đóm giữa hư
không, khi trở về nó phải thấy con mắt. Lại nữa, khi thấy
hoa đóm, lẽ ra mắt không mờ. Tại sao khi thấy hư không
trong lặng, mới gọi là con mắt trong sáng. Do vậy nên biết
rằng sắc uẩn không thật, vốn chẳng phải tánh nhân
duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

A Nan! Ví như người tứ chi yên ổn, cơ thể iều hòa,
không bị vui buồn tác động, tịch tĩnh như quên mình.
Bỗng nhiên người kia đưa hai tay lên không xoa nhau,
sanh cảm xúc : nóng, lạnh, trơn, rít…Thọ uẩn cũng như
vậy.
A Nan! Những cảm xúc hư vọng kia, không phải từ
hư không đến. Không phải từ bàn tay ra. Nếu từ hư
không đến sinh cảm giác từ bàn tay, sao không sanh cảm
xúc nơi thân thể? Không lẽ hư không biết lựa chỗ để dành
cảm xúc?
Nếu từ bàn tay ra, thì khi bàn tay hợp lại, biết có
cảm xúc; đến khi bàn tay rời ra thì cảm xúc phải chạy
vào xương tủy cánh tay. Lẽ ra phải biết đường vào của
cảm xúc, rồi lại phải có tâm hay biết, biết ra biết vào và
phải có một vật đi lại trong thân chớ cần chi phải đợi hai
bàn tay hợp lại xoa nhau mới gọi là cảm xúc.
Vậy nên biết rằng thọ uẩn là hư vọng không phải
tánh nhân duyên cũng không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

-A Nan! Ví như có người nghe nói đến me chua thì
nước bọt trong miệng chảy ra. Nghĩ đến cảnh khi đứng
trên dốc cao thì lòng bàn chân cảm thấy rờn rợn, nên biết
tưởng uẩn cũng như vậy.
A Nan! Nếu từ me sinh ra thì me tự biết nói, đâu cần
đợi người nói. Nếu từ miệng mà vào thì tự nhiên đã nghe
tiếng, đâu cần đến tai nghe. Nếu riêng lỗ tai nghe, sao
nước bọt không chảy lỗ tai lại tuôn ra miệng? Việc nghĩ
tưởng mình đứng trên dốc cao cũng giống như vậy.
Vậy nên biết rằng tưởng uẩn là hư vọng, không phải
tánh nhân duyên cũng không phải tánh tự nhiên.

Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phật lại dạy rằng :
A Nan! Ví như dòng nước dốc cuồn cuộn tương tục
tuôn chảy. Dòng nước không nhân hư không mà sinh,
không nhân nước mà có. Nó không phải tánh nước nhưng
không ngoài hư không và nước. A Nan! Nếu nhân hư
không mà sinh thì mười phương hư không vô cùng tận,
nước vô tận, thế gian này chìm đắm cả rồi sao? Nếu nhân
nước mà có thì dòng nước dốc không là nước nữa. Bởi vì,
ai cũng có thể chỉ tướng của nước và dòng nước khác
nhau. Nếu dòng nước dốc là tánh nước thì khi nước đứng
lại, lẽ ra không phải là nước nữa. Nếu ra ngoài hư không
và nước thì không có cái gì ở ngoài hư không và ở ngoài
nước ra không thể có dòng nước.
Vậy nên biết rằng hành uẩn là hư vọng, không phải
tánh nhân duyên cũng không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phật lại dạy rằng :
A Nan! Ví như người lấy cái độc bình tần già, bịt cả
hai lỗ, trong có đựng đầy hư không, đi xa ngoài nghìn
dặm, tặng cho một nước khác. Hư không đó, chẳng phải
đến từ bên nước kia, cũng không phải đưa vào nước bên
này. Vì, nước được tặng, hư không chẳng được thêm ra.
Nước đem cho không vì vậy, hư không vơi bớt.
Vậy nên biết rằng thức uẩn là hư vọng, không phải
nhân duyên cũng không phải tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Lại nữa A Nan! Vì sao bản tánh của sáu nhập vốn là
hiện tượng biểu hiện từ Như Lai tạng?
A Nan! Con mắt khi ngó chăm chú sinh ra mỏi mệt.
Tánh thấy và sự mỏi mệt đều là hiện tượng phát sanh từ
thể tánh Bồ-đề trong sáng. Nhơn hai thứ vọng trần sáng
và tối phát sinh tánh thấy bên trong, thu nhập các trần
tướng gọi đó là tánh thấy. Tánh thấy rời hai trần sáng và
tối không có tự thể. A Nan! ông nên biết, tánh thấy không
phải từ sáng hay tối mà đến, không phải từ mắt ra, không
phải từ hư không sanh. Nếu từ sáng đến thì lúc tối nó đã
theo sáng diệt mất đi rồi, lẽ ra không thấy được tối. Nếu
từ tối đến, lúc sáng nó đã theo tối diệt mất đi rồi, lẽ ra
không thấy sáng. Nếu do mắt sanh, không cần có sáng tối
thì mắt chẳng thấy được gì, đồng như không có thấy. Nếu
do hư không ra thì lúc ngó ra thấy các trần tường, khi
xoay vào ắt phải thấy mắt và mặt. Và nếu thật vậy, thì hư
không tự thấy nào có tương quan gì với sự thu nạp của
ông? Vì vậy, biết rằng nhãn nhập là hư vọng, không phải
tánh nhơn duyên cũng không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phật lại dạy rằng :
A Nan! Ví như có người lấy hai ngón tay bịt chặt hai
lỗ tai. Do tay mỏi mệt hóa ra có nghe. Tánh nghe và sự
mỏi mệt đều là hiện tượng phát sinh từ thể tánh Bồ-đề
trong sáng. Nhân nơi động tĩnh phát ra cái nghe từ trong
hai thứ vọng trần, thu nạp trần tướng này gọi là tánh
nghe. Tánh nghe rời hai trần động và tĩnh không có tự
thể. A Nan! Ông nên biết, tánh nghe đó không phải từ
động tĩnh đến, không phải từ tai ra, cũng không phải do
hư không có. Vì vậy biết rằng nhĩ nhập là hư vọng, không
phải tánh nhơn duyên cũng không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phật lại dạy rằng :
A Nan! Nếu bịt hai lỗ mũi, bịt lâu thành mỏi mệt,
trong lỗ mũi có cái xúc lành lạnh. Nhân xúc đó phân biệt
được thông và nghẹt, rỗng đặc cho đến các mùi thơm
thúi…Tánh ngửi và sự mỏi mệt đều là hiện tượng phát
sinh từ thể tánh Bồ-đề trong sáng. Nhân hai vọng trần,
thông và nghẹt phát ra tánh ngửi ở trong, thu nạp các
trần tướng gọi đó là tánh ngửi. Tánh ngửi rời hai trần
thông và nghẹt không tự thể. Tánh ngửi không phải từ
thông và nghẹt mà đến, không phải từ lỗ mũi ra cũng
không phải do hư không sanh. Vì vậy biết rằng tỷ nhập là
hư vọng, vốn không phải tánh nhơn duyên cũng không
phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola, Nobi_Nguyen
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2215
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Phật lại dạy rằng :
A Nan! Ví như có người dùng lưỡi liếm mép, liếm
mãi sinh mỏi mệt, nếu người đó có bệnh thì có vị đắng,
người không bệnh thì có chút vị ngọt. Do những cảm xúc
ngọt đắng, mà bày tỏ tánh nếm, khi không động thường
có tánh nhạt. Tánh nếm và sự mỏi mệt đều là hiện tượng
phát sinh từ thể tánh Bồ-đề trong sáng. Nhưng hai thứ
vọng trần nhạt và ngọt phát sinh tánh nếm ở trong, thu
nạp các trần tướng gọi đó là tánh biết nếm. Tánh biết
nếm rời những thứ trần : nhạt ngọt, đắng cay…Không có
tự thể. A Nan! Sự biết ngọt biết nhạt không phải từ ngọt
nhạt đến, không phải từ lưỡi ra cũng không phải do hư
không sanh. Vì cớ sao? Nếu từ các vị ngọt đắng mà đến,
thì khi nhạt, cái biết nếm đã diệt rồi, làm sao biết được
nhạt. Nếu từ cái nhạt mà ra thì khi ngọt, cái nếm đã mất
rồi, làm sao biết được vị ngọt, đắng. Nếu do cái lưởi sinh
ra, hẳn không có những vị ngọt, đắng và nhạt, thì cái biết
nếm ấy vốn không tự tánh. Nếu do hư không mà ra thì hư
không tự nếm, lại hư không tự biết, nào có dính gì đến
chỗ thu nạp của ông. Vì vậy biết rằng thiệt nhập là hư
vọng vốn không phải tánh nhơn duyên cũng không phải
tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola
Đầu trang

Trả lời bài viết