
Thiên sứ lại bốc quẻ Rùa hồ gươm
TL: Thiên sứ lại bốc quẻ Rùa hồ gươm
Ồ, sao lại lôi lão NN vào đây. Khổ thân lão huynh rồi, đã nói rồi mà chẳng nghe 

TL: Thiên sứ lại bốc quẻ Rùa hồ gươm
Khuya qua rồi ! em lại buồn ngủ rũ mắt ! đánh dấu mai dậy đọc sau ! Thôi cháu ( em ) nghỉ trước chúc mọi người ngủ ngonWhitebear đã viết:Thế này, anh đã nói rõ, nếu các em thích sử dụng chửi lộn và ngôn ngữ hạ cấp để bảo vệ quan điểm học thuật, phản đối ý kiến của chuyên gia ngôn ngữ/Dịch học hàng đầu Việt Nam là cụ Lê Gia, thì các em cứ tiếp tục.
Cá nhân anh cho rằng, thầy Nhật Nguyệt của em, khi gặp cụ Lê Gia cũng phải nể nang một đôi phần, dù có thể khác biệt về quan điểm.
Topic này cũng hay đấy,có điều, đó không phải là tầm văn hóa tranh luận đáng để anh quan tâm. Anh mà phải xắn tay chửi nhau tay đôi với bọn em, còn ra thể thống gì nữa.
Đừng để thầy của các em phải xấu hổ khi học trò của mình được các cụ, trong đó có cụ Lê Gia nhắc đến và hỏi thăm.
Vì các em cũng chỉ là trẻ con, không ai học đại học, nên có lẽ anh tặng các em bài viết về văn hoá tranh luận. Hi vọng đó sẽ là bài học có ích với các em, khi sau này các em chửi nhau với cụ Lê Gia nói riêng và đi trên con đường huyền học nói chung.
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa ... ranh_luan/" target="_blankHay là đây nữa, bài viết về văn hóa tranh luận của GSTSKH Nguyễn Văn tuấn, một nhà khoa học có tiếng.Người Việt và văn hóa tranh luận
Có những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận. Văn hóa tranh luận – đương nhiên nằm trên nền văn hóa của mỗi cá nhân, và rộng hơn là văn hóa của dân tộc. Một dân tộc có nền văn hóa ra sao, nó thể hiện phần nào qua cách mà người dân tộc đó tranh luận.
Với người Việt, văn hóa tranh luận thể hiện rõ qua kết cục thường thấy: tranh luận biến thành cãi lộn. Người ta luôn cố gắng bác bỏ ý kiến của đối phương, bảo vệ đến cùng quan điểm của bản thân. Hiếm khi thấy người ta thừa nhận cái sai của mình. Hòn bấc ném đi hòn chì ném lại, nặng lời, to tiếng rồi chuyển sang mạt sát lẫn nhau trong sự không kiềm chế. Kết cục là không giải quyết được vấn đề gì trong khi chuốc thêm bực mình thậm chí thù hằn lẫn nhau. Không nhiều người Việt có văn hóa tranh luận, âu cũng là do dân tộc này không có truyền thống tranh luận – chuyện không có gì khó hiểu đối với nền văn hóa của một dân tộc nô lệ và có truyền thống gia trưởng – không dám nói trái ý cha mẹ, lời thày là khuôn vàng thước ngọc; từ ngàn đời nay người ta phải tuân theo chiếu chỉ của vua quan của các triều đại phong kiến nối tiếp nhau cho tới triều đại phong kiến biến tướng ngày nay. Không được phép nói trái ý vua, phạm húy, vi phạm các chiếu chỉ và nghị quyết trong điều kiện pháp luật xử lý tùy tiện đã tạo ra một môi trường giết chết tranh luận. Một cách tổng quát - người ta không thể tranh luận khi không có tự do ngôn luận – linh hồn của tự do.
Trong thời đại internet ngày nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tranh luận. Thiết nghĩ việc tìm hiểu thế nào là văn hóa tranh luận là cần thiết nhằm tránh vết xe đổ của vô vàn các cuộc tranh luận đã có, nhưng trước nhất ta cần xác định mục đích của tranh luận là gì? Việc gì cũng vậy, khi mục đích không thống nhất thì kết cục việc làm sẽ chẳng đi đến đâu. Điều này cũng đương nhiên đúng đối với tranh luận. Người viết cho rằng mục đích tranh luận là để tìm ra chân lý – đây là quá trình tự nhiên của hoạt động tư duy của con người đồng thời nó cũng là một nhu cầu của con người - việc này làm động lực cho xã hội phát triển. (Xin được miễn đi sâu phân tích điểm này ở đây để tránh lạc đề). Khi có cùng mục đích tìm hiểu đâu là chân lý thì người ta thấy việc nỗ lực thuyết phục người khác hoặc khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình sẽ trở thành lố bịch.
Nếu đồng ý mục đích tranh luận là như vậy thì một cách giản dị và tổng quát, văn hóa tranh luận bao gồm ba yếu tố sau:
1- Điều kiện tiên quyết của một cuộc tranh luận đúng nghĩa: Người tham gia tranh luận phải có tâm cầu thị. Đơn giản vì đây là hệ quả của mục đích tranh luận. Nếu không có cái tâm cầu thị thì người ta sẽ tranh luận với rất nhiều mục đích khác nhau. Khi đã không có cái đích chung thì cuộc tranh luận sẽ chắc chắn chẳng đi tới đâu. Khi đã không có tâm cầu thị, chắc chắn người ta sẽ tham gia tranh luận với những động cơ thiếu lương thiện, điều này không khó nhận ra đối với những bạn đọc tỉnh táo.
2-Tranh luận phải có tính học thuật: điều này có nghĩa người tham gia tranh luận nên/phải tôn trọng thực tế khách quan, trình bày quan điểm có cơ sở lý luận hoặc cơ sở thực tế, có dẫn chứng minh họa. Để cho rõ ràng, đôi khi việc qui ước những tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là đúng, sai cũng là cần thiết. Tóm lại, cần phải có chung hệ qui chiếu. Những nội dung tranh luận càng phức tạp sẽ càng đòi hỏi nhiều kiến thức. Điều quan trọng nhất ở đây là phải thống nhất với nhau các vấn đề nền tảng trước khi đi vào tranh luận chi tiết. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt lẽ ra sẽ không xảy ra nếu người ta biết rằng vấn đề chỉ là cách hiểu khác nhau về một khái niệm nào đó, thậm chí một từ ngữ nào đó. Cuối cùng nhiều lúc người ta thấy mình đã phí thời gian vô ích chỉ vì không thống nhất trước vài vấn đề cơ bản. Với người Việt, cảm tính thường được dùng thay lý tính khi tiếp cận một vấn đề, đây là một đặc tính văn hóa không thích hợp trong tranh luận.
3- Tôn trọng đối phương khi tranh luận. Nếu thực sự coi mục đích của tranh luận là để phân minh phải trái đúng sai, thì không có lý do gì để thiếu tôn trọng đối phương. Sự sai lầm của một quan điểm có giá trị chứng minh cho sự đúng đắn của một quan điểm khác. Mặt khác, không có gì đảm bảo cho sự đúng đắn của một ý kiến là vĩnh viễn. Tất cả chỉ có giá trị giới hạn trong điều kiện hiện tại của các dữ liệu hiện có.Vậy nên giữ thái độ tôn trọng lẫn nhau là cần thiết. Ngôn từ đúng mức, thể hiện quan điểm một cách ôn hòa trong giới hạn vấn đề đang được tranh luận là điều nên có trong tranh luận. Ở những xã hội phát triển văn minh con người ta tôn trọng nhau hơn ở những xứ còn lạc hậu, đó là sự khác biệt về văn hóa.http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/ ... -viet.html" target="_blankĐó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.
Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.
Dù là huyền học chứ không phải là khoa học, anh vẫn nghĩ là không khác nhau bao nhiêu.
Duyên đã hết, chúc các em vui vẻ, tiến xa trên con đường học thuật.
TL: Thiên sứ lại bốc quẻ Rùa hồ gươm
Bác TVLS ạ , bác có thích chửi thì cứ chửi thẳng ra, việc gì xa xôi thế , bác bênh vực wb thì bác cứ bênh hẳn , kiểu gì phải mượn gió đưa lời , chỉ gà mắng chó , xem chừng hành vi ko quang minh chính đại lắm đâu bác ạ .
Cháu dù còn trẻ nhưng mà o ngu như bác nghĩ đâu , nên dĩ nhiên là cháu cũng tự nhận ra được là bác đang tiện tay đổ dầu vào lửa , nên bác có chút danh dự ấy , thì bác mời đừng nói nữa bác nhé . Cháu là cháu rất tôn trọng người già , vì cháu nghĩ ai lớn tuổi cũng đều có danh dự , hiểu biết và sống rất chừng mực , chứ chả như bọn trẻ ranh chúng cháu , nên là bác đừng làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp ấy về ng lớn tuổi trong mắt cháu bác nhé , 1 wb là đủ lắm rồi , bác o cần cố góp vui đâu bác .
Còn với anh wb nhé , nghe thì tưởng quang minh chính đại lắm : ôi dời ơi ! anh có chấp các em đâu mà , anh chỉ tiện thể cho người ta biết là các em ít học hơn anh , các em hèn kém hơn anh , anh tiến sỹ mà , dù anh có sống mất dạy , thất đức như ai ý , anh chỉ cần khoe cái bằng tiến sỹ ra là anh lấy lại nhân cách con người ngay . Em đừng tưởng anh o tức nhé , anh tức đến độ chửi em là con lợn mấy lần rồi đấy , em có biết lòng anh ko ? Nhưng mà thôi , ở diễn đàn anh đang cố đóng vai người tốt , nên là anh sẽ chỉ chửi thầm em thôi , em đừng lo , anh rất tôn trọng người khác mà .
Thưa anh Wb ấy , đừng tưởng tôi ko biết anh có những trò mèo gì , và đừng tưởng những gì anh làm từ trc đến nay tôi o biết . Nên khôn ngoan thì đừng có mang cái cự môn ấy ra mà tâm đắc nữa đi , tưởng mình khôn lắm , cái gì cũng giấu đc như mèo giấu @#$%^( ấy à ? Còn non lắm em ạ . Học lại cái lớp vỡ lòng trường đời đi .
Cháu dù còn trẻ nhưng mà o ngu như bác nghĩ đâu , nên dĩ nhiên là cháu cũng tự nhận ra được là bác đang tiện tay đổ dầu vào lửa , nên bác có chút danh dự ấy , thì bác mời đừng nói nữa bác nhé . Cháu là cháu rất tôn trọng người già , vì cháu nghĩ ai lớn tuổi cũng đều có danh dự , hiểu biết và sống rất chừng mực , chứ chả như bọn trẻ ranh chúng cháu , nên là bác đừng làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp ấy về ng lớn tuổi trong mắt cháu bác nhé , 1 wb là đủ lắm rồi , bác o cần cố góp vui đâu bác .
Còn với anh wb nhé , nghe thì tưởng quang minh chính đại lắm : ôi dời ơi ! anh có chấp các em đâu mà , anh chỉ tiện thể cho người ta biết là các em ít học hơn anh , các em hèn kém hơn anh , anh tiến sỹ mà , dù anh có sống mất dạy , thất đức như ai ý , anh chỉ cần khoe cái bằng tiến sỹ ra là anh lấy lại nhân cách con người ngay . Em đừng tưởng anh o tức nhé , anh tức đến độ chửi em là con lợn mấy lần rồi đấy , em có biết lòng anh ko ? Nhưng mà thôi , ở diễn đàn anh đang cố đóng vai người tốt , nên là anh sẽ chỉ chửi thầm em thôi , em đừng lo , anh rất tôn trọng người khác mà .
Thưa anh Wb ấy , đừng tưởng tôi ko biết anh có những trò mèo gì , và đừng tưởng những gì anh làm từ trc đến nay tôi o biết . Nên khôn ngoan thì đừng có mang cái cự môn ấy ra mà tâm đắc nữa đi , tưởng mình khôn lắm , cái gì cũng giấu đc như mèo giấu @#$%^( ấy à ? Còn non lắm em ạ . Học lại cái lớp vỡ lòng trường đời đi .
Được cảm ơn bởi: 91085
TL: Thiên sứ lại bốc quẻ Rùa hồ gươm
Thứ nhất, tôi ko cãi nhau với người ít học, văn hóa chửi bới cao hơn văn hóa tranh luận, nhưng cứ lên giọng thầy bà với thiên hạ. Đó không phải là tầm để tôi quan tâm.
Thứ hai, thật buồn cho các ông thầy đào tạo nên các đệ tử như thế này. Môn phái này cần phải học văn hóa tranh luận tối thiểu trước khi học đạo. Ngay cả ông thầy, gặp đại sư phụ về ngôn ngữ học là Lê Gia còn chưa chắc dám nói to, nhưng học trò thì chửi giỏi hơn cả thầy...
Đọc kỹ topic, ai chả thấy việc 2 em kia chửi bới để nâng cao quan điểm.
Thứ 3, cũng nên cảnh báo cho những ai sắp theo học lớp tử vi của “cô Thái Dương”, kiến thức thì chưa biết ra sao nhưng văn hóa học thuật thì như vậy.
Tôi không có hứng nói chuyện nữa, chào nhé.
Thứ hai, thật buồn cho các ông thầy đào tạo nên các đệ tử như thế này. Môn phái này cần phải học văn hóa tranh luận tối thiểu trước khi học đạo. Ngay cả ông thầy, gặp đại sư phụ về ngôn ngữ học là Lê Gia còn chưa chắc dám nói to, nhưng học trò thì chửi giỏi hơn cả thầy...
Đọc kỹ topic, ai chả thấy việc 2 em kia chửi bới để nâng cao quan điểm.
Thứ 3, cũng nên cảnh báo cho những ai sắp theo học lớp tử vi của “cô Thái Dương”, kiến thức thì chưa biết ra sao nhưng văn hóa học thuật thì như vậy.
Tôi không có hứng nói chuyện nữa, chào nhé.
Sửa lần cuối bởi Whitebear vào lúc 01:27, 27/03/11 với 1 lần sửa.
TL: Thiên sứ lại bốc quẻ Rùa hồ gươm
Chúng tôi khóa topic này lại, vì các thành viên tranh cãi ngôn từ đã đi quá giới hạn, lạc chủ đề.
Đề nghị các thành viên chấp hành nội quy, nếu không chúng tôi sẽ xử lý.
Lý Số Việt Nam.
Đề nghị các thành viên chấp hành nội quy, nếu không chúng tôi sẽ xử lý.
Lý Số Việt Nam.
Được cảm ơn bởi: surini82, cloudstrife