Tiền bạc, tiền tệ là cái phương tiện, nếu biết dùng đúng thì phương tiện hữu ích sẽ đưa ta đến một hạnh phúc, nhưng nếu như ngược lại quý vị nghĩ sẽ ra sao?. Từ ngàn đời nay, ai ai cũng mong muốn có được một cuộc sống no đủ. Cũng vì điều đó, mà người ta phải nhọc công kiếm tiền. Vậy người ta sẽ làm gì để phương tiện trở nên hữu ích ?? Và vì sao mà người xưa gắn chữ tiền với chữ “tệ” và chữ “bạc”??
Trước tiên tôi xin kể câu chuyện tiền tệ.
Đó là đồng tiền chưa được lưu thông ví như đồng tiền đang ở trong túi chúng ta.
Có hai ông hàng xóm sống ngay cạnh nhau, hàng ngày họ chuyện trò xem chừng thân thiết lắm. Một lần, một trong hai người hàng xóm đi vắng, thì con ông này ở nhà ốm nặng và cần phải đi cấp cứu. Thật không may, bà mẹ ở nhà cũng không có đủ tiền để chữa trị, bà đành phải sang nhà người hàng xóm kia để vay tiền. Nhưng do người hàng xóm lòng hẹp hòi, chỉ nghĩ rằng nếu vay để kinh doanh may ra còn có lãi để trả, nhưng vay để chữa bệnh thì thật biết đến bao giờ nên không cho vay. Chính vì vậy mà hai mẹ con ông hàng xóm ở nhà không có tiền để chữa trị , bệnh tình của cháu bé ngày càng nặng thêm. Đến khi người chồng về thì không còn kịp nữa . Mất con nên cũng từ đó mà người hàng xóm kia nảy sinh lòng thù hận và nguyền rủa ông hàng xóm này.
Qua câu chuyện trên, ta thấy vì suy nghĩ thiển cận muốn giữ đồng tiền ở trong túi mà tự chuốc lấy một cái thù vốn ra không đáng có. Nếu ai có lương tri thì cũng thấy thật ân hận. Vậy tiền tệ là thế, nó “tệ” ngay với chính ta.
Tiền bạc là đồng tiền đang được lưu thông.
Tôi xin kể các vị nghe, đây là chuyện mà quan niệm dân gian đã đúc kết và thật quen thuộc : “mua rẻ, bắn đắt”. Nhưng nếu chúng ta lắng tâm suy nghĩ thì hiển nhiên thấy tiền “bạc” như thế nào. Câu chuyện đó đơn giản là :”Một người giàu có đi chợ, hỏi mua cá. Sau khi người bán hàng nói giá thì đột nhiên có một người khách khác mặc cả giá tiền, ông nhà giàu bực quá nên trả giá cao hơn. Vậy là người bán hàng bán cho ông nhà giàu kia. Nếu sự thể chỉ dừng ở đó thì thật đơn giản. Thật ra, người đứng sau mặc cả ấy không có đủ tiền mua cá nên muốn mua với giá thấp hơn về làm thuốc chữa bệnh. Không mua được nên người đó mới uất ức mà nguyền rủa kẻ đã mua mất con cá.
Hỡi ôi! sự thể của đồng tiền khi chúng ta không xét kỹ thì thật là “bạc”. Bởi vì quyền quyết định là của ta, nhưng quyết định như thế nào mới là việc mà chúng ta phải đắn đo .
Nên đức Phật dạy " Phúc , Tuệ lưỡng toàn phương tác Phật " có nghĩa phúc đức và trí tuệ tròn đầy đấy là người làm việc Phật. Vậy phúc đức ở đâu có? Xin thưa phúc đức là ở tại ta mà có, vì khi con người theo Phật là theo giáo lý và tôn chỉ của chư Phật, ăn ở và làm các điều thiện, lấy Từ Bi làm hạnh phúc. “Sắc hoa tô điểm cuộc đời, từ bi tô điểm con người thanh cao” cho nên hiển nhiên chúng ta có phúc đức. Còn trí tuệ là sự sáng suốt thông minh xuất phát từ tấm lòng thanh tịnh, không uẩn khúc, ràng buộc. Khi con người đã từ bi thì tâm thanh thản, mà tâm thanh thản thì trí tuệ sẽ đến với chúng ta.
Trong kinh doanh nếu chúng ta giữ được tâm trong sáng ở mọi lĩnh vực thì sự phát đạt đến với chúng ta. Đó là quan điểm về tiền của nhà Phật . Vậy nên cuộc sống con người ai cũng có cây nhu cầu, bởi không có nhu cầu thì chúng ta không phát triển được. Nhưng nếu nhu cầu vượt quá khả năng, tầm nhìn thì con người sẽ trở nên tham lam, lúc đó sẽ nảy sinh ra rất nhiều việc sai lầm.
Vậy, hãy xem chúng ta chăm bón cây nhu cầu ấy như thế nào cho đúng.
Thầy Thích Hạnh Ngọc
SAGA VN
Tiền tệ và tiền bạc trong quan niệm Phật giáo
- Kình Dương
- Tam đẳng
- Bài viết: 623
- Tham gia: 22:12, 16/11/09
- Đến từ: Madrid
- Liên hệ:
Tiền tệ và tiền bạc trong quan niệm Phật giáo
Được cảm ơn bởi: duong177, Ncarter, 9999@, timlucbinh, cocacola, maianh_2012, thik_an_kem, Hoa Chau, cloudstrife, Vũ Tướng, thusuong1232002, nguyenlan_xon, ngoctrantran
TL: Tiền tệ và tiền bạc trong quan niệm Phật giáo
Còn trí tuệ là sự sáng suốt thông minh xuất phát từ tấm lòng thanh tịnh, không uẩn khúc, ràng buộc. Khi con người đã từ bi thì tâm thanh thản, mà tâm thanh thản thì trí tuệ sẽ đến với chúng ta
bao nhiêu đau khổ trong nhân gian cũng bởi vì không thanh tịnh , rất uẩn khúc, rất ràng buộc. nó làm lu mờ trí tuệ
bao nhiêu đau khổ trong nhân gian cũng bởi vì không thanh tịnh , rất uẩn khúc, rất ràng buộc. nó làm lu mờ trí tuệ
Được cảm ơn bởi: pccd, maianh_2012
TL: Tiền tệ và tiền bạc trong quan niệm Phật giáo
theo ý mình thì như thế này không biết đúng hay sai nha. tiền là tiền chứ tiền không thể là bạc được. Nó chỉ là câu nói quen miệng của người trươc rồi ảnh hưởng đến ngày hôm nay mà thôi, giống như từ "chợ búa" tuy là từ ghép nhưng nếu các bạn có tìm hiểu xuất xứ của từ "búa" thì nghĩa của nó cũng là "chợ". Còn như bạn giải thích thì đúng là "tiền tệ" là phương tiện lưu thông nhưng bạn giải thích không rõ ràng ở chổ "tiền" nghĩa tượng trưng cho một phương tiện trao đổi hàng hoá thay cho việc "hàng đổi hàng", "tệ" chữ này không phải là tệ bạc mà là sự lưu thông. bạn làm sai nghĩa của từ nên làm lạc câu chuyện có ý nghĩa của bạn. tiền không tệ và không bạc như bạn nói đâu.
Câu chuyện đầu tiên của bạn mình mạn phép cho thêm ví dụ xem có tệ hay không ha. Nếu người hàng xóm có tiền mà không cho mượn để làm việc tốt kia thật sự họ không phải suy nghĩ lợi nhuận thế mà cũng vì con họ cũng đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc mà không nói ra thì sao. làm sao mà người hàng xóm kia có pháp thuật để đọc được ai đang nghĩ gì ah. Vô lý. Và nếu cho mượn tiền để cứu con ông bạn thì con mình chết tươi ah va lúc đó chỉ nói câu : vì tôi mà con anh không còn nữa, chúng tôi rất lấy làm tiếc và thầm cầu nguyện cho lòng tốt biết xả thân cứu ... hàng xóm". và nếu như ông hàng xóm kia nghèo tiền, khố rách áo ôm hơn ông mượn tiền tính sao. không có chồng bên cạnh thì không biết xoay thế nào để cho đứa con phải chết trong đau đớn những mấy ngày thì đó không phải là người mẹ tốt.
Câu chuyện thứ hai càng vô lý. không lẽ chỉ có ông nhà giàu đó biết ăn cá mà người khác không biết ăn nên chợ chỉ có một người bán cá thôi sao. trừ khi kẻ mua cá là người cò nhiều khúc mắc với tên nhà giàu kia nên bao nhiêu cá ở chợ nó mua hết làm cho kẻ nghèo không mua đuợc nên phải ra sông câu cá cứu con...
Câu chuyện đầu tiên của bạn mình mạn phép cho thêm ví dụ xem có tệ hay không ha. Nếu người hàng xóm có tiền mà không cho mượn để làm việc tốt kia thật sự họ không phải suy nghĩ lợi nhuận thế mà cũng vì con họ cũng đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc mà không nói ra thì sao. làm sao mà người hàng xóm kia có pháp thuật để đọc được ai đang nghĩ gì ah. Vô lý. Và nếu cho mượn tiền để cứu con ông bạn thì con mình chết tươi ah va lúc đó chỉ nói câu : vì tôi mà con anh không còn nữa, chúng tôi rất lấy làm tiếc và thầm cầu nguyện cho lòng tốt biết xả thân cứu ... hàng xóm". và nếu như ông hàng xóm kia nghèo tiền, khố rách áo ôm hơn ông mượn tiền tính sao. không có chồng bên cạnh thì không biết xoay thế nào để cho đứa con phải chết trong đau đớn những mấy ngày thì đó không phải là người mẹ tốt.
Câu chuyện thứ hai càng vô lý. không lẽ chỉ có ông nhà giàu đó biết ăn cá mà người khác không biết ăn nên chợ chỉ có một người bán cá thôi sao. trừ khi kẻ mua cá là người cò nhiều khúc mắc với tên nhà giàu kia nên bao nhiêu cá ở chợ nó mua hết làm cho kẻ nghèo không mua đuợc nên phải ra sông câu cá cứu con...
TL: Tiền tệ và tiền bạc trong quan niệm Phật giáo
Mình xin đứng ở 1 khía cạnh khác để giải thích vấn đề. Mình nghĩ 2 ví dụ mà bạn Kình Dương nêu ở trên có thể chỉ là 2 khía cạnh nhỏ để giải thích đồng tiền trên quan điểm Phật giáo. Có thể 2 ví dụ này còn làm cho người đọc cảm thấy gượng ép vì chưa có tính thuyết phục lắm.kien_ksxd đã viết:theo ý mình thì như thế này không biết đúng hay sai nha. tiền là tiền chứ tiền không thể là bạc được. Nó chỉ là câu nói quen miệng của người trươc rồi ảnh hưởng đến ngày hôm nay mà thôi, giống như từ "chợ búa" tuy là từ ghép nhưng nếu các bạn có tìm hiểu xuất xứ của từ "búa" thì nghĩa của nó cũng là "chợ". Còn như bạn giải thích thì đúng là "tiền tệ" là phương tiện lưu thông nhưng bạn giải thích không rõ ràng ở chổ "tiền" nghĩa tượng trưng cho một phương tiện trao đổi hàng hoá thay cho việc "hàng đổi hàng", "tệ" chữ này không phải là tệ bạc mà là sự lưu thông. bạn làm sai nghĩa của từ nên làm lạc câu chuyện có ý nghĩa của bạn. tiền không tệ và không bạc như bạn nói đâu.
Câu chuyện đầu tiên của bạn mình mạn phép cho thêm ví dụ xem có tệ hay không ha. Nếu người hàng xóm có tiền mà không cho mượn để làm việc tốt kia thật sự họ không phải suy nghĩ lợi nhuận thế mà cũng vì con họ cũng đang trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc mà không nói ra thì sao. làm sao mà người hàng xóm kia có pháp thuật để đọc được ai đang nghĩ gì ah. Vô lý. Và nếu cho mượn tiền để cứu con ông bạn thì con mình chết tươi ah va lúc đó chỉ nói câu : vì tôi mà con anh không còn nữa, chúng tôi rất lấy làm tiếc và thầm cầu nguyện cho lòng tốt biết xả thân cứu ... hàng xóm". và nếu như ông hàng xóm kia nghèo tiền, khố rách áo ôm hơn ông mượn tiền tính sao. không có chồng bên cạnh thì không biết xoay thế nào để cho đứa con phải chết trong đau đớn những mấy ngày thì đó không phải là người mẹ tốt.
Câu chuyện thứ hai càng vô lý. không lẽ chỉ có ông nhà giàu đó biết ăn cá mà người khác không biết ăn nên chợ chỉ có một người bán cá thôi sao. trừ khi kẻ mua cá là người cò nhiều khúc mắc với tên nhà giàu kia nên bao nhiêu cá ở chợ nó mua hết làm cho kẻ nghèo không mua đuợc nên phải ra sông câu cá cứu con...
Theo quan điểm của mình, không phải ngẫu nhiên mà ông bà mình ngày xưa đã ghép từ "tiền" đi với "tệ" & "bạc". Thực tế mà nói thì nó là từ ghép thật như "chợ búa" mà bạn đã đề cập. Nhưng bạn thử nhìn cái thế giới xung quanh mình thì sẽ thấy mỗi ngày có không biết bao nhiêu chuyện thương tâm dính líu đến đồng tiền. Người con mắng chửi, đánh đập, thậm chí giết cả cha mẹ ruột của mình để đoạt lấy gia sản. Vợ chồng, bạn bè giết nhau để giành của... Thưa, đồng tiền bản thân nó không có gì tệ bạc mà cái sự thật là đồng tiền làm cho đối tượng của nó sanh tâm tệ bạc. Tôi nghĩ đây có thể là lý do mà ông bà ngày xưa đã ghép đồng tiền đi cùng "tệ" & "bạc" để phù hợp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Mình xin giải thích rõ hơn 1 chút về 2 câu chuyện mà bạn Kình Dương đã nêu ở trên:
- Câu chuyện thứ 1: Thưa, mình nghĩ cái điểm chính ở đây là muốn nói lên cái lòng tham lam và bỏn xẻn của con người. Tham lam thể hiện qua cái ý nghĩ làm cái gì có lợi cho mình thì mình mới làm còn nếu không có lợi (không có nghĩa là có hại) cho mình nhưng có lợi cho người thì vẫn không làm. Lòng bỏn xẻn thể hiện qua cái suy nghĩ đã không được sanh lợi mà còn có thể phải cho mượn dài dài vì không biết chừng nào ông hàng xóm kia mới về, tiếc đứt cả ruột


- Câu chuyện thứ 2: Mình nghĩ nó đề cập tới cái lòng sân si nhiều hơn là đồng tiền. Ông thầy thuốc vì không mua được cá với giá rẻ nên sanh tâm sân hận mắng chửi người đã mua với giá cao. Nếu quy hết tội lỗi về đồng tiền thì quả thật là hơi tội cho nó vì quyền quyết định nằm ở tâm tham của người bán. Nhưng nếu đổ lỗi hết lên người bán thì cũng không đúng vì người thầy thuốc đâu có nói cho người ta biết là mình mua cá để làm thuốc cứu người. Chung quy lại cũng chỉ là không có duyên.

Được cảm ơn bởi: maianh_2012
- Kình Dương
- Tam đẳng
- Bài viết: 623
- Tham gia: 22:12, 16/11/09
- Đến từ: Madrid
- Liên hệ:
TL: Tiền tệ và tiền bạc trong quan niệm Phật giáo
Xin các bạn hãy đọc cho kỹ , bài viết trên không phải của Kình Dương viết . Mà Kình Dương có đề tên tác giả ở cuối bài viết rồi , đó là Thầy Thích Hạnh Ngọc
Sở dĩ post bài này lên là muốn các bạn đọc chơi chơi thôi , ai thấm hiểu thì thấm hiểu , không thì cũng không sao cả . Bản thân cũng đã thấy rằng đồng tiền hành hạ con người đến ra sao nên mới chia sẻ bài viết cùng các bạn
Thân ái ,
Sở dĩ post bài này lên là muốn các bạn đọc chơi chơi thôi , ai thấm hiểu thì thấm hiểu , không thì cũng không sao cả . Bản thân cũng đã thấy rằng đồng tiền hành hạ con người đến ra sao nên mới chia sẻ bài viết cùng các bạn
Thân ái ,
Được cảm ơn bởi: cocacola, maianh_2012