Lovemyjane đã viết:Oantroi đã viết:Lovemyjane đã viết:Còn mấy bạn bảo Dịch đoạt giải nobel thì cho mình cái nguồn.
Lần đầu tiên có một lập luận hay! Nhưng tôi chỉ xin được chỉnh sửa một chút. Bạn nói "không bao giờ là khoa học". Câu này là một khẳng định cho cả tương lai về sau của bộ môn này. Đã có tiền đề về vật chất hay xã hội để bạn khẳng định như vậy? Hay chỉ là dự đoán như vậy? Câu này chắc ko phải dự đoán theo xác suất, mà là khẳng định 100%
Nhưng phải nói lại là luận cứ của bạn rất xác đáng!
Đính chính lại kết luận không bao giờ của mình, rất xin lôi vì hơi ẩu. Tóm lại Tử vi chưa qua được một số tiêu chuẩn như thế nên nó chưa là khoa học, còn tương lai thì mong chờ vào lớp hậu sinh. Hi vọng các bạn đừng lôi điển tích, sách cổ ra để giải thích Tử vi và nâng tầm nó thành khoa học. Chẳng hạn khi đứng truớc một hội đồng thẩm định rất mực là hàn lâm các bạn cứ khăng khăng là sao XYZ đắc địa ở cung ABC chỉ đơn giản do ông MNPQ phán thế thì chán lắm

))).
Vấn đề là điều 1 mình thấy rất khó để vượt qua. Giờ còn đang cãi nhau về nguồn gốc từ vi là từ Dịch hay từ thiên văn cổ. Dịch thì mình không hiểu lắm. Nhưng thiên văn cổ cũng chưa thể là nền tảng khoa học được.
Ví dụ tại sao người mệnh Thiên phủ có đặc tính như thế, lại phải lật trở lại sao thiên phủ đứng vị trí thế nào trong hệ sao, và cơ chế tác động của nó đến con người. Vì sao các sao lại tác động lên con người dựa vào giờ sinh, tác dụng qua lực hấp dấn, bức xạ hay một cơ chế nào khác. Những tác động đó tại sao lại hình thành nhân cách...
Tương tự ở phương Tây có Astrology, với đầu óc thực tiến của họ mà môn này vẫn chưa được xem là khoa học, tử vi biết đến bao giờ.
Các bạn cứ bám vào điển tích cổ, chẳng khác nào trước Gallile thì mọi người đều tin vào aristotle vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.[/qu
Mời Hoang Tan, taybalo vào tranh luận đi!
Bạn nói như vậy lại tạo ra một cuộc tranh luận mới rồi. "Thiên văn cổ chưa thể là nền tảng của Khoa học được". Có thành kiến quá không bạn, khi cả một thời kỳ cổ đại ở phương tây lẫn phương đông, thiên văn cổ đại vẫn được coi là những học thuyết triết học nói chung và khoa học nói riêng của thời kỳ đó. Chính nhờ nó là nền tảng mà mới có các khoa học ngày nay. Khi bạn học các Học thuyết kinh tế đương đại, vẫn phải điểm qua sự phát triển của các tư tưởng kinh tế cổ đại. Những người nghiên cứu, học tập Thiên văn cũng vậy, ko thể bỏ qua, thậm chí còn nghiên cứu qua kỹ về Thiên văn cổ đại ( Bản thân cách tính Âm lich cũng từ các nhà Thiên văn cổ đại mà ra - nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm trước đây. Đên giờ vẫn còn đang được dùng). Bạn nói Thiên văn cổ, về lý luận, còn sơ khai thì được. Chứ tính ứng dụng của nó trong đời sống của con người thời đó là quá rõ ràng. Như vậy sao không thể là nền tảng của Thiên văn học hiện đại được chứ. Nền tảng như là những viên đá đầu tiên để xây thành cái móng mà trên đó sẽ toạ lạc ngôi nhà thiên văn hiện đại thôi mà.
Khoa học càng phát triển, đương nhiên con người phải bỏ đi những cái cũ. Nhưng ko có nghĩa là phủ nhận nó hoàn toàn ( vì nó đã từng thích hợp với thời đại của nó). Những học thuyết của Newton đã bị Anhxtanh phủ nhận. Điều đó hoàn toàn được, nhưng nếu ko có học thuyết của Newton, chưa chắc đã tạo ra được tiền đề để Anhxtanh sáng tạo được cái mới. Bạn nói như vậy (phủ nhận Aristot: Các bạn cứ bám vào điển tích cổ, chẳng khác nào trước Gallile thì mọi người đều tin vào aristotle vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" "), vô hình chung phủ nhận những giá trị của chính chúng ta ngày hôm nay. Vì một ngày nào đó ( có thể là 500 năm nữa) sẽ phát sinh nhưng yếu tố mới tạo thành cuộc cách mạng lật đổ những tư tưởng ngày hôm nay ( mà trong tương lai sẽ được coi là lỗi thời). Nhưng nếu ko có cái lỗi thời này, sao kích thích được ý tưởng trong tương lai. Vì nếu nó hoàn thiện một cách tuyệt đối ( mà sẽ ko bao giờ là như vậy), làm gì xã hội còn phát triển, xã hội sẽ đóng khung trong sự bất biến ( phi lý)