VINH DANH TRÍ TUỆ VIỆT!

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

VINH DANH TRÍ TUỆ VIỆT!

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

GS Griffiths: 'Trong giới Toán học, anh Châu vẫn là người Việt'

Cập nhật lúc 13:19, Thứ Năm, 19/08/2010 (GMT+7)


,

Hình ảnh- "Thật là tuyệt vời!" - từ Hoa Kỳ, qua điện thoại, GS Phillip A. Griffiths, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cao cấp (IAS) tại Princeton thốt lên với VietNamNet về sự kiện GS Ngô Bảo Châu vừa[url=javascript:void(0);/*1282198841826*/]giành được Huy chương Fields[/url].
TIN LIÊN QUAN


GS Phillip đã biết GS Châu từ năm 2007, khi anh sang làm việc tại IAS. Biết GS Ngô Bảo Châu khá rõ, ông đặc biệt vui mừng vì lần đầu tiên, có một nhà toán học từ nước đang phát triển giành được Huy chương Fields.
Hình ảnh
GS Phillip A. Griffiths

Thưa giáo sư, giới toán học đánh giá giải thưởng Fields như thế nào?
GS Phillip A. Griffiths: Giải thưởng Fields là một giải thưởng quan trọng đối với các nhà Toán học trẻ, nó cũng quan trọng tương tự như giải Nobel trong Vật lý, Hóa học, Y học...Chỉ có những nhà Toán học trẻ xuất sắc mới nhận được Giải thưởng Fields. Vì thế, có lẽ đây là giải thưởng quan trọng nhất của Toán học.
Giáo sư có ý kiến như thế nào về người Việt đầu tiên được Giải thưởng này? Nếu GS. Châu không học tại Pháp và Mỹ, liệu anh có được Giải thưởng này không?
[/i]
GS Phillip A. Griffiths: Thật là tuyệt vời!
Dĩ nhiên, tôi biết anh Châu được vài năm ở Princeton và tôi nghĩ rằng anh xứng đáng nhận được Huy chương Fields.
Anh là một trong số ít người từ các nước châu Á. Tôi biết anh Châu học ở Pháp và làm việc tại Mỹ nhưng vẫn được coi là đến từ Việt Nam. Có thể coi anh là người đầu tiên từ các nước đang phát triển giành được Giải thưởng này. Tôi thậm chí chưa gặp một người Trung Quốc nào nhận được Giải thưởng Fields mà không sống một thời gian rất dài ở Mỹ.

Trong giới toán học, anh Châu vẫn được coi là người Việt Nam

GS Phillip A. Griffith
Tôi nghĩ, điều quan trọng đối với nhà Toán học là làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, vì họ luôn cần phải năng động. Vì thế chuyện làm việc ở chỗ này hay chỗ khác không phải là vấn đề quan trọng nhất. Trong giới toán học, anh Châu vẫn được coi là người Việt Nam.[/size][/font]

Đã có 48 nhà Toán học được Giải thưởng Fields. Sau đó, họ có đạt được thêm những thành tựu nào nữa không, thưa giáo sư?
GS Phillip A. Griffiths: Tất nhiên là có. Hầu hết những người được Giải thưởng này đều trở thành lãnh đạo trong cộng đồng toán học. Mặc dù, Giải thưởng Fields dành cho các nhà Toán học trẻ nhưng hầu hết sau đó đều làm Toán ở mức cao hơn.
Ông đã từng đến Việt Nam, tham gia phỏng vấn một số ứng viên cho các chương trình học bổng Mỹ. Ông có đánh giá gì về tiềm năng làm nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ Việt Nam?
[/i]
GS Phillip A. Griffiths: Những sinh viên đó rất giỏi. Việc họ được đào tạo ở Mỹ sẽ giúp cho họ trở thành những nhà khoa học xuất sắc. Và tôi nghĩ, hầu hết trong số họ sẽ trở về Việt Nam và phát triển cộng đồng nghiên cứu khoa học ở đó.
[font=Arial][/font] [font=Arial][/font]
Hình ảnh
Khoa Toán thuộc Viện nghiên cứu cao cấp, nơi GS Ngô Bảo Châu đã và đang làm việc.

Một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, giáo sư có thể giới thiệu vài nét về Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Hoa Kỳ? Ông nghĩ như thế nào về việc áp dụng một mô hình như thế ở Việt Nam?


Tôi nghĩ IAS là hình mẫu của một viện nghiên cứu, và chúng tôi cũng có quan hệ chặt chẽ với Trường ĐH Princeton. IAS cung cấp kinh nghiệm nghiên cứu cho hầu hết các nhà khoa học, trong đó, có các nhà toán học xuất sắc, các nhà vật lý lý thuyết. Nó cũng giúp cho sự phát triển kinh tế cho Hoa Kỳ, chẳng hạn như chiếc máy tính đầu tiên đã ra đời ở đây 65 năm trước.
Mô hình này có thể là một ví dụ tốt áp dụng cho việc xây dựng một viện nghiên cứu ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam vừa quyết định đầu tư một khoản tiền lớn để nâng cao thứ hạng về Toán của Việt Nam trên trường quốc tế, thành lập Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Theo ông, thứ hạng có cao lên nếu được đầu tư không?
Tôi nghĩ là có thể. Tôi nghĩ quyết định thành lập Viện nghiên cứu Toán cao cấp ở Việt Nam là một ý tưởng tuyệt hay. Toán học là nền tảng của nhiều ngành khoa học khác.
GS Phillip A. Griffiths hiện là giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu cao cấp (IAS) tại Princeton, bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ông từng dẫn đầu nhóm các nhà khoa học nước này sang Việt Nam để phỏng vấn các sinh viên cho chương trình học bổng của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) cũng như tham gia nhiều cuộc hội thảo khác.
Người Việt Nam có một truyền thống tốt về Toán học. Có rất nhiều nhà Toán học giỏi ở Việt Nam cũng như đang sống ở nhiều nơi trên thế giới. Họ sẽ quay trở về Viện nghiên cứu Toán cao cấp trong một thời gian nào đó để cùng nghiên cứu và phát triển cộng đồng toán học.[/size][/font]
Xin giáo sư cho biết, hiện nay Hoa Kỳ đang xếp thứ hạng bao nhiêu về Toán học trên thế giới?
Tôi không biết việc xếp hạng nào một cách chính thống bởi các nước. Toán học là một chủ đề quốc tế. Việc xếp hạng phụ thuộc vào những người làm ở những lĩnh vực đặc biệt của Toán học và phụ thuộc vào viện có những chương trình mạnh về một lĩnh vực nào đó của Toán học. Vì thế, theo tôi không có xếp hạng theo nước về Toán. Việc xếp hạng là bởi cá nhân và viện nghiên cứu.
Cảm ơn giáo sư về cuộc trao đổi này.
  • Hạ Anh - Hương Giang (thực hiện)
Được cảm ơn bởi: kaitoumagic
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: VINH DANH TRÍ TUỆ VIỆT!

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

Thành tựu khoa học của Ngô Bảo Châu là niềm tự hào to lớn cho Việt quốc, sẽ giúp cho thương hiệu Việt trên trường giáo dục và khoa học quốc tế. Tôi tin rằng, nhờ uy tín khoa học quốc tế của Ngô Bảo Châu, ít nhất nhiều hồ sơ xin học của sinh viên Việt Nam sẽ được coi trọng và đánh giá cao hơn tại các trường đại học lớn trên thế giới so với sinh viên Trung Quốc hay Ấn Độ.




Một Ngô Bảo Châu trang trọng trên lễ nhận giải.

Tôi cho rằng, các nhà khoa học làm nghiên cứu cơ bản là một sự hi sinh vô cùng to lớn cho nhân loại.

Đứng về phương diện kinh tế, có thể nói là trong nhiều trường hợp trí tuệ và phát minh của họ bị “bóc lột” tàn tệ.

Thử hỏi, các phát minh gia của penicillin và DNA được gì cho các ứng dụng từ các phát minh của họ?

Các ứng dụng này tạo ra hàng nghìn, nghìn tỉ đô la. Số tiền này chảy và túi các công ty dược phẩm và các ông chủ của nó.

Nhưng đổi lại, họ rất hạnh phúc về tinh thần khi nhìn thấy các công trình của mình cứu sống và mang lại hạnh phúc cho triệu triệu con người trên thế giới. Họ được vinh danh và ghi vào sử sách của văn minh nhân loại.

Những hướng đi xuất phát từ nền tảng

Đối với cá nhân, việc chọn học và đi theo hướng khoa học cơ bản (KHCB) hay ứng dụng đều rất tốt, đáng được khuyết khích và tôn vinh.

Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng cá thể và hoàn cảnh tài chính của họ và gia đình họ.




Và gần gũi giữa đời thường.

Tôi gặp khá nhiều trí thức gốc Việt thế hệ đầu tiên tại Mỹ và châu Âu, rất tài giỏi. Nhiều người tâm sự, họ đam mê khoa học cơ bản, nhưng không thể tiếp tục theo vì phải lo cho bố mẹ và các anh em trong nhà. Đi theo khoa học cơ bản thường là “đói” – ý nói lương thấp, khó có thể giúp cho bản thân và gia đình. Còn chuyển qua ứng dụng vào các hãng tư nhân lớn làm sẽ khấm khá hơn.

Trong số các em thi Toán quốc tế thời đó (1988 - 1989), Ngô Bảo Châu có điều kiện thuận lợi hơn; là con duy nhất, sinh ra trong gia đình trí thức lớn, có nhiều thông tin và mối quan hệ. Do vậy, Ngô Bảo Châu được qua Pháp học và sự giúp đỡ của một trí thức Pháp yêu Viêt Nam.

Thuận lợi này đã giúp cho Ngô Bảo Châu đạt được thành tựu khoa học lớn như hôm nay. Số bạn cùng thời với Châu, đa phần gửi qua Liên Xô và Đông Âu học đúng vào thời kì khó khăn tồi tệ nhất - khủng hoảng kinh tế, phá sản và sụp đổ của hệ thống này.

Các em này, như Phan Phương Đạt (em trai tôi), hay Hồ Thanh Tùng, không được may mắn như Châu, ngoài học họ phải lo kiếm sống tự nuôi thân và xuất thân từ gia đình bình thường. Các cụ thân sinh ra tôi và Đạt chỉ là công chức nghèo, di cư ra Hà Nội từ một vùng đất nghèo nhất Việt Nam – Nghệ An.

Bố tôi là cán bộ trung cấp, học hết hàm thụ đại học. Mẹ tôi là công nhân học hết lớp 5. Còn bố Tùng mất sớm, mẹ là công chức bình thường.

Tuy nhiên, số này đều đã vượt qua khó khăn, học hành thành công về phục vụ Tổ quốc. Hồ Thanh Tùng về nước năm 1994, nhiều năm là Giám đốc Oracle Việt Nam.

Phan Phương Đạt về nước năm 1999, hiện là Phó Tổng Giám đốc FPT-Software, tham gia xây dựng FPT-Software ngay từ ngày đầu, tạo việc làm cho hàng ngàn kĩ sư, hàng năm thu về cho đất nước hàng chục triệu đô la xuât khẩu gia công phần mềm.

Đối với một quốc gia, khoa học cơ bản (KHCB) là yếu tố “phải có”. Nó thể hiện đẳng cấp của quốc gia đó, giúp cho phát triển bền vững và trường tồn. Muốn là cường quốc phải có KHCB mạnh.

Chỉ có những cường quốc với KHCB mạnh mới có những phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới, như động cơ hơi nước, năng lượng nguyên tử, thuốc kháng sinh, vac xin, DNA, internet….

Đầu tư cho KHCB là dài hơi, kết quả phải chờ ít nhất 20-30 năm. Còn kết quả ngắn hạn của KHCB đó chính là đào tạo con người và các công trình khoa học đăng giúp cho uy tín và đẳng cấp quốc gia được nâng lên.

Một điều khá rõ là rất nhiều doanh nhân thành đạt của Việt Nam trong thời kì đổi mới trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin… đều là các cựu học sinh chuyên toán, và các môn khoa học tự nhiên.

Tuy con đường của họ đến thành công không phải là ngồi làm toán khó như Ngô Bảo Châu, nhưng tôi tin rằng, kiến thức thu được qua quá trình đào tạo KHCB đã giúp họ thành công trong lĩnh vực mới.

Hướng đi nào cho quốc gia "đi sau"?

Tuy nhiên, đối với quốc gia đi sau có tài lực và nhân lực hạn chế, việc ưu tiên đầu tư cho KHCB hay ứng dụng cần được vận dụng linh hoạt và khôn khéo.

Hãy lấy câu chuyện thành công của Singapore làm ví dụ.

Trong gần 40 năm đầu phát triển, Singapore tập trung nhiều vào khoa học ứng dụng, tận dụng thành quả KHCB của các siêu cường mà họ hay nói là “đứng trên vai người khổng lồ”.

Chỉ gần đây, vào những năm 2000, khi mức thu nhập của dân Singapore vào loại hàng đầu thế giới, có hệ thống hạ tầng, y tế giáo dục rất tốt, không có nợ nước ngoài và hàng trăm tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, quốc đảo nhỏ bé với 4 triệu dân này mới chuyển qua đầu tư mạnh cho KHCB.

Họ làm rất quyết liệt và hoành tráng với hàng tỉ đô la bỏ ra trong môt thời hạn ngắn. Họ đi tắt đón đầu bằng cách “nhập khẩu chất xám toàn cầu”. Nhân lúc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và vụ lừa đảo Madoff, dẫn tới kính phí cho KHCB tại Mỹ và Âu châu cắt giảm, thậm chí nhiều viện KHCB phải đóng cửa, Chính phủ Singapore bơm thêm tiền vào KHCB để thu hút lực lượng này.

Thành quả của vụ đầu tư này đã đơm hoa kết trái trong thời gian không lâu. KHCB và uy tín khoa học của Singapore được nâng cao lên nhanh chóng và chuyển thành hàng chục tỷ đô la thu về hàng năm cho kinh tế Singapore từ nguồn tiền đầu tư nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao như dược phẩm, công nghệ y sinh, năng lượng sạch, công nghệ nước, hàng không….giúp ích rất lớn trong việc nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Singapore, duy trì và tạo việc làm có thu nhập cao.

Một điều khá lí thú là Thủ tướng đương nhiệm Lí Hiển Long cũng là dân học toán. Ông tốt nghiệp loại ưu tại Khoa Toán của Đại học Cambridge, Anh quốc.

Tôi tin “người dân Việt lắm chí cao” (lời bài hát Nam Bộ Kháng Chiến), chăm chỉ và có khả năng rất tốt nắm bắt KHCB và công nghệ cao.

Nếu được quan tâm đúng mực, đầu tư hợp lý và khôn khéo cho KHCB và ứng dụng, khoa học Việt Nam sẽ được vinh danh trên thế giới trong tương lai không xa và sẽ là đầu máy quan trọng trong sự nghiệp công nghiêp hóa và hiên đại hóa.

PGS. BS Phan Toàn Thắng (Chuyên gia về Tế bào gốc và Y học tái tạo, Bộ Môn ngoại - Đại học Quốc gia Singapore)
,
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nhatminh8
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 949
Tham gia: 20:35, 10/03/09
Đến từ: Nghệ An

TL: VINH DANH TRÍ TUỆ VIỆT!

Gửi bài gửi bởi nhatminh8 »

Những thông tin đặc biệt về GS. Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 15/11/1972)

Đơn vị công tác: Giáo sư của cả 3 cơ quan: Viện nghiên cứu cao cấp IAS Princeton (Mỹ); Khoa toán Đại học tổng hợp Paris 11 và Viện toán học (Việt Nam).

1986-1989: Học sinh khối phổ thông chuyên Toán, ĐHTH Hà Nội.

1988: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Úc (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

1989: Huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại CHLB Đức (đạt điểm tuyệt đối 42/42)

1990-1991: Học tại ĐHTH Paris 6, Pháp

1992-1995: Học tiếp ĐH tại Trường sư phạm cấp cao Paris (ENS)

1993-1997: Làm nghiên cứu sinh tại ĐHTH Paris 11 với GS. G. Laumon. Bảo vệ luận án xuất sắc vào năm 1997.

1998-2004: Nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp tại ĐHTH Paris 13.

2004: Bảo vệ tiến sĩ khoa học (Habilitation)

2004: Được trao Giải thưởng Toán học Clay (cùng với GS G.Laumon). Giải thưởng này có từ năm 1999, mới trao cho 23 người. Người đầu tiên được trao giải Clay chính là A.Wiles- người đã chứng minh được Định lý cuối cùng của Ferma tồn tại hơn 300 năm. Ngay sau khi được trao giải thưởng này, thầy của Ngô Bảo Châu là GS G.Laumon đã được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.

2004- nay: Giáo sư tại ĐHTH Paris 11 (Pháp)

2005: Được Hội đồng học hàm Giáo sư nhà nước Việt Nam phong đặc cách giáo sư.

2006: Được mời đọc báo cáo tiểu ban tại ĐH Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Chỉ có chuyên gia hàng đầu trong chuyên ngành mới được mời báo cáo.

2007- nay: GS tại Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ)

2007: Được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức. Cho tới nay mới có 8 nhà toán học được vinh dự này. Giải thưởng được tặng cho các nhà toán học trẻ của Châu Âu, 3 năm một lần.

2007: Được trao Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp mang tên Sophie Germain. Giải này được trao hàng năm cho một nhà toán học Pháp.

2007- nay: GS đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam

2009: Công trình "Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie" (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

2010: Được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới tại Ấn Độ.

Từ tháng 9/2010: sẽ chuyển sang làm GS của ĐH Chicago (Mỹ)


Hương Giang
Được cảm ơn bởi: nhien
Đầu trang

Trả lời bài viết