Ý nghĩa Hoa Sen trong Đạo Phật !
- Penalty Kick
- Đang bị cấm
- Bài viết: 141
- Tham gia: 13:46, 24/05/10
Ý nghĩa Hoa Sen trong Đạo Phật !
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từrễcủnằm dưới lớp bùn đấtởdưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh, tím...)
Hoa nởvươn khỏi mặt nước, lộbày đài hoa, nhụy và hạt. Hoa đẹp hương thơm tinh khiết, nên được mọi ngườiưa chuộng.Ấn Độgiáo có truyền thuyết cho rằng lúc khởi đầu vũ trụmột hoa sen mọc lên từrốn của thần Vishnu, giữa hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, khó có thểkểhết kinh sách Phật giáo nói vềhoa sen, sau đây chỉlà phần khái lược.
Truyền thuyết kểrằng khi Đức Thích-ca đản sinh, Ngài đi bảy bước và có bảy hoa sen đỡbàn chân Ngài. ChưPhật, Bồ-tát thường được miêu tảngồi hay đứng trên đài sen tay cầm hoa sen. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa lấy hoa sen làm đềkinh.
Sửa lần cuối bởi Penalty Kick vào lúc 11:03, 27/05/10 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: lamvien
- Penalty Kick
- Đang bị cấm
- Bài viết: 141
- Tham gia: 13:46, 24/05/10
TL: Ý nghĩa Hoa Sen trong Đạo Phật !
Các tu viện, chùa chiền, hội đoàn Phật giáo thường trang trí hoặc lấy hoa sen làm biểu tượng. Sở dĩ như thế vì hoa sen đẹp tinh khiết, có hương thơm không nhiễm bùn bên trong hoa có đàn có hạt...
Hoa được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Tông Thiên Thai giải thích về Tích môn (giáo lý phương tiện) và Bổn môn (giáo lý chân thật) của Kinh Pháp Hoa có đưa ra ba ẩn dụ về hoa sen qua đó, hạt sen được ví với sự chân thật, hoa sen được ví với sự quyền biến; do hạt mà có hoa, hoa nở thì hạt bày ra, hoa rụng thì hạt hình thành. Tức là do có chân thật nên có quyền biến (tạm dùng cho phù hợp với đời), quyền biến được khai mở thì chân thổ lộ ra, quyền biến mất đi thì chân thật hình thành viên mãn.
Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn nêu lên 10 ẩn dụ về hoa sen để chỉ 10 thiện pháp tu hành của Bồ-tát. Đó là:
1. Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),
2. Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),
3. Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),
4. Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).
5. Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),
6. Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),
7. Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
8. Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),
9. Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen) và
10. Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).
Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà. Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm sinh tử của chúng sinh, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.
Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các án Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong...
Phật giáo còn phân biệt bốn màu hoa sen với các ý nghĩa như sau:
1. Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối;
2. Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát....
3. Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế âm và
4. Sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chi Ngài Văn-thù.
Chúng ta nên quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật Bồ-tát... để nhắc nhở tâm mình vốn tinh khiết như hoa sen, để thấy hoa sen đẹp đẽ thế kia nhưng rồi cùng héo úa, thân ta cũng vậy, đó là lý vô thường.
Ta còn quán tưởng hoa sen để thấy rằng hoa sen cống hiến hương sắc cho đời không ô nhiễm trước mọi sự; từ đó ta phát triển lòng từ, không mong được đáp trả, thanh tịnh an vui vượt khỏi các phiền não như thị phi, đam mê, nóng giận, âu lo...
Hoa được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.
Tông Thiên Thai giải thích về Tích môn (giáo lý phương tiện) và Bổn môn (giáo lý chân thật) của Kinh Pháp Hoa có đưa ra ba ẩn dụ về hoa sen qua đó, hạt sen được ví với sự chân thật, hoa sen được ví với sự quyền biến; do hạt mà có hoa, hoa nở thì hạt bày ra, hoa rụng thì hạt hình thành. Tức là do có chân thật nên có quyền biến (tạm dùng cho phù hợp với đời), quyền biến được khai mở thì chân thổ lộ ra, quyền biến mất đi thì chân thật hình thành viên mãn.
Kinh Trữ Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn nêu lên 10 ẩn dụ về hoa sen để chỉ 10 thiện pháp tu hành của Bồ-tát. Đó là:
1. Lìa tất cả ô nhiễm (như hoa sen không nhiễm bùn),
2. Không cùng chung với cái xấu ác (như hoa sen không dính nước bùn),
3. Giữ đủ giới luật (như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế),
4. Bản thể thanh tịnh (như hoa sen tinh khiết).
5. Về mặt an vui hòa dịu (như hình ảnh hoa sen nở),
6. Nhu nhuyễn, không thô tháp (như hình ảnh hoa sen),
7. Làm an lòng người (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen),
8. Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy (như hoa sen nở rộ bày hương sen, hạt sen),
9. Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ (như hình ảnh mùi thơm của hoa sen) và
10. Mới sinh ra đã có người tưởng đến hoan hỷ (như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở).
Kinh Phạm Võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ-tát...
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-di-đà. Phật giáo Mật tông xếp bộ Hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm sinh tử của chúng sinh, là tam-muội Đại bi của Đức Như Lai.
Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các án Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu phong...
Phật giáo còn phân biệt bốn màu hoa sen với các ý nghĩa như sau:
1. Sen trắng (Phạn: Pundarika - Tạng: Pad ma dkar tro) tượng trưng trí tuệ tuyệt đối;
2. Sen hồng (Padme - Pad me dmar tro) tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát....
3. Sen đỏ (Padma - Pad ma chu skyes) tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi, thường chỉ Đức Quán Thế âm và
4. Sen xanh (Utpata - Ut pa la) tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chi Ngài Văn-thù.
Chúng ta nên quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật Bồ-tát... để nhắc nhở tâm mình vốn tinh khiết như hoa sen, để thấy hoa sen đẹp đẽ thế kia nhưng rồi cùng héo úa, thân ta cũng vậy, đó là lý vô thường.
Ta còn quán tưởng hoa sen để thấy rằng hoa sen cống hiến hương sắc cho đời không ô nhiễm trước mọi sự; từ đó ta phát triển lòng từ, không mong được đáp trả, thanh tịnh an vui vượt khỏi các phiền não như thị phi, đam mê, nóng giận, âu lo...
- Penalty Kick
- Đang bị cấm
- Bài viết: 141
- Tham gia: 13:46, 24/05/10
TL: Ý nghĩa Hoa Sen trong Đạo Phật !
A di đà phật!
Trút bỏ từ lúc nào không hay biết, trước đây khoảng chừng 1 giờ đồng hồ thôi lòng tôi thật rối răn, lân lộn mà giờ đây thật nhẹ nhỏm đến không ngờ, trước khi đọc bài viết này tôi cũng có đựoc một niềm vui lớn, gần như tôi tìm được con đường ngày mai tôi rồi bạn ah. tôi đang hưởng được hồng phúc mà chư phật ban tặng, ông bà cha mẹ đã tích cóp cho tôi đây!
Xin cám ơn cuộc đời!
Cầu mong mọi việc như ý và luôn luôn gặp được điều may!
Tôi cũng chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh và may mắn trong cuộc sống!
A di đà phật!
(A.H.T.L st)
Trút bỏ từ lúc nào không hay biết, trước đây khoảng chừng 1 giờ đồng hồ thôi lòng tôi thật rối răn, lân lộn mà giờ đây thật nhẹ nhỏm đến không ngờ, trước khi đọc bài viết này tôi cũng có đựoc một niềm vui lớn, gần như tôi tìm được con đường ngày mai tôi rồi bạn ah. tôi đang hưởng được hồng phúc mà chư phật ban tặng, ông bà cha mẹ đã tích cóp cho tôi đây!
Xin cám ơn cuộc đời!
Cầu mong mọi việc như ý và luôn luôn gặp được điều may!
Tôi cũng chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh và may mắn trong cuộc sống!
A di đà phật!
(A.H.T.L st)
- Penalty Kick
- Đang bị cấm
- Bài viết: 141
- Tham gia: 13:46, 24/05/10
TL: Ý nghĩa Hoa Sen trong Đạo Phật !
Việc nghiên cứu triết học Phật giáo trên cơ sở những văn bản hệ thống được giữ lại trong các bản dịch Trung quốc đã chiếu luồng sáng mới vào những vấn đề thế giới quan Phật giáo được biết ở Âu châu, đồng thời đặt ra một loạt những vấn đề mới mà cho đến nay vẫn còn chưa được đưa ra trong các công trình về Phật giáo. Nhiều cái đã không có thể biết vì hoặc thiếu những tài liệu, hoặc tài liệu hiện có không được sử dụng.
Việc làm quen với Phật giáo theo nguồn tài liệu gốc chủ yếu dựa trên các bản kinh, luật bằng tiếng Pali; nhưng bản Abhid- harma bằng tiếng Pali vẫn còn chưa được chú ý. Bản dịch đầu tiên một trong những luận văn cổ nhất xuất hiện vào năm 1900 là công trình của bà S.Rhys-Davids. Dưới sự chủ biên của bà, bản dịch tác phẩm truyền thống của Miến Điện thế kỷ X đã ra đời. Dịch giả Shwe Zan Aung, người được giáo dục theo tinh thần triết học và khoa học tự nhiên Âu châu hiện đại, đã cố gắng trình bày bằng thuật ngữ Âu châu các học thuyết trong giáo lý Miến Điện, nhưng nhiều vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Như vậy, văn học mang tính hệ thống của Phật giáo Sirilanca cổ đại vẫn còn chưa được nghiên cứu, mặc dù những tài liệu này có số lượng không phải là ít.
Văn bản của hệ thống được gọi là Phật giáo "Bắc phương" hay Phật giáo "Sanskrit" còn được biết đến ít hơn. Thường là những tác phẩm về Phật giáo ở vùng này đều bắt nguồn từ các công trình của tác giả người Bàlamôn tên là Madava. Madava là nhà văn của giai đoạn muộn sau này (thế kỷ XIV) và không thể xem ông ta là người có uy tín trong những vấn đề về Phật giáo. Quả thực, điều kiện nghiên cứu Phật giáo Bắc phương gặp không ít khó khăn vì tài liệu Sanskrit bị thất lạc nhiều và Phật giáo Sanskrit chỉ có thể được tái hiện bằng các nguồn tài liệu Trung quốc và Tây tạng.
Phật giáo ở Viễn đông được nghiên cứu ít hơn cả. Những lược khảo của Nhật Bản, kiểu như các công trình của giáo sư Nandzio và Phudzisima về triết học hầu như không đưa ra một khái niệm nào; còn những tác phẩm như lược khảo của Suzuki và bản dịch luận văn của Mã Minh (Asvagosa) của ông theo đuổi nhiệm vụ biện hộ và chứng minh cho tính hơn hẳn của Đại thừa. Mặt khác, những tác phẩm này muốn cung cấp những tài liệu theo hướng Phật giáo Ấn Độ, chứ hoàn toàn không theo hướng Phật giáo Trung-Nhật. Ở Âu châu, Phật giáo hệ thống Trung- Nhật, cho đến ngày nay, không được nghiên cứu đầy đủ.
Với tình hình như vậy về ngữ văn Phật giáo thì không thể không ngạc nhiên, nếu như đâu đó, nổi lên những vấn đề về lịch sử của Phật giáo phương Đông, hoặc tỏ ra băn khoăn về việc bằng cách nào mà Phật giáo ở phương Đông lại có thể bi thành một cái gì đó hoàn toàn đối lập với tư tưởng Phật giáo cổ đại. Có ý kiến cho rằng Phật giáo muộn là Phật giáo "xuyên tạc", "đồi bại", hay sùng bái ngẫu tượng và cho rằng, trong các tông phải thờ Bồ tát Quán Thế Âm hay Phật Adiđà, là chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo còn trong khi đó, Phật giáo "chân chính” nguyên thuỷ thì không có những yếu tố siêu hình tôn giáo. Việc nhấn mạnh những tương phản dễ dàng dẫn đến những kết luận như vậy. Vì những giai đoạn phát triển giao thời còn chưa rõ, nên sự chuyển biến từ Phật giáo Sirilanca cổ đại sang Phật giáo trung cổ Nhật Bản còn là những phỏng đoán.
Phật giáo Ấn Độ trong mười thế kỷ đầu công nói chung, hiện nay vần còn chưa rõ, còn những gì mà nó chinh phục được Á Đông lại thuộc giai đoạn này, chứ không phải giai đoạn trước và cũng không thuộc giai đoạn Sirilanca sau này. Phật giáo giai đoạn này đã phải ứng phố với những học thuyết Bàlamôn ở Ấn Độ, Khổng giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc, với Thần đạo ở Nhật Bản.
Hình thức Phật giáo đã và đang tồn tại ở phương Đông không bao giờ liên hệ với Phật giáo Sirilanca. Bởi vậy, để hiểu lịch sử tôn giáo ở phương Đông, Phật giáo Sirilanca không thể có tác động trực tiếp, hơn nữa, hai giai đoạn phật giáo này đã tách rời nhau trong suốt 2000 năm, cho nên sự so sánh ở đây, nói chung, là cực kỳ nguy hiểm. Cuối cùng bản thân vấn đề về sự khác nhau, về xuyên tạc của Phật giáo, v.v…cần phải nhường chỗ cho các vấn đề khác thiết thực hơn, như vấn đề về mối liên hệ liên kết Phật giáo của tất cả các khuynh hướng và tất cả các giai đoạn, về cái cho phép các nhà đại diện của tất cả các tông phái Ấn Độ và phương Đông tự gọi mình là những người Phật tử.
Khi xem xét một loạt các tác phẩm nguyên gốc có trong các bản dịch Trung Quốc, từ bản luận văn của Mahavibasa (thế kỷ VII), từ các bản luận và chú giải độc lập của người Trung Quốc, đến những tác giả thuộc các khuynh hướng và tông phái khác nhau của Nhật Bản trung cổ, - ở đâu, chúng ta cũng nhận thấy một vài điểm chung của những vấn đề và cách giải quyết làm cho tất cả những vấn đề mà thoạt nhìn là những hệ thống triết học và tôn giáo khác nhau xích lại gần nhau. Đối lập ý kiến cho rằng những tông phái khác nhau gần như trở thành nhà tôn giáo khác nhau, là ý kiến cho những điều đó chỉ là khuynh hướng khác như của cùng một hệ thống thế giới quan triết học tôn giáo khác biệt một cách căn bản với những hệ thống khác ở Ấn Độ và phương Đông.
Ở đây, có thể xuất hiện những vấn đề mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Nếu Phật giáo, về bản chất khác với Bàlamôn thì cái mới mà nó đưa vào trong triết học kinh viện Ấn Độ rồi từ triết học Ấn Độ đó sinh ra sẽ hiểu thế nào?
Bản thân sự việc Phật giáo thoát thai từ triết học Ấn Độ là không còn có gì để nghi ngờ. Nếu Phật giáo là tôn giáo thì giải thích như thế nào việc nó phủ nhận Thượng Đế và linh hồn, và không quan tâm đến những vấn đề siêu hình học, những vấn đề tồn tại chân thực, mà chỉ dừng lại trong phạm vi đạo đức học của thế kỷ này. Nếu Phật giáo của tất cả các khuynh hướng được cố kết lại bởi những tư tưởng chung cơ bản, thì thật là lạ lùng theo văn học Phật giáo vì sao những người Phật tử lại có người là nhà thực tại, nhà duy tâm, nhà duy vật, nhà hư vô, v.v... mà những quan điểm triết học của họ không thể kết hợp lại với nhau được. Vậy bản chất của Phật giáo là ở chỗ nào, nó là tôn giáo hay triết học mang tính chất đạo đức, hay là một cái gì khác? Tư tưởng trung tâm của Phật giáo là gì?
Cùng với những vấn đề trên là những vấn đề khác chi tiết hơn: Giải thích như thế nào về thuyết luân hồi - một luận thuyết ít gắn với những quan điểm còn lại của Phật giáo; Hiểu như thế nào ý nghĩa của công thức “thập nhị nhân duyên"; hiểu như thế nào về học thuyết giải thoát, tư tưởng Niết bàn nếu không có linh hồn?
Có thể tìm thấy những dự đoán trong các tài liệu về những vấn đề triết học Phật giáo, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có những câu trả lời trực tiếp dựa trên cơ sở văn bản luận giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên những vấn đề này là quan trọng không chỉ đối với người quan tâm đến triết học Ấn Độ, mà cả đối với tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo.
Không thể trả lời tách bạch mỗi vấn đề nêu trên. Vì tất cả những vần đề này đều xuất phát từ một loạt những định kiến, nên mỗi câu trả lời riêng biệt, mỗi cố gắng loại bỏ sai lầm của vấn đề này hay vấn đề khác chỉ dẫn đến sự phức tạp còn lớn hơn.
Câu trả lời duy nhất là quy về trình bày hệ thống những vấn đề cơ bản mà các văn học triết học Phật giáo đã xoay quanh. Cần phải chỉ ra sự khác biệt trong những lí giải các vấn đề này khác ở các đại diện của những khuynh hướng khác nhau, những biến dạng của những vấn đề khi Phật giáo đi vào đông đảo quần chúng. Nếu có hiểu biết rõ ràng về Phật giáo, thì nhiều vấn đề và thắc mắc tự biến mất. Nếu kể đến bình diện trình bày hệ thống, thì việc duy trì sơ đồ của những tác giả Phật giáo là phong phú nhất; chứ không phải là hệ thống triết học Phật giáo được diễn giải trong các hệ thống Âu châu nào đó. Để trình bày cần phải dùng ngôn ngữ giản đơn hơn, tránh những thuật ngữ chuyên sâu,
Việc đưa vào trong hồ sơ Phật giáo tư tưởng triết học Âu châu là cực kỳ nguy hiểm, vì sẽ dễ dẫn đến quan niệm lệch lạc về Phật giáo. Mỗi thuật ngữ chuyên sâu đều có quan hệ nhất định với một loạt các thuật ngữ khác. Nhưng hai thuật ngữ, một Âu châu, một Phật giáo, thậm chí tuy chúng rất tương ứng với nhau, cũng có thể hoàn toàn khác nhau, vì vậy việc dịch các thuật ngữ Phật giáo cũng như các thuật ngữ triết học của những hệ thống ngoại lai là khó khăn biết nhường nào. Khó khăn không phải nằm trong những đặc điểm của ngôn ngữ mà trong sự phong phú của hàng loạt những liên tưởng gắn liền với khái niệm này trong mỗi trường hợp. Ví dụ, "Artha" hay "Visaya" tương ứng với thuật ngữ "khách thể" nhưng với tư tưởng "ob-jectum" chúng không có gì là chung. Khi dịch nguyên văn theo nghĩa từ nguyên học lại đề ra một nguy cơ mới: Thuật ngữ được dịch chỉ có thể diễn đạt được một nghĩa trong những nghĩa của thuật ngữ gốc; Vì vậy có thể có sự hiểu lầm hoặc không đúng văn bản. Việc dùng các thuật ngữ "luật" thay cho "dharma" "dạng và hình" thay cho "Namarupa", v.v... là những ví dụ điển hình. Trong khi đó lại rất ít gặp trong tài liệu Trung quốc cũng như trong tài liệu Tây tạng được dịch từ Sanskrit những điều vô lý như vậy.
Vấn đề về phương pháp dịch các thuật ngữ Phật giáo vẫn còn xa mới giải quyết được. Bởi vậy phải có sự xem xét kỹ càng những phương pháp dịch thuật ngữ. Điều trở ngại vừa nêu trên rất có ý nghĩa vì nó luôn nhắc ta: tính chung của hầu như tất cả những tư tưởng là hiển nhiên, nhưng mỗi tư tưởng được phản ánh theo một cách. Giải quyết các vấn đề của các Phật tử, cũng như của hệ thống Âu châu gần như nhau, nhưng phương pháp lại khác nhau. Giá trị triết học của Phật giáo cũng như của triết học Ấn Độ nói chung chỉnh là ở chỗ, những vấn đề mà chúng ta
Đã biết được phân tích theo một cách khác. Bởi vậy duy trì việc trình bày theo sơ đồ Phật giáo nguyên bản, chứ không phải trình bày tư tưởng Ấn Độ theo hệ thống Âu châu là cực kỳ quan trọng. Tuy các hệ thống Ấn độ và Âu châu có những tương đồng, nhưng khó có thể quy các hệ thống Phật giáo vào một hệ thống nào của Âu châu.
Các sơ đồ của Thế Thân (Vasubandhu) được trình bày trong Abhidharmakosa và Vjinanamatrasastra là những sơ đồ nổi tiếng nhất trong tất cả sơ đồ giáo lý. Cả hai sơ đồ này đặc biệt là sơ đồ thứ nhất, cho đến nay, vẫn là sơ đồ kinh điển. Trong những sơ đồ này cũng như trong tất cả những sơ đồ khác của Thế Thân, những học thuyết siêu hình - đối tượng chính của những cuộc tranh luận tư biện - chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng.
Vấn đề về mốiquan hệ của Phật giáo đối với siêu hình học, tức đối với vấn đề tồn tại chân thực hay tuyệt đối là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Trong các tài liệu Âu châu rất phổ biến ý kiến cho rằng Phật giáo cổ đại, đặc biệt là người sáng lập, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã không quan tâm và nghiên cứu những vấn đề bản thể luận. Tất cả những sơ thảo của Âu châu về phật giáo đều nhấn mạnh điều này. Dẫn chứng của họ là việc Đức Phật từ chối trả lời 14 câu hỏi liên quan tới bản thể luận.
Những học thuyết khác rõ ràng mang tính siêu hình có trong những lời thuyết pháp của Đức Phật, chẳng hạn như thuyết luân hồi, thuyết "thập nhị nhân duyên" thì bị khước từ như một cái gì đó "không phù hợp với học thuyết cơ bản" của Phật giáo. Bằng cách nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng phần đạo đức của phật giáo đã thực sự gây ra một ấn tượng là thoạt đầu, trong phật giáo, không có siêu hình.
Tuy nhiên, ở đây, còn một vấn đề khó hiểu là: Bằng cách nào phật giáo có thể thoát ra khỏi nền triết học Ấn Độ trước đó mà lại không có quan hệ gì đối với những vấn đề siêu hình, một trong những vấn đề hàng đầu của Bà la môn giáo.
Linh hồn, "cái tôi", "atman" có tồn tại không? Câu trả lời của phật giáo là: không có linh hồn, theo nghĩa của người thường và của các nhà triết học Sankhya hay vaisesika. Điều quan trọng cần nhận thấy là, các phật tử khi luận chiến, không nhắc đến triết học Vedanta. Câu trả lời như vậy chỉ có thể có với một quan điểm có căn cứ rõ ràng về một vấn đề liên quan hiển nhiên đến lĩnh vực siêu hình.
Cuối cùng, tất cả đạo đức học phật giáo được xây dựng trên tư tưởng "giải thoát", tức đạt đến niết bàn và thuyết luân hồi, trừng phạt. Ở đây, có nói đến cuộc sống đã được trù định trước khi sinh, cũng như sau khi chết. Đó lại là những câu trả lời cho những vấn đề siêu hình. Tất cả những thuyết này không chỉ thấy trong phật giáo đại chúng, mà cả trong các bản luận và trong chính những lời dạy của Đức Phật. Bởi vậy, đề cập đến chúng, như một cái gì đó "không phù hợp" với học thuyết căn bản của Đức Phật là không có cơ sở. Thậm chí cả trong trường hợp, có cho là bản thân Đức phật không nghiên cứu siêu hình học thi vẫn còn lại một sự kiện là: Học thuyết siêu hình học của Đại thừa bắt đầu từ Mã Minh (Asvghosa) và Long Thọ (Nagarjuna) liên quan đến thời cổ đại, rồi toàn bộ phật giáo sau này của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đã đưa chính những vấn đề tồn tại tuyệt đối lên bình diện đầu tiên. Như vậy, phật giáo, trên toàn bộ chiều dài lịch sử của mình, đã xâm nhập bằng siêu hình học, như mọi tôn giáo khác.
Phật giáo dân gian, đặc biệt ở phương Đông, ngay từ đầu, đã là tôn giáo của cầu nguyện và niềm tin hoặc vào tha lực cứu vớt của các Đức Phật và các Bồ Tát, hoặc vào Đức Phật Adiđà, vào Quán Thế âm Bổ Tát (Avalokitesvsra), V.V. .. hay vào sự hồi sinh trên thiên đàng, trong "tịnh thổ". Ở Nhật Bản cổ đại, người ta coi các nhà sư, các nhà phật tử uyên bác như các saman (phù thủy). Trong các sử truyện và biên niên sử của Nhật bản cổ đại, nói nhiều đến việc ở trong cung đình người ta đọc các bài giảng về triết học của Long Thọ với mục đích cầu mưa khi trời đại hạn. Những yếu tố saman giáo (phù thủy) vẫn còn trong phật giáo Nhật Bản cho đến ngày nay. Trong quan hệ này, phật giáo không khác chút nào với những hệ thống tôn giáo khác trong việc thỏa hiệp và tiếp nhận những yếu tố trong mê tín dị đoan dân gian. Những cái gọi là bằng chứng về việc Đức Phật không nghiên cứu những vấn đề siêu hình, vị tất có thể xem là đúng trong thực tế.
Từ chối trả lời 14 câu hỏi hoàn toàn không chứng minh được sự thờ ơ lãnh đạm của Đức Phật đối với vấn đề về tồn tại thực tại mà ngược lại đã nhấn mạnh rằng Đức Phật đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này, đã xem xét nó. Những vấn đề nêu trên được, đề cập tỉ mỉ trong tập 19 của Abhi- dharmakosa (Kiến giải của Huyền Trang) phân loại những câu trả lời trong những cuộc tranh luận có tính chất biện chứng. Đầu tiên Thế Thân đưa ra những ví dụ mà hiện nay còn được tranh luận trong các giáo trình phật giáo về phép biện chứng. Những câu trả lời đó có 4 loại: khẳng định; trả lời có điều kiện; đặt câu hỏi sơ bộ trước khi trả lời nhằm mục đích làm rõ hơn về cái mà câu hỏi đặt ra; và từ chối, trả lời hay im lặng. Ở đây từ chối không trả lời được xem là trả lời.
1. Toàn thể chúng sinh có chết hay không? - Trả lời khẳng định: có, chết.
2 . Tất cả những người chết liệu có được hồi sinh hay không? - Trả lời có điều kiện: Có và không: những người chưa hết dục vọng sẽ sinh, - những người còn lại sẽ không sinh.
3. Con người mạnh hay yếu? - Câu hỏi sơ bộ : Trong quan hệ với cái gì? So với chứng sinh bậc thấp nó mạnh, so với thần thánh, nó yếu.
4. Skanda (nhóm các yếu tố tạo nên cá nhân) và chúng sinh, tức là "cái tôi" có là một hay không? - Trả lời trệch đi: Cái được gọi là "chúng sinh" trong thực tế hoàn toàn không có, bởi vậy về nó không nên nói là nó đồng nhất với một cái gì đó. Câu "sự đồng nhất hay không đồng nhất của chúng sinh" với một cái gì đó là rất mơ hồ, hệt như câu: "con trai của một người đàn bà không sinh nở" hay "màu trắng của bông hoa đen".
Sau đấy Thế Thân lại giải thích tỉ mỉ các biến dạng của những câu trả lời đó bằng những thí dụ khó hơn được lấy ra từ triết học, và từ kinh A-hàm (Agamasatra), ở đấy, chính Đức Phật giải thích bốn biến dạng của những câu trả lời. Những câu hỏi, như Đức Phật nói, là không thể trả lời được gồm:
1- 4) Thế giới là thường tồn hay không thường tồn ? Hay vừa thường tồn vừa không thường tồn ? Hay vừa không phải là thường tồn vừa không phải là không thường tồn?
5-8) Thế giới có phải là hữu hạn (trong thời gian) hay không ? Hay vừa hữu hạn vừa không hữu hạn? Hay vừa không hữu hạn vừa không không hữu hạn?
9-12) Đức phật sau khi chết có tồn tại hay không? Hay vừa tồn tại vừa không tồn tại? Hay vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?
13-14) Cuộc sống và thân thể (cá nhân) có phải là một không? Hay không phải?
Nhà chú giải Phuguan cho rằng, không nên trả lời những vấn đề này, bởi vì "thế giới", "Đức Phật" và "cuộc sống" như người hỏi hiểu, không là gì khác hơn là cái tôi được biểu thị một cách gián tiếp, tức là, người hỏi hiểu "thế giới" là thế giới bên ngoài, như một cái gì đó độc lập với "cái tôi" kinh nghiệm, mà anh ta không nghi ngờ gì về tính thực tại độc lập tuyệt đối của nó. Người hỏi ngụ ý hiểu Phật là "cái tôi" của người thầy Thích Ca Mâu Ni, tức là linh hồn của Ngài, như một cái gì đó tách khỏi thế giới được Ngài xúc cảm. Cũng như vậy, người hỏi hiểu "cuộc sống" như một cái gì đó tách rời, có thể đổng nhất với cá nhân kinh nghiệm.
Đức Phật đã luôn dạy rằng không có "cái tôi" độc lập như vậy không có thế giới tách rời "cái tôi", không có "những vật thể" độc lập không có "cuộc sống" tách rời, - tất cả những cái đó là - những tương tác bền chặt và chỉ bị tách khỏi nhau trong tưởng tượng. Người hỏi yêu cầu Đức Phật mô tả thuộc tính cái mà Ngài phủ định sự tồn tại của nó, tức yêu cầu Ngài có một nhận xét khẳng định về cái đó. Đức Phật im lặng. Nói theo ngôn ngữ lôgíc Phật giáo của Digunga, lập luận "thế giới hữu hạn" không được Đức Phật đặt ra với tư cách là "luận đề", bởi vì Đức Phật "không thừa nhận" luận đề 'thế giới". Trong trích yếu lôgíc của Dignarama học trò của ông là Sankarasvamin soạn, có khái niệm "luận đề" như sau: Luận đề là cái mang chất lượng (S) được thừa nhận, và chất lượng được thừa nhận (P), trong trường hợp khi chúng quy định lẫn nhau, tức được đặt trong mối liên hệ lẫn nhau trong cùng một lập luận. Luận đề là "sai lầm" tức vô ích đối với lập luận khi một phần nào đó của một trong những mặt được tranh luận không được thừa nhận. Trong trường hợp nay, chúng ta mắc sai lầm do không thừa nhận luận đề chủ, ví dụ như việc người theo học thuyết Sankhya mà lại nói với người Phật tử rằng, "cái tôi" - đó là tính tích cực của ý thức. Kuidzi trong "Đại chú giải" đã giải thích quy tắc này như sau: Vị từ "centana" (tính tích cực của ý thức không được cả hai phía thừa nhận, bởi vì trong những yếu tố mà Đức Phật dạy, có nhắc tới yếu tố này. Chủ từ "tôi" không được thừa nhận bởi đa số những người Phật tử, bởi là không tồn tại cái mà không được thiết lập trực tiếp bằng các phương thức nhận thức đúng đắn, tức hoặc bằng cách quan sát trực tiếp nội trạng và ngoại thể, hoặc bằng cách suy luận tư biện .
Điều đó có nghĩa: "Cái tôi" mà chủ nghĩa thực tại ngây thơ không nghi ngờ sự tồn tại của nó, là không thể nhận biết bằng kinh nghiệm. Bởi vậy không cần thiết đưa vào trong những yếu tố tiên nghiệm thuần túy cái thực tại đặc biệt, linh hồn hay "cái tôi" để lý giải một hiện tượng hư ảo như vậy. Cái được gọi là "cái tôi" kinh nghiệm hoàn toàn được lý giải bằng những yếu tố và những quy luật khác nhau trong những liên tưởng của chúng. Do đó những vấn đề bị trệch đi hoàn toàn không do chúng là siêu hình, mà vì không thể trả lời chúng về mặt lôgíc. Đức Phật đứng trên quan điểm đó.
Có cần ngạc nhiên hay không khi Đức Phật đã không giải thích cho những ai tò mò hỏi Ngài bằng quan điểm phê phán hay bằng quan hệ của mình đới với vấn đề về tồn tại? Người không chuyên tâm vào những học thuyết triết học sẽ không hiểu Ngài ngay được.
Những lời của Đức Phật về "sự không quan trọng" của những vấn đề này gợi nhớ tới những lời của Kant: "hoàn toàn không cần để mọi người nghiên cứu siêu hình học". Trong mọi trường hợp, những học trò và những người kế tục Đức Phật rất nhiều lần đã hỏi, đã viết về những vấn đề này và đã kiên định trích những lời của Thầy. Ta sẽ tự hỏi, vậy phải giải thích như thế nào điều mà các tác giả Âu châu cứ một mực phủ nhận tính siêu hình của Phật giáo nguyên thủy. Phần nào, hiện tượng đó có thể được lý giải theo hai khuynh hướng. Một mặt, các tác giả những nhà truyền giáo của đạo thiên chúa, một cách vô ý, đối khi cố ý đã nhấn mạnh tính phản siêu hình của Phật giáo để chứng minh tính vô căn cứ và không hoàn thiện theo nghĩa hệ thống tôn giáo của đạo Phật.
Mặt khác, hình như việc không có siêu hình học trong Phật giáo đã được chỉ ra như một ưu thế, vì Phật giáo được đặt ra như một hệ thống có khả năng thay thế tôn giáo nhưng không đối lập với thế giới quan khoa học hiện đại. Không nên quên rằng, khởi đầu của việc nghiên cứu Phật giáo trùng với thời kỳ triết học siêu hình suy thoái và các hệ thống thế giới quan duy vật thì hưng thịnh ở Âu châu. Cái gọi là sự trùng hợp của học thuyết Phật giáo với kết quả của khoa học hiện đại được nhấn mạnh đặc biệt trong các tác phẩm thần bí gần với Phật giáo. Sự khẳng định của những nhà Sanskrit học như Oldenberg, Rhys-Devids, Pisel, v.v ... có lẽ đã vô tình dựa trên khuynh hướng bảo vệ Phật giáo khỏi những phê phán về mặt siêu hình, tức là muốn đặt Phật giáo như là một hệ thống đáng được sự chú ý của những người phủ nhận triết học tư biện.
Nguyên nhân chính của việc hiểu không đúng triết học Phật giáo chính là do các văn bản mang tính hệ thống trong suốt một thời gian dài không được nghiên cứu. Một khi đã biết tới các tác phẩm kinh viện của Phật giáo cổ đại thì điều khẳng định Phật giáo cổ đại phủ nhận những vấn đề siêu hình là hoàn toàn không có cơ sở.
Nguồn: Phật giáo - Những vấn đề triết học - Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản- Hà Nội 1990
Nhà nghiên cứu Phật giáo, hay gọi là nhà Phật học, tuy rằng nghiên cứu rất nhiều kinh sách Phật giáo, am hiểu tường tận các kinh điển đó, vậy mà vị ấy vẫn tham sân si hệt như những người khác. Việc đạo Phật có dùng lý luận siêu hình, nhưng đó chỉ là phương tiện, tác giả bài viết đã không thấy được cái mục đích của Phật. Cái đích có đó, ta dùng phương tiện nào để đi đến đích là tuỳ ta, đôi khi ta cần dùng lý luận siêu hình, đôi khi ta dùng thiền định, đôi khi ta dùng cách nào khác v.v.. Vậy có nên dùng phương tiện để đánh giá mục đích?
Phật nhấn mạnh rằng, việc ham mê lý luận siêu hình là không có ích gì cho cuộc đời này. Còn việc dùng lý luận siêu hình làm một phương tiện thì có gì không đúng, thưa tác giả bài viết?
Vả chăng, tôi thấy cái tâm của tác giả vốn đã có sẵn thành kiến, muốn phê bình cái nọ cái kia, vậy làm sao anh có thể nhìn nhận được sự việc gì đúng bản chất của nó? Trước khi viết bài, anh đã có một mục đích là phê phán một cái gì đó rồi, vậy nên anh đào sâu vào mọi thứ có lợi cho sự phê phán của anh, tôi dám hỏi anh như thế có phải là cực đoan không? Khi anh đã bỏ qua những cái chính yếu, quan trọng để đi sâu vào cái tiểu tiết?
Tôi dám kết luận là đa số các nhà Phật học, chỉ có kiến thức về Phật giáo, kiến thức thì rất nhiều, rất thâm sâu nhưng lại có rất ít trí tuệ, kiến thức và trí tuệ là hai cái khác hẳn nhau. Học nhiều, nghiên cứu nhiều chỉ đem lại cho ta kiến thức, chính sự trải nghiệm mới đem lại cho ta trí tuệ. Các anh nhà Phật học chỉ nghiên cứu được những cái bề ngoài thì mãi mãi các kiến thức của các anh chỉ dùng cho việc tranh luận hơn thua, phải trái, phủ định cái này khẳng định cái kia. Các anh là những người đã đi sai đường rồi, vì cách các anh đang làm có đem lại hạnh phúc lâu dài, bền vững cho các anh không? Hay chỉ đem lại cho các anh thêm lòng kiêu mạn mỗi khi phê phán một cái gì đó?
Gửi bác Đạo Trường: 2500 năm sau Đức Phật là thời kỳ mạt pháp, tâm sự của bác tôi có sự đồng cảm. Thời kỳ càng đen tối thì ta lại càng phải tinh tấn vững vàng hơn, không có cách nào khác. Kính chúc bác có sức khoẻ tốt.
Càng phân tích lý luận sâu bao nhiêu càng hiểu sai đức Phật bấy nhiêu
Đạo Trường - Email: hoahongblackrose@yahoo.com (21/08/2009 12:08:48 PM)
Có một người mù bẩm sinh đến hỏi Đức Phật: xin thầy cho con biết màu sắc là gì. Đức Phật nói: hãy nghe những lời tôi dạy rồi tập luyện tích cực vào nhé. Bắt đầu nào...này là tánh không ....này là duyên khởi...
Người Mù than rằng: Ta hỏi về màu sắc mà sao Ngài lại bắt học và hành một mớ triết thuyết phức tạp mơ hồ như vậy? Ta theo ông thầy bên kia sông hữu ích hơn nhiều, dù rằng Ông ấy chỉ dạy cho ta kỹ thuật quờ quạng điêu luyện để mà đi...
Người mù đã bỏ Đức Phật, mà anh ta không ngờ rằng nếu anh ta học và hành theo lời Phật dạy thì anh ta sẽ luyện tạo cho mình được đôi mắt sáng như mắt người bình thường. Khi đó, Anh ta sẽ chứng được màu sắc là gì, và đi cũng không phải khua gậy quờ quạng nữa . Trước một người mù bẩm sinh, không ai có khả năng nói cho họ hiểu chính xác màu sắc, người mù chỉ hiểu khi anh ta có mắt và tự chứng được ánh sáng và màu sắc. Càng dùng lời giải thích càng rối.
Về vấn đề siêu hình cũng vậy. Đức Phật không thể dùng lời giải thích thế giới siêu hình cho những người đến học hỏi. Tất cả các ngôn ngữ của chúng ta có được đều thuộc về thế giới hữu hình và chỉ dùng để tả thế giới này. Ví dụ, không thể khẳng định "có" hay "không" đối với thế giới siêu hình được . Bởi vì ngay cả khái niệm "có" và khái niệm "không" chúng ta cũng thiết lập được qua kinh nghiệm thực chứng từ thế giới hữu hình, không thể áp dụng cho thế giới siêu hình.. Trước những kẻ đòi thách đấu tranh luận thì Đức Phật sẽ càng im lặng hơn nữa. Giống như người mù không biết gì về màu sắc mà đòi tranh biện bằng lời với người có mắt - xem ai hiểu màu sắc đúng hơn ai?!!!. Đức Phật đã im lặng, và đó chính là sự im lặng triết học. Sự Im lặng của Đức Phật là kết quả của một triết thuyết có sự tư duy cực kỳ logic.
Một người mù chỉ học thuộc, hiểu sâu những lời dạy của phật không thôi thì sẽ không bao giờ có mắt và sẽ không bao giờ biết được màu sắc là gì. Một nhà nghiên cứu về triết Phật cũng vậy. Nếu chỉ đọc và nghiền ngẫm với trí óc cực kỳ thông minh cũng không bao giờ hiểu được triết Phật. Họ không tự chứng được những điều Phật dạy. Học và phải tu luyện nữa.
Bài Viết " NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO - SIÊU HÌNH HỌC " rất lý thú và có giá trị đối với những người bước đầu tiếp cận triết Phật. Hay nó là một bài tranh luận thể hiện sự cảm nhận về triết Phật của các triết gia phương tây. Nó ngây ngô và gây buồn cười cho những người có thâm niên tu học Phật.
Một đồng nghiệp của tôi ở VN cũng đã chia sẻ cảm nhận của anh ấy với mọi người về " Bát Nhã Tâm Kinh". Anh ấy viết rất giỏi, có những ý tưởng, suy nghĩ, lập luận, hiểu biết rất hay và rất sâu sắc. Nhưng quyển sách mà anh đã viết đó, đã cho biết rằng anh ta hoàn toàn chưa hiểu cái cần hiểu trong " Bát Nhã Tâm Kinh".
Các bài tham luận về Triết Phật của Đạo Trường trên chungta.com cao lắm cũng chỉ đạt được mức độ gợi ý. Bài nào các quý vị càng thấy có lý, càng thú vị thì về mặt triết lý bài đó càng xa rời triết Phật- nhấn mạnh lần nữa: chỉ có giá trị gợi ý. Các quý vị chỉ thực sự hiểu triết Phật, khi tự quý vị học và hành triết Phật nghiêm túc.
Có người tu học Phật nhiều chục năm trời, nhờ đó không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được phần nào thế giới tâm linh, Thượng Đế. Rất muốn chia sẻ với mọi người nhưng không có cách nào để chia sẻ. Tạm dùng một câu có nghĩa xa lơ xa lắc để tả: " Yêu đời thiết tha".
Ngày xưa Người Mù chê triết thuyết Phật mơ hồ rắc rối, đáng nghi. Ngày nay nhiều người chê Đạo Trường sùng đạo, mê tín và có âm mưu truyền đạo vì Đạo Trường ngợi khen Triết Phật?
Rất muốn " nói" nhưng không có cách nào để "nói". Lòng bâng khuâng tự hỏi: " những lời tâm sự trên có gây được một chút gì gợi ý hữu ích không ta???".
(A.H.T.L st)
Việc làm quen với Phật giáo theo nguồn tài liệu gốc chủ yếu dựa trên các bản kinh, luật bằng tiếng Pali; nhưng bản Abhid- harma bằng tiếng Pali vẫn còn chưa được chú ý. Bản dịch đầu tiên một trong những luận văn cổ nhất xuất hiện vào năm 1900 là công trình của bà S.Rhys-Davids. Dưới sự chủ biên của bà, bản dịch tác phẩm truyền thống của Miến Điện thế kỷ X đã ra đời. Dịch giả Shwe Zan Aung, người được giáo dục theo tinh thần triết học và khoa học tự nhiên Âu châu hiện đại, đã cố gắng trình bày bằng thuật ngữ Âu châu các học thuyết trong giáo lý Miến Điện, nhưng nhiều vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Như vậy, văn học mang tính hệ thống của Phật giáo Sirilanca cổ đại vẫn còn chưa được nghiên cứu, mặc dù những tài liệu này có số lượng không phải là ít.
Văn bản của hệ thống được gọi là Phật giáo "Bắc phương" hay Phật giáo "Sanskrit" còn được biết đến ít hơn. Thường là những tác phẩm về Phật giáo ở vùng này đều bắt nguồn từ các công trình của tác giả người Bàlamôn tên là Madava. Madava là nhà văn của giai đoạn muộn sau này (thế kỷ XIV) và không thể xem ông ta là người có uy tín trong những vấn đề về Phật giáo. Quả thực, điều kiện nghiên cứu Phật giáo Bắc phương gặp không ít khó khăn vì tài liệu Sanskrit bị thất lạc nhiều và Phật giáo Sanskrit chỉ có thể được tái hiện bằng các nguồn tài liệu Trung quốc và Tây tạng.
Phật giáo ở Viễn đông được nghiên cứu ít hơn cả. Những lược khảo của Nhật Bản, kiểu như các công trình của giáo sư Nandzio và Phudzisima về triết học hầu như không đưa ra một khái niệm nào; còn những tác phẩm như lược khảo của Suzuki và bản dịch luận văn của Mã Minh (Asvagosa) của ông theo đuổi nhiệm vụ biện hộ và chứng minh cho tính hơn hẳn của Đại thừa. Mặt khác, những tác phẩm này muốn cung cấp những tài liệu theo hướng Phật giáo Ấn Độ, chứ hoàn toàn không theo hướng Phật giáo Trung-Nhật. Ở Âu châu, Phật giáo hệ thống Trung- Nhật, cho đến ngày nay, không được nghiên cứu đầy đủ.
Với tình hình như vậy về ngữ văn Phật giáo thì không thể không ngạc nhiên, nếu như đâu đó, nổi lên những vấn đề về lịch sử của Phật giáo phương Đông, hoặc tỏ ra băn khoăn về việc bằng cách nào mà Phật giáo ở phương Đông lại có thể bi thành một cái gì đó hoàn toàn đối lập với tư tưởng Phật giáo cổ đại. Có ý kiến cho rằng Phật giáo muộn là Phật giáo "xuyên tạc", "đồi bại", hay sùng bái ngẫu tượng và cho rằng, trong các tông phải thờ Bồ tát Quán Thế Âm hay Phật Adiđà, là chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo còn trong khi đó, Phật giáo "chân chính” nguyên thuỷ thì không có những yếu tố siêu hình tôn giáo. Việc nhấn mạnh những tương phản dễ dàng dẫn đến những kết luận như vậy. Vì những giai đoạn phát triển giao thời còn chưa rõ, nên sự chuyển biến từ Phật giáo Sirilanca cổ đại sang Phật giáo trung cổ Nhật Bản còn là những phỏng đoán.
Phật giáo Ấn Độ trong mười thế kỷ đầu công nói chung, hiện nay vần còn chưa rõ, còn những gì mà nó chinh phục được Á Đông lại thuộc giai đoạn này, chứ không phải giai đoạn trước và cũng không thuộc giai đoạn Sirilanca sau này. Phật giáo giai đoạn này đã phải ứng phố với những học thuyết Bàlamôn ở Ấn Độ, Khổng giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc, với Thần đạo ở Nhật Bản.
Hình thức Phật giáo đã và đang tồn tại ở phương Đông không bao giờ liên hệ với Phật giáo Sirilanca. Bởi vậy, để hiểu lịch sử tôn giáo ở phương Đông, Phật giáo Sirilanca không thể có tác động trực tiếp, hơn nữa, hai giai đoạn phật giáo này đã tách rời nhau trong suốt 2000 năm, cho nên sự so sánh ở đây, nói chung, là cực kỳ nguy hiểm. Cuối cùng bản thân vấn đề về sự khác nhau, về xuyên tạc của Phật giáo, v.v…cần phải nhường chỗ cho các vấn đề khác thiết thực hơn, như vấn đề về mối liên hệ liên kết Phật giáo của tất cả các khuynh hướng và tất cả các giai đoạn, về cái cho phép các nhà đại diện của tất cả các tông phái Ấn Độ và phương Đông tự gọi mình là những người Phật tử.
Khi xem xét một loạt các tác phẩm nguyên gốc có trong các bản dịch Trung Quốc, từ bản luận văn của Mahavibasa (thế kỷ VII), từ các bản luận và chú giải độc lập của người Trung Quốc, đến những tác giả thuộc các khuynh hướng và tông phái khác nhau của Nhật Bản trung cổ, - ở đâu, chúng ta cũng nhận thấy một vài điểm chung của những vấn đề và cách giải quyết làm cho tất cả những vấn đề mà thoạt nhìn là những hệ thống triết học và tôn giáo khác nhau xích lại gần nhau. Đối lập ý kiến cho rằng những tông phái khác nhau gần như trở thành nhà tôn giáo khác nhau, là ý kiến cho những điều đó chỉ là khuynh hướng khác như của cùng một hệ thống thế giới quan triết học tôn giáo khác biệt một cách căn bản với những hệ thống khác ở Ấn Độ và phương Đông.
Ở đây, có thể xuất hiện những vấn đề mà đến nay vẫn chưa được giải quyết. Nếu Phật giáo, về bản chất khác với Bàlamôn thì cái mới mà nó đưa vào trong triết học kinh viện Ấn Độ rồi từ triết học Ấn Độ đó sinh ra sẽ hiểu thế nào?
Bản thân sự việc Phật giáo thoát thai từ triết học Ấn Độ là không còn có gì để nghi ngờ. Nếu Phật giáo là tôn giáo thì giải thích như thế nào việc nó phủ nhận Thượng Đế và linh hồn, và không quan tâm đến những vấn đề siêu hình học, những vấn đề tồn tại chân thực, mà chỉ dừng lại trong phạm vi đạo đức học của thế kỷ này. Nếu Phật giáo của tất cả các khuynh hướng được cố kết lại bởi những tư tưởng chung cơ bản, thì thật là lạ lùng theo văn học Phật giáo vì sao những người Phật tử lại có người là nhà thực tại, nhà duy tâm, nhà duy vật, nhà hư vô, v.v... mà những quan điểm triết học của họ không thể kết hợp lại với nhau được. Vậy bản chất của Phật giáo là ở chỗ nào, nó là tôn giáo hay triết học mang tính chất đạo đức, hay là một cái gì khác? Tư tưởng trung tâm của Phật giáo là gì?
Cùng với những vấn đề trên là những vấn đề khác chi tiết hơn: Giải thích như thế nào về thuyết luân hồi - một luận thuyết ít gắn với những quan điểm còn lại của Phật giáo; Hiểu như thế nào ý nghĩa của công thức “thập nhị nhân duyên"; hiểu như thế nào về học thuyết giải thoát, tư tưởng Niết bàn nếu không có linh hồn?
Có thể tìm thấy những dự đoán trong các tài liệu về những vấn đề triết học Phật giáo, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có những câu trả lời trực tiếp dựa trên cơ sở văn bản luận giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên những vấn đề này là quan trọng không chỉ đối với người quan tâm đến triết học Ấn Độ, mà cả đối với tất cả những nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo.
Không thể trả lời tách bạch mỗi vấn đề nêu trên. Vì tất cả những vần đề này đều xuất phát từ một loạt những định kiến, nên mỗi câu trả lời riêng biệt, mỗi cố gắng loại bỏ sai lầm của vấn đề này hay vấn đề khác chỉ dẫn đến sự phức tạp còn lớn hơn.
Câu trả lời duy nhất là quy về trình bày hệ thống những vấn đề cơ bản mà các văn học triết học Phật giáo đã xoay quanh. Cần phải chỉ ra sự khác biệt trong những lí giải các vấn đề này khác ở các đại diện của những khuynh hướng khác nhau, những biến dạng của những vấn đề khi Phật giáo đi vào đông đảo quần chúng. Nếu có hiểu biết rõ ràng về Phật giáo, thì nhiều vấn đề và thắc mắc tự biến mất. Nếu kể đến bình diện trình bày hệ thống, thì việc duy trì sơ đồ của những tác giả Phật giáo là phong phú nhất; chứ không phải là hệ thống triết học Phật giáo được diễn giải trong các hệ thống Âu châu nào đó. Để trình bày cần phải dùng ngôn ngữ giản đơn hơn, tránh những thuật ngữ chuyên sâu,
Việc đưa vào trong hồ sơ Phật giáo tư tưởng triết học Âu châu là cực kỳ nguy hiểm, vì sẽ dễ dẫn đến quan niệm lệch lạc về Phật giáo. Mỗi thuật ngữ chuyên sâu đều có quan hệ nhất định với một loạt các thuật ngữ khác. Nhưng hai thuật ngữ, một Âu châu, một Phật giáo, thậm chí tuy chúng rất tương ứng với nhau, cũng có thể hoàn toàn khác nhau, vì vậy việc dịch các thuật ngữ Phật giáo cũng như các thuật ngữ triết học của những hệ thống ngoại lai là khó khăn biết nhường nào. Khó khăn không phải nằm trong những đặc điểm của ngôn ngữ mà trong sự phong phú của hàng loạt những liên tưởng gắn liền với khái niệm này trong mỗi trường hợp. Ví dụ, "Artha" hay "Visaya" tương ứng với thuật ngữ "khách thể" nhưng với tư tưởng "ob-jectum" chúng không có gì là chung. Khi dịch nguyên văn theo nghĩa từ nguyên học lại đề ra một nguy cơ mới: Thuật ngữ được dịch chỉ có thể diễn đạt được một nghĩa trong những nghĩa của thuật ngữ gốc; Vì vậy có thể có sự hiểu lầm hoặc không đúng văn bản. Việc dùng các thuật ngữ "luật" thay cho "dharma" "dạng và hình" thay cho "Namarupa", v.v... là những ví dụ điển hình. Trong khi đó lại rất ít gặp trong tài liệu Trung quốc cũng như trong tài liệu Tây tạng được dịch từ Sanskrit những điều vô lý như vậy.
Vấn đề về phương pháp dịch các thuật ngữ Phật giáo vẫn còn xa mới giải quyết được. Bởi vậy phải có sự xem xét kỹ càng những phương pháp dịch thuật ngữ. Điều trở ngại vừa nêu trên rất có ý nghĩa vì nó luôn nhắc ta: tính chung của hầu như tất cả những tư tưởng là hiển nhiên, nhưng mỗi tư tưởng được phản ánh theo một cách. Giải quyết các vấn đề của các Phật tử, cũng như của hệ thống Âu châu gần như nhau, nhưng phương pháp lại khác nhau. Giá trị triết học của Phật giáo cũng như của triết học Ấn Độ nói chung chỉnh là ở chỗ, những vấn đề mà chúng ta
Đã biết được phân tích theo một cách khác. Bởi vậy duy trì việc trình bày theo sơ đồ Phật giáo nguyên bản, chứ không phải trình bày tư tưởng Ấn Độ theo hệ thống Âu châu là cực kỳ quan trọng. Tuy các hệ thống Ấn độ và Âu châu có những tương đồng, nhưng khó có thể quy các hệ thống Phật giáo vào một hệ thống nào của Âu châu.
Các sơ đồ của Thế Thân (Vasubandhu) được trình bày trong Abhidharmakosa và Vjinanamatrasastra là những sơ đồ nổi tiếng nhất trong tất cả sơ đồ giáo lý. Cả hai sơ đồ này đặc biệt là sơ đồ thứ nhất, cho đến nay, vẫn là sơ đồ kinh điển. Trong những sơ đồ này cũng như trong tất cả những sơ đồ khác của Thế Thân, những học thuyết siêu hình - đối tượng chính của những cuộc tranh luận tư biện - chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng.
Vấn đề về mốiquan hệ của Phật giáo đối với siêu hình học, tức đối với vấn đề tồn tại chân thực hay tuyệt đối là một trong những vấn đề rất quan trọng.
Trong các tài liệu Âu châu rất phổ biến ý kiến cho rằng Phật giáo cổ đại, đặc biệt là người sáng lập, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã không quan tâm và nghiên cứu những vấn đề bản thể luận. Tất cả những sơ thảo của Âu châu về phật giáo đều nhấn mạnh điều này. Dẫn chứng của họ là việc Đức Phật từ chối trả lời 14 câu hỏi liên quan tới bản thể luận.
Những học thuyết khác rõ ràng mang tính siêu hình có trong những lời thuyết pháp của Đức Phật, chẳng hạn như thuyết luân hồi, thuyết "thập nhị nhân duyên" thì bị khước từ như một cái gì đó "không phù hợp với học thuyết cơ bản" của Phật giáo. Bằng cách nhấn mạnh và đề cao tầm quan trọng phần đạo đức của phật giáo đã thực sự gây ra một ấn tượng là thoạt đầu, trong phật giáo, không có siêu hình.
Tuy nhiên, ở đây, còn một vấn đề khó hiểu là: Bằng cách nào phật giáo có thể thoát ra khỏi nền triết học Ấn Độ trước đó mà lại không có quan hệ gì đối với những vấn đề siêu hình, một trong những vấn đề hàng đầu của Bà la môn giáo.
Linh hồn, "cái tôi", "atman" có tồn tại không? Câu trả lời của phật giáo là: không có linh hồn, theo nghĩa của người thường và của các nhà triết học Sankhya hay vaisesika. Điều quan trọng cần nhận thấy là, các phật tử khi luận chiến, không nhắc đến triết học Vedanta. Câu trả lời như vậy chỉ có thể có với một quan điểm có căn cứ rõ ràng về một vấn đề liên quan hiển nhiên đến lĩnh vực siêu hình.
Cuối cùng, tất cả đạo đức học phật giáo được xây dựng trên tư tưởng "giải thoát", tức đạt đến niết bàn và thuyết luân hồi, trừng phạt. Ở đây, có nói đến cuộc sống đã được trù định trước khi sinh, cũng như sau khi chết. Đó lại là những câu trả lời cho những vấn đề siêu hình. Tất cả những thuyết này không chỉ thấy trong phật giáo đại chúng, mà cả trong các bản luận và trong chính những lời dạy của Đức Phật. Bởi vậy, đề cập đến chúng, như một cái gì đó "không phù hợp" với học thuyết căn bản của Đức Phật là không có cơ sở. Thậm chí cả trong trường hợp, có cho là bản thân Đức phật không nghiên cứu siêu hình học thi vẫn còn lại một sự kiện là: Học thuyết siêu hình học của Đại thừa bắt đầu từ Mã Minh (Asvghosa) và Long Thọ (Nagarjuna) liên quan đến thời cổ đại, rồi toàn bộ phật giáo sau này của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản đã đưa chính những vấn đề tồn tại tuyệt đối lên bình diện đầu tiên. Như vậy, phật giáo, trên toàn bộ chiều dài lịch sử của mình, đã xâm nhập bằng siêu hình học, như mọi tôn giáo khác.
Phật giáo dân gian, đặc biệt ở phương Đông, ngay từ đầu, đã là tôn giáo của cầu nguyện và niềm tin hoặc vào tha lực cứu vớt của các Đức Phật và các Bồ Tát, hoặc vào Đức Phật Adiđà, vào Quán Thế âm Bổ Tát (Avalokitesvsra), V.V. .. hay vào sự hồi sinh trên thiên đàng, trong "tịnh thổ". Ở Nhật Bản cổ đại, người ta coi các nhà sư, các nhà phật tử uyên bác như các saman (phù thủy). Trong các sử truyện và biên niên sử của Nhật bản cổ đại, nói nhiều đến việc ở trong cung đình người ta đọc các bài giảng về triết học của Long Thọ với mục đích cầu mưa khi trời đại hạn. Những yếu tố saman giáo (phù thủy) vẫn còn trong phật giáo Nhật Bản cho đến ngày nay. Trong quan hệ này, phật giáo không khác chút nào với những hệ thống tôn giáo khác trong việc thỏa hiệp và tiếp nhận những yếu tố trong mê tín dị đoan dân gian. Những cái gọi là bằng chứng về việc Đức Phật không nghiên cứu những vấn đề siêu hình, vị tất có thể xem là đúng trong thực tế.
Từ chối trả lời 14 câu hỏi hoàn toàn không chứng minh được sự thờ ơ lãnh đạm của Đức Phật đối với vấn đề về tồn tại thực tại mà ngược lại đã nhấn mạnh rằng Đức Phật đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này, đã xem xét nó. Những vấn đề nêu trên được, đề cập tỉ mỉ trong tập 19 của Abhi- dharmakosa (Kiến giải của Huyền Trang) phân loại những câu trả lời trong những cuộc tranh luận có tính chất biện chứng. Đầu tiên Thế Thân đưa ra những ví dụ mà hiện nay còn được tranh luận trong các giáo trình phật giáo về phép biện chứng. Những câu trả lời đó có 4 loại: khẳng định; trả lời có điều kiện; đặt câu hỏi sơ bộ trước khi trả lời nhằm mục đích làm rõ hơn về cái mà câu hỏi đặt ra; và từ chối, trả lời hay im lặng. Ở đây từ chối không trả lời được xem là trả lời.
1. Toàn thể chúng sinh có chết hay không? - Trả lời khẳng định: có, chết.
2 . Tất cả những người chết liệu có được hồi sinh hay không? - Trả lời có điều kiện: Có và không: những người chưa hết dục vọng sẽ sinh, - những người còn lại sẽ không sinh.
3. Con người mạnh hay yếu? - Câu hỏi sơ bộ : Trong quan hệ với cái gì? So với chứng sinh bậc thấp nó mạnh, so với thần thánh, nó yếu.
4. Skanda (nhóm các yếu tố tạo nên cá nhân) và chúng sinh, tức là "cái tôi" có là một hay không? - Trả lời trệch đi: Cái được gọi là "chúng sinh" trong thực tế hoàn toàn không có, bởi vậy về nó không nên nói là nó đồng nhất với một cái gì đó. Câu "sự đồng nhất hay không đồng nhất của chúng sinh" với một cái gì đó là rất mơ hồ, hệt như câu: "con trai của một người đàn bà không sinh nở" hay "màu trắng của bông hoa đen".
Sau đấy Thế Thân lại giải thích tỉ mỉ các biến dạng của những câu trả lời đó bằng những thí dụ khó hơn được lấy ra từ triết học, và từ kinh A-hàm (Agamasatra), ở đấy, chính Đức Phật giải thích bốn biến dạng của những câu trả lời. Những câu hỏi, như Đức Phật nói, là không thể trả lời được gồm:
1- 4) Thế giới là thường tồn hay không thường tồn ? Hay vừa thường tồn vừa không thường tồn ? Hay vừa không phải là thường tồn vừa không phải là không thường tồn?
5-8) Thế giới có phải là hữu hạn (trong thời gian) hay không ? Hay vừa hữu hạn vừa không hữu hạn? Hay vừa không hữu hạn vừa không không hữu hạn?
9-12) Đức phật sau khi chết có tồn tại hay không? Hay vừa tồn tại vừa không tồn tại? Hay vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?
13-14) Cuộc sống và thân thể (cá nhân) có phải là một không? Hay không phải?
Nhà chú giải Phuguan cho rằng, không nên trả lời những vấn đề này, bởi vì "thế giới", "Đức Phật" và "cuộc sống" như người hỏi hiểu, không là gì khác hơn là cái tôi được biểu thị một cách gián tiếp, tức là, người hỏi hiểu "thế giới" là thế giới bên ngoài, như một cái gì đó độc lập với "cái tôi" kinh nghiệm, mà anh ta không nghi ngờ gì về tính thực tại độc lập tuyệt đối của nó. Người hỏi ngụ ý hiểu Phật là "cái tôi" của người thầy Thích Ca Mâu Ni, tức là linh hồn của Ngài, như một cái gì đó tách khỏi thế giới được Ngài xúc cảm. Cũng như vậy, người hỏi hiểu "cuộc sống" như một cái gì đó tách rời, có thể đổng nhất với cá nhân kinh nghiệm.
Đức Phật đã luôn dạy rằng không có "cái tôi" độc lập như vậy không có thế giới tách rời "cái tôi", không có "những vật thể" độc lập không có "cuộc sống" tách rời, - tất cả những cái đó là - những tương tác bền chặt và chỉ bị tách khỏi nhau trong tưởng tượng. Người hỏi yêu cầu Đức Phật mô tả thuộc tính cái mà Ngài phủ định sự tồn tại của nó, tức yêu cầu Ngài có một nhận xét khẳng định về cái đó. Đức Phật im lặng. Nói theo ngôn ngữ lôgíc Phật giáo của Digunga, lập luận "thế giới hữu hạn" không được Đức Phật đặt ra với tư cách là "luận đề", bởi vì Đức Phật "không thừa nhận" luận đề 'thế giới". Trong trích yếu lôgíc của Dignarama học trò của ông là Sankarasvamin soạn, có khái niệm "luận đề" như sau: Luận đề là cái mang chất lượng (S) được thừa nhận, và chất lượng được thừa nhận (P), trong trường hợp khi chúng quy định lẫn nhau, tức được đặt trong mối liên hệ lẫn nhau trong cùng một lập luận. Luận đề là "sai lầm" tức vô ích đối với lập luận khi một phần nào đó của một trong những mặt được tranh luận không được thừa nhận. Trong trường hợp nay, chúng ta mắc sai lầm do không thừa nhận luận đề chủ, ví dụ như việc người theo học thuyết Sankhya mà lại nói với người Phật tử rằng, "cái tôi" - đó là tính tích cực của ý thức. Kuidzi trong "Đại chú giải" đã giải thích quy tắc này như sau: Vị từ "centana" (tính tích cực của ý thức không được cả hai phía thừa nhận, bởi vì trong những yếu tố mà Đức Phật dạy, có nhắc tới yếu tố này. Chủ từ "tôi" không được thừa nhận bởi đa số những người Phật tử, bởi là không tồn tại cái mà không được thiết lập trực tiếp bằng các phương thức nhận thức đúng đắn, tức hoặc bằng cách quan sát trực tiếp nội trạng và ngoại thể, hoặc bằng cách suy luận tư biện .
Điều đó có nghĩa: "Cái tôi" mà chủ nghĩa thực tại ngây thơ không nghi ngờ sự tồn tại của nó, là không thể nhận biết bằng kinh nghiệm. Bởi vậy không cần thiết đưa vào trong những yếu tố tiên nghiệm thuần túy cái thực tại đặc biệt, linh hồn hay "cái tôi" để lý giải một hiện tượng hư ảo như vậy. Cái được gọi là "cái tôi" kinh nghiệm hoàn toàn được lý giải bằng những yếu tố và những quy luật khác nhau trong những liên tưởng của chúng. Do đó những vấn đề bị trệch đi hoàn toàn không do chúng là siêu hình, mà vì không thể trả lời chúng về mặt lôgíc. Đức Phật đứng trên quan điểm đó.
Có cần ngạc nhiên hay không khi Đức Phật đã không giải thích cho những ai tò mò hỏi Ngài bằng quan điểm phê phán hay bằng quan hệ của mình đới với vấn đề về tồn tại? Người không chuyên tâm vào những học thuyết triết học sẽ không hiểu Ngài ngay được.
Những lời của Đức Phật về "sự không quan trọng" của những vấn đề này gợi nhớ tới những lời của Kant: "hoàn toàn không cần để mọi người nghiên cứu siêu hình học". Trong mọi trường hợp, những học trò và những người kế tục Đức Phật rất nhiều lần đã hỏi, đã viết về những vấn đề này và đã kiên định trích những lời của Thầy. Ta sẽ tự hỏi, vậy phải giải thích như thế nào điều mà các tác giả Âu châu cứ một mực phủ nhận tính siêu hình của Phật giáo nguyên thủy. Phần nào, hiện tượng đó có thể được lý giải theo hai khuynh hướng. Một mặt, các tác giả những nhà truyền giáo của đạo thiên chúa, một cách vô ý, đối khi cố ý đã nhấn mạnh tính phản siêu hình của Phật giáo để chứng minh tính vô căn cứ và không hoàn thiện theo nghĩa hệ thống tôn giáo của đạo Phật.
Mặt khác, hình như việc không có siêu hình học trong Phật giáo đã được chỉ ra như một ưu thế, vì Phật giáo được đặt ra như một hệ thống có khả năng thay thế tôn giáo nhưng không đối lập với thế giới quan khoa học hiện đại. Không nên quên rằng, khởi đầu của việc nghiên cứu Phật giáo trùng với thời kỳ triết học siêu hình suy thoái và các hệ thống thế giới quan duy vật thì hưng thịnh ở Âu châu. Cái gọi là sự trùng hợp của học thuyết Phật giáo với kết quả của khoa học hiện đại được nhấn mạnh đặc biệt trong các tác phẩm thần bí gần với Phật giáo. Sự khẳng định của những nhà Sanskrit học như Oldenberg, Rhys-Devids, Pisel, v.v ... có lẽ đã vô tình dựa trên khuynh hướng bảo vệ Phật giáo khỏi những phê phán về mặt siêu hình, tức là muốn đặt Phật giáo như là một hệ thống đáng được sự chú ý của những người phủ nhận triết học tư biện.
Nguyên nhân chính của việc hiểu không đúng triết học Phật giáo chính là do các văn bản mang tính hệ thống trong suốt một thời gian dài không được nghiên cứu. Một khi đã biết tới các tác phẩm kinh viện của Phật giáo cổ đại thì điều khẳng định Phật giáo cổ đại phủ nhận những vấn đề siêu hình là hoàn toàn không có cơ sở.
Nguồn: Phật giáo - Những vấn đề triết học - Trung tâm tư liệu Phật học xuất bản- Hà Nội 1990
Nhà nghiên cứu Phật giáo, hay gọi là nhà Phật học, tuy rằng nghiên cứu rất nhiều kinh sách Phật giáo, am hiểu tường tận các kinh điển đó, vậy mà vị ấy vẫn tham sân si hệt như những người khác. Việc đạo Phật có dùng lý luận siêu hình, nhưng đó chỉ là phương tiện, tác giả bài viết đã không thấy được cái mục đích của Phật. Cái đích có đó, ta dùng phương tiện nào để đi đến đích là tuỳ ta, đôi khi ta cần dùng lý luận siêu hình, đôi khi ta dùng thiền định, đôi khi ta dùng cách nào khác v.v.. Vậy có nên dùng phương tiện để đánh giá mục đích?
Phật nhấn mạnh rằng, việc ham mê lý luận siêu hình là không có ích gì cho cuộc đời này. Còn việc dùng lý luận siêu hình làm một phương tiện thì có gì không đúng, thưa tác giả bài viết?
Vả chăng, tôi thấy cái tâm của tác giả vốn đã có sẵn thành kiến, muốn phê bình cái nọ cái kia, vậy làm sao anh có thể nhìn nhận được sự việc gì đúng bản chất của nó? Trước khi viết bài, anh đã có một mục đích là phê phán một cái gì đó rồi, vậy nên anh đào sâu vào mọi thứ có lợi cho sự phê phán của anh, tôi dám hỏi anh như thế có phải là cực đoan không? Khi anh đã bỏ qua những cái chính yếu, quan trọng để đi sâu vào cái tiểu tiết?
Tôi dám kết luận là đa số các nhà Phật học, chỉ có kiến thức về Phật giáo, kiến thức thì rất nhiều, rất thâm sâu nhưng lại có rất ít trí tuệ, kiến thức và trí tuệ là hai cái khác hẳn nhau. Học nhiều, nghiên cứu nhiều chỉ đem lại cho ta kiến thức, chính sự trải nghiệm mới đem lại cho ta trí tuệ. Các anh nhà Phật học chỉ nghiên cứu được những cái bề ngoài thì mãi mãi các kiến thức của các anh chỉ dùng cho việc tranh luận hơn thua, phải trái, phủ định cái này khẳng định cái kia. Các anh là những người đã đi sai đường rồi, vì cách các anh đang làm có đem lại hạnh phúc lâu dài, bền vững cho các anh không? Hay chỉ đem lại cho các anh thêm lòng kiêu mạn mỗi khi phê phán một cái gì đó?
Gửi bác Đạo Trường: 2500 năm sau Đức Phật là thời kỳ mạt pháp, tâm sự của bác tôi có sự đồng cảm. Thời kỳ càng đen tối thì ta lại càng phải tinh tấn vững vàng hơn, không có cách nào khác. Kính chúc bác có sức khoẻ tốt.
Càng phân tích lý luận sâu bao nhiêu càng hiểu sai đức Phật bấy nhiêu
Đạo Trường - Email: hoahongblackrose@yahoo.com (21/08/2009 12:08:48 PM)
Có một người mù bẩm sinh đến hỏi Đức Phật: xin thầy cho con biết màu sắc là gì. Đức Phật nói: hãy nghe những lời tôi dạy rồi tập luyện tích cực vào nhé. Bắt đầu nào...này là tánh không ....này là duyên khởi...
Người Mù than rằng: Ta hỏi về màu sắc mà sao Ngài lại bắt học và hành một mớ triết thuyết phức tạp mơ hồ như vậy? Ta theo ông thầy bên kia sông hữu ích hơn nhiều, dù rằng Ông ấy chỉ dạy cho ta kỹ thuật quờ quạng điêu luyện để mà đi...
Người mù đã bỏ Đức Phật, mà anh ta không ngờ rằng nếu anh ta học và hành theo lời Phật dạy thì anh ta sẽ luyện tạo cho mình được đôi mắt sáng như mắt người bình thường. Khi đó, Anh ta sẽ chứng được màu sắc là gì, và đi cũng không phải khua gậy quờ quạng nữa . Trước một người mù bẩm sinh, không ai có khả năng nói cho họ hiểu chính xác màu sắc, người mù chỉ hiểu khi anh ta có mắt và tự chứng được ánh sáng và màu sắc. Càng dùng lời giải thích càng rối.
Về vấn đề siêu hình cũng vậy. Đức Phật không thể dùng lời giải thích thế giới siêu hình cho những người đến học hỏi. Tất cả các ngôn ngữ của chúng ta có được đều thuộc về thế giới hữu hình và chỉ dùng để tả thế giới này. Ví dụ, không thể khẳng định "có" hay "không" đối với thế giới siêu hình được . Bởi vì ngay cả khái niệm "có" và khái niệm "không" chúng ta cũng thiết lập được qua kinh nghiệm thực chứng từ thế giới hữu hình, không thể áp dụng cho thế giới siêu hình.. Trước những kẻ đòi thách đấu tranh luận thì Đức Phật sẽ càng im lặng hơn nữa. Giống như người mù không biết gì về màu sắc mà đòi tranh biện bằng lời với người có mắt - xem ai hiểu màu sắc đúng hơn ai?!!!. Đức Phật đã im lặng, và đó chính là sự im lặng triết học. Sự Im lặng của Đức Phật là kết quả của một triết thuyết có sự tư duy cực kỳ logic.
Một người mù chỉ học thuộc, hiểu sâu những lời dạy của phật không thôi thì sẽ không bao giờ có mắt và sẽ không bao giờ biết được màu sắc là gì. Một nhà nghiên cứu về triết Phật cũng vậy. Nếu chỉ đọc và nghiền ngẫm với trí óc cực kỳ thông minh cũng không bao giờ hiểu được triết Phật. Họ không tự chứng được những điều Phật dạy. Học và phải tu luyện nữa.
Bài Viết " NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO - SIÊU HÌNH HỌC " rất lý thú và có giá trị đối với những người bước đầu tiếp cận triết Phật. Hay nó là một bài tranh luận thể hiện sự cảm nhận về triết Phật của các triết gia phương tây. Nó ngây ngô và gây buồn cười cho những người có thâm niên tu học Phật.
Một đồng nghiệp của tôi ở VN cũng đã chia sẻ cảm nhận của anh ấy với mọi người về " Bát Nhã Tâm Kinh". Anh ấy viết rất giỏi, có những ý tưởng, suy nghĩ, lập luận, hiểu biết rất hay và rất sâu sắc. Nhưng quyển sách mà anh đã viết đó, đã cho biết rằng anh ta hoàn toàn chưa hiểu cái cần hiểu trong " Bát Nhã Tâm Kinh".
Các bài tham luận về Triết Phật của Đạo Trường trên chungta.com cao lắm cũng chỉ đạt được mức độ gợi ý. Bài nào các quý vị càng thấy có lý, càng thú vị thì về mặt triết lý bài đó càng xa rời triết Phật- nhấn mạnh lần nữa: chỉ có giá trị gợi ý. Các quý vị chỉ thực sự hiểu triết Phật, khi tự quý vị học và hành triết Phật nghiêm túc.
Có người tu học Phật nhiều chục năm trời, nhờ đó không chỉ hiểu mà còn cảm nhận được phần nào thế giới tâm linh, Thượng Đế. Rất muốn chia sẻ với mọi người nhưng không có cách nào để chia sẻ. Tạm dùng một câu có nghĩa xa lơ xa lắc để tả: " Yêu đời thiết tha".
Ngày xưa Người Mù chê triết thuyết Phật mơ hồ rắc rối, đáng nghi. Ngày nay nhiều người chê Đạo Trường sùng đạo, mê tín và có âm mưu truyền đạo vì Đạo Trường ngợi khen Triết Phật?
Rất muốn " nói" nhưng không có cách nào để "nói". Lòng bâng khuâng tự hỏi: " những lời tâm sự trên có gây được một chút gì gợi ý hữu ích không ta???".
(A.H.T.L st)
TL: Ý nghĩa Hoa Sen trong Đạo Phật !
Hoa sen, trong nhà Phật giải thích rất rộng và rất quý trọng hoa sen. Có thể nói hoa sen là một đặc trưng mà phần lớn rãi rác trong các kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Ngoài ra, hoa sen còn được biểu trưng qua những lãnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhứt là đối với các nước Phật giáo Á Châu. Đối với các nước Phật giáo Á Châu, tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam… hoa sen được trưng bày trong chùa hoặc qua các phù hiệu cờ đoàn hay các phù hiệu khác của một vài đoàn thể trong Phật giáo. Như đoàn thể Gia Đình Phật Tử chẳng hạn. Và trong các Tông phái Phật giáo có một Tông lấy hoa sen mà đặt tên cho một Tông phái, đó là Tịnh Độ Tông, còn gọi là Liên Tông. Như vậy, cho chúng ta thấy một cách khái quát rằng, hình ảnh hoa sen trong Phật giáo cái thâm nghĩa của nó quan trọng đến ngần nào. Vì thế, ở đây, chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu mang tính ẩn nghĩa trong giáo lý Phật giáo mà thôi.
Đại loại hoa sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây: 1. Không nhiễm. 2. Trừng thanh. 3. Kiên nhẫn. 4. Viên dung 5. Thanh lương. 6. Hành trực. 7. Ngẩu không. 8. Bồng thực.
1.Đặc tính không nhiễm: Hoa sen dù mọc lên từ bùn nhơ, nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn. Ca Dao Việt Nam có bài nói về đặc tính không cấu nhiễm nầy:
[blockquote]Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.[/blockquote] Dù nằm trong bùn trải qua nhiều ngày tháng, nhưng hoa sen vẫn chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước để nở ra và rồi khoe hương khoe sắc, ngát tỏa hương thơm cùng khắp đất trời. Ta thấy giữa bùn và hoa không dính dáng gì nhau. Bùn là tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh. Điều nầy, để nói lên cái ý nghĩa thâm trầm là chư Phật Bồ tát ra đời, các Ngài vẫn sinh hoạt trong dòng đời, nhưng các Ngài không bao giờ bị cấu nhiễm. Cư trần bất nhiễm trần là thế. Ngược lại, chúng ta thì có khác. Chúng ta đụng đâu nhiễm đó. Mặc dù trong mỗi người chúng ta đều sẵn có hoa sen bất cấu nhiễm nầy. Hoa sen là để tiêu biểu ẩn dụ cho mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có Phật tánh. Mà Phật tánh vốn không cấu nhiễm, vì bản chất của nó thanh tịnh sáng suốt. Nhưng vì chúng ta theo dòng vô minh vọng nghiệp mà tạo ra nhiều tội lỗi để rồi bị dính mắc trong trần lao ô nhiễm. Đó là đặc tính thứ nhứt.
2.
Trừng thanh: Trừng thanh là lóng trong. Điểm đặc biệt là chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục. Do đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì khỏi cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bởi vì bản chất của nó mang sẵn tính trừng thanh. Điều nầy để nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng, nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời, thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh có sự an ổn mát dịu. Ngược lại, nơi nào có những phần tử xấu ác bất lương, thì nơi đó chắc chắn là sẽ xảy ra lắm điều phiền phức họa hại bất an.
Đặc tính trừng thanh nầy, các loài hoa khác không có. Đặc tánh nầy, nếu chúng ta khéo biết áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày, thì cũng rất là lợi ích. Vì sao? Vì có thường xuyên lóng lặng cấu uế phiền não thì nước hồ tâm của chúng ta mới trong sạch thanh lương được. Mà phiền não không có, tất nhiên là chúng ta sẽ có an lạc hạnh phúc ngay.
3.Kiên Nhẫn: Như chúng ta đã biết, hoa sen là loại túc căn thảo, tức một loại có nẩy mầm từ rễ củ của năm trước. Hoa sen mang đặc tính kiên nhẫn rất là kỳ thú. Rễ củ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tánh kiên nhẫn. Đức tánh nầy, rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Người nào có đức tánh kiên nhẫn nầy, thì người đó khi ra làm việc gì chắc chắn sẽ dễ đạt được thành công. Bằng ngược lại, thì khó mong đạt được.
Có nhiều khi, vì một việc rất nhỏ nhặt nào đó xảy ra mà chúng ta cũng không đủ sức kiên nhẫn để vượt qua, thì đừng nói chi đến việc trọng đại. Việc đời cũng như việc đạo muốn có kết quả tốt đẹp, tất nhiên, chúng ta phải có đức tánh kiên nhẫn nầy. Nếu không, thì khó mà thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Cho nên, đức tánh kiên nhẫn là một đức tánh tối thiết yếu trong đời sống hướng thượng thăng hoa, khác nào hoa sen đã kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp vậy.
4.Tánh Viên Dung: Đức tánh nầy, đặc biệt chỉ có hoa sen mới có. Vì hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tánh viên giác của mỗi chúng sanh sẵn có. Tánh viên giác vượt ngoài phạm trù nhân duyên đối đãi. Hoa sen từ lúc nở cho đến lúc tàn, không bị loài ong bướm làm hư hoại, khác với các loài hoa khác bị ong bướm tìm đến bu đậu và hút lấy nhụy. Điều nầy, nói lên tánh viên giác tròn sáng vô ngại, không bị cảnh nào có thể làm tiêu hoại ô nhiễm nó được.
5.
Thanh Lương: Thông thường các loài hoa thi nhau đua nở vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là mùa mát mẻ. Ngược lại, chúng không thể nở hoa vào mùa Thu hay mùa Ðông. Vì mùa Thu là mùa hay có mưa phùn còn mùa Ðông thì giá lạnh. Do đó, không thích hợp cho các loài hoa khai hoa nở nhụy. Khác hơn các loài hoa khác, hoa sen lại nở vào mùa Hạ, đây là mùa nóng bức. Điều nầy, để nói lên ý nghĩa chư Phật Bồ tát ra đời trong cõi đời ngũ trược, chúng sanh dẩy đầy phiền não, bức bách khó chịu, các Ngài mang lại nước cam lồ từ bi để tưới tẩm làm mát dịu cho mọi người.
Giữa mùa hè oi ả nóng bức, nhưng hoa sen vẫn bất chấp sự nóng bức đó mà vẫn vươn mình mọc lên, để nói lên rằng, dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si…nhưng chúng ta vẫn cố gắng bền tâm nhẫn nại chịu đựng để khắc phục vượt qua. Đồng thời dùng nước chánh pháp để tưới tẩm làm mát dịu tâm hồn.
6.
Hành trực: Hành trực là chỉ cho thân ngay thẳng. Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều nầy, để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”. Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: “Trực tâm tức thị đạo tràng”. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh thuận nghịch nào hay ở bất cứ nơi đâu mà tâm ta ngay thẳng, tức không khởi nghĩ hai bên: có, không, phải trái v.v…dù là ở nơi giữa chợ búa, thì ta cũng biến nơi đó thành đạo tràng. Đạo tràng là nơi thanh tịnh. Như vậy, đức tánh ngay thẳng là đức tánh mà người Phật tử cần phải áp dụng hành trì trong đời sống thực tế. Có thế, thì chúng ta mới có sự lợi lạc, như hoa sen mọc từ bùn thẳng lên và rồi khoe hương khoe sắc vậy.
7.
Ngẩu không: Hoa sen tuy thân ngay thẳng, nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt nầy để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tánh hỷ xả. Hai đức tánh nầy Bồ tát luôn thực hiện. Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Bồ tát Di Lặc.
Đức Di Lặc ngồi trơ bụng đá
Bao bụi trần bám đã rồi rơi
Mặc cho thế cuộc đầy vơi
Dửng dưng như một nụ cười an nhiên.
Đối với Bồ tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
8.Bồng thực: Các loài hoa khác, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hột. Ngược lại, hoa sen thì không như thế. Hoa sen nở ra thì đã có gương có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều nầy, nói lên một triết lý sống; nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.
Thế nên, muốn cho đời sống được an ổn tươi mát thơm tho như hoa sen, thì chúng ta nên nhớ đến lý nhân quả mà hành xử tu nhân tích đức, làm lợi ích cho mình và người, thì chắc chắn chúng ta sẽ có hạnh phúc an lạc ngay trong đời sống hiện thực, không cần phải tốn công hao sức tìm nơi đâu xa xôi. Niết bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.
Trên đây, chỉ nêu ra trình bày một cách khái yếu về những đặc tánh của hoa sen mà thôi. Thật ra, ý nghĩa của hoa sen rất thâm thúy, không thể nào giải thích hết được. Tuy nhiên, qua 8 đặc tánh tiêu biểu trên, thiết nghĩ, cũng tạm đủ để chúng ta hiểu được phần nào về triết lý và hình ảnh hoa sen biểu trưng trong Phật giáo.
Ngoài ra, hoa sen còn được biểu trưng qua những lãnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhứt là đối với các nước Phật giáo Á Châu. Đối với các nước Phật giáo Á Châu, tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam… hoa sen được trưng bày trong chùa hoặc qua các phù hiệu cờ đoàn hay các phù hiệu khác của một vài đoàn thể trong Phật giáo. Như đoàn thể Gia Đình Phật Tử chẳng hạn. Và trong các Tông phái Phật giáo có một Tông lấy hoa sen mà đặt tên cho một Tông phái, đó là Tịnh Độ Tông, còn gọi là Liên Tông. Như vậy, cho chúng ta thấy một cách khái quát rằng, hình ảnh hoa sen trong Phật giáo cái thâm nghĩa của nó quan trọng đến ngần nào. Vì thế, ở đây, chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu mang tính ẩn nghĩa trong giáo lý Phật giáo mà thôi.
Đại loại hoa sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây: 1. Không nhiễm. 2. Trừng thanh. 3. Kiên nhẫn. 4. Viên dung 5. Thanh lương. 6. Hành trực. 7. Ngẩu không. 8. Bồng thực.
1.Đặc tính không nhiễm: Hoa sen dù mọc lên từ bùn nhơ, nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn. Ca Dao Việt Nam có bài nói về đặc tính không cấu nhiễm nầy:
[blockquote]Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.[/blockquote] Dù nằm trong bùn trải qua nhiều ngày tháng, nhưng hoa sen vẫn chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước để nở ra và rồi khoe hương khoe sắc, ngát tỏa hương thơm cùng khắp đất trời. Ta thấy giữa bùn và hoa không dính dáng gì nhau. Bùn là tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh. Điều nầy, để nói lên cái ý nghĩa thâm trầm là chư Phật Bồ tát ra đời, các Ngài vẫn sinh hoạt trong dòng đời, nhưng các Ngài không bao giờ bị cấu nhiễm. Cư trần bất nhiễm trần là thế. Ngược lại, chúng ta thì có khác. Chúng ta đụng đâu nhiễm đó. Mặc dù trong mỗi người chúng ta đều sẵn có hoa sen bất cấu nhiễm nầy. Hoa sen là để tiêu biểu ẩn dụ cho mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có Phật tánh. Mà Phật tánh vốn không cấu nhiễm, vì bản chất của nó thanh tịnh sáng suốt. Nhưng vì chúng ta theo dòng vô minh vọng nghiệp mà tạo ra nhiều tội lỗi để rồi bị dính mắc trong trần lao ô nhiễm. Đó là đặc tính thứ nhứt.
2.
Trừng thanh: Trừng thanh là lóng trong. Điểm đặc biệt là chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục. Do đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì khỏi cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bởi vì bản chất của nó mang sẵn tính trừng thanh. Điều nầy để nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng, nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời, thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh có sự an ổn mát dịu. Ngược lại, nơi nào có những phần tử xấu ác bất lương, thì nơi đó chắc chắn là sẽ xảy ra lắm điều phiền phức họa hại bất an.
Đặc tính trừng thanh nầy, các loài hoa khác không có. Đặc tánh nầy, nếu chúng ta khéo biết áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày, thì cũng rất là lợi ích. Vì sao? Vì có thường xuyên lóng lặng cấu uế phiền não thì nước hồ tâm của chúng ta mới trong sạch thanh lương được. Mà phiền não không có, tất nhiên là chúng ta sẽ có an lạc hạnh phúc ngay.
3.Kiên Nhẫn: Như chúng ta đã biết, hoa sen là loại túc căn thảo, tức một loại có nẩy mầm từ rễ củ của năm trước. Hoa sen mang đặc tính kiên nhẫn rất là kỳ thú. Rễ củ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tánh kiên nhẫn. Đức tánh nầy, rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Người nào có đức tánh kiên nhẫn nầy, thì người đó khi ra làm việc gì chắc chắn sẽ dễ đạt được thành công. Bằng ngược lại, thì khó mong đạt được.
Có nhiều khi, vì một việc rất nhỏ nhặt nào đó xảy ra mà chúng ta cũng không đủ sức kiên nhẫn để vượt qua, thì đừng nói chi đến việc trọng đại. Việc đời cũng như việc đạo muốn có kết quả tốt đẹp, tất nhiên, chúng ta phải có đức tánh kiên nhẫn nầy. Nếu không, thì khó mà thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Cho nên, đức tánh kiên nhẫn là một đức tánh tối thiết yếu trong đời sống hướng thượng thăng hoa, khác nào hoa sen đã kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp vậy.
4.Tánh Viên Dung: Đức tánh nầy, đặc biệt chỉ có hoa sen mới có. Vì hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tánh viên giác của mỗi chúng sanh sẵn có. Tánh viên giác vượt ngoài phạm trù nhân duyên đối đãi. Hoa sen từ lúc nở cho đến lúc tàn, không bị loài ong bướm làm hư hoại, khác với các loài hoa khác bị ong bướm tìm đến bu đậu và hút lấy nhụy. Điều nầy, nói lên tánh viên giác tròn sáng vô ngại, không bị cảnh nào có thể làm tiêu hoại ô nhiễm nó được.
5.
Thanh Lương: Thông thường các loài hoa thi nhau đua nở vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là mùa mát mẻ. Ngược lại, chúng không thể nở hoa vào mùa Thu hay mùa Ðông. Vì mùa Thu là mùa hay có mưa phùn còn mùa Ðông thì giá lạnh. Do đó, không thích hợp cho các loài hoa khai hoa nở nhụy. Khác hơn các loài hoa khác, hoa sen lại nở vào mùa Hạ, đây là mùa nóng bức. Điều nầy, để nói lên ý nghĩa chư Phật Bồ tát ra đời trong cõi đời ngũ trược, chúng sanh dẩy đầy phiền não, bức bách khó chịu, các Ngài mang lại nước cam lồ từ bi để tưới tẩm làm mát dịu cho mọi người.
Giữa mùa hè oi ả nóng bức, nhưng hoa sen vẫn bất chấp sự nóng bức đó mà vẫn vươn mình mọc lên, để nói lên rằng, dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si…nhưng chúng ta vẫn cố gắng bền tâm nhẫn nại chịu đựng để khắc phục vượt qua. Đồng thời dùng nước chánh pháp để tưới tẩm làm mát dịu tâm hồn.
6.
Hành trực: Hành trực là chỉ cho thân ngay thẳng. Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều nầy, để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”. Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: “Trực tâm tức thị đạo tràng”. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh thuận nghịch nào hay ở bất cứ nơi đâu mà tâm ta ngay thẳng, tức không khởi nghĩ hai bên: có, không, phải trái v.v…dù là ở nơi giữa chợ búa, thì ta cũng biến nơi đó thành đạo tràng. Đạo tràng là nơi thanh tịnh. Như vậy, đức tánh ngay thẳng là đức tánh mà người Phật tử cần phải áp dụng hành trì trong đời sống thực tế. Có thế, thì chúng ta mới có sự lợi lạc, như hoa sen mọc từ bùn thẳng lên và rồi khoe hương khoe sắc vậy.
7.
Ngẩu không: Hoa sen tuy thân ngay thẳng, nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt nầy để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tánh hỷ xả. Hai đức tánh nầy Bồ tát luôn thực hiện. Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Bồ tát Di Lặc.
Đức Di Lặc ngồi trơ bụng đá
Bao bụi trần bám đã rồi rơi
Mặc cho thế cuộc đầy vơi
Dửng dưng như một nụ cười an nhiên.
Đối với Bồ tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
8.Bồng thực: Các loài hoa khác, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hột. Ngược lại, hoa sen thì không như thế. Hoa sen nở ra thì đã có gương có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều nầy, nói lên một triết lý sống; nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.
Thế nên, muốn cho đời sống được an ổn tươi mát thơm tho như hoa sen, thì chúng ta nên nhớ đến lý nhân quả mà hành xử tu nhân tích đức, làm lợi ích cho mình và người, thì chắc chắn chúng ta sẽ có hạnh phúc an lạc ngay trong đời sống hiện thực, không cần phải tốn công hao sức tìm nơi đâu xa xôi. Niết bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.
Trên đây, chỉ nêu ra trình bày một cách khái yếu về những đặc tánh của hoa sen mà thôi. Thật ra, ý nghĩa của hoa sen rất thâm thúy, không thể nào giải thích hết được. Tuy nhiên, qua 8 đặc tánh tiêu biểu trên, thiết nghĩ, cũng tạm đủ để chúng ta hiểu được phần nào về triết lý và hình ảnh hoa sen biểu trưng trong Phật giáo.