khochu đã viết:
Gửi bác Hà Uyên,
Tôi tham khảo cách tính thế nào là có Hóa Công, Thiên Nguyên Khí, Địa Nguyên Khí nhưng đọc các tài liệu khác nhau vẫn không thống nhất được hoàn toàn cách tính. Nhờ mọi người chỉ giùm. Liệu ta có nên lấy cách tính trong sách của Học Năng làm chuẩn?
Chào khochu
Để trả lời câu hỏi mà bạn đã nêu, theo cá nhân tôi, chúng ta phải bắt đầu lại từ rất nhiều kiến thức được gọi là cơ bản.
-
Thứ nhất: "Trong âm có dương, trong dương có âm", trong Tý có Sửu, trong Sửu có Tý. Trong Dần có Hợi, trong Hợi có Dần. Trong Mão có Tuất, trong Tuất có Mão, v.v...vấn đề Nhị hợp của Địa chi này được hiểu như thế nào ? Khi nào thì được coi là Nhị hợp ?, ví dụ như năm Mão thì mùa Xuân có được coi là Nhị hợp không hay là mùa Hạ ?, tới mùa nào, ngày nào thì tan Nhị hợp, sự Nhị hợp hết hiệu lực ? trong mùa Xuân này có bao nhiêu ngày là ngày Mão cầm lệnh theo Thái tuế ? v.v... Từ đây, từng bước chúng ta sẽ nhận thức để hiểu về Địa Nguyên Khí.
-
Thứ hai: Hệ thống Nạp âm của 60 Can Chi, khi nào thì được coi năm Giáp Tý ứng với số 4 để hóa Kim
sinh ? Những năm nào Giáp Tý ứng với số 9 để được coi là hóa Kim
thành ? Trong 60 can chi, khi nào thì Giáp Tý ứng với số 9, còn Ất Sửu ứng với số 4 và ngược lại, vào năm nào thì Giáp Tý ứng với số 4, còn năm nào thì Ất Sửu ứng với số 9 ? Đặc biệt phải chỉ rõ được theo Tháng (Nguyệt lệnh). Từ đây, ta có thể từng bước nhận thức được tại sao người xưa, lại đặt tên là Thiên Nguyên Khí ?
-
Thứ ba: Điểm khởi
nguyên cho những năm:
- Giáp - Kỷ tại cung Tý
- Ất - Canh tại cung Tuất
- Bính - Tân tại cung Thân
- Đinh - Nhâm tại cung Ngọ
- Mậu - Quý tại cung Thìn
Thuận hành về tới cung Dần thì xác định được Thiên can cho những Tháng trong Năm. Ngoài việc xác định được Thiên can cho những Tháng trong Năm, thì còn ý nghĩa gì không ? Ví như năm Tân Mão, ba tháng mùa Xuân được hội ba thiên can là Canh - Tân - Nhâm, ba tháng mùa Hạ được hội ba thiên can là Quý - Giáp - Ất, ba tháng mùa Thu được hội ba thiên can Bính Đinh Mậu, ba tháng mùa Đông được hội ba thiên can là Kỷ - Canh - Tân.
Sự hội tụ của ba Thiên can theo mùa như vậy, trước hết cho chúng ta biết rằng: mùa Xuân thì Kim Thủy khẳng định quyền lực của mình, mùa Hạ thì Thủy Mộc thống xuất chiếm ngôi, mùa Thu thì Hỏa Thổ gánh vác trách nhiệm, mùa Đông thì Thổ Kim sẽ phản phục vào những ngày nào trong mùa Đông, để mà dương khí còn biết quay trở lại khởi sinh cho một Năm mới. Từ đây, ta xem xét khảo chứng mà thấy được điểm khởi
nguyên của cái "công" được can Giáp dẫn đầu, từ cung Tý về tới cung Dần là 3, từ cung Tuất tới cung Dần là 5, từ cung Thân về tới cung Dần là 7, từ cung Ngọ về với cung Dần là 9, từ cung Thìn về tới cung Dần là 11, những con số này có thể mở cho chúng ta đi sâu rộng trong từng Mùa của một Năm. Đây là một điều vô cùng quan trọng về khái niệm 4 mùa trong Năm.
Thêm một số cách nhìn về Hóa công, Thiên Nguyên Khí, Địa Nguyên Khí trong môn Bát Tự Hà Lạc, bạn khochu có thể tham khảo thêm.
Hà Uyên