Chương 7
THIÊN THỜI
1.Thiên đạo yểu minh, khởi khả đạc tư phù hạn lạo Dịch hào vi diệu, tự năng nghiệm bỉ chi âm tình.
Đương cứu Phụ Tài - Vật bằng thuỷ hoả.
Đạo trời u minh há lượng được hạn lụt thế sao
Hào dịch vi diệu tự nghiệm được nắng mưa đấy
Phải xét Phụ, Tài - Chớ nhờ Thuỷ Hoả.
Thiên Huyền phú và Dịch Lâm Bổ Di đều dùng Thuỷ Hoả làm chủ nắng mưa, mà không xét Lục thân chế hoá. Vốn cố chấp mà không thông biến. Vả lại như hào Thuỷ là mưa, tất bảo vượng động sẽ mưa như trút, hưu tù thì mưa bay bay. Nhưng Thuỷ ở mùa đông vượng tất mưa. Mưa há chỉ to vào thu đông mà nhỏ vào xuân hạ sao? Biết như thế mà không tự phá bỏ sao? Phàm xem thiên thời nên xem Phụ và Tài, chớ luận Thuỷ và Hoả.
2.Thê Tài phát động bát phương hàm ngưỡng tình quang
Phụ Mẫu hưng long tứ hải tận triêm vũ trạch.
Thê Tài phát động tám phương đều thấy nắng ráo
Phụ Mẫu vượng hưng bốn bể đều thấm ướt mưa.
Dùng hào Phụ Mẫu làm mưa, Tài động thì khắc chế thần mưa, cho nên chủ tạnh.
3. Ứng nãi thái hư, phùng Không tắc vũ tình nan nghĩ
Ứng là bầu trời, gặp Không thì nắng mưa khó định.
Xem Thiên thời, Ứng lâm Không thì nắng mưa khó định, phải dựa vào Phụ, Tài và Nhật thần để đoán.
4. Thế vi đại khối, thụ khắc tắc thiên biến phi thường.
Thế là đất lớn, chịu khắc thì trời biến đổi phi thường.
Ứng là Trời, thể của muôn vật. Thế là Đất, chủ muôn vật. Nếu Thế bị động hào hình khắc tất thời tiết thay đổi phi thường.
5. Nhật thần chủ nhất nhật chi âm tình
Nhật thần chủ mưa nắng trong ngày.
Như hào Phụ Mẫu động bị Nhật thần khắc chế thì không mưa. Nếu hào Phụ Mẫu động được Nhật thần sinh phù chủ mưa to. Nếu Tài hào động được Nhật thần sinh phù chủ nắng bức. Nhật thần là chúa tể.
6. Tử Tôn quản cửu thiên chi nhật nguyệt
Tử Tôn cai quản tháng ngày trong bốn phương.
Tử Tôn dương là ngày, Tử Tôn âm là tháng. Vượng tất trời trong sáng, suy thì trời ảm đạm, Không phục thì mây che, mộ tuyệt thì u ám. Mộ thì nên gặp xung, Tuyệt nên gặp sinh.
7. Nhược luận phong vân toàn bằng Huynh Đệ
Nếu luận gió mây toàn dựa vào Huynh Đệ.
Gió mây nên xem hào Huynh Đệ, dùng vượng động suy tĩnh để luận gió mây lớn nhỏ dày mỏng. Nếu luận về thuận phong hay nghịch phong thì không dùng Huynh Đệ. Lấy Tử Tôn làm thuận phong, dùng Quan quỷ làm nghịch phong.
8. Yếu tri lôi điện đản khán Quan hào
Muốn biết sấm chớp chỉ xem hào Quan.
Quan Quỷ ở cung Chấn động là Sấm, vượng tướng là sét, hoá Tiến thần cũng thế. Hoặc quẻ không có Phụ Mẫu, tuy sấm cũng không mưa, Phụ Mẫu trị nhật mới mưa.
9. Cánh tuỳ tứ quý suy tường Lại tuỳ bốn mùa để suy rõ.
Câu này nối tiếp với câu trên, gặp mùa đông thì không thể đoán sấm.
10.Tu phối ngũ hành tham quyết Nên phối hợp với ngũ hành mà quyết đoán.
Ngũ hành tuỳ thời mà vượng. Xuân Đông nhiều sương tuyết băng đá, Hạ Thu sấm chớp sương móc buổi sớm.
11. Tình hoặc phùng Quan vi yên vi vụ Tạnh gặp quan Quỷ là khói là sương.
Quẻ được trời tạnh, nếu Quan Quỷ động thì có khói mù dày đặc, lắm sương, gió độc tối mù. Đông thì quá lạnh, hạ thì quá nóng.
12.Vũ nhi ngộ Phúc vi điện vi hông Mưa mà gặp Phúc Đức là chớp là mống.
Quẻ xem xó mưa, nếu Tử Tôn động thì có chớp có cầu vồng. Tử Tôn chủ có màu sắc, cầu vồng và chớp đều có hình ảnh đó, cho nên dựa đó mà suy.
13.Ứng lâm Tử Tôn, bích lạc vô hà tì chi bán điểm Ứng ở Tử Tôn thì bầu trời xanh không có chút mây.
Phàm Ứng lâm Tử Tôn động, mặt trời sáng tỏ. Hoặc Tài lâm Ứng động hoá Phúc Đức cũng thế.
14. Thế lâm Thổ Quỷ, hoàng sa đa mạn tán ư thiên thôn Thế ở Quỷ thổ thì trời vàng như cát rải rác cả ngàn thôn.
Hoặc hào Phụ Mẫu Không phục, lâm Quỷ thổ phát động thì trời vàng, đợi hào Phụ xuất Không, đến ngày xung thì có mưa.
15.Tam hợp thành Tài, vấn vũ na kham bát quái. Tam hợp thành Tài cục, hỏi mưa thì chẳng quẻ nào được.
Quẻ có Tam hợp thành Tài cục thì ráng rực rỡ mà không mưa. Tam hợp thành Phụ cục thì có mưa.
16. Ngũ hương liên Phụ, cầu tình quái sát lâm Không. Phụ dù có hành gì trong ngũ hành, cầu nắng thì Sát chớ lâm Không
Ngũ hương là ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ . Chỉ có hào Phụ là mưa. Tài hào là kỵ sát. Nếu cầu tạnh đừng để Tài hào lâm Tuần Không.
17.Tài hoá Quỷ âm tình vị định Tài hào hoá Quan Quỷ nắng ráo hay u ám chưa định được.
Tài chủ tạnh nắng, Quỷ chủ u ám. Như gặp Tài và Quỷ biến đổi lẫn nhau, hoặc Quỷ Tài đều động tất chủ nắng ráo hay u ám chưa định được.
18.Phụ hoá Huynh phong vũ mỹ thường Phụ hoá Huynh gió mưa không thường,
Phụ chủ mưa, Huynh chủ gió. Hai hào này hoá lẫn nhau hoặc đều động chủ gió mưa xen lẫn. Phàm luận thứ tự thì động xảy ra trước, biến xảy ra sau. Nếu đều động cả thì vượng chiếm trước, mà suy thì sau.
19. Phụ hoá Tử Tôn, vũ hậu trường hồng thuỳ đế đống Đệ liên Phúc Đức, vân trung nhật nguyệt xuất thiềm thù.
Phụ hoá Tử Tôn, sau mưa có cầu vồng dài vắt ngang
Huynh Đệ cùng Phúc Đức, trong mây hiện ra nhật nguyệt.
Nhật Nguyệt, cầu vồng đều thuộc Tử Tôn. Nếu Phụ hào hoá ra Tử Tôn tất sau cơn mưa có cầu vồng, nếu Huynh hào hoá Tử Tôn thì trong mây có mặt trời.
20. Phụ trì Nguyệt kiến tất nhiên âm vũ liên tuần Phụ trì Nguyệt kiến thì ắt mưa mù suốt tuần.
Như cầu tạnh nắng há lại Phụ trì Nguyệt kiến. Nếu không có Tử Tôn cùng Thê Tài động thì tất mưa mù trọn tuần.
21.Huynh toạ Trường Sinh, nghĩ định cuồng phong luỹ nhật Huynh ở Trường Sinh, đoán định gió lớn nhiều ngày.
Với Trường Sinh mà mầm mống của mọi sự việc. Nếu Hào Phụ gặp tất mưa nhiều ngày; hào Huynh gặp thì gió nhiều ngày; hào Quan gặp thì mây mù không tan; hào Tài gặp thì không mong có mưa. Đợi đến ngày Mộ Tuyệt thì mưa mới hết, gió mới ngừng, mới hết mây mù...
22.Phụ Tài vô trợ hạn lạo hữu thường
Phụ và Tài không được phù trợ, thường có hạn lụt.
Quan hào và Phụ Mẫu vô khí mà Tài hào vượng động tất hạn. Tử Tôn, Thê Tài vô khí mà Phụ Mẫu vượng động tất lụt. Gặp như vậy sợ nhất là Nhật Nguyệt động mà sinh phù thì lụt ngập hết, hạn thì khô cằn. Nếu hai hào Phụ Tài tuy vượng động nhưng bị chế phục, lại không được phù trợ, nếu hạn thì cũng có lúc, mà mưa cũng có chừng.
23.Phúc Đức đới Hình, Nhật Nguyệt tất thực
Phúc Đức mà bị Hình, tất có Nhật Nguyệt thực.
Tử Tôn bị Hình hoá Quan Quỷ, hoặc Quan Quỷ động mà hình hại, hoặc Phụ có Đằng Xà mà khắc Tử, đều chủ có Nhật Nguyệt thực. Hào Dương thì Nhật thực, hào Âm thi Nguyệt thực.
24.Vũ hiềm Thê vị chi phùng xung
Xem mưa thì ngại hào Thê gặp xung.
Xem mưa nếu Tài hào ám động, thì Phụ Mẫu ngầm bị thương, không hi vọng có mưa.
25.Tình lợi Phụ hào chi nhập Mộ
Xem nắng thì lợi khi hào Phụ nhập Mộ
Hào Phụ phát động nhập Mộ, mà không có Nhật thần, động hào xung khai Mộ khố thì mưa ngưng.
26.Tử phục Tài phi, thiềm hạ bộc phu do ức uất
Tử phục Tài Phi, người dưới thềm còn chịu oi bức.
Hào Tài chủ tạnh mà không chủ có mặt trời. Nếu Tử Tôn xuất hiện, phát động vượng tướng thì sau sẽ có mặt trời. Nếu không có Tử Tôn thì hào Tài không gốc rễ, Quan Quỷ ắt chuyên quyền, điềm tạnh không lâu được.
27.
Phụ suy Quan vượng, môn tiền hành khách thượng tư thư Phụ suy Quan vượng, trước cổng người đi còn chùn bước.
Mưa lấy hào Phụ làm chủ, được hào Quan vượng động thì có mưa. Nếu hào Phụ lâm Không thì không có mưa, tượng mây dày đặc không tan. Đợi hào Phụ xuất Tuần gặp xung tất mưa.
28. Phúc hợp Ứng hào mộc động giao nhi du ti mạn dã
Phúc hợp với hào Ứng, thuộc mộc mà động thì mưa bay tràn đồng.
Tử Tôn là thần khoáng đạt, nếu ở hạo Mộc động mà hợp với Ứng, hoặc ở hào Ứng mà sinh hợp với Thế thân, tất thì gió dịu nắng ấm, trời lộng gió mưa bay.
29. Quỷ xung Thân vị Kim tinh hội nhi âm vụ mê không
Quỷ xung Thân, thuộc Kim thì sương mù mờ mịt.
Quỷ lâm hào Kim động mà xung khắc Thế thân, hoặc xung khắc Ứng hào, hợc lâm Ứng mà động, đều chủ khói mù mờ mịt khắp đồng.
30.Quái trị ám xung, tuy Không hữu vọng
Quẻ gặp ám xung, tuy Không cũng có hi vọng.
Như xem mưa mà Phụ hào lâm Không, xem tạnh ráo mà Tài hào lâm Không, nếu được Nhật thần xung, tất xung Không mà nên chẳng phải là Không. Muốn định nhật kỳ, phải xuất Tuần mới hi vọng được.
31.Hào phùng hợp trú, túng động vô công
Hào nếu gặp hợp, dù động cũng vô ích.
Phụ động thì mưa, Tài động thì tạnh, là lẽ đương nhiên. Nhếu bị Nhật thần hợp, tuy động cũng như tĩnh, đợi Nhật thần xung Phụ hào có thể mưa, xung Tài hào có thể tạnh.
32.Hợp Phụ, Quỷ xung khai, hữu lôi tắc vũ,
Hợp Tài, Huynh khắc phá, vô phong bất tình
Hợp với Phụ, Quỷ xung khai, có sấm sẽ mưa;
Hợp với Tài, Huynh khắc phá không gió không tạnh.
Như động hào hợp với Phụ hào, được Quan quỷ khử xung động hào, trước sấm sau mưa. Tài bị động hào hợp, được Huynh Đệ khắc phá động hào, không gió thì không tạnh.
33.Khảm Tốn hỗ giao, thử nhật tuyết hoa phi lục xuất
(Khảm Tốn cùng động thì ngày đó hoa tuyết bay)
Khảm Tôn là nói đến Phụ và Huynh đều động. Xem vào mùa đông, có tượng gió tuyết tung bay.
34. Âm dương các bán, kim triêu lâm vũ uý tam nông
Âm dương mỗi thứ một nửa thì hôm đó mưa dầm, an uý nhà nông.
Âm và tình là nói đến 2 hào Quan và Phụ. Như cầu mưa mà thấy Quan và Phụ đều vượng động mà không có xung hợp thương tổn thì ngày đó có mưa.
35.Huynh Đệ mộc hưng hệ Tốn phong, nhi Phùng Di hà kỳ tứ ngược
Huynh Đệ thuộc mộc động liên quan cung Tốn, để Thần gió sao quá bạo ngược.
Gặp Huynh Đệ thuộc mộc ở cung Tốn, vượng động hình khắc hào Thế thì lo có gió nếu Phụ cũng vượng động chủ gió mưa hoà lẫn.
36.Thê Tài phát động thuộc Càn dương nhi hạn bạt hồ nhĩ hành hung
Thê Tài động thuộc cung Càn dương sao mà Thần hạn quá hành hung.
Tài hào phát động, hoặc biến nhập quẻ Càn, lại gặp Nguyệt kiến Nhật thần sinh phù hợp trợ tất chủ đại hạn.
37.Lục long ngự thiên chỉ vi Xà hưng Chấn quái
Lục long hiện ở trời chỉ vì Đằng Xà động ở cung Chấn.
Chấn có tượng rồng, nếu thấy Thanh Long hoặc hào Thìn tại cung Chấn vượng động, tất có rồng hiện. Nếu Phụ hoá Thìn thì trước mưa sau có rồng. Nếu Thìn hoá Phụ thì trước thấy rồng sau có mưa. Phụ hào an tĩnh hoặc Không phục, rồng tuy hiện mà không mưa, hoá Tài cũng thế.
38.Ngũ lôi khu điện cái duyên Quỷ phát Li cung
Sấm xua chớp vốn do Quỷ động ở cung Li.
Có tiếng là sấm, không tiếng là chớp. Nếu Quỷ ở cung Ly động nên đoán là sấm động xua chớp. Vốn quẻ Li tượng có màu sắc. Quỷ thuộc hoả cũng thế.
39.Thổ tinh y Phụ, vân hành vũ thí ư thiên
Mộc Đức phù thân, nhật noãn phong hoà chi cảnh
Phụ có hành Thổ, trời chuyển mây mưa,
Phúc Đức thuộc Mộc trợ Thân, tượng nắng ấm gió dịu.
Thổ chủ mây, Phụ chủ mưa, cho nên Thổ lâm Phụ động thì tượng mây chuyển trời mưa. Mộc chủ gió, Tài chủ tạnh, cho nên Mộc lâm Tài động có nắng ấm gió dịu.
40. Bán tình bán vũ, quái trung Tài Phụ đồng hưng
Nửa mưa nửa tạnh, trong quẻ Tài Phụ cùng động.
Thê Tài, Phụ Mẫu đều động tất nhiên nửa mưa nửa tạnh,vượng tạnh nhiều mưa ít, Phụ vượng Tài suy thì mưa nhiều tạnh ít.
41. Đa vụ đa yên, hào tượng Tài Quan giai động
Nhiều sương nhiều khói, trong quẻ Tài Quan đều động.
Tài động chủ tạnh, Quỷ động chủ âm u. Quan vượng Tài suy thì sương nặng hạt như mưa phùn. Quỷ suy Tài vượng thì khói mờ chốt lát rồi sáng tỏ.
42. Thân trị đồng nhân, tuy tình nhi nhật luân hàm diệu
Thế trì Phúc Đức, túng vũ nhi lôi cổ tàng thanh.
Thân ở cùng người, tuy tạnh mà trời cũng không sáng
Thế ở Phúc Đức nếu mưa cũng không có tiếng sấm.
Phàm Huynh Đệ trì Thế, động thì khắc Tài, Tài nếu vượng tướng trời cũng không trong sáng. Tử Tôn trì Thế nếu động thì khắc Quan, Quan nếu động tuy mưa cũng không có tiếng sấm.
43.Phụ Không, Tài phục tu cứu phụ hào
Khắc nhật thủ kỳ, đương minh chiêm pháp.
Phụ lâm Không, Tài phục nên xét Nguyên thần
Chon ngày ứng việc, cần rõ phép xem.
Phụ (Phụ ở đây có nghĩa là “trợ giúp”) hào là Nguyên thần. Xem mưa lấy Phụ Mẫu làm Dụng thần, lấy hào Quan quỷ làm Nguyên thần; xem tạnh ráo lấy Tài hào làm dung thần, lấy Tử Tôn làm Nguyên thần. Nếu Dụng thần Không phục, suy vượng, động tĩnh, xuất hiện, Mộ Tuyệt, hợp xung, Nguyệt phá thì phải dùng phép định bệnh trên các hào mà quyết đoán ngày ứng việc.
Nay lấy Dụng thần làm phép tắc mà định lúc ứng việc như sau:
- Dụng thần phục tàng chờ ngày Dụng thần xuất lộ thì ứng việc; như Dụng thần an tĩnh chờ ngày xung tĩnh thì ứng việc; như Dụng thần Tuần không an tĩnh, chờ xuất Tuần gặp ngày xung thì ứng việc; như Dụng thần tĩnh Không gặp xung, gọi là xung khởi, chờ xuất Tuần gặp ngày hợp sẽ ứng việc; như Dụng thần tĩnh Không gặp chờ, chờ xuất Tuần gặp ngày xung thì ứng việc; như Dụng thần phát động mà không bị gì khác, chờ gặp ngày hợp ứng việc; như Dụng thần Tuần không phát động gặp xung, gọi là xung thực, thì ứng việc vào ngày này. Như Dụng thần phát động gặp hợp, động Không gặp hợp cũng tĩnh mà gặp hợp, đều chờ ngày xung mà ứng việc; như Dụng thần nhập Mộ ở Nhật thần, chờ ngày xung Dụng thần sẽ ứng việc; như Dụng thần tự hoá nhập Mộ, chờ ngày xung khai Mộ khố sẽ ứng việc; như Dụng thần bị hào khác động hợp, hay tự động hoá hợp chờ ngày xung khai hào hợp với Dụng thần thì ứng việc. Như Dụng thần bị Nguyệt phá chờ ra khỏi tháng gặp ngày trị hoặc ngày hợp thì ứng việc; như Dụng thần Tuyệt ở Nhật thần hoặc hoá Tuyệt ở hào, chờ ngày Trường Sinh sẽ ứng việc; Như Nguyên thần hợp cục khắc mà Dụng thần phục tàng, chờ ngày xuất lộ ứng việc; như Tuần không thì chờ ngày xuất Tuần ứng việc.
Cho nên theo phép thì hợp thì chờ xung, xung thì chờ hợp; Tuyệt thì đợi Sinh, Mộ thì đợi mở; Phá thì đợi bổ, Không thì xuất Tuần, Suy thì đợi vượng. Việc xa thì đoán vào tháng ngày, việc gần thì đoán ngày giờ. Cho nên bảo: "Chọn ngày ứng việc nên rõ phép xem" .
Mưa thì nên xét hào Phụ Không mà bất Không; tạnh thì nên xét hào Tài tuy phục mà không phục. Đã biết Dụng thần, còn nên xét thêm Nguyên thần. Cho nên bảo:" Phụ Không Tài phục nên xét Nguyên Thần". Chữ "tu" nên có nghĩa là "kiêm" (kèm thêm), mà xưa chú thích nghi là xem mưa mà hào Phụ lâm Không, bất tất phải theo hào Phụ, nên lấy Nguyên thần mà suy; xem tạnh mà Tài hào phục, bất tất phải theo hào Phụ mà lấy Nguyên thần để đoán, lấy từ mà đoán nghĩa, cho nên ta phải trình bày cặn kẻ.
44. Yếu tri kỳ tường, biệt âm dương khả suy tình vũ Dục tri kỳ tế, minh suy vượng dĩ quyết trọng khinh
Muốn biết rõ, phân âm dương để suy tạnh hay mưa,
Muốn biết cặn kẽ, ró suy vượng để quyết nặng nhẹ.Câu này ý nói đại lược mà thôi. Âm dương, động biến là quan trọng lớn lao (định mưa hay tạnh), còn nhỏ bé và ít oi là bởi vượng suy. Như vậy có thể đoán định được mưa to hay nhỏ.