Kỳ - Nhân
TL: Kỳ - Nhân
Nói thì rất dễ và ai nói cũng được. Không cần bàn chuyện xa xôi đao to búa lớn, chỉ hỏi Người ngoài hành tinh một câu thôi: Trường hợp chiều nay bạn đi từ sở làm về nhà, bị kẹt xe cứng ngắc, thấy lề đường có thể chạy xe lên, bạn sẽ chạy xe lên lề để đi cho nhanh hay vẫn kiên nhẫn nhích từng chút một dưới lòng đường?
TL: Kỳ - Nhân
Từ ngàn xưa cờ tướng đã có luật làm cho cuộc cờ được lành mạnh, trong sáng, khách quan. Đó là những luật sau:
- Cấm ngoại thủy
- Hắc giả tiên hành
- Chiếu bất quá tam
- Quân xa không chiếu hậu
- Trống tướng
- Cầu hòa.
Người nghiên cứu cờ tướng thường luôn nặng về việc tranh thắng bại, hơn thua mà nhẹ về nghiên cứu lý luận kỳ đạo nên việc phổ biến đạo lý các luật này rất ít tài liệu.
- Cấm ngoại thủy
- Hắc giả tiên hành
- Chiếu bất quá tam
- Quân xa không chiếu hậu
- Trống tướng
- Cầu hòa.
Người nghiên cứu cờ tướng thường luôn nặng về việc tranh thắng bại, hơn thua mà nhẹ về nghiên cứu lý luận kỳ đạo nên việc phổ biến đạo lý các luật này rất ít tài liệu.
Được cảm ơn bởi: thamlang
TL: Kỳ - Nhân
Tôi từ lúc mới tập tễnh chơi cờ đã được dạy tuân thủ các luật trong cờ tướng nhưng không biết và cũng không để tâm thắc mắc lý do vì sao lại có các luật ấy, cho đến ngày đọc được cuốn "Cờ tướng lý kỳ đạo" và "Cờ tướng nghệ thuật thiền" của tác giả Dương Diên Hồng.
* Về luật "Cấm ngoại thủy":
Đánh cờ là bày ra việc chiến tranh. Cuộc cờ cũng giống như cuộc chiến đời thường. Khi hai nước ở trong tình trạng có chiến tranh, vấn đề giữ bí mật phải được đặt lên hàng đầu. Chiến tranh mà để lộ bí mật là hỏng hết. Ngoại thủy là kế hoạch, nước đi do người ở ngoài cuộc điểm chỉ, như thế là trái với quy luật chiến tranh, trái với tôn chỉ cờ tướng là khách quan, lành mạnh, trong sáng, công bằng nên phải cấm ngoại thủy là vậy.
Đánh cờ tức là âm dương xâm lấn nhau. Chuyện trời đất tình tứ với nhau làm sao lại để cho kẻ ở ngoài cuộc biết được mà chỉ trỏ. Cho nên ngoại thủy là trái đạo vậy.
Đánh cờ tức là đấu trí, cần sự yên tĩnh để tư duy suy tính. Nếu có nhiều người sẽ tạo nên tiếng ồn làm mất sự bình yên của tâm trí, làm ảnh hưởng đến mạch tư duy.
Với những đạo lý nói trên nên việc cấm ngoại thủy đã được mọi người tuân thủ nghiêm túc từ xưa cho đến nay. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi ngoại thủy nếu cuộc cờ bày ra ở nơi có đông người ham mê cờ tướng.
* Về luật "Cấm ngoại thủy":
Đánh cờ là bày ra việc chiến tranh. Cuộc cờ cũng giống như cuộc chiến đời thường. Khi hai nước ở trong tình trạng có chiến tranh, vấn đề giữ bí mật phải được đặt lên hàng đầu. Chiến tranh mà để lộ bí mật là hỏng hết. Ngoại thủy là kế hoạch, nước đi do người ở ngoài cuộc điểm chỉ, như thế là trái với quy luật chiến tranh, trái với tôn chỉ cờ tướng là khách quan, lành mạnh, trong sáng, công bằng nên phải cấm ngoại thủy là vậy.
Đánh cờ tức là âm dương xâm lấn nhau. Chuyện trời đất tình tứ với nhau làm sao lại để cho kẻ ở ngoài cuộc biết được mà chỉ trỏ. Cho nên ngoại thủy là trái đạo vậy.
Đánh cờ tức là đấu trí, cần sự yên tĩnh để tư duy suy tính. Nếu có nhiều người sẽ tạo nên tiếng ồn làm mất sự bình yên của tâm trí, làm ảnh hưởng đến mạch tư duy.
Với những đạo lý nói trên nên việc cấm ngoại thủy đã được mọi người tuân thủ nghiêm túc từ xưa cho đến nay. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi ngoại thủy nếu cuộc cờ bày ra ở nơi có đông người ham mê cờ tướng.
Được cảm ơn bởi: thamlang
TL: Kỳ - Nhân
Binh pháp Tôn Tử có câu: Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi, nghĩa là: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại.
Trong cuộc cờ, hơn nhau ở chỗ đoán biết trước được đường đi nước bước của đối phương để có kế hoạch ứng phó, còn kế hoạch hành quân, bày binh bố trận của mình thì phải chu đáo mật nhiệm, phòng thủ chặt, tấn công nhanh chóng và bất ngờ khiến đối phương không kịp trở tay.
Trong cuộc cờ, hơn nhau ở chỗ đoán biết trước được đường đi nước bước của đối phương để có kế hoạch ứng phó, còn kế hoạch hành quân, bày binh bố trận của mình thì phải chu đáo mật nhiệm, phòng thủ chặt, tấn công nhanh chóng và bất ngờ khiến đối phương không kịp trở tay.
Được cảm ơn bởi: thamlang
TL: Kỳ - Nhân
* Về luật "Hắc giả tiên hành":
Hắc giả tiên hành nghĩa là bên đen đi trước. Tại sao bên đen lại được đi trước? Vì màu sắc rất có ảnh hưởng đến tâm lý, khí lực con người. Theo nguyên lý âm dương thì sắc đen thuộc âm, mà đã thuộc về âm thì thường bất lợi. Màu đen có âm khí nên người dụng cờ đen khí lực yếu hơn người dụng cờ đỏ (vì đỏ thuộc dương, tăng thêm khí lực). Do đó, để bù lại sự giảm sút khí lực, người dụng cờ đen được đi trước.
Sắc đen và đỏ trong cờ tướng tượng trưng cho âm và dương. Khi âm dương đã cân bằng hòa hợp với nhau thì biến hóa vô cùng, thiên hình vạn trạng. Nếu âm dương không cân bằng nhau thì không có biến hóa sinh ra nhau được. Vũ trụ có âm dương cân bằng và hòa hợp nhau thì sinh ra vạn vật. Người có âm dương cân bằng hòa hợp thì sinh sôi nảy nở. Sự vật có âm dương cân bằng hòa hợp thì bền vững.
Trong cờ tướng quân đen có 16 quân, quân đỏ có 16 quân (âm dương cân bằng). Nếu khí lực, tài năng hai bên cũng cân bằng thì cuộc cờ biến hóa vô cùng và thường kết cục hòa tức là cờ sinh, còn ngược lại, có bên thắng bên bại là cờ tử.
Đạo lý tượng kỳ luôn lấy sự cân bằng làm chuẩn mực nên từ bàn cờ, quân cờ hai bên đều bằng nhau, và hai bên đều lấy bên phải làm chuẩn. Mọi thứ đều cân bằng, duy chỉ có màu sắc bên âm bên dương chưa tuyệt đối cân bằng nên bên âm (đen) được ưu tiên đi trước là vì vậy.
Hắc giả tiên hành nghĩa là bên đen đi trước. Tại sao bên đen lại được đi trước? Vì màu sắc rất có ảnh hưởng đến tâm lý, khí lực con người. Theo nguyên lý âm dương thì sắc đen thuộc âm, mà đã thuộc về âm thì thường bất lợi. Màu đen có âm khí nên người dụng cờ đen khí lực yếu hơn người dụng cờ đỏ (vì đỏ thuộc dương, tăng thêm khí lực). Do đó, để bù lại sự giảm sút khí lực, người dụng cờ đen được đi trước.
Sắc đen và đỏ trong cờ tướng tượng trưng cho âm và dương. Khi âm dương đã cân bằng hòa hợp với nhau thì biến hóa vô cùng, thiên hình vạn trạng. Nếu âm dương không cân bằng nhau thì không có biến hóa sinh ra nhau được. Vũ trụ có âm dương cân bằng và hòa hợp nhau thì sinh ra vạn vật. Người có âm dương cân bằng hòa hợp thì sinh sôi nảy nở. Sự vật có âm dương cân bằng hòa hợp thì bền vững.
Trong cờ tướng quân đen có 16 quân, quân đỏ có 16 quân (âm dương cân bằng). Nếu khí lực, tài năng hai bên cũng cân bằng thì cuộc cờ biến hóa vô cùng và thường kết cục hòa tức là cờ sinh, còn ngược lại, có bên thắng bên bại là cờ tử.
Đạo lý tượng kỳ luôn lấy sự cân bằng làm chuẩn mực nên từ bàn cờ, quân cờ hai bên đều bằng nhau, và hai bên đều lấy bên phải làm chuẩn. Mọi thứ đều cân bằng, duy chỉ có màu sắc bên âm bên dương chưa tuyệt đối cân bằng nên bên âm (đen) được ưu tiên đi trước là vì vậy.
Được cảm ơn bởi: apollo, thamlang
TL: Kỳ - Nhân
* Về luật "Chiếu bất quá tam":
Phàm việc gì cũng có tốt có xấu, việc tốt thì được khen, việc xấu thì bị chê cười. Việc tốt lặp lại càng nhiều lần thì càng hay. Việc xấu lặp lại càng nhiều lần thì càng dở. Làm người ai chẳng có cái xấu cái tốt. Việc làm xấu mắc phải một lần có thể tha thứ được, mắc phải hai lần thì phải quở phạt, mắc phải ba lần thì phải trừng trị thích đáng, không để mắc phải lần thứ tư.
Trong cờ tướng, luật "Chiếu bất quá tam" tức là một quân cờ chỉ đánh tướng (chiếu tướng) đối phương không được quá ba lần liên tiếp. Đánh người là hành vi xấu, nên đánh tướng đến ba lần rồi mà không có kết quả là không ra thể thống gì. Người đánh cờ nếu đã chiếu tướng đến ba lần mà không bắt được tướng thì phải biết xấu hổ, đừng chiếu tướng nữa.
Nói về chu kỳ thịnh suy thì số 3 rất có ý nghĩa. Có câu "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Sự vật phát triển thịnh suy theo quy luật "bất quá tam" này - sinh ra, lớn lên (trưởng thành) rồi bắt đầu suy tàn để trở về điểm khởi đầu là "không" tự nhiên của đạo.
Một quân cờ chiếu tướng đến ba lần liên tiếp mà không bắt được tướng là coi như đã hết thế rồi, nếu tiếp tục chiếu nữa là trái đạo. Nên trở về điểm khởi đầu là cái "không" - không chiếu nữa. Nếu chiếu hoài là xấu, là trái đạo, sẽ bị chê cười.
Phàm việc gì cũng có tốt có xấu, việc tốt thì được khen, việc xấu thì bị chê cười. Việc tốt lặp lại càng nhiều lần thì càng hay. Việc xấu lặp lại càng nhiều lần thì càng dở. Làm người ai chẳng có cái xấu cái tốt. Việc làm xấu mắc phải một lần có thể tha thứ được, mắc phải hai lần thì phải quở phạt, mắc phải ba lần thì phải trừng trị thích đáng, không để mắc phải lần thứ tư.
Trong cờ tướng, luật "Chiếu bất quá tam" tức là một quân cờ chỉ đánh tướng (chiếu tướng) đối phương không được quá ba lần liên tiếp. Đánh người là hành vi xấu, nên đánh tướng đến ba lần rồi mà không có kết quả là không ra thể thống gì. Người đánh cờ nếu đã chiếu tướng đến ba lần mà không bắt được tướng thì phải biết xấu hổ, đừng chiếu tướng nữa.
Nói về chu kỳ thịnh suy thì số 3 rất có ý nghĩa. Có câu "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Sự vật phát triển thịnh suy theo quy luật "bất quá tam" này - sinh ra, lớn lên (trưởng thành) rồi bắt đầu suy tàn để trở về điểm khởi đầu là "không" tự nhiên của đạo.
Một quân cờ chiếu tướng đến ba lần liên tiếp mà không bắt được tướng là coi như đã hết thế rồi, nếu tiếp tục chiếu nữa là trái đạo. Nên trở về điểm khởi đầu là cái "không" - không chiếu nữa. Nếu chiếu hoài là xấu, là trái đạo, sẽ bị chê cười.
Được cảm ơn bởi: apollo
TL: Kỳ - Nhân
chiếu bất quá tam nên hiểu là chiếu lặp lại ko qua ba lần còn như 3 nuớc chiếu khác nhau thì hoàn toàn chấp nhận đc chứ,.
TL: Kỳ - Nhân
Chào bạn thamlang! Giả sử thamlang đang dùng quân xe chiếu tướng bên cvd, thamlang diễn giải giùm cvd cách bạn dùng 3 nước chiếu khác nhau liên tiếp để chiếu tướng với?
TL: Kỳ - Nhân
Không nên câu nệ quá, đại ý chung bài này nói rõ rồi còn gì, cùng một con cờ,chiếu nuớc thứ nhất, người kia phải đỡ, thế cờ chuyển , sau nước chiếu thứ hai lại chiếu tiếp nước chiếu thứ 3 giống nước thứ nhất là phạm luật. Chiếu này còn gọi là chiếu quẩn, nếu mà ko có luật này thì chiếu đi chiếu lại có mà chiếu cả ngày cũng không xong ván cờ, trên giang hồ cũng chẳng ai chơi như thế.
Được cảm ơn bởi: cvd