Hình đẹp đó Hoàng Lợi ... Rất gợi cảm ... Anh thích những tấm hình như vậy ... hà hà hà ... Đó là tật xấu của anh ... Nhưng em cứ nghĩ mà xem ... Chúng ta đi qua cỏi đời này ... Chẳng lẽ chỉ biết có tư duy và trách nhiệm ... Em lên Dalat, ngoài những giá trị in dấu ấn của Bảo Đại, các tướng lĩnh Sài gòn, và cả phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà dự hội nghị hoà giải năm 1946 (tất nhiên, đã thất bại!), chẳng lẽ em không hề cảm nhận một Dalat mộng mơ, một thành phố chìm trong sương mù (bây giờ không còn nữa !) như cô gái mơ màng mong người yêu sớm đến ... hà hà hà ... Cứ để những nhà đạo đức mãi vẫn là những nhà đạo đức ... Còn anh em mình, tự hào biết cảm nhận cái đẹp, phải không em ??? ... hà hà hà ...hoangloi8978 đã viết: 17:17, 16/04/17 Vẫn cứ lắng nghe con tim em như thế nào?
Người mình yêu không vui phải làm sao?
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chi-c ... pj7dQ.html
![]()
Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Ăn sáng
Nép dưới chân cầu 3-2 hiện đại
Nhà hàng Hoà Giang buổi sáng
Trãi mình trên thảm cỏ
Làm con tưởng mình đi lạc giữa thảo nguyên
Không phải đồng cỏ mênh mông của người Mông gây nên chinh chiến
Con mơ màng nghe tiếng nhạc Di-gan
Cũng chẳng phải ngẫu nhiên con mong mình là người du mục
Con chỉ lang thang từ bóng xế về chiều
Bổng đi lạc tuổi nằm nôi …
Ngày xưa, khô cá rỗi
Ăn cháo trắng lót lòng
Trước khi đến trường nuôi mộng thành nhân
Bàn tay mẹ
Từ con khô, chén cháo
Đến tấm áo manh quần cho con không thua kém chị em …
Hôm nay,
Bên mẹ,
Con bổng thành vệ sỹ đi kèm
Nhìn bàn tay run run cầm muỗng nĩa,
Con xót dạ đau lòng
Mẹ có biết không ???
Nếu thượng đế thương, cho con, dù chỉ được một lần
Con chỉ ước,
Anh em con, đừng ai làm ĐAU LÒNG MẸ …
Tulang
Nép dưới chân cầu 3-2 hiện đại
Nhà hàng Hoà Giang buổi sáng
Trãi mình trên thảm cỏ
Làm con tưởng mình đi lạc giữa thảo nguyên
Không phải đồng cỏ mênh mông của người Mông gây nên chinh chiến
Con mơ màng nghe tiếng nhạc Di-gan
Cũng chẳng phải ngẫu nhiên con mong mình là người du mục
Con chỉ lang thang từ bóng xế về chiều
Bổng đi lạc tuổi nằm nôi …
Ngày xưa, khô cá rỗi
Ăn cháo trắng lót lòng
Trước khi đến trường nuôi mộng thành nhân
Bàn tay mẹ
Từ con khô, chén cháo
Đến tấm áo manh quần cho con không thua kém chị em …
Hôm nay,
Bên mẹ,
Con bổng thành vệ sỹ đi kèm
Nhìn bàn tay run run cầm muỗng nĩa,
Con xót dạ đau lòng
Mẹ có biết không ???
Nếu thượng đế thương, cho con, dù chỉ được một lần
Con chỉ ước,
Anh em con, đừng ai làm ĐAU LÒNG MẸ …
Tulang
-
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1215
- Tham gia: 22:07, 08/10/10
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Em thì có tật xấu... mê gái đẹp từ bé. Trước đây đi học mà gặp cô nào đẹp là em run cầm cập, rất thiếu tự nhiên. Cuối cấp 1 thì em được đi Đà Lạt theo đoàn HSG, cảm giác của em là được ăn ngủ sướng. Sau này lên đại học thì em có quen một cô gái ở Đà Lạt nhưng em chưa kịp lên Đà Lạt thì cô ấy đã lấy chồng. Bây giờ có bạn gái mới, em vẫn đăng trên fb hình gái đẹp mà bạn gái em còn mê hà hà hàtulang đã viết: 20:15, 16/04/17 Hình đẹp đó Hoàng Lợi ... Rất gợi cảm ... Anh thích những tấm hình như vậy ... hà hà hà ... Đó là tật xấu của anh ... Nhưng em cứ nghĩ mà xem ... Chúng ta đi qua cỏi đời này ... Chẳng lẽ chỉ biết có tư duy và trách nhiệm ... Em lên Dalat, ngoài những giá trị in dấu ấn của Bảo Đại, các tướng lĩnh Sài gòn, và cả phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà dự hội nghị hoà giải năm 1946 (tất nhiên, đã thất bại!), chẳng lẽ em không hề cảm nhận một Dalat mộng mơ, một thành phố chìm trong sương mù (bây giờ không còn nữa !) như cô gái mơ màng mong người yêu sớm đến ... hà hà hà ... Cứ để những nhà đạo đức mãi vẫn là những nhà đạo đức ... Còn anh em mình, tự hào biết cảm nhận cái đẹp, phải không em ??? ... hà hà hà ...
-
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1215
- Tham gia: 22:07, 08/10/10
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Tố nga triều lạc dạ giang
Vì tình sơn viễn nên sang quán ngồi
Tha hương nước chảy bèo trôi
Phiêu du nhưng mộng mà thôi công thành
Liễu tam tam thủy khản thanh
Nhân hoàn tới tống biệt hành vu qui
Ly đình yểm xướng ngã thi
Cơ duyên lãnh ngoại Trương Phi tương phùng
Lạc thành thử dạ khúc trung
Đông Tà tiếu vấn khách tùng thương giang
Đơn Dương quách lý đoan trang
Xuân tỳ lộ cái khuôn vàng Nga mi
Vì tình sơn viễn nên sang quán ngồi
Tha hương nước chảy bèo trôi
Phiêu du nhưng mộng mà thôi công thành
Liễu tam tam thủy khản thanh
Nhân hoàn tới tống biệt hành vu qui
Ly đình yểm xướng ngã thi
Cơ duyên lãnh ngoại Trương Phi tương phùng
Lạc thành thử dạ khúc trung
Đông Tà tiếu vấn khách tùng thương giang
Đơn Dương quách lý đoan trang
Xuân tỳ lộ cái khuôn vàng Nga mi
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Toàn từ Hán Việt ... Anh không hiểu ... Hoàng Lợi có thể "diễn nôm" dùm anh không ... hà hà hà ...hoangloi8978 đã viết: 13:29, 18/04/17 Tố nga triều lạc dạ giang
Vì tình sơn viễn nên sang quán ngồi
Tha hương nước chảy bèo trôi
Phiêu du nhưng mộng mà thôi công thành
Liễu tam tam thủy khản thanh
Nhân hoàn tới tống biệt hành vu qui
Ly đình yểm xướng ngã thi
Cơ duyên lãnh ngoại Trương Phi tương phùng
Lạc thành thử dạ khúc trung
Đông Tà tiếu vấn khách tùng thương giang
Đơn Dương quách lý đoan trang
Xuân tỳ lộ cái khuôn vàng Nga mi
-
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1215
- Tham gia: 22:07, 08/10/10
-
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1305
- Tham gia: 17:04, 01/04/11
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Vừa rồi có một sự việc xảy ra chỉ cách trung tâm HN 30 km, người dân bắt giữ cả 1 trung đội CS. Những bài học này ko bao giờ là cũ !tulang đã viết: 23:15, 28/03/17 Lê Văn Khôi và cuộc nổi dậy ở thành Phiên An (1833-1835)
Sau khi kể về cuộc nổi dậy do Lê Văn Khôi khởi xướng, trước năm 1975, nhà sử học Phạm Văn Sơn có lời bình:
“…Luôn 3 năm liền ở miền Nam, máu đổ xương rơi, tàn dân hại vật, đó là trách nhiệm của một ông vua hẹp hòi, của một triều đình nhiều kẻ dua nịnh. Đất này tuy là nơi lập nghiệp của nhà Nguyễn mà lại xẩy ra nhiều sự rối ren là vì vua Minh Mạng thiếu sự rộng lượng đối với các cựu thần, lại nghe bọn xu nịnh nên dân sự bị áp bức quá nhiều. Tuy ông là một ông vua biết chăm nom việc nước, bên trong bên ngoài sửa sang được nhiều việc…nhưng người ta không thể không quy trách nhiệm cho ông về các vụ loạn ly đã xảy ra ở Bắc Hà, Nam Hà và Chân Lạp do quan lại tham nhũng gây nên, đáng lẽ ở những miền xa xôi này ông phải lựa đặt những cán bộ ưu tú, biết lấy ân làm uy, khéo léo vỗ về dân chúng, bởi từ lâu họ đã thiếu cảm tình với tân triều…Ngoài ra, dầu quân đội của Minh Mạng đã thắng ở Bắc cũng như ở Nam, ta cũng không thể coi đây là những vinh quang cho những người làm chính trị đời bấy giờ…Bề khác, ta có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của quân dân thành Phiên An là một cuộc chiến anh dũng đáng phục. Cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu có lý tưởng bởi nó có chủ trương đánh đổ một chế độ tàn ác, bất công, phi dân” (theo Việt sử toàn thư, sách điện tử và Việt sử tân biên, quyển 4, tr. 362. Cả hai sách đều cùng một tác giả).
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Mình có đọc báo về vụ này, trong đó nổi lên ba nhân vật : thiếu tướng Bạch Thành Định, Chủ tịch TPHN Nguyễn Đức Chung và cụ ông Lê Đình Kình ... Tất nhiên, chúng ta, mỗi người có quan điểm riêng từ góc nhìn của mình, mình không dám "bình loạn" ... Nhưng hình ảnh anh CS chấp tay cảm ơn người dân Đồng tâm thật nhân văn ... Đẹp cho hình ảnh của lực lượng vũ trang ... Đẹp cho tấm tình quân dân cá nước ... Và đẹp cả cho ... "vụ Đồng Tâm" ... hà hà hà ...Ngon_gio_Dong đã viết: 09:02, 26/04/17Vừa rồi có một sự việc xảy ra chỉ cách trung tâm HN 30 km, người dân bắt giữ cả 1 trung đội CS. Những bài học này ko bao giờ là cũ !tulang đã viết: 23:15, 28/03/17 Lê Văn Khôi và cuộc nổi dậy ở thành Phiên An (1833-1835)
Sau khi kể về cuộc nổi dậy do Lê Văn Khôi khởi xướng, trước năm 1975, nhà sử học Phạm Văn Sơn có lời bình:
“…Luôn 3 năm liền ở miền Nam, máu đổ xương rơi, tàn dân hại vật, đó là trách nhiệm của một ông vua hẹp hòi, của một triều đình nhiều kẻ dua nịnh. Đất này tuy là nơi lập nghiệp của nhà Nguyễn mà lại xẩy ra nhiều sự rối ren là vì vua Minh Mạng thiếu sự rộng lượng đối với các cựu thần, lại nghe bọn xu nịnh nên dân sự bị áp bức quá nhiều. Tuy ông là một ông vua biết chăm nom việc nước, bên trong bên ngoài sửa sang được nhiều việc…nhưng người ta không thể không quy trách nhiệm cho ông về các vụ loạn ly đã xảy ra ở Bắc Hà, Nam Hà và Chân Lạp do quan lại tham nhũng gây nên, đáng lẽ ở những miền xa xôi này ông phải lựa đặt những cán bộ ưu tú, biết lấy ân làm uy, khéo léo vỗ về dân chúng, bởi từ lâu họ đã thiếu cảm tình với tân triều…Ngoài ra, dầu quân đội của Minh Mạng đã thắng ở Bắc cũng như ở Nam, ta cũng không thể coi đây là những vinh quang cho những người làm chính trị đời bấy giờ…Bề khác, ta có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của quân dân thành Phiên An là một cuộc chiến anh dũng đáng phục. Cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu có lý tưởng bởi nó có chủ trương đánh đổ một chế độ tàn ác, bất công, phi dân” (theo Việt sử toàn thư, sách điện tử và Việt sử tân biên, quyển 4, tr. 362. Cả hai sách đều cùng một tác giả).
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Em trong mắt tôi – Vẻ đẹp con gái Việt
(Gửi vợ và các con gái tôi !)
Tôi đang ngồi uống ly cà phê trên một con đường tấp nập người qua lại ở một thành phố thơ mộng. Trời hôm nay rất hiền hòa. Đường phố thì đông người và nghĩa là có nhiều cô em gái. Mấy em trông thật xinh đẹp trong mắt tôi. Tôi xin dùng bài này để nói nhảm về nét đẹp của con gái Việt trong mắt tôi.
Bây giờ xu hướng “làm đẹp kiểu công nghiệp” rất thịnh hành. Thịnh hành tới độ tôi đi đâu cũng thấy y chang một vẻ đẹp công nghiệp, nhìn là biết. Tôi không phản đối, con gái có quyền làm đẹp. Đơn giản vì con trai ai cũng hám gái, mà nếu không cho con gái làm đẹp thì lấy đâu gái để nhìn. Nhưng tôi lại có cái nhìn riêng về vẻ đẹp của con gái Việt.
Tôi ghét khi mấy em nhuộm tóc đỏ, tóc xanh. Tôi thực sự rất dị ứng. Mấy em có biết rằng khi mấy em làm vậy thì mấy em đã vô tình làm mờ đi đám mây trên cơ thể mình không. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em có mái tóc đen. Vì khi em đi trên phố với mái tóc đen đó, hồn tôi như âm thầm bay theo em. Tại sao em lại muốn làm u mờ vẻ đẹp đó chứ?
Tôi ghét khi mấy em mặc đồ quá hở hang. Ban đầu thì tôi nhìn rất thích, nhưng dần dần, càng lớn thì những hình ảnh đó trông rất phản cảm. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em ăn mặc giản dị. Nét đẹp thuần Việt của em sáng chói nhất khi em mặc lên thân thể mình những bộ quần áo che chở và tôn vinh cơ thể mình.
Tôi ghét khi mấy em son môi. Nhìn ban đầu thì bắt mắt, nhưng theo thời gian thì sự bắt mắt đó lại phai dần. Trong mắt tôi, môi em đẹp nhất khi em không son môi. Tôi thích màu hồng nhạt của môi em chứ không phải màu đỏ giả tạo mà em cố tô điểm lên.
Tôi ghét khi mấy em mặc bộ đồng phục học sinh kiểu Hàn Quốc. Tôi chẳng thấy thú vị một chút nào cả. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất trong bộ áo dài trắng. Em nhìn như một tiên nữ trong bộ áo dài trắng đó.
Tôi ghét khi mấy em nói chuyện về thằng hot boy, con girl hay nhân vật nhảm nhí nào trên mạng. Mấy cái đó đâu có đáng để em bận tâm tới. Trong mắt tôi, em trông thật quyến rũ khi em kể về gia đình, khi em nói về lịch sử dân tộc, khi em nói về một cuốn sách em đang đọc và vì sao em ấn tượng với nó, hay khi em nói về những bất công của xã hội và cần phải làm gì để giải quyết nó. Em trông thật dễ thương trong mắt tôi khi em là một thành viên tích cực của xã hội.
Tôi ghét khi mấy em chụp ảnh tự sướng kiểu giả tạo rồi dùng Camera 360 hay mấy app để chỉnh sửa, tôi cực kỳ ghét. Tôi ghét vì nó làm xấu đi nét đẹp trời cho của em. Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em cười, khi em tự nhiên tự sướng một cách tự nhiên.
Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em mặc cái quần jean, hay cái áo thun đơn giản, hay bất cứ thứ y phục nào … miễn tự nhiên. Trong mắt tôi, em thật xinh đẹp khi em tự nhiên. Cho nên em đừng đánh mất vẻ đẹp tự nhiên đó nhé. Gửi các cô gái Việt Nam của tôi và xung quanh tôi.
(sưu tầm)
(Gửi vợ và các con gái tôi !)
Tôi đang ngồi uống ly cà phê trên một con đường tấp nập người qua lại ở một thành phố thơ mộng. Trời hôm nay rất hiền hòa. Đường phố thì đông người và nghĩa là có nhiều cô em gái. Mấy em trông thật xinh đẹp trong mắt tôi. Tôi xin dùng bài này để nói nhảm về nét đẹp của con gái Việt trong mắt tôi.
Bây giờ xu hướng “làm đẹp kiểu công nghiệp” rất thịnh hành. Thịnh hành tới độ tôi đi đâu cũng thấy y chang một vẻ đẹp công nghiệp, nhìn là biết. Tôi không phản đối, con gái có quyền làm đẹp. Đơn giản vì con trai ai cũng hám gái, mà nếu không cho con gái làm đẹp thì lấy đâu gái để nhìn. Nhưng tôi lại có cái nhìn riêng về vẻ đẹp của con gái Việt.
Tôi ghét khi mấy em nhuộm tóc đỏ, tóc xanh. Tôi thực sự rất dị ứng. Mấy em có biết rằng khi mấy em làm vậy thì mấy em đã vô tình làm mờ đi đám mây trên cơ thể mình không. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em có mái tóc đen. Vì khi em đi trên phố với mái tóc đen đó, hồn tôi như âm thầm bay theo em. Tại sao em lại muốn làm u mờ vẻ đẹp đó chứ?
Tôi ghét khi mấy em mặc đồ quá hở hang. Ban đầu thì tôi nhìn rất thích, nhưng dần dần, càng lớn thì những hình ảnh đó trông rất phản cảm. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất khi em ăn mặc giản dị. Nét đẹp thuần Việt của em sáng chói nhất khi em mặc lên thân thể mình những bộ quần áo che chở và tôn vinh cơ thể mình.
Tôi ghét khi mấy em son môi. Nhìn ban đầu thì bắt mắt, nhưng theo thời gian thì sự bắt mắt đó lại phai dần. Trong mắt tôi, môi em đẹp nhất khi em không son môi. Tôi thích màu hồng nhạt của môi em chứ không phải màu đỏ giả tạo mà em cố tô điểm lên.
Tôi ghét khi mấy em mặc bộ đồng phục học sinh kiểu Hàn Quốc. Tôi chẳng thấy thú vị một chút nào cả. Trong mắt tôi, em nhìn đẹp nhất trong bộ áo dài trắng. Em nhìn như một tiên nữ trong bộ áo dài trắng đó.
Tôi ghét khi mấy em nói chuyện về thằng hot boy, con girl hay nhân vật nhảm nhí nào trên mạng. Mấy cái đó đâu có đáng để em bận tâm tới. Trong mắt tôi, em trông thật quyến rũ khi em kể về gia đình, khi em nói về lịch sử dân tộc, khi em nói về một cuốn sách em đang đọc và vì sao em ấn tượng với nó, hay khi em nói về những bất công của xã hội và cần phải làm gì để giải quyết nó. Em trông thật dễ thương trong mắt tôi khi em là một thành viên tích cực của xã hội.
Tôi ghét khi mấy em chụp ảnh tự sướng kiểu giả tạo rồi dùng Camera 360 hay mấy app để chỉnh sửa, tôi cực kỳ ghét. Tôi ghét vì nó làm xấu đi nét đẹp trời cho của em. Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em cười, khi em tự nhiên tự sướng một cách tự nhiên.
Trong mắt tôi, em thật dễ thương khi em mặc cái quần jean, hay cái áo thun đơn giản, hay bất cứ thứ y phục nào … miễn tự nhiên. Trong mắt tôi, em thật xinh đẹp khi em tự nhiên. Cho nên em đừng đánh mất vẻ đẹp tự nhiên đó nhé. Gửi các cô gái Việt Nam của tôi và xung quanh tôi.
(sưu tầm)
TL: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II
Thành Đồ Bàn
Cát Tiên
Thành cổ Đồ Bàn từ thời vương quốc Chămpa nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành Đô Bàn tọa lạc trên khu đất thuộc các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc.
Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000, cách nay đã trên 1000 năm. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.
Thành do vua nước Chiêm Thành là Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.
Theo Wikipedia, sau khi kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Lê Hoàn của Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy năm 982. Triều đình Chăm Pa lánh nạn vào phương nam. Lưu Kế Tông, một vị tướng của Lê Hoàn đã ở lại và cai trị khu vực bắc Chăm từ Quảng Bình vào Quảng Nam ngày nay.
Ở phía nam, người Chăm đã tôn một vị lãnh đạo của mình lên ngôi với tên hiệu là Harivarman II vào năm 988. Ông đã cho xây dựng Vijaya là quốc đô của mình. Sau cái chết của Lưu Kế Tông, người Việt rút lui khỏi vùng đất phía bắc, Harivarman II đã lấy lại và dời đô và kinh đô cũ Indrapura, tuy nhiên tới khoảng năm 999 vị vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã vĩnh viễn dời đô về Vijaya. Việc dời đô về Vijaya được Tống sử ghi lại khi đoàn sứ thần của Chăm Pa tới nhà Tống (Trung Quốc) vào năm 1005.
Trong 5 năm thế kỷ là kinh đô, Vijaya phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Người Khmer đã tấn công vào rất nhiều lần, có những thời gian Vijaya chịu sự cai trị của Chân Lạp từ 1145-1149 và 1190-1192. Xiêm La dưới thời vương triều Sukhothai cũng góp phần vào trận chiến năm 1313 nhưng sau đó đã rút lui bởi sự can thiệp của nhà Trần (Đại Việt), Nguyên Mông tấn công Vijaya và năm 1283. Nhưng nhiều nhất vẫn là các cuộc tấn công từ các vương triều Đại Việt, các thống kê cho thấy Vijaya bị tấn công từ Đại Việt vào các năm 1044, 1069, 1074 (nhà Lý), 1252, 1312, 1377 (nhà Trần), 1403 (nhà Hồ), 1446, 1471 (nhà Lê). Trận chiến tại thành Vijaya vào năm 1471 với quân đội nhà Lê (Đại Việt) cũng chấm dứt sự tồn tại sau 5 thế kỷ là quốc đô của Vijaya, Chăm Pa mất hoàn toàn miền bắc vào Đại Việt và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông.
Thành Đồ Bàn bị phế bỏ kể từ năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông mang đại binh vào đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn và cả châu Vijaya, sau khi đổi thành phủ Hoài Nhơn, trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên.
Theo sách “Đồ Bàn Ký” của Nguyễn Văn Hiển thì: “Thành Xà bàn hình vuông xây bằng gạch, mở bốn cửa, chu vi hơn mười dặm”. Sách “Thiên Nam Tứ chí lộ đồ” vào thời Lê thì ghi: “Xã Phú Đa xưa có thành gạch gọi là thành Đồ Bàn, hình vuông, mỗi bề dài một dặm, mở bốn cửa, trong đó, có điện, có tháp, Điện đã bị sụp đổ, tháp còn 12 tòa tục gọi là tháp Con gái…”
Năm 1776, Nguyễn Nhạc ( anh em nhà Tây Sơn) cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân. Sách “Lê Quý Dật sử” có chép: “Nhân đất cũ của Chiêm Thành, Nguyễn Nhạc cho sửa đắp lại thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở cung điện”.
Đến năm 1778, thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế và giữ vai trò Đại bản doanh của Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.
Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, xuất phát từ thành Hoàng Đế vượt biển vào Giả Định đánh tan 5 vạn quân Xiêm, lập nên chiến công vang dội ở Rạch Gầm-Xoài Mút, giữa năm 1786, quân Tây Sơn cũng dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, từ thành Hoàng đế tiến ra Bắc Hà lật đổ chế độ chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất quốc gia. Từ năm 1786 đến năm 1793, thành Hoàng đế là kinh đô của chính quyền trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đứng về phương diện lịch sử, thành Hoàng đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó lại là một kiến trúc quân sự quan trọng gắn liền với quá trình phát triển thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn đầu. Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng đế gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.
Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, hình chữ nhật nhưng các cạnh uốn lượn, không thẳng, chu vi đo được 7400m. Hiện nay, quốc lộ 1A chạy qua góc đông bắc của thành ngoại và đường xe lửa thì cắt qua góc tây bắc và cạnh nam của thành. Thành mở 5 cửa, cạnh nam mở hai cửa là cửa Vệ hay cửa Nam và cửa Tân Khai. Ba cạnh đông, tây, bắc thì mở ba cửa đông, tây và bắc. Thành ngoại đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài bó đá ong.
Thành nội có tên là Hoàng thành, được xây chếch về hướng tây nam của thành ngoại và hầu như đã bị san phẳng hoàn toàn. Thành nội cũng hình chữ nhật, chu vi đo được 1600m. Hai cạnh đông và tây, mỗi cạnh dài 430m, hai cạnh bắc và nam, mỗi cạnh dài 370m. Thành nội cũng đắp bằng đất, bên ngoài và bên trong bó bằng đá ong, chân thành rộng từ 7-9m. Thành nội mở ba cửa: Cửa Tiền hay cửa Nam ở chính giữa cạnh nam nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành nội.
Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, hình chữ nhật, chu vi đo được gần 600m. Thành chỉ mở một cửa phía nam, rộng chừng 15m, gọi là cửa Nam Lâu hay cửa Quyển Bồng. Theo “Đồ Bàn Thành ký” của Nguyễn Văn Hiển thì thành Hoàng đế được xây dựng trên nền đất cũ của thành Đồ bàn và chỉ mở rộng về phía đông, kéo dài chu vi đến 15 dặm.
Năm 1793, Nguyễn Nhạc mất, thành Hoàng đế đổi tên là thành Quy Nhơn, lệ thuộc vào kinh đô Phú Xuân. Năm 1799, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành Bình Định. Năm 1823, Gia Long phế bỏ thành Bình Định, cho chuyển ly sở về thôn Kim Châu và thôn An Ngãi, cách đó chừng 4km về phía nam (nay là thị trấn Bình Định, huyện lỵ huyện An Nhơn). Thành Bình Định hoang phế và bị hủy hoại theo thời gian.
Thành cổ Đồ Bàn hay thành Bình Định từ ấy đến nay chỉ còn trơ một dãy gò sỏi đá cùng ngọn tháp Chàm Cánh Tiên ngạo nghễ với nắng mưa. Theo nhà khảo cổ Parmentrir, thì đó là trung tâm thành Đồ Bàn thuở xa xưa. Đó đây lác đác vài cây cổ thụ dáng dấp mệt mỏi u buồn cùng những bụi cây gai xương xẩu. Những ao nước như Ao Liệt, Bàu Vệ, Bàu Nóc… là những nét chấm phá, điểm tô cho toàn cảnh bức tranh Đồ Bàn ngày nay
Ở trong khu cổ thành, những kiến trúc còn lại hầu hết đều thuộc đời nhà Nguyễn Gia Long. Đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đền chỉ thu hẹp thành một tiểu đình mỗi cạnh 2m20, là di tích lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu mình. Trong Tử Cấm Thành hiện còn giữ 5 con nghê đá và hai con voi đá, là những di vật quý báu của nghệ thuật Chămpa còn sót lại.
Thành Đồ bàn cũng thôi không nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê…
(Điêu Tàn - Chế lan Viên)
Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể tìm lại hình ảnh thời xa xưa.
Thành cổ Đồ bàn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và trở thành nơi tham quan du lịch và nghiên cứu đầy hấp dẫn của tình Bình Định.
----------------------
Đặc điểm nổi bật
Vijaya nằm tại vị trí mà hiện nay là xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách quốc lộ 1A khoảng 2 km, toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh
Theo ghi chép trong Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Đoan, viên thông ngôn của Trịnh Hòa (người nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya khoảng năm 1413 thì kinh đô Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả như sau:
Đi theo hướng tây nam một trăm lý thì sẽ tới kinh thành nơi nhà vua ngự, người ngoại quốc gọi là "Chiêm Thành". Kinh thành có lũy bằng đá bao quanh, ra vào qua bốn cổng, có lính canh gác. Điện vua thì cao và rộng, phần mái ở trên lợp ngói nhỏ hình thuẫn; bốn bức tường bao quanh có đắp trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, chạm trổ hình thù dã thú và cầm súc. Nhà cửa dân cư trong thành lợp mái tranh, chiều cao mái hiên (tính từ mặt đất) không quá ba "ch’ih", ra vào phải khom lưng cúi đầu, ai cao quá thì thật là bực mình.
Vijaya là kinh đô của Chăm Pa trong 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Trong khoảng thời gian này, các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, nay còn lại là tám ngôi tháp.
Qua các cuộc xung đột với Đại Việt, Champa mất dần các trấn phía bắc: Indrapura, Amaravati rồi đến năm 1471 thì chính Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm. Quân nhà Lê hạ được sau khi giao tranh đẫm máu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì quân Việt bắt sống hơn 30.000 người Chiêm, trong đó có vua Trà Toàn còn 40.000 lính Chiêm tử trận. Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang.
Mãi đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc mới ra lệnh xây dựng Thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Năm 1799 quân chúa Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là Thành Bình Định. Sang triều Gia Long năm 1816, nhà vua cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
Hiện nay dấu tích của vương triều Chăm Pa tại Vijaya còn lại là đôi sư tử bằng đá, chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14. Ngoài ra có ngôi Tháp Cánh Tiên, một trong các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.
Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn mấy ngoài tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn. Trong thành vẫn còn lối đi lát đá hoa cương, một thửa giếng vuông, tượng voi đá, và bên cửa hậu là gò Thập Tháp.
Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật. Kiến trúc tháp này được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139).
Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà (được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ); phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Khu vực Đồ Bàn nói chung còn giữ được nhiều di tíchliên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ.
Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh (năm 1800). Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó.
Hiện nay Phường Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành.
-----------------------
Niên biểu thành Đồ Bàn
Năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya (âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?) thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.
Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.
Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành, ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.
Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định.
Ngày nay, Thành Hoàng đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.
Cát Tiên
Thành cổ Đồ Bàn từ thời vương quốc Chămpa nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành Đô Bàn tọa lạc trên khu đất thuộc các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc.
Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000, cách nay đã trên 1000 năm. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.
Thành do vua nước Chiêm Thành là Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.
Theo Wikipedia, sau khi kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Lê Hoàn của Đại Cồ Việt tấn công và phá hủy năm 982. Triều đình Chăm Pa lánh nạn vào phương nam. Lưu Kế Tông, một vị tướng của Lê Hoàn đã ở lại và cai trị khu vực bắc Chăm từ Quảng Bình vào Quảng Nam ngày nay.
Ở phía nam, người Chăm đã tôn một vị lãnh đạo của mình lên ngôi với tên hiệu là Harivarman II vào năm 988. Ông đã cho xây dựng Vijaya là quốc đô của mình. Sau cái chết của Lưu Kế Tông, người Việt rút lui khỏi vùng đất phía bắc, Harivarman II đã lấy lại và dời đô và kinh đô cũ Indrapura, tuy nhiên tới khoảng năm 999 vị vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã vĩnh viễn dời đô về Vijaya. Việc dời đô về Vijaya được Tống sử ghi lại khi đoàn sứ thần của Chăm Pa tới nhà Tống (Trung Quốc) vào năm 1005.
Trong 5 năm thế kỷ là kinh đô, Vijaya phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Người Khmer đã tấn công vào rất nhiều lần, có những thời gian Vijaya chịu sự cai trị của Chân Lạp từ 1145-1149 và 1190-1192. Xiêm La dưới thời vương triều Sukhothai cũng góp phần vào trận chiến năm 1313 nhưng sau đó đã rút lui bởi sự can thiệp của nhà Trần (Đại Việt), Nguyên Mông tấn công Vijaya và năm 1283. Nhưng nhiều nhất vẫn là các cuộc tấn công từ các vương triều Đại Việt, các thống kê cho thấy Vijaya bị tấn công từ Đại Việt vào các năm 1044, 1069, 1074 (nhà Lý), 1252, 1312, 1377 (nhà Trần), 1403 (nhà Hồ), 1446, 1471 (nhà Lê). Trận chiến tại thành Vijaya vào năm 1471 với quân đội nhà Lê (Đại Việt) cũng chấm dứt sự tồn tại sau 5 thế kỷ là quốc đô của Vijaya, Chăm Pa mất hoàn toàn miền bắc vào Đại Việt và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông.
Thành Đồ Bàn bị phế bỏ kể từ năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông mang đại binh vào đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn và cả châu Vijaya, sau khi đổi thành phủ Hoài Nhơn, trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên.
Theo sách “Đồ Bàn Ký” của Nguyễn Văn Hiển thì: “Thành Xà bàn hình vuông xây bằng gạch, mở bốn cửa, chu vi hơn mười dặm”. Sách “Thiên Nam Tứ chí lộ đồ” vào thời Lê thì ghi: “Xã Phú Đa xưa có thành gạch gọi là thành Đồ Bàn, hình vuông, mỗi bề dài một dặm, mở bốn cửa, trong đó, có điện, có tháp, Điện đã bị sụp đổ, tháp còn 12 tòa tục gọi là tháp Con gái…”
Năm 1776, Nguyễn Nhạc ( anh em nhà Tây Sơn) cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân. Sách “Lê Quý Dật sử” có chép: “Nhân đất cũ của Chiêm Thành, Nguyễn Nhạc cho sửa đắp lại thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở cung điện”.
Đến năm 1778, thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế và giữ vai trò Đại bản doanh của Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.
Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, xuất phát từ thành Hoàng Đế vượt biển vào Giả Định đánh tan 5 vạn quân Xiêm, lập nên chiến công vang dội ở Rạch Gầm-Xoài Mút, giữa năm 1786, quân Tây Sơn cũng dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, từ thành Hoàng đế tiến ra Bắc Hà lật đổ chế độ chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất quốc gia. Từ năm 1786 đến năm 1793, thành Hoàng đế là kinh đô của chính quyền trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đứng về phương diện lịch sử, thành Hoàng đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó lại là một kiến trúc quân sự quan trọng gắn liền với quá trình phát triển thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn đầu. Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng đế gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.
Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, hình chữ nhật nhưng các cạnh uốn lượn, không thẳng, chu vi đo được 7400m. Hiện nay, quốc lộ 1A chạy qua góc đông bắc của thành ngoại và đường xe lửa thì cắt qua góc tây bắc và cạnh nam của thành. Thành mở 5 cửa, cạnh nam mở hai cửa là cửa Vệ hay cửa Nam và cửa Tân Khai. Ba cạnh đông, tây, bắc thì mở ba cửa đông, tây và bắc. Thành ngoại đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài bó đá ong.
Thành nội có tên là Hoàng thành, được xây chếch về hướng tây nam của thành ngoại và hầu như đã bị san phẳng hoàn toàn. Thành nội cũng hình chữ nhật, chu vi đo được 1600m. Hai cạnh đông và tây, mỗi cạnh dài 430m, hai cạnh bắc và nam, mỗi cạnh dài 370m. Thành nội cũng đắp bằng đất, bên ngoài và bên trong bó bằng đá ong, chân thành rộng từ 7-9m. Thành nội mở ba cửa: Cửa Tiền hay cửa Nam ở chính giữa cạnh nam nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành nội.
Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, hình chữ nhật, chu vi đo được gần 600m. Thành chỉ mở một cửa phía nam, rộng chừng 15m, gọi là cửa Nam Lâu hay cửa Quyển Bồng. Theo “Đồ Bàn Thành ký” của Nguyễn Văn Hiển thì thành Hoàng đế được xây dựng trên nền đất cũ của thành Đồ bàn và chỉ mở rộng về phía đông, kéo dài chu vi đến 15 dặm.
Năm 1793, Nguyễn Nhạc mất, thành Hoàng đế đổi tên là thành Quy Nhơn, lệ thuộc vào kinh đô Phú Xuân. Năm 1799, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành Bình Định. Năm 1823, Gia Long phế bỏ thành Bình Định, cho chuyển ly sở về thôn Kim Châu và thôn An Ngãi, cách đó chừng 4km về phía nam (nay là thị trấn Bình Định, huyện lỵ huyện An Nhơn). Thành Bình Định hoang phế và bị hủy hoại theo thời gian.
Thành cổ Đồ Bàn hay thành Bình Định từ ấy đến nay chỉ còn trơ một dãy gò sỏi đá cùng ngọn tháp Chàm Cánh Tiên ngạo nghễ với nắng mưa. Theo nhà khảo cổ Parmentrir, thì đó là trung tâm thành Đồ Bàn thuở xa xưa. Đó đây lác đác vài cây cổ thụ dáng dấp mệt mỏi u buồn cùng những bụi cây gai xương xẩu. Những ao nước như Ao Liệt, Bàu Vệ, Bàu Nóc… là những nét chấm phá, điểm tô cho toàn cảnh bức tranh Đồ Bàn ngày nay
Ở trong khu cổ thành, những kiến trúc còn lại hầu hết đều thuộc đời nhà Nguyễn Gia Long. Đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đền chỉ thu hẹp thành một tiểu đình mỗi cạnh 2m20, là di tích lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu mình. Trong Tử Cấm Thành hiện còn giữ 5 con nghê đá và hai con voi đá, là những di vật quý báu của nghệ thuật Chămpa còn sót lại.
Thành Đồ bàn cũng thôi không nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê…
(Điêu Tàn - Chế lan Viên)
Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể tìm lại hình ảnh thời xa xưa.
Thành cổ Đồ bàn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và trở thành nơi tham quan du lịch và nghiên cứu đầy hấp dẫn của tình Bình Định.
----------------------
Đặc điểm nổi bật
Vijaya nằm tại vị trí mà hiện nay là xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách quốc lộ 1A khoảng 2 km, toàn thể kinh thành nằm trên một vùng đất cao so với các cánh đồng xung quanh
Theo ghi chép trong Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Đoan, viên thông ngôn của Trịnh Hòa (người nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya khoảng năm 1413 thì kinh đô Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả như sau:
Đi theo hướng tây nam một trăm lý thì sẽ tới kinh thành nơi nhà vua ngự, người ngoại quốc gọi là "Chiêm Thành". Kinh thành có lũy bằng đá bao quanh, ra vào qua bốn cổng, có lính canh gác. Điện vua thì cao và rộng, phần mái ở trên lợp ngói nhỏ hình thuẫn; bốn bức tường bao quanh có đắp trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, chạm trổ hình thù dã thú và cầm súc. Nhà cửa dân cư trong thành lợp mái tranh, chiều cao mái hiên (tính từ mặt đất) không quá ba "ch’ih", ra vào phải khom lưng cúi đầu, ai cao quá thì thật là bực mình.
Vijaya là kinh đô của Chăm Pa trong 5 thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Trong khoảng thời gian này, các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, nay còn lại là tám ngôi tháp.
Qua các cuộc xung đột với Đại Việt, Champa mất dần các trấn phía bắc: Indrapura, Amaravati rồi đến năm 1471 thì chính Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm. Quân nhà Lê hạ được sau khi giao tranh đẫm máu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì quân Việt bắt sống hơn 30.000 người Chiêm, trong đó có vua Trà Toàn còn 40.000 lính Chiêm tử trận. Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang.
Mãi đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc mới ra lệnh xây dựng Thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Năm 1799 quân chúa Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là Thành Bình Định. Sang triều Gia Long năm 1816, nhà vua cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
Hiện nay dấu tích của vương triều Chăm Pa tại Vijaya còn lại là đôi sư tử bằng đá, chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14. Ngoài ra có ngôi Tháp Cánh Tiên, một trong các phong cách nghệ thuật các tháp Chăm.
Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn mấy ngoài tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn. Trong thành vẫn còn lối đi lát đá hoa cương, một thửa giếng vuông, tượng voi đá, và bên cửa hậu là gò Thập Tháp.
Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật. Kiến trúc tháp này được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139).
Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà (được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ); phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Khu vực Đồ Bàn nói chung còn giữ được nhiều di tíchliên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ.
Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh (năm 1800). Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó.
Hiện nay Phường Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành.
-----------------------
Niên biểu thành Đồ Bàn
Năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya (âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?) thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.
Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.
Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế nhà Tây Sơn, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành, ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.
Năm 1799, thành bị quân Nguyễn Ánh chiếm, đổi gọi là thành Bình Định.
Ngày nay, Thành Hoàng đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học.