Tất cả đều là do nhân duyên, cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt, nhân này quả nọ mà tạo thành. Vì sự tồn tại là do nhân duyên cho nên mọi sự vật không có tự thể, không có tự tánh nghĩa là tất cả đều là vô ngã. Nhân duyên tụ hội gọi là sinh, nhân duyên ly tán, gọi là diệt. Tuy nhiên, diệt không phải là mất hẳn bởi vì khi nhân duyên mới hội tụ thì nó sẽ phát sinh và cứ thế từ nhân sinh cho đến các vật thể trên thế gian này sinh rồi diệt và diệt rồi sinh trở lại vô cùng vô tận.LadyR đã viết: 18:28, 29/01/24 Vâng.. hình như điểm này bên Phật giáo cũng sử dụng như “bằng chứng” vật lý của sự “vô ngã” thì phảiNhưng từ hồi nghe những luận điểm này lần đầu.. em cũng vẫn hơi nghi hoặc về sự "vô ngã"...........
Vì sao ư? Nếu thật sự "vô ngã" tồn tại.. thì đáng nhẽ ra.. khi 1 người chết đi.. tất cả mọi thứ của người đó đều phải tan ra, hoà vào 1 với Vũ trụ, hok còn lại gì hết... Và từ mớ hỗn độn trong Vũ trụ đó sẽ lại hình thành 1 con người mới, 1 bào thai mới.. hok có chút gì liên quan đến người đã chết... Còn lại cái thân thể và thói quen, tính cách.. mọi thứ đi kèm.. "bản ngã" muh chúng ta tưởng là "cái tôi" đó có thể là "ảo tưởng".. đúng...
Con người do ngũ uẩn ( thân tâm ) vô thường này tạo nên cái tôi giả giống như vỏ bong bóng nước khi ngũ uẩn diệt bong bóng nổ tan thì phần không khí bên trong sẽ hoà vào vũ trụ ( bản chất vô ngã ) .
Khi còn sống Thân này do tứ đại hoả thuỷ thổ khí tạo nên kết nối với tứ đại bên ngoài ( không khí, nước , hơi nóng, thức ăn trong cơ thể và bên ngoài cơ thể ) còn Tâm thức này khởi/ diệt cũng từ duyên do các Pháp vô thường, vô ngã ( lục trần, lục căn, năm triền cái , ...)
Ví như người hái trộm xoài của kẻ khác. Chủ vườn xoài bắt được quả tang đem đến đầu cáo với Đại vương, yêu cầu Đại vương xử trị. Trước mặt Đại vương bị cáo cãi rằng : ”Tôi không hái xoài của anh ấy. Cây xoài của anh ấy trồng hồi trước là cây mầm tí xíu. Còn những trái xoài mà tôi hái bây giờ nằm trên một cành cây to lớn sum sê. Thế thì tôi đâu có ăn trộm”.