Đan Trì đã viết: 21:56, 19/07/24
Ngày mười ba tháng mười một, Khang Hy năm thứ sáu mươi mốt, một đời hùng chủ Khang Hy đại đế bị bệnh và tạ thế ở Sướng Xuân Viên. Người để lại cả một giang sơn bao la và cũng để lại một vấn đề lớn lao: “Ai là người kế thừa? Lúc còn sống, Người chưa hề nói cho rõ ràng.
.
Khang Hy mắc một bệnh muôn thuở của các Hoàng Đế sống lâu, đó là quá luyến tiếc quyền lực không chịu rời. Thế nên Khang Hy ngày đêm lo sợ có người sẽ đoạt quyền mình bất cứ lúc nào. Ông trở nên hay bất an, lo lắng. Người đầu tiên chịu thiệt vì những suy nghĩ đó của Khang Hy không ai khác là Thái Tử Dận Nhưng.
Khang Hy tự ảo tưởng Thái Tử thiếu kiên nhẫn, dò la thám thính mình, muốn cướp ngôi sớm. Khang Hy phế Thái Tử với một tội trạng không rõ ràng.
.
Người thứ 2 chịu trận, đó là Bát A Ca Dận Tự. Khang Hy vẽ nên màn kịch tiến cử Tân Thái Tử. Nhưng ông không ngờ phe cánh Bát Gia Đảng quá mạnh, các quan trên dưới ủng hộ quá nhiều. Mới chỉ là Bối Lặc còn như vậy, nếu thành Thái Tử thì còn thế nào nữa. Dận Tự bị Khang Hy đè nén không ngóc đầu dậy được.
.
Chỉ có Tứ A Ca Dận Chân, ngày đêm cần mẫn chăm chỉ làm việc, không kết bè đảng, giấu mình rất kĩ. Cuối cùng trở thành người được lựa chọn.
.
Một trong những nguyên nhân quan trọng Khang Hy quyết lựa chọn Dận Chân, do cuối đời Khang Hy không còn sáng suốt, tham nhũng tràn lan, quan lại quý tộc cậy công, cần một vị vua kế vị nghiêm minh chăm chỉ để vực lại đất nước.
.
Nếu Khang Hy chết sớm, Dận Nhưng nhẹ nhàng lên ngôi không gặp cản trở.
Nếu Khang Hy vẫn giữ được quốc gia thịnh vượng. Có khi Thập Tứ A Ca Dận Đề được chọn.
Nếu Khang Hy giữ quốc gia không tham nhũng và không đối xử bất công, Bát A Ca đã có cơ hội.
.
Nhưng tiếc rằng Khang Hy cũng chỉ là con người chứ không phải thánh. Không tránh khỏi những sai lầm tệ hại lúc cuối đời. Tham quyền cố vị, ham xu nịnh, nể nang công thần, hoang dâm, nghi ngờ các con. Nếu không có Ung Chính cực khổ 12 năm, thì chắc cũng không có cái gọi là Khang Càn Thịnh Thế.
Tác giả bài viết này chẳng tìm hiểu rõ lịch sử. Viết như bị khùng.
Khang Hy là 1 hoàng đế rất tài giỏi. Đặc biệt, ông rất giỏi bói toán. Ông chọn người kế ngôi không những qua tích cách mà còn kết hợp luôn lá số để chắc chắn đây mới là người có chân mạng đế vương. Ở đâu ra dọn người kế vị theo tiêu chí diệt tham nhũng.
Ông không những chọn vua từ đời con mà tới luôn đời cháu.
Bát tự cháu nội Khang Hy, vua Càn Long đây.
Tân Mão, Đinh Dậu, Canh Ngọ, Bính Tý
Cả đời Khang Hi Đế gặp rất nhiều người, ông nhận thấy Hoàng tôn Hoằng Lịch nổi bật hơn tất cả mọi người. Khi về cung, liền cho lão thái giám đến phủ Dận Chân để lấy bát tự sinh thân của Hoằng Lịch. Sau khi tự mình nghiên cứu, ông thấy rằng đây là số mệnh “Chủ đại phú quý”. Trong cung của Khang Hi có một vị tướng sĩ ngự dụng, có biệt danh là “La Hạt Tử”. Khang Hi Đế quyết định để cho La Hạt Tử xem bát tự của Hoằng Lịch để xác nhận phán đoán của mình.
Để có được câu trả lời chính xác, Khang Hi Đế không tiết lộ chủ nhân bát tự là ai. Khi La Hạt Tử mở tờ giấy mà Khang Hi Đế đưa có ghi : “Tân Mão Đinh Dậu Canh Ngọ Bính Tý”, liền hỏi Khang Hi Đế chủ nhân của bát tự này là nam hay nữ. Khang Hi Đế liền hỏi: “Nam thì sao, nữ thì sao? Trẫm không thể tiết lộ”. La Hạt Tử đương nhiên hiểu ý của Khang Hi Đế, liền nói thẳng: Nếu là nữ, Tý Ngọ, Mão Dậu là tứ trụ đào hoa, địa chi niên thương là Mão, gặp địa thời thượng là Tý tạo nên Hàm Trì, sát phạm đào hoa, cái này gọi là Thiên dã đào hoa. Nếu là nam, Tý Sửu tương xung, Mão Dậu tương xung, niên trụ Tâm Mão Kim Khắc Mộc, nguyệt trụ Đinh Dậu Hỏa Khắc Kim, nhật trụ Bính Tử Thủy Khắc Hỏa. Đây là điều hiếm gặp, là tướng đại quý. Người này thọ nguyên dồi dào, con cháu đông đúc”