KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
TLY TLY
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 451
Tham gia: 18:08, 04/05/17

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi TLY TLY »

thangngan đã viết: 10:48, 17/07/17
TLY TLY đã viết: 19:49, 16/07/17 Chú ơi. cháu đang muốn học môn này. chú cho cháu vài lời khuyên với ạ. đầu tiên nên mua sách gì về đọc trước ạ. sắp tới có lớp tứ trụ nào cho ng mới học k ạ?
Cháu cảm ơn chú nhiều ạ!
Để dễ đọc thì mua sách : Dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa.
Đầu tiên hãy đọc kỹ kiến thức căn bản, đừng để ý tới các ví dụ luận đoán vội nhé. Sách này về lý luận cơ bản thì tốt, dễ đọc. Nhưng có một số ví dụ không khớp (có thể do nhiều lý do) nên bị nhiều người chê.
Hội quán cũng chuẩn bị khai giảng lớp Tứ Trụ căn bản khóa mới rồi.
[/quote
vâng. cháu cảm ơn chú nhiều ạ. cháu mua về đọc mà có gì k hiểu nhờ chú giúp cháu với nhá. hội quán mở lớp ở hà nội này hả chú? cháu cũng mong vậy ạ 😊
Đầu trang

daothi123
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1239
Tham gia: 08:28, 12/08/14

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi daothi123 »

chào anh Thang ngan ,minh có đọc qua sách dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa ,sau đó lên diễn đàn thì thấy 1 số câu ,từ thường dùng trong tứ trụ nhưng chưa hiểu được vậy mong anh giải thích giúp những từ như :tàng ,thấu ,lộ ,phục ngâm ,và 1 số câu từ chuyên dụng khác nữa
ví dụ như "tài tàng ,quán thấu " nghĩa là gì ? hay là phục ngâm trụ ngày ...,hay là thượng quan kiến quan ...hay là thương quan thương tận ...vv .mình có thể xem chú giải ở đâu ,để hiểu cho rõ ạ .vì trong sách của thiệu vĩ hoa không có chú giải nên rất khó hiểu .
Đầu trang

thangngan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 332
Tham gia: 09:46, 06/02/12

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thangngan »

daothi123 đã viết: 13:13, 22/07/17 chào anh Thang ngan ,minh có đọc qua sách dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa ,sau đó lên diễn đàn thì thấy 1 số câu ,từ thường dùng trong tứ trụ nhưng chưa hiểu được vậy mong anh giải thích giúp những từ như :tàng ,thấu ,lộ ,phục ngâm ,và 1 số câu từ chuyên dụng khác nữa
ví dụ như "tài tàng ,quán thấu " nghĩa là gì ? hay là phục ngâm trụ ngày ...,hay là thượng quan kiến quan ...hay là thương quan thương tận ...vv .mình có thể xem chú giải ở đâu ,để hiểu cho rõ ạ .vì trong sách của thiệu vĩ hoa không có chú giải nên rất khó hiểu .
- Thấu , lộ đồng nghĩa: Xuất hiện trên thiên can.
- Tàng, ẩn: Nằm dưới địa chi.
- Phục ngâm: các trụ có can chi giống nhau(Kể cả tại nguyên trụ hay khi hành đại vận, lưu niên). Phục ngâm trụ ngày: Có trụ nào đó hoặc tuế vận cùng can chi với trụ ngày.
- Thương quan thương tận: Tứ trụ có thương quan nhưng không có quan hoặc nếu có cũng đã bị hợp hóa hết.
- Thương quan kiến quan: Hành vận thương quan gặp quan(Phải chú ý hỷ kỵ nhé, không phải tất cả thương quan kiến quan đều xấu).
Đầu trang

daothi123
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1239
Tham gia: 08:28, 12/08/14

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi daothi123 »

thangngan đã viết: 08:18, 27/07/17
daothi123 đã viết: 13:13, 22/07/17 chào anh Thang ngan ,minh có đọc qua sách dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa ,sau đó lên diễn đàn thì thấy 1 số câu ,từ thường dùng trong tứ trụ nhưng chưa hiểu được vậy mong anh giải thích giúp những từ như :tàng ,thấu ,lộ ,phục ngâm ,và 1 số câu từ chuyên dụng khác nữa
ví dụ như "tài tàng ,quán thấu " nghĩa là gì ? hay là phục ngâm trụ ngày ...,hay là thượng quan kiến quan ...hay là thương quan thương tận ...vv .mình có thể xem chú giải ở đâu ,để hiểu cho rõ ạ .vì trong sách của thiệu vĩ hoa không có chú giải nên rất khó hiểu .
- Thấu , lộ đồng nghĩa: Xuất hiện trên thiên can.
- Tàng, ẩn: Nằm dưới địa chi.
- Phục ngâm: các trụ có can chi giống nhau(Kể cả tại nguyên trụ hay khi hành đại vận, lưu niên). Phục ngâm trụ ngày: Có trụ nào đó hoặc tuế vận cùng can chi với trụ ngày.
- Thương quan thương tận: Tứ trụ có thương quan nhưng không có quan hoặc nếu có cũng đã bị hợp hóa hết.
- Thương quan kiến quan: Hành vận thương quan gặp quan(Phải chú ý hỷ kỵ nhé, không phải tất cả thương quan kiến quan đều xấu).
cảm ơn anh rất nhiều ,vd tứ trụ này :kỷ hợi -mậu thìn -tân mão - kỷ hợi ,thì ta có gọi là phục ngâm trụ năm hoặc phục ngâm trụ giờ không ạ (hay chỉ có trụ ngày mới gọi phục ngâm) câu hỏi hơi ngu ngơ mong anh thông cảm nha
Đầu trang

thangngan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 332
Tham gia: 09:46, 06/02/12

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thangngan »

Phục ngâm, phản ngâm được tính với tất cả các trụ, không chỉ trụ ngày.
Đầu trang

daothi123
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1239
Tham gia: 08:28, 12/08/14

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi daothi123 »

thangngan đã viết: 07:48, 28/07/17 Phục ngâm, phản ngâm được tính với tất cả các trụ, không chỉ trụ ngày.
vâng cảm ơn anh ,nhưng lại có thêm khái niệm mới cần tìm hiểu: phản ngâm,vậy phản ngâm là thế nào .?
Đầu trang

thangngan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 332
Tham gia: 09:46, 06/02/12

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thangngan »

Tứ trụ có 2 thiên khắc địa xung gọi là Phản ngâm.
Đầu trang

daothi123
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1239
Tham gia: 08:28, 12/08/14

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi daothi123 »

thangngan đã viết: 07:35, 29/07/17 Tứ trụ có 2 thiên khắc địa xung gọi là Phản ngâm.
vâng ạ ,cảm ơn sự nhiệt tình chỉ dẫn của anh
Đầu trang

thangngan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 332
Tham gia: 09:46, 06/02/12

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thangngan »

Phục ngâm báo hiệu thông tin tới đương số hoặc lục thân(Tùy từng trường hợp cụ thể), thường là thông tin không tốt
Đầu trang

thienatquynhan
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 14
Tham gia: 11:44, 07/12/19

Re: KHÁI QUÁT VỀ TỨ TRỤ

Gửi bài gửi bởi thienatquynhan »

thangngan đã viết: 16:29, 24/07/16 1- Sự ra đời và phát triển của môn Tứ Trụ:
- Mệnh lý học cổ đại Trung Quốc được bắt đầu từ rất xa xưa. Tới giai đoạn đời Đường Tứ Trụ mệnh học và Tử Vi đẩu số dần dần hưng khởi. Hai nhân vật có công lớn đặt nền móng cho lý luận Tứ Trụ là Lý Hư Trung và Từ Tử Bình. Ông tổ của tử vi đẩu số là Trương Quả Lão và Trần Đoàn.
- Môn Tứ trụ lấy thời gian sinh ( năm, tháng, ngày, giờ theo tiết khí) sắp xếp thành tứ trụ, mượn sinh khắc, chế hóa của âm dương ngũ hành dự đoán cát, hung, họa, phúc, giàu sang, nghèo hèn, bệnh nạn, hôn nhân gia đình của người đó.
- Tứ trụ học trước đây không phát triển rộng rãi như Tử vi đẩu số, vì môn này chủ yếu được truyền trong giới thượng lưu quan lại. Tới nay đã có rất nhiều tác phẩm kinh điển do những tác giả xuất thân danh giá, nổi tiếng nghiên cứu và biên soạn để đưa tứ trụ trở thành một môn mệnh lý đỉnh cao. Điển hình như: Lưu Bá Ôn công thần khai quốc triều Minh; Vạn Dục Anh tiến sỹ triều Minh; Trương Nam(Thần Phong) văn nhân đời Minh; Thẩm Hiếu Thiêm tiến sỹ đời Thanh; Trần Sách Am đại học sỹ nội các triều Thanh…
2- Tại sao lại xem Tứ trụ:
- Môn Tứ trụ hoàn toàn dựa trên cơ sở lý luận khoa học về âm dương, ngũ hành đã được trải nghiệm, kiểm nghiệm qua lịch sử hàng ngàn năm để dự đoán. Một trong những thành công mà mọi người có thể kiểm chứng và công nhận khi dùng âm dương, ngũ hành vào thực tế đó là ngành đông y áp dụng để chữa bệnh. Còn khi áp dụng âm dương, ngũ hành vào môn tứ trụ, ngoài việc luận đoán số mệnh, nó còn có ưu điểm nổi trội mà những môn khác không thể so bì được đó là cải mệnh, giúp đương số rước lành, lánh dữ, phát huy cơ hội may mắn, giảm thiểu rủi do.
- Con người khi sinh ra, thụ hưởng khí âm dương, ngũ hành của trời đất ở thời điểm đó, người ta gọi là MỆNH, trong quá trình từ khi sinh ra tới lúc khôn lớn, trưởng thành rồi chết đi người ta gọi đó là VẬN nên mới có câu là VẬN – MỆNH. MỆNH thì cố định, VẬN thì thay đổi. Một người nếu có âm dương hài hòa, ngũ hành cân bằng luân chuyển có tình thì đó là lý tưởng, cuộc đời sẽ tốt đẹp, thuận lợi. Nhưng để có một mệnh như vậy thì vô cùng hiếm thấy. Vậy muốn để cho vận mệnh trở về trạng thái tương đối cân bằng thì làm thế nào? Đó chính là từ vận mệnh của một đương số cụ thể người ta tìm ra một hành nào đó trong ngũ hành có tác dụng tương tác tốt nhất với các hành còn lại để đạt được mục đích đó. Hành đóng vai trò như vậy người ta gọi là DỤNG THẦN. Hành cũng có vai trò như vậy nhưng có tác dụng không lớn bằng DỤNG THẦN người ta gọi là HỶ THẦN.
- Một khâu quan trọng nhất trong dự đoán Tứ trụ đó là xác định được dụng thần. Người có Dụng thần đắc lực thường có cuộc sống Thanh bình-An Khang-Thịnh vượng hơn hẳn người không có nó. Do đó, người ta rất cần biết Dụng thần của mình là gì để sửa Mệnh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn!
Khi biết Dụng thần (Hoặc Hỷ thần) của Mệnh thì trong cuộc sống cần triệt để ứng dụng nó, như vậy trí ít cũng sẽ được sức khoẻ, an lành, nhiều thì gặp được quý nhân giúp đỡ, kinh doanh phát đạt, được phú được quý, giữ được tiền tài, thăng quan tiến chức hạn chế rủi do hoạn nạn ...
Ứng dụng dụng thần vào các việc như:
1- Đặt tên cho bé khi mới sinh.
2- Đặt tên, tạo Logo cửa hàng, công ty.
3- Định hướng nghề nghiệp, chọn đối tác cộng tác, dựng vợ gả chồng.
4- Lựa chọn: Phương hướng mở công ty, đặt phòng làm việc, phòng ngủ, trang trí đồ vật, màu sắc...
5- Tận dụng thời cơ phát triển tốt nhất, hạn chế rủi do tới mức thấp nhất.
Nếu làm trái Dụng thần thì sẽ ra sao?
Như trong kinh doanh nhẹ thì làm ăn khó khăn do gặp tiểu nhân cản trở, tai nạn mất mát ngoài ý muốn, nặng thì phá sản. Hay về quan trường thì cản trở thăng tiến, hay gặp thị phi …
Tóm lại, nếu có cơ hội, hãy xem Dụng thần (Hỷ thần) của mình là gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, nó luôn luôn hữu ích.
3- Có thực sự cải mệnh được không?
- Cho tới thời điểm này, không có bất cứ môn nào có thể làm được việc “Đổi trắng thành đen” cho một vận mệnh. Mọi người đều nên: “ Tận nhân lực, tri thiên mệnh”. Đó là phải nỗ lực hết mình và biết được vận mệnh của mình mà tiến lui đúng lúc để đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số người khi không nghiêm túc nhìn nhận về mệnh lý thường có tư tưởng: “Nó có số”. Đồng ý là có số, nhưng nếu ta biết cái số đó thì sẽ thế nào, có tác dụng gì không?
- Ví dụ: “Tri thiên mệnh”, ta biết tháng nào, năm nào sẽ hao tài, tốn của. Ở những năm tháng đó, ta sẽ không đầu tư lớn, không đầu tư mạo hiểm, mọi việc liên quan tới tiền bạc phải cân nhắc thật thận trọng hoặc dùng một số tiền trong khả năng của mình để làm việc thiện thì chắc chắn số tiền bị hao sẽ không lớn. Hoặc khi biết năm nào làm ăn thuận lợi, ta sẽ chuẩn bị nhân lực, vật lực để thực hiện một cách triệt để thì rõ ràng thành công sẽ cao hơn khi ta phó mặc cho số phận. Hoặc như mệnh của ta hợp với phương Bắc, kỵ với phương Nam thì khi mở cửa hàng, đi xin việc làm ta sẽ lấy làm cơ sở đó để lựa chọn thì chắc chắn sẽ thuận lợi. Mệnh của ta kỵ thổ, thì ta sẽ không tham gia vào thị trường bất động sản, mua bán nhà đất. Cũng chính vì không quan tâm hoặc phó mặc cho số phận mà trong cuộc sống đời thường đã xảy ra: Cùng một thời điểm, cùng một thị trường, cùng một mặt hàng mà có người phát đạt, người thua lỗ phá sản…

*) Tứ trụ mệnh lý học là một môn: Nhập môn thì dễ, nhưng để chuyên sâu vào thì rất khó. Nó đòi hỏi người học phải có sự nghiêm túc say mê, quyết tâm nghiên cứu. Muốn đạt được kết quả cao, những người mới học nên tìm cho mình một người có nhiều kinh nghiệm thực tế luận đoán bằng Tứ Trụ để hướng dẫn cách học, cách đọc, cách luận giải… Nếu tự mình mày mò đọc sách, sẽ tốn rất nhiều thời gian và có khi đi sai hướng mà không biết.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”