Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

Thân chào bạn hữu!

Gần đây tại hạ có luyện ra một môn cờ dựa trên Lạc Thư, gọi là cờ Dịch. Mục đích là để con cháu tại hạ chơi lúc rảnh rỗi, đồng thời, để tiện cho việc truyền dạy Dịch học cho con trẻ. Tại hạ có chia sẻ thông tin về môn cờ này ở báo https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong ... 86505.html

Tóm tắt cách chơi cờ Dịch:
+ Bàn cờ 9x9=81 điểm đặt quân, mỗi bên có một Cửu Cung giống như cờ tướng.
+ Mỗi bên cầm 9 quân, đại diện cho các số từ 1 đến 9; ban đầu, được bố trí trong Cửu Cung theo Lạc Thư.
+ Tất cả các quân cờ có thể di chuyển từ 1 đến 2 điểm theo 8 hướng; riêng quân 5 tượng trưng cho Vua chỉ được di chuyển trong Cửu Cung.
+ Phần thắng thuộc về người chơi nào di chuyển 1 hoặc 2 quân cờ của mình xếp thành hình chữ Nhất, hoặc hình chữ Thập với quân số 5 của đối phương theo nguyên tắc A - B = 5; trong đó A, B là giá trị các quân cờ.

Hy vọng bạn hữu quan tâm!
Đầu trang

thắng2016
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1582
Tham gia: 15:55, 04/04/16

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi thắng2016 »

MaiThienThu đã viết: 14:45, 26/12/17 Thân chào bạn hữu!

Gần đây tại hạ có luyện ra một môn cờ dựa trên Lạc Thư, gọi là cờ Dịch. Mục đích là để con cháu tại hạ chơi lúc rảnh rỗi, đồng thời, để tiện cho việc truyền dạy Dịch học cho con trẻ. Tại hạ có chia sẻ thông tin về môn cờ này ở báo https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong ... 86505.html

Tóm tắt cách chơi cờ Dịch:
+ Bàn cờ 9x9=81 điểm đặt quân, mỗi bên có một Cửu Cung giống như cờ tướng.
+ Mỗi bên cầm 9 quân, đại diện cho các số từ 1 đến 9; ban đầu, được bố trí trong Cửu Cung theo Lạc Thư.
+ Tất cả các quân cờ có thể di chuyển từ 1 đến 2 điểm theo 8 hướng; riêng quân 5 tượng trưng cho Vua chỉ được di chuyển trong Cửu Cung.
+ Phần thắng thuộc về người chơi nào di chuyển 1 hoặc 2 quân cờ của mình xếp thành hình chữ Nhất, hoặc hình chữ Thập với quân số 5 của đối phương theo nguyên tắc A - B = 5; trong đó A, B là giá trị các quân cờ.

Hy vọng bạn hữu quan tâm!
Tôi thì cũng thích đánh cờ tướng mà không giỏi. Nay bạn lại kết hợp kinh dịch thành cờ như này rất hay và sáng tạo.
Mong bạn phát triển hơn nữa để đến được với đông đảo nhiều người.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

thắng2016 đã viết: 19:30, 26/12/17 Tôi thì cũng thích đánh cờ tướng mà không giỏi. Nay bạn lại kết hợp kinh dịch thành cờ như này rất hay và sáng tạo.
Mong bạn phát triển hơn nữa để đến được với đông đảo nhiều người.
Tiền bối thắng2016 động viên, vãn bối cảm kích vô cùng. Suy cho cùng, tất cả cũng vì tình yêu dành cho Dịch học. Mong một ngày không xa, Dịch học sẽ trở lại với đúng vị trí mà nó thuộc về.
Đầu trang

thắng2016
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1582
Tham gia: 15:55, 04/04/16

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi thắng2016 »

MaiThienThu đã viết: 22:29, 26/12/17
thắng2016 đã viết: 19:30, 26/12/17 Tôi thì cũng thích đánh cờ tướng mà không giỏi. Nay bạn lại kết hợp kinh dịch thành cờ như này rất hay và sáng tạo.
Mong bạn phát triển hơn nữa để đến được với đông đảo nhiều người.
Tiền bối thắng2016 động viên, vãn bối cảm kích vô cùng. Suy cho cùng, tất cả cũng vì tình yêu dành cho Dịch học. Mong một ngày không xa, Dịch học sẽ trở lại với đúng vị trí mà nó thuộc về.
Tiền bối thì tôi không dám nhận. Nhiều người còn giỏi hơn tôi rất nhiều. Tôi chỉ đem những điều mình biết đến mọi người thôi. Thấy bạn ham mê dịch lý lại sáng tạo ra cờ dịch rất hay và bổ ích. Hi vọng một ngày không xa trò chơi của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

thắng2016 đã viết: 22:55, 26/12/17 Tiền bối thì tôi không dám nhận. Nhiều người còn giỏi hơn tôi rất nhiều. Tôi chỉ đem những điều mình biết đến mọi người thôi. Thấy bạn ham mê dịch lý lại sáng tạo ra cờ dịch rất hay và bổ ích. Hi vọng một ngày không xa trò chơi của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Cảm ơn bác rất nhiều :)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

[CÁCH CHƠI & CHIẾN THUẬT CƠ BẢN]

- Mỗi bên cầm 9 quân cờ, tượng trưng cho 9 hành tinh
+ Trái Đất số 5
+ Mặt Trời số lẻ: số 1, số 3, số 7, số 9
+ Mặt Trăng số chẵn: số 2, số 4, số 6, số 8

- Cách di chuyển: Mỗi hành tinh có thể di chuyển theo cả 8 hướng, 1 hoặc 2 điểm. Riêng Trái Đất chỉ có thể di chuyển trong cái ô vuông có 2 đường chéo.

- Cách thắng cờ: Người nào dịch chuyển Mặt Trời – Mặt Trăng của mình xếp thẳng hàng với Trái Đất của đối phương, hoặc tạo thành hai đường thẳng vuông góc đi qua Trái Đất của đối phương thì dành chiến thắng.
+ Mặt Trời – Mặt Trăng phải đi theo cặp, cụ thể, hiệu của Mặt Trời với Mặt Trăng phải bằng Trái Đất. Ví dụ, Mặt Trời số 1 phải đi kèm với Mặt Trăng số 6.
+ Khi 3 hành tinh thẳng hàng, phải cách đều nhau và không có hành tinh khác xen vào giữa.
+ Khi 3 hành tinh tạo thành hai đường thẳng vuông góc, Mặt Trời – Mặt Trăng phải cách đều Trái Đất, không có hành tinh khác xen vào giữa.
+ Không nhất thiết cả Mặt Trời – Mặt Trăng phải là của bên mình, có thể tận dụng một Mặt Trời/Mặt Trăng của đối phương.

- Chiến thuật cơ bản: dùng 2 cặp Mặt Trời – Mặt Trăng để tấn công, 2 cặp còn lại dùng để phòng thủ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
namkeotn
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 897
Tham gia: 01:34, 15/08/11
Đến từ: Ngoạ Long

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi namkeotn »

Dù sao cũng chúc mừng bác đã nghĩ ra môn bổ ìch
Minh đã cài đặt và choi tuy nhiên vẫn chua hiểu dc ý nghĩa xâu xa của nó,
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

namkeotn đã viết: 14:17, 17/01/18 Dù sao cũng chúc mừng bác đã nghĩ ra môn bổ ìch
Minh đã cài đặt và choi tuy nhiên vẫn chua hiểu dc ý nghĩa xâu xa của nó,
Cảm ơn bác đã ủng hộ. Để thực tiễn, trước mắt, bác hãy coi như đó là một thú vui cho những người yêu thích lý số. Lúc rỗi rãi, mang cờ ra làm vài bước, nhâm nhi tách trà, thật là thư thái. Ngày tháng trôi qua, duyên số tích đủ, tâm ắt sẽ có giác ngộ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

Vào cuối năm Kỷ Hợi, việc bãi cọc gần nghìn năm tuổi mới phát lộ tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận. Bãi cọc cổ này là chứng tích trong chiến thắng quân Nguyên Mông của nhà Trần trên sông Bạch Đằng, chiến thắng vẻ vang đã đặt dấu chấm hết cho ý định xâm chiếm nước ta của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, gắn liền với tên tuổi của vị danh tướng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Sinh thời, Trần Hưng Đạo sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên là "Vạn Kiếp tông bí truyền thư". Tới giờ, cuốn binh thư này được cho là đã thất truyền. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư.

Tại hạ, khi thu thập học thuật trong dân gian, đã may mắn có được dấu vết liên quan đến câu "thị dĩ ngũ hành tương ứng" trong lời đề tựa. Đó là một trận pháp cổ xưa của tộc Việt được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đưa vào Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Trận pháp này xuất phát từ cuốn sách ước của thánh Tản, là cách vận dụng tài tình các điều kiện địa lý tự nhiên có sẵn để tạo ra ưu thế vượt trội trong chiến trận, được gọi là Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp.

Tại hạ muốn đem trận pháp này truyền bá rộng rãi, nhưng lại nhớ đến lời nhắn nhủ của Hưng Đạo Vương được ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư:
"Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó."

Gần đây, có một bạn trẻ tên là Nguyễn Văn Thiên đã lấy cảm hứng từ âm dương ngũ hành và các vì sao trong vũ trụ mà sáng tạo ra một môn cờ, gọi là cờ Ngũ Hành.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thành_viên:Cờ_ngũ_hành
Tại hạ bèn nảy sinh ý tưởng mượn hình hài của môn cờ này, tạo ra một phiên bản cờ Dịch khác để truyền lại sự tinh diệu của Tản Viên Sơn Ngũ Hành Trận Pháp.

Hình ảnh

Bàn cờ 5x5 với 25 ô đặt quân. Hai bên Đen-Trắng, mỗi bên cầm 5 quân: Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim.
Luật đi quân
Tất cả các quân đều có cách đi giống như nhau, đi từng bước một trên tất cả các hướng khi không bị cản đường.
Luật khắc
A khắc B = A áp chế B
Khi quân A khắc quân B, quân A sẽ chiếm lấy vị trí quân B bằng cách chồng lên quân B, làm quân B tạm thời biến mất khỏi bàn cờ, không thể tham gia vào trận đấu. Quân B được quay lại trận đấu chỉ khi không còn quân nào chồng lên. Tại cùng một vị trí, có thể có nhiều quân chồng lên nhau (A khắc B khắc C khắc D ...). Luật khắc được áp dụng giữa những quân ngũ hành khác bên và cả giữa những quân ngũ hành cùng bên.
Luật sinh
A sinh B = A giúp đỡ B
Tập hợp những ô xung quanh quân A trong phạm vi một bước đi (tối đa 8 ô) gọi là vùng sinh của quân A. Quân B nằm trong vùng sinh của quân A thì có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào khác trong vùng sinh, với điều kiện vị trí đó là ô trống hoặc đặt quân C bị quân B khắc. Luật sinh được áp dụng giữa những quân ngũ hành khác bên và cả giữa những quân ngũ hành cùng bên.
Luật thắng
Bên nào có quân đi hết bàn cờ trước thì giành chiến thắng.

Phiên bản này cũng giống như cờ Dịch, từ đầu trận đến cuối trận, không có quân cờ nào bị loại ra khỏi bàn cờ, người chơi chỉ cần thay đổi vị trí các quân cờ để xoay chuyển cục diện. Nếu cờ Dịch phỏng theo Cửu Cung Lạc Thư, thì phiên bản này phỏng theo Ngũ Hành Hà Đồ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
MaiThienThu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 116
Tham gia: 14:17, 26/12/17

Re: Dạy Dịch lý cho trẻ qua việc chơi cờ

Gửi bài gửi bởi MaiThienThu »

Tại hạ, gần đây, trong lúc suy ngẫm về Ngũ Hành Hà Đồ, nảy ra ý tưởng kết hợp phiên bản cờ Ngũ Hành 7x7 của tác giả Nguyễn Văn Thiên với phiên bản 5x5 ở trên để tạo ra một phiên bản cờ Ngũ Hành hết sức thú vị.

Hình ảnh

Bàn cờ 7x7 với 49 ô đặt quân. Mỗi bên có một tòa thành do 15 ô hợp thành. Phần còn lại của bàn cờ gọi là dã (野). Mỗi tòa thành được dựng theo mô hình tam trùng thành quách, gồm 3 lớp thành với 3 đường viền đậm tượng trưng cho 3 bức tường thành. Lớp thành ngoài cùng được tạo bởi 9 ô, gọi là La thành hay Kinh Thành, là nơi dành cho dân. Lớp thành ở giữa được tạo bởi 5 ô, gọi là Hoàng thành, là nơi dành cho quan. Lớp thành trong cùng được tạo bởi 1 ô, gọi là Tử Cấm thành, là nơi dành cho vua.

Mỗi bên cầm 11 quân: 1 quân Ngũ, 2 quân Thủy, 2 quân Mộc, 2 quân Hỏa, 2 quân Thổ, 2 quân Kim. Quân Ngũ tượng trưng cho vua, 10 quân còn lại tượng trưng cho thần dân. Lúc bắt đầu, quân Ngũ được đặt trong Tử Cấm thành, 5 quân ngũ hành được đặt trong Hoàng thành, 5 quân ngũ hành được đặt trong Kinh thành. Các quân ngũ hành trong cùng một vòng thành được sắp xếp theo Ngũ hành Tương sinh thuận chiều kim đồng hồ, cách đều nhau. Quân ngũ hành ở vòng ngoài được sắp xếp để sinh quân ngũ hành ở vòng trong (dân sinh quan).

Luật đi quân
Tất cả các quân đều có cách đi giống như nhau, đi từng bước một trên tất cả các hướng khi không bị cản đường. Riêng quân Ngũ (vua) chỉ có thể di chuyển trong phạm vi tòa thành bên mình.
Luật khắc
Khi quân A và quân B không cùng bên, quân A khắc quân B, thì quân A được phép bắt (ăn) quân B.
Luật sinh
Tập hợp những ô xung quanh quân A trong phạm vi một bước đi (tối đa 8 ô) gọi là vùng sinh của quân A. Khi quân A và quân B cùng bên, quân A sinh quân B, quân B nằm trong vùng sinh của quân A, thì quân B có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào khác trong vùng sinh của quân A, với điều kiện vị trí đó là ô trống hoặc đặt quân C mà quân B bắt được.

* Quân Ngũ được tất cả quân ngũ hành của bên mình sinh, và bị tất cả quân ngũ hành của đối phương khắc. Tuy nhiên, quân Ngũ không thể sinh bất kỳ quân ngũ hành nào của bên mình và khắc bất kỳ quân ngũ hành nào của đối phương.

Luật thắng
Bên nào chiếu bí hoặc bắt được vua của đối phương thì giành chiến thắng.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”