Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

thanhhương78 đã viết: 11:47, 03/03/18
NeBoTat đã viết: 09:59, 03/03/18
haiphong2233 đã viết: 15:51, 02/03/18

chăc TK viết nhầm Tân Dậu thành Tân Sửu
Nếu chỉ xét riêng 2 trụ Mậu Thìn - Tân Dậu thì mình luận địa chi hợp kim cục.
Nếu trong trụ ở trên, vào vận tân dậu thì dậu hợp thìn thành thổ cục do thổ trong trụ cường vượng không chịu ngả về phía kim. Tất nhiên dậu không biến thành thổ mà vẫn là kim, chỉ là khí thổ được tăng lên mạnh hơn. Không biết la có đúng không?
Tân Dậu - Mậu Thìn mình luận hoá kim. Tân dẫn Dậu - Thìn hoá.
thanhhương78 đã viết: 20:09, 02/03/18 Tôi có 2 bát tự : Bát tự 1 : Nhâm dần / bính ngọ / canh tý / mậu dần . Bát tự 2 : Quý dậu / bính thìn / tân tỵ / ất mùi . Bát tự 1: Người này làm công chức , hiện rất giàu có, sở hữu nhiều bất động sản. Bát tự 2: Tuy có học hành nhưng hỗn láo với cha mẹ , đi làm thì bị chèn ép , bị người ngoài ghét . Tính cách kiêu ngạo , coi mọi người không ai bằng mình vì vậy làm gì cũng hỏng . Mọi người nhìn qua bát tự 1 có vẻ không đẹp bằng bát tự 2 nhưng người này tự lập từ nhỏ và rất thành công. Tuy 2 bát tự có độ tuổi chênh lệch nhưng bát tự số 2 thực tế là mẫu người ngang ngược coi trời bằng vung, nên tôi đoán thực tế nvậy rất khó thàh công. Vì vậy có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới số mệnh .
Cho hỏi 2 bát tự phía trên làm nam hay nữ. Bác có thể cho biết luận làm sao mà bát tự 2 có vẻ tốt hơn bát tự 1 không?

Ngoài lề 1 chút, nick ThanhHuong nghe quen quen, không biết bác có phải học trò cụ Hà Uyên?
Minh linh đã viết: 22:39, 02/03/18 Dạ vâng không sao đâu anh.em cảm ơn anh nhiều :)
Không có gì :)
Bát tự số 1 : Thân không có gốc , hỏa cục thấu bính nên hỏa vượng thân kim nhược nhưng không tòng được vì vẫn còn đó can mậu được lệnh. Tứ trụ vừa có thủy lại vừa có thổ xuất can . Theo quan điểm của tôi tứ trụ không đẹp . Tứ trụ số 2 có vẻ hướng về kim thủy nên có học vấn tốt . Nếu theo con đường học vấn thì vẫn có thành tựu nhưng theo con đường quan trường thì k thuận lợi. Sau khi tiếp xúc với 2 người thì bát tự số 1 rất thành đạt và giàu có, bát tự số 2 thì tuy có trình độ học vấn nhưng rất kiêu ngạo và khinh người, giao tiếp không tốt, theo đánh giá của tôi thì người số 2 rất khó thành công . Hai bát tự này người số 1 là có họ xa với tôi , người thứ 2 là con trai của 1 người bạn tôi , giờ sinh chính xác , theo ý kiến của bác thì sẽ luận thế nào cho 2 trường hợp trên .
Mình luận khác bác 1 chút, bác xem rồi nhận xét chút. Giả sử đều là nam:

Càn 1: Nhâm Dần - Bính Ngọ - Canh Tý - Mậu Dần

Canh kim sinh tháng Ngọ thấu Bính, vốn là thất tiết. Bát tự Dần - Ngọ - Dần thì hoả căn trọng. Tý - Ngọ xung, hoả nắm lệnh nên thuỷ bại, tức Tý bị xung tán, đồng thời thuỷ - hoả tương tranh kim tao ương, tức kim cũng tuỳ theo Tý mà tổn. Bát tự thấu Nhâm thông căn Tý vào tháng Ngọ là thất lệnh, nay Tý bị xung tán tức Nhâm bị bạt căn, lại toạ Dần tiết khí, chứng tỏ Nhâm không chế nổi hoả căn trọng. Bát tự may thấu Mậu trát căn tại Dần - Ngọ - Dần, cũng là căn trọng, lại tháng Ngọ thì Mậu đắc tiết nên có lực sinh Canh. Bát tự thấy rõ nhật chủ Canh nhược, dụng Mậu thổ, Nhâm thuỷ. Đồng thời cần dụng thần căn khí kim.

Càn 2: Quý Dậu - Bính Thìn - Tân Tỵ - Ất Mùi

Tân kim sinh tháng Thìn vốn là tiến khí, toạ căn Dậu thấu Quý chế Bính, Bính vừa bị Thìn tiết, vừa bị Quý thuỷ chế rõ là không có lực chế Tân. Nhật chủ toạ chi Tỵ cơ bản có thể chế bớt kim khí, đáng tiếc Thìn Mùi 2 bên ám hoả, lại thêm Tỵ tàng Canh, thực chất là 1 loại nhược căn của Tân. Bát tự thấu Ất đắc lệnh, đáng tiếc toạ Mùi khố bị tước nhược, lại thụ động, lại bị Tân kim thuận khắc, lại không kiến thuỷ. Rõ thân thiên vượng dụng mộc hoả.

Phía dưới mình so sánh 2 bát tự:

Tiên thiên khí:

Càn 1: khí thâm, vượng khí lưu hành.

Càn 2: khí nông, ngũ khí gần như suy bại, có khí lưu hành.

Nguyên lưu:

Càn 1: Nhật chủ Canh thâu 1 phần khí cục.

Càn 2: Nhật chủ Tân thâu 1 phần khí cục nhưng có tổn.

Dụng thần:

Càn 1: Dụng thần Mậu căn trọng, đắc tiết, không bị tổn hao nên hoàn bị. Hỷ thần Nhâm vô lực nên không hoàn bị, đợi vận thì phát huy công năng được nôm na 5 phần (do bị Dần tiết bớt). Hành vận gặp Thân Dậu hoàn bị, nhật chủ trát căn.

Càn 2: Dụng thần hoả có Bính đắc căn Tỵ nhưng thất lệnh (tháng Thìn, không kiến mộc), toạ Thìn bị tiết, bên trái gặp Quý thực thấu (toạ Dậu) chế có lực; tức dụng thần Bính vừa bị tiết vừa bị chế nên vô lực. Dụng thần hoả Tỵ, 2 bên trái phải tiết khí, hao tổn vì Thìn thì xem như thất lệnh, lại bị tổn. Hỷ thần Ất đắc lệnh, toạ Mùi nhược căn bị tiết tổn, thụ động, bị Tân kim thuận khắc.

Đối với Càn 2, dùng nguyên lưu luận cao thấp rất dễ dàng, ngắn gọn, dễ hiểu. Nguyên đầu tại Tỵ: Tỵ -> Thìn - > Dậu -> Quý chế Bính. Tức là gì? Tỵ ám chế Bính, dụng thần trở mặt. Do dụng thần trở mặt, dù gặp hoả vận chẳng hạn, nhận được 10, tự tổn 5.

Nguyệt Đàm Phú:

Quan nhược Ấn vượng, Thực Thương tàng là mệnh Gian. Càn 2 may có Thực Thương thấu nên tâm cơ không đủ sâu.

Mình luận như vậy có thể thấy bát tự nào cao, bát tự nào thấp. Chưa kể nếu 2 tạo này đều là nam, nhìn hành vận cũng thấy cao thấp.
Đầu trang

sherly
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 154
Tham gia: 03:32, 27/07/16

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi sherly »

Xin hỏi bạn:
1. Nơi tụ khí của nguyên lưu nếu là dụng thần thì rất tốt, nếu là kị thần thì rất tai hại phải không? Có lá số nào là nguyên đầu và tụ khí cùng một ngũ hành không?
2. Ứng dụng thực chất của nguyên lưu để làm gì? Thọ yểu, quý tiện hay giàu nghèo?
3. Dung hợp có được tính vào nguyên lưu không? (Theo như mình hiểu dung hợp là ngũ hành giống nhau, VD nguyên lưu chảy đến Đinh, Đinh toạ Tị thì từ Tị được coi là điểm tụ khí)
4. Trong manh phái có đoạn luận như "Bính đến là Tị đến" dùng cho 1 VD có dậu sửu hợp nhật can là Bính, họ luận là tị tam hợp tài cục kéo trên đầu Bính, luận là mệnh phú. Xin hỏi cái này có đúng không?
Mong bạn chỉ giúp.
Đầu trang

NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

sherly đã viết: 14:45, 03/03/18 Xin hỏi bạn:
1. Nơi tụ khí của nguyên lưu nếu là dụng thần thì rất tốt, nếu là kị thần thì rất tai hại phải không? Có lá số nào là nguyên đầu và tụ khí cùng một ngũ hành không?
2. Ứng dụng thực chất của nguyên lưu để làm gì? Thọ yểu, quý tiện hay giàu nghèo?
3. Dung hợp có được tính vào nguyên lưu không? (Theo như mình hiểu dung hợp là ngũ hành giống nhau, VD nguyên lưu chảy đến Đinh, Đinh toạ Tị thì từ Tị được coi là điểm tụ khí)
4. Trong manh phái có đoạn luận như "Bính đến là Tị đến" dùng cho 1 VD có dậu sửu hợp nhật can là Bính, họ luận là tị tam hợp tài cục kéo trên đầu Bính, luận là mệnh phú. Xin hỏi cái này có đúng không?
Mong bạn chỉ giúp.
(1) Đúng. Điều này cách đây vài năm mình đã nói bên Tử Bình Diệu Dụng. Về mặt lý thuyết nguyên đầu và tụ khí có thể cùng 1 ngũ hành.
(2) Tất cả những cái bạn nói. Ứng vào cái nào thì nhìn bố cục bát tự. Hình như bạn cũng có hỏi vấn đề này bên Tử Bình Diệu Dụng.
(3) Dung hợp có tính vào nguyên lưu. Bạn hiểu khái niệm dung hợp chưa đúng. Dung hợp là 2 hay nhiều can hoặc 2 hay nhiều chi cùng 1 hành ở kế bên nhau thì dung hợp. Như bát tự có Bính - Bính thì dung hợp, có ngọ Tỵ kế nhau thì dung hợp. Khái niệm mà bạn hiểu không phải dung hợp mà là 1 khái niệm khác, nằm ở 1 kĩ thuật khác. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng luận dung hợp, nếu luận dung hợp 100% các trường hợp sẽ bỏ qua nhiều chi tiết. Ví dụ: Bính đoạt kỳ quang.
(4) Câu này của bạn đúng từ đầu đến "kéo trên đầu Bính", phần còn lại không đủ cơ sở để kết luận. Tác giả viết câu này lẫn lộn giữa lý và tượng, giữa minh và ám.

Bạn nên đọc thêm cuốn Manh Phái Kim Khẩu Quyết để hiểu thêm những vấn đề đang thắc mắc.
Đầu trang

khangjp
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 12:59, 01/12/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi khangjp »

Cám ơn anh Thiên Thanh đã giải đáp thắc mắc của em. Lần nữa chúc anh vạn sự như ý.
Đầu trang

sherly
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 154
Tham gia: 03:32, 27/07/16

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi sherly »

NeBoTat đã viết: 15:14, 03/03/18
sherly đã viết: 14:45, 03/03/18 Xin hỏi bạn:
1. Nơi tụ khí của nguyên lưu nếu là dụng thần thì rất tốt, nếu là kị thần thì rất tai hại phải không? Có lá số nào là nguyên đầu và tụ khí cùng một ngũ hành không?
2. Ứng dụng thực chất của nguyên lưu để làm gì? Thọ yểu, quý tiện hay giàu nghèo?
3. Dung hợp có được tính vào nguyên lưu không? (Theo như mình hiểu dung hợp là ngũ hành giống nhau, VD nguyên lưu chảy đến Đinh, Đinh toạ Tị thì từ Tị được coi là điểm tụ khí)
4. Trong manh phái có đoạn luận như "Bính đến là Tị đến" dùng cho 1 VD có dậu sửu hợp nhật can là Bính, họ luận là tị tam hợp tài cục kéo trên đầu Bính, luận là mệnh phú. Xin hỏi cái này có đúng không?
Mong bạn chỉ giúp.
(1) Đúng. Điều này cách đây vài năm mình đã nói bên Tử Bình Diệu Dụng. Về mặt lý thuyết nguyên đầu và tụ khí có thể cùng 1 ngũ hành.
(2) Tất cả những cái bạn nói. Ứng vào cái nào thì nhìn bố cục bát tự. Hình như bạn cũng có hỏi vấn đề này bên Tử Bình Diệu Dụng.
(3) Dung hợp có tính vào nguyên lưu. Bạn hiểu khái niệm dung hợp chưa đúng. Dung hợp là 2 hay nhiều can hoặc 2 hay nhiều chi cùng 1 hành ở kế bên nhau thì dung hợp. Như bát tự có Bính - Bính thì dung hợp, có ngọ Tỵ kế nhau thì dung hợp. Khái niệm mà bạn hiểu không phải dung hợp mà là 1 khái niệm khác, nằm ở 1 kĩ thuật khác. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng luận dung hợp, nếu luận dung hợp 100% các trường hợp sẽ bỏ qua nhiều chi tiết. Ví dụ: Bính đoạt kỳ quang.
(4) Câu này của bạn đúng từ đầu đến "kéo trên đầu Bính", phần còn lại không đủ cơ sở để kết luận. Tác giả viết câu này lẫn lộn giữa lý và tượng, giữa minh và ám.

Bạn nên đọc thêm cuốn Manh Phái Kim Khẩu Quyết để hiểu thêm những vấn đề đang thắc mắc.
Cảm ơn bạn. Tiếc là mình không biết tiếng Trung, và cuốn này mấy bạn bên kia cũng chưa dịch. Chắc phải đợi thôi.
Đầu trang

NeBoTat
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 450
Tham gia: 23:03, 01/07/15

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi NeBoTat »

sherly đã viết: 15:35, 03/03/18 Cảm ơn bạn. Tiếc là mình không biết tiếng Trung, và cuốn này mấy bạn bên kia cũng chưa dịch. Chắc phải đợi thôi.
Cuốn đó đã dịch 1 phần rồi, đã bị cắt ra thành nhiều phần khác nhau đăng làm nhiều lần. Năm nay nếu mình dịch kịp thì mình sẽ đăng lên tặng mọi người nguyên cuốn, kỉ niệm 5 năm mình học Tử Bình. Nhưng không biết có kịp không vì đọc thì ổn chứ dịch sao nghe cho được rất tốn thời gian.
Đầu trang

thanhhương78
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 22:44, 24/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thanhhương78 »

NeBoTat đã viết: 13:31, 03/03/18
thanhhương78 đã viết: 11:47, 03/03/18
NeBoTat đã viết: 09:59, 03/03/18

Tân Dậu - Mậu Thìn mình luận hoá kim. Tân dẫn Dậu - Thìn hoá.



Cho hỏi 2 bát tự phía trên làm nam hay nữ. Bác có thể cho biết luận làm sao mà bát tự 2 có vẻ tốt hơn bát tự 1 không?

Ngoài lề 1 chút, nick ThanhHuong nghe quen quen, không biết bác có phải học trò cụ Hà Uyên?



Không có gì :)
Bát tự số 1 : Thân không có gốc , hỏa cục thấu bính nên hỏa vượng thân kim nhược nhưng không tòng được vì vẫn còn đó can mậu được lệnh. Tứ trụ vừa có thủy lại vừa có thổ xuất can . Theo quan điểm của tôi tứ trụ không đẹp . Tứ trụ số 2 có vẻ hướng về kim thủy nên có học vấn tốt . Nếu theo con đường học vấn thì vẫn có thành tựu nhưng theo con đường quan trường thì k thuận lợi. Sau khi tiếp xúc với 2 người thì bát tự số 1 rất thành đạt và giàu có, bát tự số 2 thì tuy có trình độ học vấn nhưng rất kiêu ngạo và khinh người, giao tiếp không tốt, theo đánh giá của tôi thì người số 2 rất khó thành công . Hai bát tự này người số 1 là có họ xa với tôi , người thứ 2 là con trai của 1 người bạn tôi , giờ sinh chính xác , theo ý kiến của bác thì sẽ luận thế nào cho 2 trường hợp trên .
Mình luận khác bác 1 chút, bác xem rồi nhận xét chút. Giả sử đều là nam:

Càn 1: Nhâm Dần - Bính Ngọ - Canh Tý - Mậu Dần

Canh kim sinh tháng Ngọ thấu Bính, vốn là thất tiết. Bát tự Dần - Ngọ - Dần thì hoả căn trọng. Tý - Ngọ xung, hoả nắm lệnh nên thuỷ bại, tức Tý bị xung tán, đồng thời thuỷ - hoả tương tranh kim tao ương, tức kim cũng tuỳ theo Tý mà tổn. Bát tự thấu Nhâm thông căn Tý vào tháng Ngọ là thất lệnh, nay Tý bị xung tán tức Nhâm bị bạt căn, lại toạ Dần tiết khí, chứng tỏ Nhâm không chế nổi hoả căn trọng. Bát tự may thấu Mậu trát căn tại Dần - Ngọ - Dần, cũng là căn trọng, lại tháng Ngọ thì Mậu đắc tiết nên có lực sinh Canh. Bát tự thấy rõ nhật chủ Canh nhược, dụng Mậu thổ, Nhâm thuỷ. Đồng thời cần dụng thần căn khí kim.

Càn 2: Quý Dậu - Bính Thìn - Tân Tỵ - Ất Mùi

Tân kim sinh tháng Thìn vốn là tiến khí, toạ căn Dậu thấu Quý chế Bính, Bính vừa bị Thìn tiết, vừa bị Quý thuỷ chế rõ là không có lực chế Tân. Nhật chủ toạ chi Tỵ cơ bản có thể chế bớt kim khí, đáng tiếc Thìn Mùi 2 bên ám hoả, lại thêm Tỵ tàng Canh, thực chất là 1 loại nhược căn của Tân. Bát tự thấu Ất đắc lệnh, đáng tiếc toạ Mùi khố bị tước nhược, lại thụ động, lại bị Tân kim thuận khắc, lại không kiến thuỷ. Rõ thân thiên vượng dụng mộc hoả.

Phía dưới mình so sánh 2 bát tự:

Tiên thiên khí:

Càn 1: khí thâm, vượng khí lưu hành.

Càn 2: khí nông, ngũ khí gần như suy bại, có khí lưu hành.

Nguyên lưu:

Càn 1: Nhật chủ Canh thâu 1 phần khí cục.

Càn 2: Nhật chủ Tân thâu 1 phần khí cục nhưng có tổn.

Dụng thần:

Càn 1: Dụng thần Mậu căn trọng, đắc tiết, không bị tổn hao nên hoàn bị. Hỷ thần Nhâm vô lực nên không hoàn bị, đợi vận thì phát huy công năng được nôm na 5 phần (do bị Dần tiết bớt). Hành vận gặp Thân Dậu hoàn bị, nhật chủ trát căn.

Càn 2: Dụng thần hoả có Bính đắc căn Tỵ nhưng thất lệnh (tháng Thìn, không kiến mộc), toạ Thìn bị tiết, bên trái gặp Quý thực thấu (toạ Dậu) chế có lực; tức dụng thần Bính vừa bị tiết vừa bị chế nên vô lực. Dụng thần hoả Tỵ, 2 bên trái phải tiết khí, hao tổn vì Thìn thì xem như thất lệnh, lại bị tổn. Hỷ thần Ất đắc lệnh, toạ Mùi nhược căn bị tiết tổn, thụ động, bị Tân kim thuận khắc.

Đối với Càn 2, dùng nguyên lưu luận cao thấp rất dễ dàng, ngắn gọn, dễ hiểu. Nguyên đầu tại Tỵ: Tỵ -> Thìn - > Dậu -> Quý chế Bính. Tức là gì? Tỵ ám chế Bính, dụng thần trở mặt. Do dụng thần trở mặt, dù gặp hoả vận chẳng hạn, nhận được 10, tự tổn 5.

Nguyệt Đàm Phú:

Quan nhược Ấn vượng, Thực Thương tàng là mệnh Gian. Càn 2 may có Thực Thương thấu nên tâm cơ không đủ sâu.

Mình luận như vậy có thể thấy bát tự nào cao, bát tự nào thấp. Chưa kể nếu 2 tạo này đều là nam, nhìn hành vận cũng thấy cao thấp.
Cảm ơn bác. Tôi cũng bảo bác thứ nhất bát tự càng hành vận về già thủy có lực chế hỏa thì càng tốt, tuổi thọ cao và hơn nữa trong giai đoạn này sẽ được nhờ con , con của bác ấy sẽ rất nổi trội và giỏi giang. Còn về bát tự thứ 2 thì có vẻ như hướng về kim thủy nên tôi có hỏi cháu nó là có đi dạy học không thì nó trả lời là đi dạy ở trung tâm ngoại ngữ nhưng sau đó chuyển sang làm liên doanh về xăng dầu . Ở chỗ làm mới thì thường bị chèn ép, điều này có vẻ dễ hiểu vì tôi tiếp xúc thì thấy người này rất tự phụ, thường hay đề cao bản thân và chê mọi người kém cỏi. Tôi cũng nghĩ khả năng người này sẽ thất bại khi hành vận có can tỷ kiếp sẽ phá tài nặng. Hai ví dụ này nếu như máy móc luận theo sách dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh hẳn 1 số người sẽ đánh giá bát tự 2 cao hơn. Nhưng sau khi có sự phân tích của bác và sự quan sát nhận diện của tôi cũng đều chung quan điểm bát tự số 1 nhìn xung khắc thân nhược có vẻ xấu nhưng lại là người có hậu, còn bát tự 2 mới nhìn có vẻ có lực nhưng thực ra lại là 1 kẻ tầm thường và hay tự ảo tưởng bản thân
Đầu trang

thanhhương78
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 84
Tham gia: 22:44, 24/02/18

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi thanhhương78 »

NeBoTat đã viết: 15:25, 02/03/18
minhtuan911 đã viết: 15:21, 01/03/18 - bác cho e hỏi: Hàm hoa là gì. Nó khác gì đào hoa.
- ls này có Hàm hoa ko ạ và như thế nào ạ
Không biết anh đoán có đúng không nhưng chắc em nhớ nhầm tên. Hàm trì chứ không phải Hàm Hoa. Sao Đào Hoa còn gọi là Hàm Trì, là sao chủ về tình ái hoặc quan hệ xác thịt.

Tử Bình có xem 1 số thần sát (sao) tình ái là Đào Hoa (Hàm Trì), Hồng Loan, Hồng Diễm, Mộc Dục, Thai, Thiên Hỷ. Trong đó Hàm Trì, Hồng Loan, Hồng Diễm thường được gộp chung là các sao đào hoa, nhưng chúng khác nhau.

Bát tự của em có Hàm Trì. Nhìn vào các thần sát có Đào Hoa, nó chính là Hàm Trì.
khangjp đã viết: 15:35, 01/03/18 Chào anh Thiên Khanh, chúc anh năm mới vạn sự như ý. Em có vài thắc mắc nếu có thể mong anh giải thích giúp em.
1- NHật chủ can Tân -vượng tướng dù sinh mùa nào cũng kị bị khắc trực tiếp từ Đinh hay đi khắc Mộc, chỉ thích Thủy tiết tú khí, hoặc khi có Thủy để có tú khí lưu chuyên. Anh có thể giải thích vì sao k a? Cùng nhật can Tân vì sao sinh mùa đông thích Mậu Tuất, Thìn, Sửu hơn Mùi, Kỷ để sinh cho?
2- Thủy vượng khi nào cần Thổ để ngăn lại, khi nào cần Mộc tiết khí, nếu như mộc thì phải là ất mào, ât mùi, ất hợi, giáp dần hay giáp Thìn còn thổ chỉ thích Mậu Tuất, Mậu Ngọ hay Mậu Thân hoăc Mậu Thìn, không thích các thủy khác vì sao?
3- Anh có thể cho vài ví dụ về Thương quan bội Ấn không ?
4-Phá, Hại có quan trọng trong trụ vs xem hạn không. chả hạn Nhật chủ Ất, tứ trụ có thìn Mão thì xét mức độ hại này như thế nào hay vào Vận ... mão, trụ có thìn, Thìn hại mão, chi tổn thương là ất thì ứng vs bản thân hay người thân.?
5- Hình có phải xấu hoàn toàn không? vì em thấy tứ trụ của vua butan cũng có tam hình như vẫn có chức quyền.
6- Thai Nguyên vs Cung mệnh có quan trong trong tứ trụ thấy một số viết rất sơ sài nhưng lại chú thích là quyết định thọ hay quý. Liệu đúng hay sai về quan điểm này.
cám ơn anh nhiều
Chào bạn. Chúc bạn và gia đình năm mới an khang, vạn sự như ý. Mình trả lời phía dưới.

(1.1) Can Tân vượng tướng vẫn kỵ bị khắc: không đúng. Trong topic này có 1 bát tự nhật trụ Tân Dậu, nguyệt chi Tỵ, có hoá khắc vẫn tốt. Bạn xem lại bài đăng của bạn Vpdh ở trang số 7, topic này. Mình copy lại bên dưới cho bạn khỏi tìm:
3/ Như mình cũng xem khá nhiều sách thì tất cả sách đều viết rằng: Tân kim ưa Nhâm Thuỷ xối rửa, cực ghét Hoả.

Bát tự thứ nhất: Nam mệnh Tân Mùi - Kỷ Hợi - Tân mão - Đinh dậu.
Vận Mậu Tuất - Đinh Dậu - Bính Thân - Ất Mùi

Tân kim sinh tháng Hợi, bát tự ngũ hành đủ, nhưng vẫn lận đận, như đương số đã chia sẻ, hầu như từ bé đến lớn ds chưa có thành tích gì rõ rệt.

Còn đây là một bát tự Tân Kim bị Hoả vượng thiêu đốt, khuyết thuỷ: Nữ mệnh Đinh Mão - Ất Tỵ - Tân Dậu - Ất Mùi

Vận Bính Ngọ - Đinh mùi - Mậu Thân - Kỷ dậu - Canh tuất - Tân hợi

Thế mà hành vận Bính Ngọ đạt giải quốc gia về văn chương, được nhà nước trợ cấp các năm tiểu học. Hành vận Đinh mùi năm Tân Mão được học bổng thạc sỹ toàn phần của quốc gia và cũng có bằng cấp khác nữa. Vận Mậu Thân làm trưởng phòng công ty nước ngoài. Tuy cuộc sống cũng có thăng trầm biến động, nhưng sức khoẻ đương số lại tốt, ít ốm vặt, ít tai nạn, duy có nội tiết kém do thiếu thuỷ.

Năm Đinh Dậu những tháng hoả phát tài hơn tỷ, đến tháng thuỷ cuối năm bị tiểu nhân phá nên nghỉ việc.

Theo mình thì do năm Đinh Dậu thuộc vận Mậu Thân, trụ có hai Dậu một Thân, chuyển vượng nên lại ưa hoả. Đến tháng Thuỷ bất lợi.

Theo anh thì các ví dụ thực tế này và lý thuyết Tân Kim ưa Nhâm Thuỷ, nếu khuyết Thuỷ lại vượng Hoả là mệnh bần tiện áp dụng như trên nên được giải thích ra sao? Mệnh thứ hai tuy giờ chưa phải là quá thành công nổi tiếng, nhưng cũng tính là hơn mức bình thường. Dù đương số trọng lợi hơn danh, và nhiều tham vọng, nhưng vận trình như mình nghiệm thì mình không biết nên xem tiếp theo như thế nào.

Loại trừ trường hợp sai ngày giờ sinh vì đương số còn giữ tờ lịch ghi ngày giờ lúc sinh ra đời mẹ có giữ lại.

Xin cảm ơn anh rất nhiều.
(1.2) Mình có thể giải thích cho bạn tại sao sách nói như vậy. Vì Tân kim là âm can, âm can tính nhu nên sợ bị khắc chế. Giống như Ất cũng là âm can, cũng không thích bị kim đẽo gọt, trong khi Giáp vượng thì thích gặp kim. Sách nói thế. Nhưng nói vậy không chính xác. Can chi đầu tiên luận sinh khắc trước đã, sau đó mới luận âm dương, mặc dù âm dương đáng lý nên cao hơn ngũ hành, nhưng qua thực tế xem số mình lại thấy can chi nên luận ngũ hành trước, sau đó mới luận âm dương.

(1.3) Can Tân sinh mùa đông thích Mậu, Tuất, Thìn, Sửu hơn Mùi, Kỷ sinh cho: đúng ở chỗ Tuất Sửu, không đúng hoàn toàn ở chỗ Mậu, Thìn, Mùi. Chỗ này sử dụng Thập Đại Can Khí Số Định Quyết rất nhiều sách viết chi tiết như Cùng Thông Bảo Giám, Tam Mệnh Thông Hội. Mình cũng không biết phần này gọi là TĐCKSĐQ. Hôm nọ có bạn đề cập mình mới đi tra sách Manh phái mới biết phần này còn có tên gọi như vậy.

Theo mình TĐCKSĐQ có chỗ chính xác, có chỗ không chính xác, có nhiều chỗ cần thêm những điều kiện phụ. Nhắm mắt học theo là rất nguy hiểm. Việc này mình có nói đi nói lại nhiều lần, ở topic này và forum này nếu nhớ không lầm mình đã đề cập đến 4,5 lần.

Mình có trả lời câu hỏi tương tự ở trang 9, topic này. Mình copy lại cho bạn xem:
Khôn: Đinh Mão - Ất Tỵ - Tân Dậu - Ất Mùi

Tân sinh tháng Tỵ toạ Dậu: đắc tiết. Tân – Tỵ - Dậu kim cục, thân vượng. Bát tự thấu Ất mộc sinh Đinh hoả, trát căn tại Mùi – Mão. Mệnh này dụng thần Đinh hoả có lực, có nguồn, là mệnh tốt.

Những hỷ kỵ như Tân kim ưa Nhâm thuỷ, khuyết thuỷ lại vượng hoả là mệnh bần tiện chỉ… đọc cho vui là chính. Nó phải kèm thêm điều kiện. Ví dụ, Tân kim ưa Nhâm thuỷ cần điều kiện Tân kim vượng, lúc đó dùng thuỷ tiết, Nhâm thuỷ lực tiết tốt hơn Quý thuỷ chẳng hạn, nên mới thích Nhâm thuỷ hơn Quý thuỷ. Nhưng Nhâm thuỷ tiết Tân kim tốt hơn Quý thuỷ thì cần phải khảo chứng. Ví dụ như Tân kim ưa Nhâm thuỷ mà mệnh không có thuỷ chỉ có hoả vượng là mệnh bần tiện cần điều kiện Tân kim nhược, có căn khí.

Đọc mấy cái đó mà áp dụng máy móc có mà chết, hại người hại mình.
(2) Thuỷ vượng thì cần thổ chế hay mộc tiết, nếu dùng thổ thì thổ gì, nếu dùng mộc thì mộc gì: thuỷ vượng đều có thể dùng thổ chế hoặc mộc tiết, muốn biết dùng cái nào tốt hơn thì nhìn vào bát tự xem khí thế của thổ và mộc, xem cái nào có khí thế hơn, vững vàng hơn, có lực hơn thì dùng. Các yếu tố để xem xét: căn khí, nguyên thần (thần sinh cho nó, ví dụ thổ có hoả sinh), vệ thần (thần nó sinh ra, bảo vệ cho nó, ví dụ mộc có hoả vệ). Nếu dùng mộc thì mộc gì, dùng thổ thì thổ gì? Âm dương mộc đều tiết được thuỷ, âm dương thổ đều chế thuỷ. Muốn biết tiết, chế có hiệu quả hay không thì nhìn (lặp lại) khí thế, căn khí, nguyên thần, vệ thần, tổn thương. Ví dụ Kỷ thấu ra từ Mùi vẫn chế thuỷ như thường.

(3) Mình không nghiên cứu Cách Cục Phái, không được thông minh nên mình tập trung nghiên cứu Vượng Suy và Manh Phái thôi. Bạn có thể hỏi các vị khác xem sao.

(4) Phá hại: Hình hại đều có áp dụng trong việc xem cát hung nguyên cục, cũng như xem cát hung hành vận. Còn việc nó ứng vào đâu, xấu hay tốt thì còn tuỳ bố cục bát tự, phải nhìn bát tự cụ thể mới biết được.

(5) Địa chi hình và tứ trụ vua Bhutan: Hình không xấu hoàn toàn, nếu hình mà chế được kỵ thì tốt, nếu tổn hỷ thì xấu. Tứ trụ danh nhân không nên lấy để tham khảo hoặc nghiệm lý, vì độ khả tín không cao. Coi chừng suy diễn lung tung, tự mình hại mình.

(6) Thai nguyên và mệnh cung: Mình không dùng thai nguyên, vì theo mình cách định thai nguyên có vấn đề, dễ lệch lạc, cụ thể là trường hợp sinh non và sinh muộn. Về mệnh cung mình có dùng, qua mệnh cung có thể thấy sơ khởi phúc khí, năng lực cá nhân, bệnh tật, tài bạch, học vấn của một người. Trong các vấn đề đó, vấn đề nào thể hiện rõ qua mệnh cung thì tuỳ vào tổ hợp can chi của mệnh cung.
haiphong2233 đã viết: 19:33, 01/03/18 Thiên Khanh cho mình hỏi
bình thường với mậu thìn và tân dậu thì khi thìn dậu hợp sẽ hóa kim. Nhưng nếu trong trường hợp dưới đây liệu là hóa kim hay thổ
càn tạo: Mậu Thìn - Kỷ Mùi - Bính Dần - Kỷ Hợi
Đại vận tân sửu khi hợp mậu thìn liệu hóa thổ hay hóa kim. Quan điểm của mình là hóa thổ. Mong TK chỉ giúp
Cho mình hỏi 2 trụ Mậu Thìn - Tân Sửu bạn luận thiên can hay địa chi hợp kim/thổ cục?
Minh linh đã viết: 10:11, 23/02/18 Dạ chào anh thiên khanh năm mới chúc anh mọi sự vui vẽ làm ăn phát đạt.
Em mới tìm hiểu về tử bình mong được a giải 1 chút thắc mắc về bát tự của e.
Càn tạo:bính tý canh tý giáp ngọ ất sửu.
Anh cho e hỏi bát tự này ất canh có hợp và tý sửu có hợp.hay là 2 tý xung 1 ngọ.e cảm ơn a
Xin lỗi mình bỏ sót bài của bạn nhé.

Càn: Bính Tý - Canh Tý - Giáp Ngọ - Ất Sửu

Nhìn qua thấy 2 Tý xung 1 Ngọ, 2 Tý dao hợp (hợp xa) 1 Sửu, Ất - Canh dao hợp.

Ưu tiên luận 2 Tý xung 1 Ngọ vì (1) Tý - Ngọ xung tứ chính là lực xung lớn nhất trong tất cả các lực xung, có khả năng phá lực hợp tam hợp. (2) 2 Tý xung 1 Ngọ là xung gần, 2 Tý hợp 1 Sửu là hợp xa, cho nên ưu tiên xung gần. (3) 2 Tý xung 1 Ngọ là lực xung lớn (Tý càng nhiều xung Ngọ càng mạnh), 2 Tý hợp 1 Sửu là lực hợp nhỏ vì có xảy ra tình trạng tranh hợp (Tý càng nhiều lực hợp với Sửu càng tạp, càng yếu).

Ất Canh dao hợp thì không tính là hợp, cho nên nó sẽ không bao giờ hoá. Dao hợp chỉ có ý nghĩa về mặt tượng, còn ý nghĩa về mặt vượng suy ngũ hành là không lớn, có thể bỏ qua cho tiện.
Tôi đưa ra 2 ví dụ đủ để chứng minh chưa hẳn tân kim hỷ thủy, thủy có lực chưa chắc đã thành công, thủy vô lực mà tứ trụ nhiều hỏa lại rất giàu có, con cái thành đạt : Nhâm dần / bính ngọ / canh tý / mậu dần . Vì vậy những lý thuyết mà sách đưa ra là 1 môtip chung và chúng ta phải phát triển nó lên tùy theo thực tế
Đầu trang

daothi123
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1241
Tham gia: 08:28, 12/08/14

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi daothi123 »

tứ trụ mình cũng tân kim sinh tháng thìn mà lậ đận cả đời ,các bạn luận giúp với .,xem dụng là gì ? kim hay mộc ,thủy ạ
nữ mệnh .kỷ hợi - mậu thìn - tân mùi - kỉ hợi
Đầu trang

vpdh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 259
Tham gia: 10:29, 22/02/11

Re: Lì xì: hỏi đáp Tử Bình

Gửi bài gửi bởi vpdh »

Cách anh NeBoTat luận phân cao thấp ở hai bát tự mẫu mà chị thanhhuong78 thật là rất hay, thật sự vô cùng mãn nhãn.

Mình xin phép nếu được xin anh luận phân cao thấp cho một cặp mệnh tạo nữ này để mình được học hỏi thêm.

Mình xin lấy lại một ví dụ đã gửi để tiện việc theo dõi và cũng vì mình thấy có nhiều ngừoi cùng thắc mắc về trường hợp Kim gặp Hoả, làm sao cho tường tận phân cao thấp

Khôn 1: Đinh Mão - Ất Tỵ - Tân Dậu - Ất Mùi
Vận: Bính Ngọ - Đinh mùi - Mậu Thân - Kỷ Dậu - Canh Tuất - Tân Hợi - Nhâm Tý

Khôn 2: Ất Sửu - Kỷ Sửu - Đinh Mão - Tân sửu
Vận: Canh dần - Tân Mão - Nhâm Thìn - Quý Tỵ - Giáp Ngọ

So sánh: Cả hai tạo đều là ngừoi thông minh. Tạo thứ nhất thành công luôn đến dễ dàng không phải nhọc công phấn đấu. Tạo thứ hai rất hăng hái phấn đấu, luôn tìm kiếm cơ hội để được nổi danh hơn ngừoi. Học hành cũng chăm chỉ, làm việc thì gấp đôi gấp ba. Nhưng thành tựu không rõ rệt, ví dụ như tạo nữ thường tự nhận mình là ngừoi “học giỏi liên tục ở trường, tham gia nhiều hoạt động như làm MC, viết báo online, làm việc ở vị trí cấp cao của tập đoàn giáo dục đa quốc gia..” chứ không có thành tựu cụ thể như tạo 1. Và vị trí gọi là cấp cao đó thực ra mình đánh giá là không cao, là trưởng nhóm tư vấn du học nhưng do cách nói và danh xưng thì nghe oai. Đánh giá cá nhân mình thấy tạo 1 khiêm tốn hơn và thâm sâu chiến lược hơn tạo 2. Nhưng tinh thần phấn đấu và làm việc chăm chỉ ngày mừoi mấy tiếng thì tạo 2 hơn hẳn.

Tạo 1 trọng lợi, tạo 2 trọng danh. Mình đọc sách thấy nếu bát tự nặng Tài là ngừoi tham lợi, nặng Thực Thương là ngừoi tham Danh. Mình thấy ứng với hai ví dụ này.

Tạo 2 Tượng là thân nhược thực vượng, Kiêu đọat Thực lại gặp Thiên Tài. Thì mình nhận được hai luồng góp ý, một là dụng Kiêu, tức hậu vận đẹp, hai là dụng Tài, tức hậu vận trắc trở.

Tạo 2 là con một, vận Nhâm Thìn, năm Mậu Tý sinh con trai, năm Canh Dần ly hôn, năm Ất Mùi tứ Bắc vào Nam sống và làm việc. Từ năm Canh Dần đến Giáp Ngọ có năm đương số tự tử nhưng sau khi uống thuốc thì lại đổi ý nên gọi cấp cứu. Từ bé đến lớn sức khoẻ kém, hay bệnh vặt, đau thoái hoá khớp, nhiệt miệng, dạ dày... Tuy là nữ nhưng thích uống rựou.

Xin cảm ơn anh NeBoTat.
Sửa lần cuối bởi vpdh vào lúc 23:27, 03/03/18 với 2 lần sửa.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tứ trụ”