Nói cho chính xác thì vỏ Trái đất quay quanh trục của nó 1 vòng = 1 ngày, cả hệ vỏ trái đất và trục trái đất quay quanh mặt trời với chu kỳ 365.256 ngày. Cho nên chuyển động tịnh tiến là cả hệ vỏ trái đất và trục trái đất cùng tịnh tiến trên cùng một hệ quy chiếu. Cho nên trái đất vẫn quay đúng 365.25 vòng so với trục của nó.ĐỗVạnThông đã viết: 09:38, 03/01/19Nếu 1 năm 365 ngày thì thật sự trái đất đã quay được 366 vòng; 1 vòng là do chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh mặt trời.
Bởi vì 365.25 vòng là không tròn vòng nên chu kỳ ngày đêm, mùa màng dưới ảnh hưởng của mặt trời chỉ chính thức lập lại sau 4 năm (với 1 ngày nhuận), tức là sau một chu kỳ = 4x365.25= 1461 ngày. Sự ảnh hưởng của mặt trăng được tính tương tự với chu kỳ 3 năm. Tiết khí trên trái đất chịu ảnh hưởng từ sự vận hành (mà thực tế là lực hấp dẫn từ các hành tinh trong hệ mặt trời) tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất là từ mặt trời và mặt trăng. Các nhà chiêm tinh trung hoa cổ đại đã kết hợp 2 bộ lịch này để tạo ra loại lịch gọi là Âm - Dương lịch với chu kỳ lập lại gọi là địa chi 12 năm (bội số của 2 bộ lịch âm và dương). và sự kết hợp này được khoa tử vi cụ thể hoá = 2 sao thái âm - thái dương, giữ vai trò âm dương, thuỷ hoả trên lá số.
Các sách tướng số hiện nay đều không viết về lịch học, đây chính là thiếu xót căn bản dẫn tới hiểu sai trong khoa tử vi.
Nếu tử vi dùng là thuần âm lịch (còn gọi là thái âm lịch) thì sẽ không có 12 cung, cũng sẽ không có ngôi sao Thái Dương (tượng của mặt trời) và cũng không thể an sao theo địa chi năm sinh.
Ảnh hưởng của mặt trời thay đổi nhiều nhất theo tháng, theo mùa, và theo giờ. Trong khi ảnh hưởng của mặt trăng mạnh nhất là theo các ngày trong tháng. Nên việc xác định tháng trong tử vi hiện tại tiềm ẩn 30% - 50% sai
Tử vi là hoàn toàn khoa học và triết học, không hề có tính huyền hoặc nào cả. Nếu có tính huyền thì đó là cảm giác của thày phán